Đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quốc tế đề tài LC chuyển nhượng (Trang 30 - 34)

5. Quan hệ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia

5.4Đối với ngân hàng.

Đối với ngân hàng phát hành L/C (issuing bank): Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Ngân hàng này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành là ở chỗ ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường

chấp nhận phát hành L/C, Ngân hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

Đối với ngân hàng xác nhận (confirming bank): Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở k hông thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.

Đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng (advising bank): Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán. Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì.Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

Ngân hàng chuyển nhượng: Việc chỉ định ngân hàng chuyển nhượng phải được quy định rõ trong L/C gốc. Ngân hàng chuyển nhượng có thể do nhà nhập khẩu và nhà trung gian thỏa thuận theo yêu cầu của nhà trung gian.

Nếu L/C quy định rõ ngân hàng được ủy quyền trả tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hay chiết khấu, thì người hưởng lợi thứ nhất sẽ yêu cầu ngân hàng này làm ngân hàng chuyển nhượng.

chuyển nhượng.

Như vậy, ta có thấy sự khác biệt căn bản giữa L/C thông thường được chiết khấu tự do và L/C chuyển nhượng được chiết khấu tự do ở chỗ:

- Đối với L/C thông thường được chiết khấu tự do, thì bất kì ngân hàng nào cũng là ngân hàng được chỉ định.

- Đối với L/C chuyển nhượng được chiết khấu tự do, không phải ngân hàng nào cũng là ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng, mà NHPH phải chỉ định rõ ràng ngân hàng đích danh làm ngân hàng chuyển nhượng.

- Đối với L/C chuyển nhượng thì giữa ủy quyền chuyển nhượng và ủy quyền chiết khấu là khác nhau, tức có thể có hai ngân hàng được chỉ định, đó là ngân hàng được chỉ dịnh chuyển nhượng và ngân hàng được chỉ định chiết khấu ( available at any bank ).

Trong L/C luôn luôn phải ghi rõ ngân hàng được phép chuyển nhượng và chỉ có ngân hàng này mới được quyền chuyển nhượng.Điều này là cần thiết, nhằm tránh chuyển nhượng nhiều lần một L/C và có thể dẫn đến chiết khấu nhiều lần cùng một bộ chứng từ.

 Quyền từ chối chuyển nhượng L/C:

Người hưởng thứ nhất sau khi nhận được L/C gốc sẽ làm thủ tục yêu cầu Ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng L/C cho người hưởng thứ hai. Việc yêu cầu chuyển nhượng L/C là quyền của người hưởng thứ nhất. Tuy nhiên, ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng có quyền từ chối chuyển nhượng nếu nó không muốn. Điều 38 (a), UCP 600quy định rõ: “ Một ngân hàng không

có nghĩa vụ chuyển nhượng L/C trừ khi ngân hàng này có sự đồng ý rõ ràng về nội dung và phương thức chuyển nhượng”.

Trong thực tế giao dịch L/C, nhìn chung các ngân hàng đều sẵn sàng chuyển nhượng L/C vì đó là một nghiệp vụ ngân hàng thuần và là dịch vụ tích cực hỗ trợ khách hàng thực hiện thương mại

Trừ khi ngân hàng chuyển nhượng đã đồng ý với người hưởng lợi thứ nhất về việc thanh toán cho người hưởng thứ hai khi xuất trình chứng từ hợp lệ, ngân hàng sẽ không bị ràng buộc việc thanh toán, cam kết thanh toán sau, chấp nhận hay chiết khấu bộ chứng từ xuất trình tại ngân hàng. Để làm rõ trách nhiệm của mình, trong các thông báo chuyển nhượng, các ngân hàng chuyển nhượng cần phải nói rõ vị trí của mình: “ theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ nhất…. và với trách nhiệm không thuộc về chúng tôi, chúng tôi chuyển nhượng toàn bộ chi tiết của L/C gốc cùng các sửa đổi liên quan ( nếu có ) cho người thụ hưởng thứ hai…” ( by order of… and without any engagement from our part, we here by transfer the Letter of Credit No…); điểu khoản thanh toán ghi rõ: “ Chứng từ sẽ được nhận và chuyển tiếp cho NHPH. Sau khi nhận được tiền thanh toán, chúng tôi sẽ hoàn trả cho quý ngài theo chỉ thị. Tuy nhiên, nếu ngân hàng chuyển nhượng xác nhận L/C thì họ phải thanh toán sau khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ.

Nhìn chung, nếu không có cam kết gì, thì ngân hàng chuyển nhượng thường không chiết khấu bộ chứng từ mà chỉ chuyển tiền khi nhận được từ NHPH. Do không có cam kết gì, nên ngân hàng chuyển nhượng không có trách nhiệm gì về hậu quả phát sinh do hành động chuyển nhượng của mình ( vì đơn giản nó chỉ là ngân hàng được chỉ định).

Theo quy tắc giao dịch L/C, các ngân hàng được yêu cầu chuyển nhượng được quyền từ chối chuyển nhượng.Vậy tại sao và trong trường hợp nào thì ngân hàng được yêu cầu lại từ chối chuyển nhượng L/C?

Tuy được miễn trách về trách nhiệm và nghĩa vụ, nhưng trong thực tế sẽ có những phức tạp phát sinh mà ngân hàng chuyển nhượng có thể liên quan đến tính chất pháp lý như: quản lý ngoại hối, những hạn chế xuất nhập khẩu… Ngoài ra, nếu L/C có những điều khoản bất hợp lý, không logic hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện thì ngân hàng không sẵn sàng chuyển nhượng hoặc chỉ chuyển nhượng khi L/C đã được sửa đổi. Ví dụ, L/c quy định điều kiện giao hàng là CFR nhưng người hưởng yêu cầu chuyển nhượng theo điều kiện FOB thì không thể chấp nhận được. Chính vì vậy, trước khi chuyển nhượng, ngân hnagf phải kiểm tra kĩ càng từng điều khoản của L/C, nhằm đảm bảo L/C có giá trị thực hiện.

phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

Đối với ngân hàng chiết khấu (negotiating bank): Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản; rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600.

6. So sánh L/C chuyển nhượng với L/C giáp lưng6.1 Khái quát về L/C giáp lưng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quốc tế đề tài LC chuyển nhượng (Trang 30 - 34)