Đối với nhà trung gian.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quốc tế đề tài LC chuyển nhượng (Trang 29 - 30)

5. Quan hệ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia

5.3 Đối với nhà trung gian.

Trong giao dịch L/C chuyển nhượng,nhà trung gian ký đồng thời hai hợp đồng mua bán; trong đó, với vai trò là người bán trong hợp đồng với người mở L/C, và với vai trò là người mua trong hợp đồng với nhà cung ứng. Do đó, điều cốt lõi đầu tiên để L/C chuyển nhượng có giá trị thực hiện, thì “hợp đồng mua và bán phải tương thích với nhau về hàng hóa, cách đóng gói, số lượng, quy cách, phẩm chất…” .

Cũng như trong giao dịch L/C thông thường, trong giao dịch L/C chuyển nhượng, việc nhà xuất khẩu có nhận được tiền hay không phụ thuộc vào việc lập chứng từ thanh toán có phù hợp với quy định của L/C. Đối với L/C chuyển nhượng, việc lập và xuất trình chứng từ cần chú ý:

- Do một số chứng từ không thể hiện tên người hưởng lợi thứ nhất và cũng không thay thế chứng từ được, do đó, trong L/C phải quy định cụ thể là “chấp nhận chứng từ của người thứ ba”. Chẳng hạn người gửi hàng trong vận đơn sẽ không phải là người hưởng lợi thứ nhất hay tên của người xin cấp C/O, tên người lập phiếu đóng gói, phiếu trọng lượng ( nếu có) sẽ không phải là tên người hưởng lợi thứ nhất.

- Người hưởng lợi thứ nhất có quyền thay các hóa đơn và các hối phiếu của người hưởng lợi thứ hai bằng hóa đơn và hối phiếu của mình với số tiền và đơn giá không vượt so với quy định của L/C gốc. Nếu người trung gian muốn giấu đơn giá và trị giá thì phải quy định: “ số hóa đơn và số tiền hóa đơn không được ghi trên bất cứ chứng từ nào, ngoại trừ hóa đơn – No amount (value of goods, unit prices and the like) to be mentioned on any documents except on the invoice and the insurance certificate”.

- Việc thay thế các chứng từ trên phải được thực hiện ngay khi nhận được yêu cầu lần đầu của ngân hàng chuyển nhượng. Quy định này nhằm tránh sự chậm trễ từ phía người hưởng thứ nhất làm kéo dài thời gian nghiệp vụ ngân hàng sau đó. Chứng từ chỉ được lưu tại ngân hàng chuyển nhượng một thời gian ngắn. Nếu không, chứng từ đến tay NHPH vượt quá thời hạn

chuyển nhượng chuyển giao toàn bộ chứng từ nhận từ người hưởng thứ hai cho NHPH nếu người hưởng thứ nhất không đáp ứng được yêu cầu về thời gian trong việc thay thế hối phiếu và hóa đơn.

- Ngoài số L/C gốc, không được ghi thêm bất kỳ số L/C nào khác trên các chứng từ trừ trên hoa đơn và hối phiếu để tiện cho việc theo dõi “All documents must be indicated L/C number… and no other L/C number may be indicated on any documents”.

Ngoài ra, đối với nhà trung gian còn có các điểm đặc thù:

- Sau khi đã chuyển nhượng L/C nghĩa là người trung gian đã chuyển nghĩa vụ thực hiện L/C sang cho nhà cung cấp, do đó, áp lực về vốn để thực hiện L/C đối với người trung gian là không có, tuy nhiên, nhà trung gian phải chịu phí chuyển nhượng L/C.

- Mọi thứ xuất trình ( trừ hóa đơn và hối phiếu) do người hưởng lợi thứ hai chịu trách nhiệm, nên người trung gian giảm được chi phí và thời gian lập chứng từ.

- Người trung gian có thể ( nhưng không bắt buộc) thay thế hóa đơn hay hối phiếu của người cung cấp, nên giấu được số tiền chênh lệch.

- Người trung gian hoàn toàn phụ thuộc vào người cung cấp vì nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì không thu được lợi nhuận.

Dễ lộ thị trường cung ứng do cung cấp mọi chi tiết của hợp đồng trừ trị giá của hóa đơn cuối cùng. Do vậy, nhà cung cấp sau này sẽ trực tiếp giao dịch với người mua.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quốc tế đề tài LC chuyển nhượng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w