1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tài chính ngân hàng Quản trị vốn lưu động tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel

59 765 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 126,13 KB

Nội dung

Để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì việc quản lí vốn đặc biệt là vốn lưu động luôn là vấn đề sống còn đối với 1 doanh nghiệp Với các doanh nghiệp thương mại nói c

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn !

i

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu khóa luận 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 3

1.1.2.Khái niệm vốn lưu động 4

1.1.3.Khái niệm quản trị vốn lưu động 4

1.2 Nội dung lý thuyết liên quan về quản trị vốn lưu động 4

1.2.1 Đặc điểm vốn lưu động 4

1.2.2 Phân loại vốn lưu động 5

1.3 Mục đích, vai trò quản trị vốn lưu động 6

1.4 Nội dung quản trị vốn lưu động 8

1.4.1 Quản trị tiền mặt 8

1.4.2 Quản trị khoản phải thu 9

1.4.3 Quản trị hàng tồn kho 11

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung 12

1.5.1.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 12

ii

Trang 3

1.5.2.Kỳ luân chuyển vốn lưu động 13

1.5.3.Tỷ suất sinh lời vốn lưu động 13

1.5.4.Các chỉ tiêu khả năng thanh toán 13

1.5.5 Các chỉ tiêu về khoản phải thu 14

1.5.6 Các chỉ tiêu về hàng tồn kho 14

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động 15

1.6.1.Khách quan 15

1.6.2 Chủ quan 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIETTEL 18

2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VTG) 18

2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 19

2.2.1 Thu thập dữ liệu 19

2.2.2 Xử lí dữ liệu 21

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề quản trị vốn lưu động tại Viettel Global 22

2.3.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp 22

2.3.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp 38

CHƯƠNG III: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 42

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu: 42

3.1.1 Những kết quả tốt đã đạt được: 42

3.1.2 Một số hạn chế tồn tại: 42

3.2 Một số đề xuất kiến nghị với công ty 43

3.2.1 Xác định mức dự trữ vốn bằng tiền mặt sao cho hợp lý, phù hợp với nhu cầu thanh toán của công ty 44

iii

Trang 4

3.2.2 Tổ chức tốt công tác quản trị khoản phải thu, xây dựng chính sách bán chịu,

trả chậm hợp lý 45

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho 46

3.2.4 Xác định chính xác nhu cầu VLĐ 47

3.2.5 Giữ vững các mối quan hệ với đối tác và tìm kiếm thêm các đối tác mới tiềm năng hơn: 48

3.2.6 Một số đề xuất khác 48

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC

iv

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VLĐ: Vốn lưu động

VTG: Viettel global

v

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn

là mục tiêu hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững

Để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì việc quản lí vốn đặc biệt

là vốn lưu động luôn là vấn đề sống còn đối với 1 doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp thương mại nói chung cũng như các doanh nghiệp cổ phầnhóa nói riêng, vốn lưu động là loại vốn quan trọng nhất phục vụ trực tiếp cho quá trìnhkinh doanh lưu chuyển hàng hóa và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinhdoanh của doanh nghiệp

Việc sử dụng vốn lưu động luôn được các nhà quản trị quan tâm vì vốn lưu độngluôn biến đổi không ngừng và là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Một khi không có phương thức thích hợp để quản lí hiệuquả dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh, như nguồn vốn tồn đọng quá nhiều tronghàng tồn kho và các khoản phải thu, một công ty kinh doanh có lãi vẫn có thể phá sản

do mất khả năng thanh toán Vì vậy, đã đến lúc các nhà quản trị nên nhận ra rằng bêncạnh lợi nhuận, thì quản trị vốn lưu động ròng sẽ đóng vai trò quyết định cho sự tồnvong của công ty

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, 1 tổng công ty trực thuộc tập đoànviễn thông quân đội Viettel Bên cạnh những thành tích, không tránh khỏi những khókhăn tồn tại nhất định, nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết như việc quản trị vốnlưu động Qua thời gian thực tập tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel tôi

đã nhận thấy tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề này Với sự giúp đỡ tậntình của Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thị Liên Hương cùng với các anh chị tại phòngMua Sắm trong Công ty, tôi quyết định chọn đề tài “Quản trị vốn lưu động tại TổngCông ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel” làm đề tài khóa luận của mình

Trang 7

2 Mục đích nghiên cứu

Khái quát các vấn đề liên quan đến quản trị vốn lưu động

Phân tích hoạt động quản trị vốn lưu động của VTG qua số liệu ba năm gần nhấtdựa trên những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện giúp hoạt động quản lí vốn LĐ của VTGhiệu quả hơn, phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm trong quản trị vốn lưu động

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Quản trị vốn lưu động

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Tại Tổng công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel

- Về thời gian: từ 2012 đến 2014

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp suy luận: sử dụng phương pháp suy diễn, dựa vào những lý thuyếtchung, các số liệu tổng hợp, các mô hình có sẵn để luận giải các vấn đề đặt ra trongthực tiễn quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp

- Các phương pháp sử dụng trong phân tích: sử dụng phương pháp phân tích nhân

tố, từ các nhân tố chung để chọn ra một nhân tố bao quát, thể hiện được hết các đặctrưng tính chất của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánhkết hợp với các phương pháp chỉ số, phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp

5 Kết cấu khóa luận

Nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị vốn lưu động

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty Cổ phầnĐầu tư Quốc tế Viettel

Chương 3: Các phát hiện nghiên cứu và một số hướng giải quyết

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày càng hoànthiệ, tiêu biểu có các cách hiểu về vốn như sau:

Quan điểm 1: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ giá trị tài sản được huy động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mụcđích sinh lợi “theo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm –NXB Tài chính năm 2008, trang 57

Quan điểm 2: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu sản xuấtđược doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lí và có kế hoạch vào hoạt động kinh doanhnhằm đạt mục tiêu lợi nhuận “theo Bộ tài chính vụ chế độ kiểm toán và kế toán, Tàiliệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp – NXB Tài chính, trang 65”

Quan điểm 3: Theo khái niệm trong giáo trình Tài chính Doanh nghiệp củaTrường Đại học Kinh tế quốc dân thì khái niệm về vốn được chia thành hai phần: Tưbản (Capital) là giá trị mang lại giá trị thặng dư Vốn được quan tâm đến khía cạnh giátrị nào đó của nó mà thôi Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm Vốn được nhà doanh nghiệp dùng để đầu tư vào tàisản của mình Nguồn vốn là những nguồn được huy động từ đâu Tài sản thể hiệnquyết định đầu tư của nhà doanh nghiệp; Còn về bảng cân đối phản ánh tổng dự trữ củabản than doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp có dự trữ tiền để mua hàng hóa và dịch

vụ rồi sản xuất và chuyển hóa, dịch vụ đó thành sản phẩm cuối cùng cho đến khi dự trữhàng hóa hoặc tiền thay đổi đó sẽ có một dòng tiền hay hàng hóa đi ra đó là hiện tượngxuất quỹ, còn khi xuất hàng hóa rat hi doanh nghiệp sẽ thu về dòng tiền (phản ánh nhậpquỹ và biểu hiện cân đối của doanh nghiệp là ngân quỹ làm cân đối dòng tiền trongdoanh nghiệp)

Trang 9

1.1.2.Khái niệm vốn lưu động

VLĐ là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ tài sản ngắn hạn được sử dụng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hay nói cách khác VLĐ là những tài sảngắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

“Giáo trình quản trị tài chính – TS Nguyễn Thu Thủy - NXB Lao động, năm

2011, trang 287”

VLĐ là một bộ phận của vốn đầu tư của doanh nghiệp dùng để đầu tư mua sắmtài sản lưu động dùng cho sản xuất và lưu thông để đảm bảo quá trình sản xuất kinhdoanh được tiến hành thường xuyên, liên tục

“ Bộ tài chính vụ chế độ kiểm toán và kế toán, Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởngdoanh nghiệp – NXB Tài chính, trang 68”

Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động vật tư Vốn lưuđộng luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết kiệm hay không,thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý không Do vậy, thông qua quátrình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụcủa doanh nghiệp

1.1.3.Khái niệm quản trị vốn lưu động

Quản trị vốn lưu động được định nghĩa là quản trị về tiền mặt, các khoản phảithu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục

1.2 Nội dung lý thuyết liên quan về quản trị vốn lưu động

1.2.1 Đặc điểm vốn lưu động

Đặc điểm vốn lưu động trong kinh doanh là

Vốn lưu động lưu chuyển nhanh

Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh

Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trìnhsản xuất, kinh doanh

Trang 10

Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái nàysang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Chu

kì vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sảnxuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.2 Phân loại vốn lưu động

Có nhiều cách phân loại vốn lưu động, tùy thuộc vào tính chất và mục đích sửdụng mà có thể phân loại vốn lưu động: theo vai trò trong quá trình sản xuất, theo hìnhthái biểu hiện hay theo nguồn hình thành

1.2.2.1 Phân loại dựa vào hình thái biểu hiện

Vốn lưu động được chia thành:

Vốn vật tư hàng hóa: bao gồm vốn nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,vốn sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, vốn thành phẩm, vốn hàng hóa muangoài… Đối với loại vốn này, cần xác định vốn dự trữ hợp lí để từ đó xác định nhu cầuvốn lưu động, bảo đảm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thườngxuyên, liên tục

Vốn tiền tệ và vốn trong thanh toán: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốntrong thanh toán, tiền đang chuyển Đối với loại vốn này, vì phụ thuộc vào phươngthức thanh toán nên cần phải quản lí chặt chẽ, đảm bảo về mặt tài chính cho quá trìnhtái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi

1.2.2.2 Phân loại theo căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh

Vốn lưu động bao gồm 3 loại

Vốn lưu động trong khâu dự trữ bao gồm:Vốn nguyên liệu chính, Vốn vật liệu phụ,Vốn nhiên liệu, Vốn phụ tùng thay thế, Vốn vật tư đóng gói,Vốn công cụ lao động nhỏ.Vốn lưu động trong quá trình sản xuất trực tiếp:Vốn sản phẩm đang chế tạo, Vốnbán thành phẩm tự chế, Vốn về chi phí chờ phân bổ

Trang 11

Vốn lưu động trong quá trình lưu thông:Vốn thành phẩm, Vốn hàng hóa muangoài, Vốn hàng hóa xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ, Vốn tiền tệ, Vốn trong thanh toán,Vốn trong đầu tư ngắn hạn

1.2.2.3 Phân loại theo nguồn hình thành

Vốn lưu động bao gồm:

+ Vốn lưu động được hình thành từ vốn chủ sở hữu: bao gồm vốn lưu động đượcngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, vốn do cổ đông đóng góp, vốn do chủdoanh nghiệp bỏ ra, vốn được bổ sung từ lợi nhuận, vốn góp liên doanh…

+ Vốn lưu động được hình thành từ việc đi vay: bao gồm vay ngắn hạn, cáckhoản chiếm dụng tạm thời như nợ thuế, nợ cán bộ công nhân viên, nợ nhà cung cấp

1.2.2.4 Phân loại theo căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền

Vốn lưu động bao gồm:

+ Vốn bằng tiền

+ Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn

+ Các khoản phải thu

+ Hàng tồn kho

+ Vốn lưu động khác: các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kếtchuyển, tài sản thiếu chờ xử lí…

1.3 Mục đích, vai trò quản trị vốn lưu động

Các quyết định liên quan đến vốn lưu động và tài chính ngắn hạn được gọi làquản trị vốn lưu động Điều này liên quan đến việc quản lý các mối quan hệ giữa tàisản ngắn hạn của một công ty và nợ ngắn hạn của nó Mục đích của quản trị vốn lưuđộng là để đảm bảo rằng công ty có thể tiếp tục các hoạt động của nó và nó có dòngtiền đủ để đáp ứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành và các chi phí hoạt động sắp tới

Vốn trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạtđộng và phát triển của mỗi doanh nghiệp Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọngnhất của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Là một bộ phận

Trang 12

không thể thiếu được trong vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, VLĐ có nhữngvai trò chủ yếu sau.

Một là: VLĐ giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách liên tục có hiệu quả Nếu VLĐ bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽhạn chế việc thực hiện mua bán hàng hoá, làm cho các doanh nghiệp không thể

mở rộng được thị trường hay có thể bị gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lơịnhuận gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hai là: VLĐ phân bố khắp trong và ngoài doanh nghiệp, đồng thời chúng lạichu chuyển nhanh nên thông qua quản lý và sử dụng VLĐ, các nhà tài chính doanhnghiệp có thể quản lý toàn diện tới việc cung cấp, sản xuất và phân phối của doanhnghiệp Chính vì vậy, có thể nói rằng VLĐ là một công cụ quản lý quan trọng Nókiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính thôngqua đó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá những mặt mạnh, mặtyếu trong kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư,hàng hoá, tiền vốn, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đạt được hiệuquả kinh doanh cao nhất

Ba là: VLĐ là tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng và phát triển của các doanhnghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp nhỏ,bởi ở các doanh nghiệp này VLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn, sự sốngcòn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức, quản lý và sửdụng VLĐ

Thứ tư: VLĐ là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chiến lược, sáchlược kinh doanh nhằm phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp Nógiúp cho doanh nghiệp đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưuthông, giải quyết được mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất và tiêu dùng

Trang 13

Như vậy, VLĐ có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc quản lý và sử dụng VLĐ như thếnào cho có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

1.4 Nội dung quản trị vốn lưu động

1.4.1 Quản trị tiền mặt

1.4.1.1 Sự cần thiết quản trị tiền mặt

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhằm đến các mục đích sau.-Thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh ( động cơ hoạt động sảnxuất kinh doanh): mua sắm nguyên liệu , hàng hóa và thanh toán các chi phí cần thiếtcho doanh nghiệp hoạt động bình thường (trả lương công nhân ,nộp thuế…)

-Mục đích đầu cơ: doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá tứcthời về nguyên vật liệu ,chiết khấu…để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

-Mục đích dự phòng: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,tiền mặt cóđiểm luân chuyển không theo một quy luật nhất định nào.Do vậy doanh nghiệp cầnphải duy trì một vùng đệm an toàn để thảo mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ

1.4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng quản trị tiền mặt.

Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt

-Đẩy nhanh việc chuẩn bị và gởi háo đơn bằng cách vi tính hóa đơn,gửi kèm theohàng,gửi qua fax,yêu cầu thanh toán trước,cho phép ghi nợ trước

-Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ bằng cách

áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ thanh toán trước hạn

- Giảm tốc độ chi tiêu

-Doanh nghiệp có thể thu được lợi lợi nhuận bằng cách thực hiện giảm tốc độ chitiêu tiền mặt để có thêm tiền mặt nhằm đầu tư sinh lợi bằng cách: thay vì dung tiềnthanh toán sớm các hóa đơn mua hang ,nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanhtoán nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính ,tiền phạt hay sự sóimòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc thanh toán đem lại

Trang 14

1.4.1.3 Lập dự toán ngân sách tiền mặt

Ngân sách tiền mặt là dự án lưu chuyển tiền tệ cho thấy thời điểm và số lượngluồng tiền mặt vào và ra trong một thời kỳ,thường là hang tháng Mục đích lập dự toánnày để các nhà quản trị tài chính có khả năng tốt hơn về xác định nhu cầu tiền mặttương lai,hoạch định để tài trợ cho các nhu cầu tái sản xuất, thực hiện kiểm soát tiềnmặt và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.4.2 Quản trị khoản phải thu.

Các khoản phải thu mỗi doanh nghiệp được quản lí thông qua chính sách tín dụngphù hợp đặc điểm ngành nghề ,giai đoạn phát triển của họ nhằm đạt doanh thu cao nhất

và tối đa hóa lợi nhuận

1.4.2.2 Tiêu chuẩn tín dụng

Là một tiêu chuẩn định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận đượccủa những khách hang mua chịu Tức là khách hang nào có sức mạnh tài chính hay vịthế tín dung thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được thì sẽ vị từ chối cấp tíndụng thương mại

1.4.2.3 Chiết khấu thương mại

Là phần tiền chiết khấu đối với những giao dịch mua hàng bằng tiền.Chiết khấuthương mại tạo ra những chiết khấu thanh toán sớm hơn các hoạt động mua hàng

1.4.2.4 Thời hạn bán chịu

Là độ dài thơi gian mà các khoản tín dụng được phép kéo dài

Trang 15

1.4.2.5 Chính sách thu tiền

Là phương thức xử lý các khoản tín dụng thương mại quá hạn

*Đánh giá nhưng thay đổi trong chính sách tín dụng :

Xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố trong số bốn biến số có thể kiểm soát đượccủa khoản phải thu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách lần lượt phân tíchtừng chính sách và ảnh hưởng của chúng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng.Đánh giá tiêu chuẩn tín dụng

-Doanh số bán của doanh nghiệp có thể bị tác động khi tiêu chuẩn tín dụng thayđổi cụ thể:

+ Khi các tiêu chuẩn tăng lên mức cao hơn thì doanh số bán giảm

+Ngược lại khi các tiêu chuẩn giảm thì doanh số bán hàng sẽ tăng vì thongthường nó sẽ thu hút nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn

-Ngoài ra,khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợ khóđòi nhiều hơn hay khả năng thua lỗ tăng lên và chi phí thu tiền cũng cao hơn

-Hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng thì phát sinh chi phí: chi phí quản lý và thu nợ tăng

do trả lương nhân viên thu nợ ,chi phí văn phòng phẩm (điện thoại chi phí công tác đòinợ);chi phí chiết khấu tăng,nọ khó đòi tăng và chi phí cơ hội của vốn tăng

*Do đó về nguyên tắc khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng phải dựa trên

cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận trước và sau khi thay đổi sao cho đem lại lợi nhuậncao hơn

Phân tích thời hạn bán chịu

-Thời hạn bán chịu là độ dài thời gian từ ngày giao hàng đến ngày nhận được tiềnbán hàng

-Nhà quản lý có thể tác động đến doanh thu bán hàng bằng cách thay đổi thời hạn tíndụng Nếu tăng thời hạn bán chịu đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào cáckhoản thu ,nợ khó đòi sẽ cao hơn và chi phí thu tiền bán hàng cũng tăng lên Nhưng doanhnghiệp sẽ thu hút được thêm khách hàng mới và doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên

Trang 16

Chính sách chiết khấu

-Chiết khấu là sự khâu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hóa đơn bán hàngđược áp dụng với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toán tiền mua hàng trướcthời hạn

- Khi tỉ lệ chiết khấu tăng thì doanh số bán tăng ,vốn đầu tư và khoản phải thuthay đổi và doanh nghiệp được nhận ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán Các chi phíthu tiền và nợ khó đòi giảm khi tỉ lệ chiết khấu mới đưa ra có tác dụng tích cực

Chính sách thu tiền

Là những biện pháp áp dụng để thu hồi những khoản nợ mua hàng quá hạn như:gửi thư,điện thoại,cử người đến gặp trực tiếp,ủy quyền cho người đại diện,tiến hànhcác thủ tục pháp lí… khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách áp dụng các biệnpháp cứng rắn hơn thu hồi nợ càng lớn hơn nhưng chi phí thu tiền càng tăng cao.đốivới một số khách hàng khó chịu vì bị đòi tiền gắt gao và cứng rắn làm cho doanh sốtương lại có thể bị giảm xuống

Theo dõi các khoản phải thu

Mục đích : Nhà quản trị tài chính theo dõi khoản này nhằm:

+ Xác định đúng thực trạng của khoản phải thu

+ Đánh giá tính hữa hiệu của các chính sách thu tiền

1.4.3 Quản trị hàng tồn kho.

Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì tất cả các công đoạnmua,sản xuất và bán không diễn ra vào cùng một thời điểm mặt khác ,cần có hàng tồnkho để duy trì khả năng hoạt động thong suốt của dây chuyền sản xuất và các hoạtđộng phân phối, ngăn chặn những bất chắc trong sản xuất, vì vậy quản trị hàng tồn kho

là một việc rất quan trọng

1.4.3.1 Khái niệm.

Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kì sản xuất,kinh doanh bìnhthường; đang trong quá trình sản xuất,kinh doanh dở dang; nguyên liệu,vật liệu,côngcụ,dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,kinh doanh hoặ cung cấp dịch vụ

Trang 17

1.4.3.2 Phân loại.

Hàng tồn kho bao gồm: thành phần tồn kho,sản phẩm dở dang: sản phẩm chưahoàn thành, sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm, nguyênliệu,vật liệu,công cụ,dụng cụ tồn kho

1.4.3.3 Quản trị chi phí tồn kho.

Để dự trữ hàng tồn kho ,doanh nghiệp phải tốn kém chi phí Các chi phí lien quanđến việc dự trữ tồn kho là : chi phí tồn trữ,chi phí đặt hàng,chi phí cơ hội…

a Chi phí tồn trữ.

*Khái niệm:

Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa hay nhữngchi phí biến đổi tăng,giảm cùng với hàng tồn kho Tức là những chi phí tăng giảm phụthuộc vào lượng hàng tồn kho nhiều hay ít

*Phân loại

-Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa,chi phí bảo hiểm hàng tồnkho,chi phí hao hụt mất mát,mất giá trị do bị hư hỏng và chi phí bảo quản hàng hóa.-Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh phívay mượn để mua hàng dự trữ,chi phí về thuế,khấu hao…

b Chi phí đặt hàng.

Bao gồm chi phí quản lí, giao dịch và vận chuyển hàng như: chi phí giấy tờ ,chi phívận chuyển, chi phí nhận hàng Chi phí này thường ổn định,khối lượng hàng của mỗi lầnđặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng nên tổng chi phí đặt hàng cao và ngược lại

Kết cấu vốn lưu động và các yếu tố ảnh hưởng

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung

1.5.1.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = vốn lưu động bình quân doanh thuthuần

Cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu (hệ số này càng lớn thì vòng quay vốn lưu động càng nhanh, càng có điều

Trang 18

kiện giảm nhu cầu về vốn lưu động và tình hình tài chính của doanh nghiệp càng tốt vàngược lại

1.5.2.Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = số vòng luân chuyển vốn lưu động Số ngày trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động thực hiện được mộtvòng quay trong chu kỳ

Số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng càng nhanh và ngược lại

1.5.3.Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động = LNST hoặc LNTT VLĐ bìnhquân x 100 %

Trong kì kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng VLĐ đưa vào sxkd thu được baonhiêu đồng LNST hoặc LNTT

1.5.4.Các chỉ tiêu khả năng thanh toán

1.5.4.1 Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành= TS ngắn hạn nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền đểđảm bảo khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN Hệ số này đánh giá khảnăng trả nợ của công ty

1.5.4.2 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh = TSNH – hàng tồn kho nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán thật sự của DN khi không có hàng tồn kho

1.5.4.3 Hệ số thanh toán bằng tiền

Hệ số thanh toán bằng tiền (khả năng) = Tiền+các khoản tương đương tiền nợ ngắn hạn

Trang 19

Chỉ tiêu này cho ta thấy được lượng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn trảcủa doanh nghiệp

1.5.4.4 Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = LNTT+ lãi vay lãi vay

Chỉ tiêu này đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn để đảmbảo trả lãi vay như thế nào

1.5.5 Các chỉ tiêu về khoản phải thu

1.5.5.1 Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu = các khoản phảithu bìnhquân Doanh thuthuần

( Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lí của số dư các khoản phải thu và hiệu quảcủa việc thu hồi nợ, nếu số vòng quay càng cao thì Doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêuthụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ)

1.5.5.2 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ (lấy 360)

số vòng quay các khoản phảithu

Chỉ tiêu này cho biết để thu hồi được các khoản phải thu cần một khoản thời gianbình quân là bao nhiêu Chỉ số này càng giảm chứng tỏ chính sách quản trị thu hồi nợcủa Dn càng tốt và ngược lại

1.5.6 Các chỉ tiêu về hàng tồn kho

1.5.6.1 Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho = hàng tồnkho bình quân giá vốn hàng bán

( hệ số này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho của DN luân chuyển nhanh, không bị

ứ đọng tuy nhiên nếu vòng quay quá cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp sẽ không đủđáp ứng kịp thời cho nhu cầu bán hàng, làm DN mất khách hàng)

1.5.6.2 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Trang 20

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = số ngày trong kỳ (360)

số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng Nếu

số ngày luân chuyển càng lớn thì việc quay vòng hàng tồn kho chậm, điều này đồngnghĩa với việc dự trữ hàng tồn kho quá mức và ngược lại

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động

1.6.1.Khách quan

- chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước: các chính sách vĩ mô của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu tác động không nhỏ đến việc quản trị vốncủa doanh nghiệp Chẳng hạn như nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp thì điềunày trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp…

- tác động của thị trường: kinh tế thị trường là sự phát triển chung của xã hộinhưng nó có những mặt trái tồn tại và khi cơ chế thị trường mới được linh hoạt nhạybén bao nhiêu thì mặt trái của nó lại là những thay đổi liên tục đến chóng mặt Giá cảcủa các đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng, lạm phát xảy ra thì đương nhiên vốn củadoanh nghiệp sẽ mất dần

- Tác động của tiến bộ khoa học kĩ thuật: khi khoa học kĩ thuật phát triển đến tốc

độ đỉnh cao trong thời đại văn minh này, công nghệ biến động không ngừng và chênhlệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn Nó đặt doanh nghiệp vào môitrường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt

- Tác động của môi trường tự nhiên: Đó là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác độngđến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường Các điều kiện làm việc trong môitrường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và ngược lại

1.6.2 Chủ quan

- tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: đây là một yếu tố quan trọng ảnhhưởng trực tiếp đến công tác quản lí vốn lưu động của doanh nghiệp Nếu chu kỳ ngắn,doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh, việc tái tạo và mở rộng hoạt động sản xuất kinh

Trang 21

doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi Ngược lại nếu chu kì sản xuất dài thì doanhnghiệp sẽ phải gánh chịu nặng ứ động vốn và lãi phải trả cho các khoản vay

- Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựngchi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp Vị thế của sảnphẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay độc quyền, đượcngười tiêu dùng ưa chuộng hay không sẽ quyết định tới lượng hàng bán ra và giá cả đơn vịsản phẩm Vì vậy ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp

- Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố quyếtđịnh nhất trong việc đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp Côngnhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu công nghệ mới,phát huy tính sáng tạo trong công việc,…… Trình độ của cán bộ quản lí cũng có ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn Có quản lí về mặt nhân sự tốt mới đảmbảo được đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp límới không bị tăng phí lao động

- Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc quản lí vốn của doanh nghiệp

- Việc xác định nhu cầu vốn: nhu cầu về vốn của một doanh nghiệp tại bất kì thờiđiểm nào cũng là hết sức quan trọng và cần thiết Nhu cầu vốn đó chính bằng tổng số tàisản mà doanh nghiệp cần để có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Do chấtlượng của việc xác định nhu cầu vốn có chính xác hay không cũng ảnh hưởng đến tìnhtrạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Trình độ quản lí và sử dụng vốn: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lí sử dụng vốn là hệthống kế toán – tài chính Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xácgiúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng nhưviệc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó đưa ra quyết định đúng đắn

Trang 22

- Lựa chọn phương pháp đầu tư: là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởnglớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Cụ thể nếudoanh nghiệp biết nắm bắt thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào đó đưa raphương án đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường, đượcđông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu, lợi nhuận nhiều, hiệu quả sửdụng vốn tăng thì việc quản lí là tốt

- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp vàkhách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp Các mối quan hệ này rấtquan trọng, nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượnghàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận, lượng hàng tiêu thụ…nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới được tiêu thụnhanh chóng

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIETTEL 2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VTG)

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel – Viettel Global Investment JointStock Company – là một Công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông quân đội

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và quản lý các dự án đầu tư nướcngoài của Viettel, ngày 24/10/2007, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, nay là Tậpđoàn Viễn thông Quân đội, quyết định thành lập Công ty Cổ Phần Đầu tư Quốc tếViettel, nay là Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, dựa trên lực lượng củaBan Quản lý Dự án Đầu tư nước ngoài làm nòng cốt Tập đoàn giữ cổ phần chi phối.Trụ sở Tổng Công ty được đăng ký tại Tầng 20, 21 Tòa nhà Viettel, số 1 đườngTrần Hữu Dực, Từ Liêm, Hà Nội

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global JSC), được thànhlập ngày 24/10/2007 theo Giấy CNĐKKD số 0102409426, do Sở kế hoạch và Đầu tư

- Quản lý: Thực hiện quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công

ty theo quy định của pháp luật và điều lệ của Tổng Công ty

- Giám sát, kiểm tra: Thực hiện giám sát, kiểm tra các hoạt động của các dự ánđầu tư nước ngoài của Tổng Công ty

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu thị trường, lập dự án đầu tư;

- Tìm kiếm, đánh giá, mở các thị trường và lĩnh vực kinh doanh mới;

Trang 24

- Xây dựng mô hình, tổ chức, cơ chế vận hành cho các công ty con;

- Tạo nguồn vốn và quản lý vốn tại các công ty con;

- Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển cho các công ty con;

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các công ty con;

- Xây dựng lực lượng đủ mạnh để tổ chức các hoạt động hỗ trợ thị trường trongcác giai đoạn ngắn hạn;

- Tổng hợp, giám sát các dự án, đảm bảo triển khai các dự án đúng chiến lược,mục tiêu, hiệu quả do Tổng Công ty và Hội đồng Quản trị đặt ra

Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện

- Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin (trừkhảo sát thiết kế công trình)

- Dịch vụ quản lý dự án (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)

- Môi giới xúc tiến đầu tư

- Xuất, nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.1 Thu thập dữ liệu

2.2.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Khóa luận cần nghiên cứu những vấn đề sát với thực tế ở doanh nghiệp thực tập,cần phải xuất phát từ những bất cập chưa giải quyết được của doanh nghiệp đó Vì vậy

mà công tác thu thập thông tin là rất quan trọng Một trong những công cụ hữu hiệu đểthu thập thông tin tại doanh nghiệp đó là sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm và

Trang 25

phương pháp điều tra phỏng vấn.

- Đối tượng điều tra: Nhân viên và Trưởng phòng Mua sắm Viettel Global

- Hình thức điều tra: Phát phiếu điều tra

Trắc nghiệm: Mỗi đối tượng sẽ được phát cho 1 bảng câu hỏi dưới dạng trắcnghiệm và dựa vào nhận xét của mỗi cá nhân để điền vào mẫu phiếu điều tra đó

Phỏng vấn: Đối tượng được phỏng vấn trực tiếp lần lượt trả lời các câu hỏi, ngườiphỏng vấn sẽ nghi lại câu trả lời cho từng câu hỏi

- Nội dung điều tra: Các câu hỏi trong phiếu điều tra là câu hỏi trắc nghiệm hoặcphỏng vấn nhanh về những vấn đề cấp thiết công ty đang gặp phải, những tồn tại màcông ty cần giải quyết trong quản trị vốn lưu động Kết quả thu được sẽ được tổng hợp

từ các mẫu phiếu điều tra đã phát hành để đánh giá được thực trạng hoạt động quản trịvốn lưu động tai công ty

- Các bước tiến hành điều tra trắc nghiệm bao gồm:

Bước 1: Lập kế hoạch điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn

Bước 3: Phát phiếu điều tra trắc nghiệm đến cán bộ của công ty; chọn đối tượng

và phỏng vấn trực tiếp đối tượng để nghi phiếu điều tra phỏng vấn

Bước 4: Thu hồi phiếu điều tra trắc nghiệm

Từ những kết quả trên phiếu điều tra của từng cá nhân sẽ tổng hợp lại thành bảngtổng hợp phiếu điều tra

- Thời gian điều tra: 20/04/2015 đến 24/04/2015

2.2.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho khóa luận đóchính là các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp Đây chính là nguồn thông tin định lượngquan trọng biểu hiện thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp

Cách thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu,kho dữ liệu trong công ty Các dữ liệu này được thu thập tại nhiều phòng ban khác

Trang 26

nhau tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel.Trước hết là các báo cáo tàichính của công ty những năm gần đây trên trang chủ của Tổng công ty Cổ phần Đầu tưQuốc tế Viettel Bên cạnh đó là dữ liệu từ phòng tổ chức lao động về nhân sự, cơ cấu tổchức, bộ máy lãnh đạo, các thông tin, điều lệ, hồ sơ, lịch sử hình thành và phát triểncủa công ty, báo cáo tình hình nhân sự,

Ngoài ra còn có các dữ liệu bên ngoài bổ sung thêm các thông tin nhằm làm rõhơn nữa các vấn đề nghiên cứu Các thông tin đó được thu thập bằng cách tham khảosách báo, qua internet hoặc là qua các báo cáo, văn bản từ Cục thống kê, Bộ côngthương và hiệp hội ngành sản xuất khai thác và một số nguồn tài liệu liên quan khác

2.2.2 Xử lí dữ liệu

2.2.2.1 Xử lí dữ liệu sơ cấp

Sau khi thực hiện phỏng vấn, điều tra trắc nghiệm các phiếu điều tra được thu lại

để tiến hành tổng hợp và thống kê các ý kiến, sau đó tiến hành lập bảng biểu thống kê các ý kiến đánh giá, tổng hợp đánh giá Cuối cùng là so sánh và lựa chọn những ý kiến tập trung cao nhất để đánh giá hoạt động quản trị vốn lưu động tại công ty

2.2.2.2 Xử lí dữ liệu thứ cấp

Từ các dữ liệu thứ cấp thu thập được tiến hành phân tích lập bảng biểu tính toáncác chỉ số và so sánh số liệu giữa các năm để rút ra kết luận về xu hướng biến độngtình hình quản trị vốn lưu động qua các năm để thấy được những tiềm năng, những thếmạnh phát triển cũng như những điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty

Trang 27

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề quản trị vốn lưu động tại Viettel Global

2.3.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp

Tình hình tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel giai đoạn 2012 – 2014

Bảng 2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán tại Viettel Global (2012 – 2014):

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%) I.Tài sản ngắn hạn 18.517.772 58,33 10.767.337 50,00 6.291.622 44,00 4.475.716 172,00 7.750.435 1721.Tiền và các khoản tương đương tiền 1.973.113 6,21 1.799.713 8,00 1.392.113 10,00 407.660 129,00 174.000 1092.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4.000.000 12,60 8.500 0,04 - 8.500 3.991.500 470583.Các khoản phải thu 6.044.293 19,04 4.272.219 20,00 2.552.064 18,00 1.720.155 167,00 1.772.074 1414.Hàng tồn kho 4.951.909 15,6 3.678.589 17,00 1.664.930 12,00 2.013.659 221,00 1.273.320 1355.Tài sản ngắn hạn khác 1.548.457 4,87 1.008.315 5,00 682.514 5,00 325.801 148,00 540.142 154

II.Tài sản dài hạn 13.225.227 41,66 10.667.363 50,00 7.836.143 56,00 2.831.220 136,00 2.557.864 1241.Tài sản cố định 10.913.371 34,38 8.918.118 42,00 6.226.160 44,00 2.691.958 143,00 1.995.253 1222.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.129.596 3,55 1.012.274 5,00 922.805 7,00 89.469 110,00 117.322 111

I.Nợ phải trả 15.544.486 48,96 11.801.942 55,00 6.215.338 44,00 5.586.604 190,00 3.752.544 1321.Nợ ngắn hạn 12.907.356 40,66 10.713.757 50,00 5.109.016 36,00 5.605.741 210,00 2.193.599 1202.Vay và nợ dài hạn 2.637.129 8,31 1.088.184 5,00 1.106.321 8,00 -18.137 98,00 1.548.945 242

II.Vốn chủ sở hữu 15.591.670 49,12 8.810.858 41,00 7.237.993 51,00 1.572.865 122,00 6.780.812 177

III.Lợi ích cổ đông thiểu số 606.842 1,91 821.900 4,00 654.434 5,00 167.466 126,00 -215.058 74

Trang 28

TỔNG NGUỒN VỐN 31.743.000 21.434.700 14.107.766 7.326.934 152 10.308.300 148

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên Viettel Global

Trang 29

Nhận xét: qua bảng trên ta thấy tổng giá trị tài sản và nguồn vốn của công

ty 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 14.107.766 trđ, 21.434.700 trđ

và 31.743.000 trđ Năm 2013 tổng TS có sự tăng mạnh so với năm 2012 là7.326.934 trđ tương đương với mức tăng 52%, năm 2014 thậm chí còn tăng rấtmạnh so với năm 2013 là 10.308.300trđ tương đương 48,09%

Tiền và các khoản tương đương tiền tăng rất mạnh từ 2012 đến năm 2013với mức tăng 407.599trđ tương đương 29,28%, năm 2014 cũng tăng trưởng tốthơn năm 2013 với mức tăng 173.399 trđ tương đương 9,6%

Sự biến động lớn nhất của tài sản công ty trong giai đoạn này đến từ nhữngkhoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mức chênh lệch năm 2014 so với năm 2013 là3.991.500trđ tương đương với mức tăng 470.588%, năm 2012 công ty còn không

có tài sản này

Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác cũng tăng trong giai đoạn này

và ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tài sản của công ty, hàng tồn kho năm 2013 tăng sovới năm 2012 là 2.013.659 trđ tương đương với mức tăng thêm 120,9% , trongkhi đó tài sản ngắn hạn năm 2014 lại tăng vượt bậc so với năm 2013 với mứctăng 540.141 trđ tương đương với 153,57%

Tài sản dài hạn cũng chiếm rất nhiều trong cơ cấu tài sản của công ty,trong đó tài sản cố định chiếm một phần lớn và tăng đều qua các năm với mứctăng từ năm 2012 đến 2013 là 1.995.251 trđ tương đương 122,37% và từ năm

2013 đến 2014 là 2.691.958trđ Các tài sản dài hạn khác dù tăng rất mạnh tronggiai đoạn 2013-2014 tuy nhiên lại không ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu tài sảncủa công ty

Quy mô vốn của công ty sử dụng trong giai đoạn này là rất lớn và công tychủ yếu sử dụng nguồn tài trợ từ nợ và vốn chủ sở hữu Cụ thể với nguồn tài trợ

từ nợ thì nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỉ lệ vô cùng lớn với mức tăng qua cácnăm thường cao, từ 2012 đến 2013 tăng 5.604.741trđ tương đương với 209,7%,

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w