1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm

76 459 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 171,31 KB

Nội dung

Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Như đã trình bày ở trên, hoạt động cho vay của NHTM là hình thức NHTM cấp tín dụng, giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007, cùng vớiquá trình đổi mới đất nước để hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống Ngân hàng Việt Namcũng đã có nhiều đổi mới về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và các nghiệp vụ Trong

đó, xu hướng nổi bật của các ngân hàng là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh và tìmhướng phát triển phù hơp với thế mạnh của mình để đáp ứng sự cạnh tranh gay gắt giữacác tổ chức tín dụng trong và ngoài nước Trong xu hướng đó, hoạt động cho vay ngàycàng được ngân hàng chú trọng, hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động tíndụng,vốn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

Đối với các nước đang phát triển như nước ta, cho vay khách hàng cá nhân rất cótiềm năng, như cho vay hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng… Việc mở rộng cho vay kháchhàng cá nhân không chỉ tăng thêm doanh thu cho ngân hàng, mà còn tăng thêm hình ảnhcủa ngân hàng đối với người dân.Tuy nhiên, thực tế cho thấy các ngân hàng chưa khaithác triệt để thị trường tiềm năng này

Sau một thời gian thực tập ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chinhánh Gia Lâm, em nhận thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có quy mô còn nhỏ

và chưa đa dạng, tiềm năng mở rộng hoạt động này tại chi nhánh còn lớn Hoạt động chovay khách hàng cá nhân có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài, bền vững củachi nhánh Vì vậy em chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm” làm đề tài nghiên cứu chochuyên đề thực tập

Kết cấu chính của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàngthương mại

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm

Trang 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền sảnxuất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi khách quan đối vớingân hàng, ngân hàng phát triển tạo điều kiện ngược lại thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, cungcấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch

vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế

Tùy theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng được chia thành nhiều loại hìnhkhác nhau, trong đó có ngân hàng thương mại NHTM chiếm một tỷ trọng lớn trong cácloại hình ngân hàng Vậy NHTM là gì?

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính lớn và quan trọng nhất trong nền kinh

tế thị trường ở bất cứ quốc gia nào, thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch

vụ ngân hàng với họat động chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng chúng để cho vay và cungứng các dịch vụ thanh toán

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Quốc hội, Ngân hàng thương mại

được hiểu là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và cáchoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.Hoạt động ngân hàng

là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhậntiền gửi và sử dụng số tiền vay này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Hoạt động của NHTM rất đa dạng nhưng có các hoạt động cơ bản sau:

a Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động ra đời sớm nhất của NHTMdưới hình thức ban đầu là nhận giữ hộ tiền Ngày nay, hoạt động huy động vốn củaNHTM được đa dạng hóa duới nhiều hình thức khác nhau như mở tài khoản tiền gửi

Trang 3

thanh toán để ngân hàng thực hiện thanh toán hộ khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn của các

tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay cácngân hàng và TCTD khác, vay NHNN…

Huy động vốn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra vốn cho hoạt động của NHTM,nhất là đối với hoạt động tín dụng Việc huy động tốt tạo cho NHTM chủ động hơn trongviệc đảm bảo tính thanh khoản cho NHTM

Huy động vốn có các hình thức cơ bản sau:

- Huy động vốn chủ sở hữu: Là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, là nguồn tiềnđược đóng góp từ chủ Ngân hàng đầu tư ban đầu để thành lập NHTM hoặc được hìnhthành thêm trong quá trình kinh doanh (các quỹ dự trữ, lợi nhuận không chia) Ngoài ra,khi cần thiết vốn chủ sở hữu còn được huy động trong quá trình hoạt động thông qua việcphát hành cổ phiếu để tăng vốn

- Huy động vốn nợ: là hình thức huy động đóng vai trò quan trọng, mang lại vốn chủyếu cho hoạt động của NHTM (vốn nợ thường chiếm 90% vốn của NHTM) Huy độngvốn nợ bao gồm nhiều hình thức:

+ Huy động tiền gửi: Huy động theo hình thức này chủ yếu là tiền gửi của dân cư và

tổ chức dưới hình thức có kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có kìhạn của tổ chức) và không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) Đây là nguồn vốn huy độngchiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động vốn nợ của NHTM

+ Huy động từ phát hành các công cụ nợ: chủ yếu là phát hành kỳ phiếu và tráiphiếu Kỳ phiếu dùng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn cho các NHTM Trái phiếu pháthành để huy động vốn trung - dài hạn cho NHTM Hình thức huy động thông qua cáccông cụ nợ phụ thuộc uy tín của ngân hàng, trình độ phát triển của thị trường tài chính.Nghiệp vụ vay mượn này tương đối phức tạp

+ Huy động từ vay các tổ chức tín dụng khác: đây là hình thức các ngân hàng vaymượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng để đápứng nhu cầu dự trữ, chi trả cấp bách Việc vay mượn thường đơn giản và nhanh gọn cóthể vay trực tiếp, vay qua Ngân hàng đại lý (hoặc NHTW) và khoản vay thường không cóbảo đảm (nếu có thường là chứng khoán của kho bạc) Tuy nhiên huy động vốn thông quahình thức này lại có chi phí cao

Trang 4

+ Huy động từ vay NHTW: Thường là hình thức huy động cuối cùng trong hoạtđộng huy động vốn của NHTM, áp dụng cho việc vay để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộchay thiếu hụt thanh toán với hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (táicấp vốn) NHNN điều hành việc vay mượn một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện cácđiều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định.

+ Huy động từ nợ khác: bao gồm huy động các khoản uỷ thác; tiền ký quỹ; các

khoản nợ thuế chưa nộp, lương chưa trả Vốn huy động từ hình thức này có tỷ trọng nhỏkhông đáng kể trong tổng vốn huy động

Để có thể huy động vốn nợ được tốt, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa huy động vốnchủ sở hữu và huy động vốn nợ của NHTM Việc kết hợp đó tạo ra được khả năng huyđộng vốn tối đa phục vụ cho hoạt động của NHTM, đảm bảo vốn huy động được ổn định

- Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho

khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Cho vay là hoạt động tíndụng chủ yếu của ngân hàng với rất nhiều hình thức: thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần,cho vay hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay gián tiếp

- Cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn thông qua việc cho thuê

máy móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng chothuê

- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ

chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán

- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng

thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải

Trang 5

trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hànghoá, cung ứng dịch vụ

- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết

với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đãcam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận

c Các hoạt động khác của NHTM:

- Thanh toán quốc tế: là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh

toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán thuộc lĩnh vực ngoại thương Cácphương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là chuyển tiền, mở tài khoản, nhờthu và tín dụng chứng từ

- Kinh doanh ngoại tệ: NHTM thực hiện mua –bán ngoại tệ không chỉ để kiếm lời

mà còn mang tính chất phục vụ khách hàng nhằm tăng tính tiện ích trong hoạt động dịch

vụ của NHTM Các phương thức kinh doanh ngoại tệ bao gồm giao dịch giao ngay, giaodịch có kỳ hạn, giao dịch hoán đổi,giao dịch quyền chọn

- Đầu tư: bao gồm Đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn hay đầu tư thông

qua cổ phiếu dài hạn nhằm tham gia vào hoạt động quản trị,điều hành của các doanhnghiệp, ngoài ra các NHTM còn tham gia các hoạt động đầu tư kiếm lợi khác như: Kinhdoanh bất động sản, liên doanh, liên kết

- Ngoài ra các NHTM còn có nhiều dịch vụ khác như: Thanh toán, quản lý tàikhoản, bảo quản vật có giá, cung cấp dịch vụ đại lý, trả lương, dịch vụ ngân hàng tự động(ATM)…

1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Như đã trình bày ở trên, hoạt động cho vay của NHTM là hình thức NHTM cấp tín

dụng, giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đíchxác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc

và lãi

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động tín dụng của ngânhàng, sinh lời lớn nhất nhưng rủi ro cao nhất Việc cho vay vừa đáp ứng nhu cầu về vốn

Trang 6

của khách hàng vừa là cơ hội để ngân hàng thu lợi nhuận Khi khách hàng muốn vay vốncủa ngân hàng thương mại thì luôn phải đảm bảo nguyên tắc như sau:

(1) Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Nhằm bảo vệ an toàn vốn của mình cho vay đối với khách hàng, NHTM phải thoảthuận với khách hàng về các mục đích sử dụng vốn vay trên cơ sở đảm bảo tính hợp pháp,tính an toàn và quay vòng của đồng vốn theo những mục đích cụ thể và được NHTMtiến hành thẩm định nhằm đánh giá các rủi ro tiềm ẩn để đưa ra quyết định cho vay haykhông cùng các điều kiện, biện pháp phòng ngừa kèm theo Thoả thuận các điều kiện kèmtheo mục đích sử dụng vốn vay nhằm tạo điều kiện cho các NHTM kiểm soát được rủi rocủa đồng vốn để có được biện pháp kịp thời, chủ động xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro mấtvốn, dẫn đến ảnh hưởng khả năng thanh khoản của NHTM

(2) Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng

Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ kháchhàng gửi tiền Việc huy động tiền gửi của NHTM đòi hỏi phải thanh toán trả gốc và lãicho người gửi đúng thời hạn, đồng thời bên cạnh đó NHTM phải đảm bảo chi phí cũngnhư mức lãi nhất định để duy trì hoạt động và chấp nhận rủi ro trong hoạt động của mình,

do đó việc cho vay đòi hỏi phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn với mứclãi suất đảm bảo chi trả cho người gửi, cho chi phí hoạt động của NHTM và một mức lãithích hợp cho việc chấp nhận rủi ro trong hoạt động

- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả

Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ hai Phương ánhoạt động có hiệu quả của khách hàng chứng minh cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư

và có lãi để trả nợ ngân hàng Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hìnhthành tài sản của khách hàng Trong trường hợp thấy không an toàn, ngân hàng đòi hỏikhách hàng phải có tài sản đảm bảo khi vay

1.1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Các hình thức cho vay của ngân hàng có thể phân chia ra thành nhiều loại tùy theo

những tiêu thức phân loại khác nhau như sau: căn cứ vào mục đích của các khoản cho

vay, căn cứ vào thời hạn cho vay, căn cứ mức độ tín nhiệm của khách hàng, căn cứphương thức cho vay, căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay và căn cứ đối tượng vay vốn

Trang 7

Để phục vụ đề tài nghiên cứu, chuyên đề chỉ tiếp cận cách phân loại căn cứ vào đốitượng vay vốn Theo cách phân loại này, hoạt động cho vay bao gồm cho vay khách hàngdoanh nghiệp,cho vay tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cá nhân.

Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công tyhợp danh Đây là những đối tượng chủ yếu và chiếm phần lớn trong cho vay của ngânhàng, thường là vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn

Khách hàng tổ chức tài chính ở đây bao gồm các ngân hàng khác, hợp tác xã tíndụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,… thường vay vốn nhằm đáp ứng khảnăng thanh khoản tức thời

Khách hàng cá nhân: tất cả các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành

vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật có nhu cầu vốn trongtiêu dùng, sản xuất kinh doanh và đáp ứng một số yêu cầu khác Khách hàng cá nhâncũng là những đối tượng chính mà các ngân hàng đang ra sức thu hút và khuyến khíchcho vay

1.2 Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay khách hàng cá nhân là một trong những hình thức cho vay của ngân hàngthương mại, trong đó ngân hàng giao cho khách hàng cá nhân quyền sử dụng một khoảntiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mụcđích của khách hàng

Đặc điểm cho vay KHCN: Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể hiện sự

khác biệt với các loại hình cho vay khác

- Đối tượng cho vay

Là cá nhân và các hộ gia đình (các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lựchành vi dân sự

- Mục đích vay

Cho vay KHCN chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanhnhỏ của cá nhân, hộ gia đình Ngoài ra còn cho vay để phục vụ các mục đích cá nhân khác

Trang 8

như: cho vay xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa nhà ở; cho vay hỗ trợ du học; cho vaymua phương tiện đi lại….

- Quy mô khoản vay

Hầu hết các khoản cho vay KHCN có giá trị nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, docho vay KHCN đáp ứng nhu cầu của cá nhân và các hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùnghoặc sản xuất kinh doanh nhỏ… nên giá trị của một khoản vay tương đối nhỏ so với tàisản của ngân hàng, nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn do đối tượng của cho vay làcác cá nhân, hộ gia đình với số lượng nhiều và mục đích sử dụng rất đa dạng

- Lãi suất cho vay

Do giá trị của các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản cho vay để mua bất độngsản), dẫn đến chi phí để cho vay (về thời gian, nhân lực đi thẩm định, quản lý các khoảncho vay này) cao, đồng thời rủi ro của các khoản vay này cũng rất cao Do vậy, lãi suấtcho vay KHCN thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác của NHTM.Lãi suất nàycũng tương đối “cứng nhắc”, ít biến động hơn với điều kiện thị trường

- Thời hạn khoản vay

Thời hạn của khoản vay KHCN chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn và mộtphần nhỏ là dài hạn Nguyên nhân do: cho vay KHCN có mức lãi suất cao nhất trong cácđối tượng cho vay của ngân hàng thương mại Các khoản vay này chủ yếu phục vụ chonhu cầu tiêu dùng của cá nhân, một phần phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng thường làsản xuất với quy mô nhỏ Các cá nhân đến xin vay ngân hàng các khoản để đáp ứng tứcthời các nhu cầu của họ mà ngay tức thời họ chưa có khả năng chi trả nhưng họ hoàn toàn

đủ khả năng ấy trong một khoảng thời gian ngắn , trung hạn

- Nguồn trả nợ

Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập mà không nhất thiết phải từ kếtquả sử dụng những khoản vay đó Vì vậy, nguồn trả nợ của người đi vay có thể có biếnđộng lớn, thu nhập có thể thay đổi tuỳ theo tình trạng công việc, sức khoẻ của người vaycũng như tình hình sản xuất kinh doanh của họ Những khách hàng có việc làm, mức thunhập ổn định, có trình độ học vấn hoặc có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả lànhững tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay

- Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn Xuất phát từ

bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất

Trang 9

khả năng chi trả hay khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tìnhtrạng sức khoẻ, công việc… Việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ giađình cũng hết sức khó khăn Ngoài ra, để có được khoản vay, có nhiều khách hàng giấucác thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các ngânhàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay Do khoản cho vay KHCN có rủi ro cao nêncác ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phảimua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua…

- Hạn mức cho vay KHCN

Là số tiền tối đa mà ngân hàng cho khách hàng vay hạn mức cho vay KHCN đượcxác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốn của khách hàng, số vốn tự có của kháchhàng, giá trị của tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ

Đối với các hình thức vay, các ngân hàng thường quy định các hạn mức khác nhaudựa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặc nhu cầu vay hợp lý Để có thể xác định được hạnmức tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng, các ngân hàng cần phải định giáchính xác tài sản đó Nếu định giá quá thấp sẽ làm giảm số tiền vay của khách hàng, nếuđịnh giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng

1.2.1.2 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân

- Căn cứ vào mục đích vay

Căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại cho vay KHCN thành ba loại chính:

+ Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú: Là các khoản cho vay nhằm phục

vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình Đặc điểm củakhoản vay này là thời gian dài và giá trị khoản vay lớn

+ Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng: Đó là các khoản cho vay phục

vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, họchành, giải trí,… Đặc điểm của khoản vay này là giá trị nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấphơn cho vay phục vụ mục đích cư trú

+ Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: Đó là các khoản

cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ ở từng hộ gia đình, vay đểbuôn bán, thuê cửa hàng,… Đặc điểm của các khoản cho vay này là thời hạn thường dài,qui mô tuỳ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng, có rủi ro cao và có khả năngxảy ra rủi ro đạo đức

Trang 10

- Căn cứ theo thời hạn vay

Thời hạn khoản vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhậnvốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn đã được thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng giữa ngân hàng và khách hàng

+ Cho vay ngắn hạn: cho vay có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để bù đắp

sự thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn

+ Cho vay trung hạn: cho vay có thời hạn từ một đến 5 năm Hình thức cho vay này

nhằm tài trợ mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng cho các dự án mới có quy mô nhỏ và thu hồi vốnnhanh

+ Cho vay dài hạn: cho vay có thời hạn trên 5 năm Tín dụng dài hạn là loại tín

dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị,phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng phân xưởng

Phân chia theo thời gian, thời hạn khoản vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngânhàng vì thời gian khoản vay liên quan mật thiết tới tính an toàn và sinh lời của khoản vaycũng như khả năng hoàn trả của khách hàng

- Căn cứ vào phương thức hoàn trả

+ Cho vay KHCN trả một lần khi đáo hạn

Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặttức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn Giá trị của khoản vay làtương đối nhỏ, các khoản vay trả một lần thường ngắn hạn và được dùng để chi trả chomua các dụng cụ gia đình hoặc sửa chữa ô tô, nhà ở… Rủi ro các khoản vay này là khônglớn lắm

+ Cho vay trả góp

Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn, trong đó người đi vay trả nợ (gồm sốtiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do khoản vay cógiá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hếtmột lần số nợ vay Khoản cho vay được trả làm nhiều lần theo thỏa thuận giữa ngân hàng

và khách hàng, phương thức này được dùng để tài trợ cho những khoản vay mua sắm các

đồ dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền, như: mua sắm các vật dụng đắt tiền như ô tô,nhà… hoặc để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, thuê cửa hàng, mua sắm

Trang 11

các tài sản lưu động khác… Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanhtoán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại ngân hàng sẽ cho vay Điềunày vừa giúp ngân hàng hạn chế rủi ro vừa tạo cho người đi vay có trách nhiệm hơn vớitài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần số tiền của mình vào trong đó.Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trường hợp ngân hàng sẽ phải phát mại tàisản để thu hồi nợ

Nhìn chung, các khoản cho vay trả góp mang lãi suất cố định, tuy nhiên loại manglãi suất thả nổi cũng đang dần trở nên phổ biến Trong thực tế, giá trị cho vay trả gópchiếm phần lớn giá trị cho vay KHCN do các NHTM cung cấp Điều này xuất phát từviệc khả năng tài chính của khách hàng không đủ để chi trả khoản vay một lần duy nhấtthêm vào đó việc định kỳ trả nợ vào mỗi tháng hay đến kỳ lương là thuận lợi hơn Chovay trả góp bao gồm các hình thức: cho vay trả gốc và lãi hàng tháng đều nhau (niên kim

cố định), trả gốc hàng tháng bằng nhau, lãi trả theo số dư gốc (niên kim không cố định),hoặc trả lãi hàng kì còn gốc trả cuối kì

+ Cho vay tuần hoàn

Là các khoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụnghoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai

Thẻ tín dụng và séc cung cấp một dòng tín dụng thường xuyên và quay vòng màkhách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ có nhu cầu Theo phương thức này, trongthời hạn được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng

kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theomột hạn mức tín dụng

- Căn cứ vào phương thức ngân hàng cho vay:

+ Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay mà qua đó NHTM cho phép người vay được chi

trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trongkhoản thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi

+ Cho vay trực tiếp từng lần: Đây là một hình thức cho vay tương đối phổ biến của

NHTM với nhóm khách hàng mà không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điềukiện để cấp hạn mức thấu chi Với hình thức này nhắm đến khách hàng mà có nhu cầuthời vụ, vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sảnxuất kinh doanh Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, NHTM có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt, tiền cho vay dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo

Trang 12

+ Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận

cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối

kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho nhữngkhách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sảnxuất kinh doanh Và trong nghiệp vụ ngày NHTM không ấn định trước ngày trả nợ vàNHTM khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay

- Căn cứ vào hình thức cho vay

+ Cho vay gián tiếp:

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanhnghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho KHCN của họ, theo hìnhthức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ

mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng

Hình thức cho vay này giúp các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vayđồng thời tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay, là cơ sở để mở rộng quan hệvới khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng.Tuynhiên, hình thức cho vay gián tiếp cũng có những hạn chế: Khoa học công nghệ phát triểngiúp các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với cho vayKHCN một cách thuận lợi hơn; ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đãđược bán chịu, do đó thông tin về khách hàng đôi khi không chính xác, không tìm hiểu kỹđược khách hàng có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng; thiếu sự kiểm soát của Ngân hàngtrước, trong và sau khi vay vốn, khi doanh nghiệp thực hiện bán hàng hoá và dịch vụ

+ Cho vay trực tiếp

Cho vay trực tiếp là các khoản cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và chokhách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ khách hàng

Cho vay trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn cho vay gián tiếp vì

nó được quyết định bởi đội ngũ nhân viên tín dụng giàu kinh nghiệm và được đào tạochuyên môn tốt của ngân hàng Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chấtlượng các khoản vay, song doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiềuđến việc tăng doanh số bán hàng hơn, hơn nữa các doanh nghiệp thường đưa ra quyếtđịnh cho vay một cách nhanh chóng, nên dẫn đến tình trạng có những khoản cho vay cấp

ra không chính đáng.Hình thức cho vay trực tiếp cũng linh hoạt hơn hình thức cho vaygián tiếp, vì khi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng, ngân hàng sẽ xử lý tốt

Trang 13

các phát sinh, hiểu rõ khách hàng, có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng

và khách hàng.Cho vay trực tiếp với đối tượng khách hàng rất rộng do đó việc đưa ra cácdịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường và quảng báhình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng

Tuy nhiên, hình thức cho vay trực tiếp cũng có những mặt hạn chế: việc mở rộng vàtăng doanh số cho vay không thuận lợi bằng hình thức cho vay KHCN gián tiếp, đồngthời tốn nhiều thời gian và chi phí hơn

- Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay:

+ Cho vay có tài sản bảo đảm

Là cho vay với tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản… hình thành từ vốn vayhoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trước khi vay vốn của ngân hàng Tài sản bảođảm làm tăng tính an toàn cho khoản vay bởi ngân hàng có thể tạo áp lực để buộc kháchhàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng không trả được nợ thì việcphát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng Cho vay có tài sảnđảm bảo được chia thành hai loại:

Loại 1 bao gồm các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của chính khách hàng.

Hình thức đảm bảo của loại này gồm cho vay cầm cố và cho vay thế chấp

Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền với điều kiện là

khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thờigian đã cam kết Các tài sản thường được dùng để cầm cố là các giấy tờ có giá, ngoại tệmạnh, kim loại quý,…

Cho vay thế chấp là hình thức mà người vay phải chuyển toàn bộ các giấy tờ chứng

nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thờigian cam kết Những tài sản mang thế chấp thường là bất động sản như nhà cửa, quyền sửdụng đất,…hoặc là những động sản mà người vay vẫn cần sử dụng như ô tô, xe máy…

Loại 2: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay Khi khách hàng có

nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đó không đáp ứng được cácđiều kiện của ngân hàng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng chính tài sảnđược hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng làm vật đảm bảo Nếu khách hàng không

có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản đó để thu nợ

+ Cho vay không có tài sản bảo đảm

Trang 14

Là cho vay dựa trên uy tín (tín chấp) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, không có tài sảnbảo đảm Ngân hàng lựa chọn các khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để cho vay.Hình thức này phù hợp với những khoản vay giá trị không lớn, thời hạn vay ngắn.

1.2.1.3 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Như đã phân tích ở trên, cho vay KHCN có rủi ro cao do bản thân khách hàng vayvốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay kháchhàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, công việc…Việc thẩm định hay đánh giá một khoản vay KHCN cũng rất khó khăn bởi thông tin vềkhách hàng là không đầy đủ, khách hàng thường có hiện tượng che giấu tình trạng tàichính, sức khỏe của mình…

Thực tế cho thấy, tỷ lệ các khoản cho vay KHCN không được thanh toán thường lớnhơn gấp nhiều lần so với tỷ lệ các khoản cho vay đối với doanh nghiệp hay tổ chức tàichính khác không được thanh toán Tuy nhiên giá trị của các khoản cho vay này thườngnhỏ và được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp dễ bán trên thị trường nên phần nào giúpngân hàng giảm bớt thua lỗ Do vậy, các ngân hàng thường đưa ra một quy trình cho vaychặt chẽ, khoa học để hạn chế, ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng Tùytheo từng đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng chomình một quy trình cho vay riêng, nhưng cơ bản các quy trình này đều tuân theo một sốbước sau:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng

- Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn vay của khách hàng

- Thông tin về bảo đảm tín dụng

Trang 15

Để thu thập được những thông tin trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phảilập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng

- Phương án sử dụng vốn vay và kế hoạch trả nợ

- Các giấy tờ liên quan tới tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay

- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết

Bước 2: Phân tích tín dụng

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay KHCN, quyết định chất lượngcủa khoản vay Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của kháchhàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn cả gốc và lãi.Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn tới rủi ro chongân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện phápphòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Hơn nữa, phân tích tín dụng còn quan tâmđến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhậnđịnh về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay

Để phân tích tín dụng, đa số các ngân hàng thường sử dụng một số chỉ tiêu để đánhgiá về khách hàng trước khi ra quyết định có cho vay hay không Một trong các mô hìnhđánh giá phổ biến về khách hàng trong hoạt động tín dụng mà các ngân hàng rất hay sửdụng chính là mô hình 5C được viết tắt bởi 5 từ tiếng anh có chữ đầu là chữ cái C 5Ctrong tín dụng ngân hàng đó chính là: Uy tín (Character), Năng lực (Capacity), Vốn(Capital), Thế chấp (Collateral), và các điều kiện khác (Conditions)

Uy tín (Character): là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người vay Vì

không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín, cho nên ngânhàng sẽ quyết định một cách chủ quan liệu khách hàng có khả năng trả khoản vay này haykhông Ngân hàng sẽ kiểm tra những khoản nợ của khách hàng trước đây (như ở ViệtNam có thể kiểm tra thông tin qua hệ thống trung tâm tín dụng CIC) Xem xét những báocáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng Cácvấn đề khác liên quan đến khách hàng và trình độ, kinh nghiệm của khách hàng cũng sẽđược xem xét

Trang 16

Năng lực: nói đến khả năng khách hàng có tiền để thanh toán các khoản vay hay

không Vì đây là nguồn cơ bản để bạn trả các khoản vay, ngân hàng muốn biết chính xác

kế hoạch trả nợ của khách hàng trong tương lai Ngân hàng sẽ xem xét luồng tiền trongkinh doanh, thời gian chi trả, và khả năng chi trả thành công khoản vay…

Vốn: là tiền của khách hàng đã đầu tư vào dự án định vay hiện tại và chỉ tiêu này

cho biết khách hàng sẽ thua lỗ bao nhiêu khi dự án phá sản Ngân hàng muốn khách hàngthế chấp tài sản riêng và chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính khi hỏi vay vốn Ngân hàng.Ngân hàng xem xét chỉ số nợ của khách hàng để hiểu được tổng nợ trên tổng vốn đầu tưcủa khách hàng

Thế chấp: tài sản thế chấp hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức khác

khách hàng có thể đảm bảo với ngân hàng Nếu lượng tiền của khách hàng không đủ trả

nợ, ngân hàng vẫn được đảm bảo bằng nguồn thanh toán khác Nếu khách hàng không trảđược nợ, ngân hàng sẽ thu hồi và thanh lý tài sản để thu hồi vốn

Điều kiện khác: liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, từng quốc

gia Nếu nền kinh tế bị suy thoái, liệu tình hình tài chính của khách hàng có bị suy giảm,hoặc có thể không bị ảnh hưởng Những khách hàng có tình hình tài chính ổn định không

bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu ái hơn…

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn tới thiệt hại đáng kể cho ngân hàng thương mại.Loại sai lầm đầu tiên dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức làthiệt hại về tài chính Còn loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hộicho vay.Chính vì vậy, để nhằm hạn chế sai lầm trong khâu quyết định tín dụng thì cácngân hàng thương mại thường chú trọng tới hai vấn đề: thu thập và xử lý thông tin mộtcách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định; trao quyền quyết định cho một hộiđồng tín dụng/ ban tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết

Trang 17

Tùy theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ quyền phán quyết tín dụng thường được traocho một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách Hội đồng tín dụng bao gồm nhữngngười có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thường phán quyếtnhững hồ sơ vay vốn có quy mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ sơ vay có quy mônhỏ thường được trao cho cá nhân phụ trách.

Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hay từ chối cho vay tùytheo kết quả phân tích và thẩm định Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướngdẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng là một văn bản viết với nộidung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng trong mộtkhoảng thời gian và lãi suất nhất định Nội dung chính của hợp đồng tín dụng: Mục đích

sử dụng vốn vay, quy mô, lãi suất, thời hạn tín dụng, phí, các loại đảm bảo, điều kiệnthanh toán, các điều kiện khác

Bước 4: Gíải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng.

Đây là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được thỏa thuận và ký kết Giảingân là ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết tronghợp đồng Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động củahàng hóa, dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này Ngoài ra thì giảingân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hàcho khách hàng

Trong quá trình giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình sửdụng vốn vay của khách hàng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúngmục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng (quá trình sản xuất kinh doanh có nhữngthay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không, tài sản thế chấp cóđược giữ đảm bảo hay không ,), phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thểảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này Các phương pháp giám sát tín dụng mà cácngân hàng có thể áp dụng bao gồm:

- Giám sát tình hình tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ

- Tới thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động, nơi cư ngụ của khách hàng

- Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay

- Giám sát khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác

Trang 18

- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác…

Bước 5: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.

Đây là bước cuối cùng của quy trình cho vay KHCN Cán bộ tín dụng theo dõi, đônđốc việc trả nợ của khách hàng Quá trình này giúp ngân hàng thu hồi gốc và lãi đồng thờixác định các nhu cầu mới của khách hàng Nói chung, các khoản tín dụng hoàn trả đầy đủ

và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn Nhưng trong một số trường hợp, các khoản tíndụng đã không được hoàn trả hoặc không hoàn trả đủ, đúng hạn Việc thanh toán nợkhông đúng hạn cho thấy các trục trặc trong hoạt động của khách hàng Việc xem xét tìmnguyên nhân là rất quan trọng giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định mới để đảmbảo thu hồi khoản cho vay

Khi phát hiện các khoản nợ có dấu hiệu xấu song khách hàng vẫn kiên quyết tìmcách khắc phục để trả nợ, cán bộ tín dụng xem xét việc gia hạn nợ, bổ sung các điều kiệnnhư giảm lãi hoặc cho vay thêm

Trong trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình kjoong trả nợ hoặclàm ăn yếu kém không còn cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh lý, tức là

sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi nợ, bao gồm phong toả và bán các tài sảnthế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi,…

1.2.2 Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay của khách hàng cá nhân

“Mở rộng” thường được hiểu là sự gia tăng về số lượng, tuy nhiên trong hoạt độngngân hàng, việc gia tăng số lượng cần được gắn với sự bền vững hay việc đảm bảo chấtlượng của hoạt động đó ngày càng cao Do vậy, mở rộng cho vay không những mở rộng

về số lượng mà cả về chất lượng Cụ thể hơn, mở rộng cho vay đối với một đối tượngkhách hàng là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tănghoạt động cho vay đối với khách hàng đó, cả quy mô và chất lượng cho vay

Việc mở rộng cho vay không chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận từ hoạt động chovay mà còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng.Tuỳ vàotừng loại hình ngân hàng, nguồn lực, vị thế của ngân hàng mà các ngân hàng sẽ ưu tiên

mở rộng cho vay với một đối tượng khách hàng khác nhau Trong những năm gần đây,nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc nên thị trường cho vay KHCN trởnên rất tiềm năng nhưng chưa được khai thác nhiều Do vậy, hiện nay rất nhiều ngân hàngđang tập trung nguồn lực của mình nhằm mở rộng cho vay với đối tượng KHCN.Từ

Trang 19

những phân tích trên, ta thấy tầm quan trọng của việc mở rộng cho vay KHCN đối với sựphát triển của từng NHTM Có thể đưa ra khái niệm mở rộng cho vay KHCN như sau:

“Mở rộng cho vay KHCN là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực củamình nhằm gia tăng hoạt động cho vay đối với KHCN cả về qui mô và chất lượng”

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

- Số lượng các dịch vụ cho vay KHCN

Dễ thấy rằng một ngân hàng có số lượng các dịch vụ cho vay KHCN nhiều, có nhiềuhình thức sản phẩm vay cá nhân thuận tiện thì ngân hàng đó có mức độ tập trung mở rộngcho vay KHCN càng lớn Vì vậy số lượng các dịch vụ cho vay KHCN mà ngân hàng cungcấp cũng là một trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ gia tăng cho vay KHCN Thực tế chothấy rằng khi một ngân hàng chú trọng gia tăng cho vay KHCN thì ngân hàng ấy có cácdịch vụ cho vay KHCN đa dạng hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác

- Doanh số cho vay KHCN và tỷ trọng doanh số cho vay KHCN

Doanh số cho vay KHCN là tổng số tiền ngân hàng thực hiện cho vay trong một kỳvới đối tượng là KHCN, phản ánh khái quát tình hình hoạt động cho vay KHCN của ngânhàng trong một thời kỳ nhất định Doanh số này càng lớn chứng tỏ hoạt động cho vayKHCN càng được mở rộng Bên cạnh đó, phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay KHCNtrong tổng doanh số cho vay của ngân hàng để đánh giá mức độ chú trọng phát triển chovay KHCN của ngân hàng

Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN = Doanh số cho vay KHCN

Tổng doanh số cho vay

Hoạt động cho vay KHCN được mở rộng thì tỷ trọng này càng lớn

- Dư nơ cho vay KHCN và tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN

Không thể nói một NHTM có sự phát triển về cho vay KHCN mà dư nợ tín dụng lạigiảm sút nhiều được Tổng dư nợ phản ánh lượng vốn khách hàng còn nợ NHTM tại một

Trang 20

thời điểm cụ thể, chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của NHTM Sự gia tăng về dư

nợ cho vay KHCN là một điều chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN đang được mở rộng

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu về trong kỳCũng như doanh số cho vay, khi so sánh dư nợ cho vay KHCN cần quan tâm đến tỷtrọng dư nợ cho vay so với tổng dư nợ từ hoạt động cho vay để biết hoạt động cho vayKHCN được mở rộng như thế nào so với các hoạt động cho vay khác của ngân hàng Ngoài ra, cơ cấu dư nợ cho vay KHCN cũng rất quan trọng Cơ cấu dư nợ đượcphân chia theo thời gian, đối tượng cho vay hay chất lượng cho vay Cơ cấu dư nợ sẽ chobiết tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ, từ đó giúp NHTM nhận biết đượcNHTM cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với nguồn vốn huy động vàcác đặc điểm khác của NHTM

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN

Khi mở rộng tín dụng về mặt số lượng không thể không kể đến chất lượng của nó.Cho vay KHCN mở rộng chỉ thật sự hiệu quả khi lợi nhuận từ hoạt động này tăng cao.NHTM hoạt động với mục đích kinh doanh là vì lợi nhuận, và khi mở rộng hay phát triểnmột lĩnh vực nào đó thì cần có lợi nhuận thu lại được

Lợi nhuận =Doanh thu từ lãi cho vay + Doanh thu từ phí – Chi phí huy động vốn – Chi phí khác

- Tỷ lệ nợ xấu trong trong dư nợ cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ

Nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Tương tự chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉtiêu này phản ánh phần trăm nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này rất quan trọng trongviệc đánh giá chất lượng hoạt động cho vay KHCN Tỷ lệ nợ xấu lớn dẫn đến nhiều rủi rocho ngân hàng, ngân hàng có thể không thu hồi được nợ, mất khả năng thanh toán, gâythiệt hại cho ngân hàng Do vậy, muốn mở rộng cho vay KHCN thì tỷ lệ nợ xấu KHCNphải thấp

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay KHCN của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồmcác nhân tố khách quan như môi trường hoạt động của ngân hàng, các yếu tố thuộc vềkhách hàng và các nhân tố chủ quan thuộc về chính ngân hàng

Trang 21

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

- Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại

Chính sách tín dụng là một trong những chính sách chiến lược kinh doanh củaNHTM Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt độngtín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng Chính sáchtín dụng bao gồm: đối tượng, hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất chovay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Các điều khoản của chính sách tíndụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chínhsách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của NHTM và nhu cầu tín dụng củakhách hàng Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo Đối vớimỗi khách hàng, NHTM có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp Ví dụ nhưvới các khách hàng có uy tín với ngân hàng, là khách hàng VIP thì ngân hàng có thể chovới hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn

Chính sách cho vay có ảnh hưởng quan trọng tới định hướng hoạt động cho vay củangân hàng Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với từng NHTM là một điều hết sứccần thiết để có thể thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời, giảm thiểurủi ro tín dụng Bất cứ một NHTM nào muốn có chất lượng tín dụng tốt và mở rộng tíndụng cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của NHTMcũng như của thị trường

là cơ sở để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay, từ đó quyết định cho vay hay không

Trang 22

Phân tích tín dụng tốt sẽ hạn chế được các khoản vay có nhiều rủi ro, từ đó nâng cao đượcchất lượng cho vay.

Bước kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho NHTM nắm được diễn biến củakhoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệpkhi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra, can thiệp được việc trả nợ của kháchhàng kịp thời để trích dự phòng cũng như có các biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ Việclựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thốngphòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng cho NHTM

- Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng

Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, khả năng huy động vốn lớn, danhmục tài sản thanh khoản nhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh

về tài chính, tạo uy tín cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngân hàng

đó có thể đầu tư vào các danh mục đầu tư mà ngân hàng hướng tới, phát triển các nghiệp

vụ, trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển Ngược lại ngân hàng có năng lực tàichính thấp sẽ không có đủ số vốn để tài trợ cho các danh mục mà ngân hàng quan tâm, do

đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽ không được mở rộng

Bên cạnh năng lực tài chính, khả năng quản lý của ngân hàng cũng rất quan trọng.Tổchức của NHTM cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôntrọng các nguyên tắc đã quy định Cần một sự sắp xếp khoa học, không chồng chéo giữacác phòng ban của ngân hàng Ngoài ra còn phải chú tâm đến mạng lưới NHTM, thuậntiện cho khách hàng trong việc giao dịch cũng như quan hệ với ngân hàng, quản lý cóhiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng cóvấn đề để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng Nếu khả năng quản lý tốt sẽ tiết kiệm đượcthời gian và cả chi phí cho ngân hàng

- Phẩm chất và trình độ cán bộ

Dù trong bất cứ một lĩnh vực nào thì nhân tố con người luôn đóng vai trò quyếtđịnh, nó tác động và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp Với một doanhnghiệp đặc biệt như ngân hàng thương mại thì trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viênngân hàng đặc biệt của cán bộ tín dụng là nhân tố rất quan trọng, quyết định khả năng mởrộng hoạt động tín dụng của ngân hàng Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghềnghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng và mất uy tín với khách hàng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của

Trang 23

cán bộ ngân hàng cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng và mở rộngtín dung Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm sẽ đánh giáchính xác tính khả thi của phương án vay vốn, kế hoạch trả nơ, phát hiện các hành vi cốtình lừa đảo… của khách hàng, từ đó phân tích được năng lực thực sự của khách hàng đểquyết định có cho vay hay không Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần có hiểu biết sâurộng để có thể tư vấn cho khách hàng, qua đó tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng vàongân hàng và muốn sử dụng dịch vụ của NHTM nhiều hơn nữa

- Cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng

Trang thiêt bị đầy đủ với công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng tăng thêm nhiềutiện ích, thông tin xử lý nhanh chóng và chính xác, giúp việc giao dịch trở nên dễ dàng,nhanh chóng Do vậy, ngân hàng có thể phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng về cácdịch vụ của mình, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và từ đóthu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng

- Hoạt động Marketing của ngân hàng

Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng như cácdịch vụ mà ngân hàng cung cấp Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộngcho vay KHCN Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng cũng như cácdịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn Nếu thực hiện hoạt động marketing tốt, kháchhàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng cũng như các dịch vụ của ngân hàng nói chung vàhoạt động cho vay KHCN nói riêng Từ đó KHCN sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiềuhơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay KHCN

- Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM

Các ngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch để việc giaodịch giữa khách hàng với ngân hàng trở nên thuận lợi, đồng thời nhằm thu hút sự quantâm của khách hàng đối với ngân hàng Các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phònggiao dịch thì việc mở rộng cho vay đối với KHCN cũng trở nên thuận lợi hơn, nhất là khicác chi nhánh, phòng giao dịch này đặt tại các khu vực có nhu cầu vay vốn lớn Tại đó,ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàngnắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân vàthu nợ

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1) Nhân tố thuộc về khách hàng

Trang 24

Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên cácyếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vayKHCN của ngân hàng

- Nhu cầu vốn của khách hàng

Nhu cầu vốn của khách hàng là yếu tố quyết định quy mô cho vay và các hình thứccho vay KHCN của ngân hàng Khi quy mô về nhu cầu vay của khách hàng tăng thì ngânhàng mới có điều kiện mở rộng cho vay đối với KHCN Bên cạnh đó, đối tượng KHCNcủa ngân hàng là các cá nhân và hộ gia đình với nhu cầu vay vốn đa dạng, từ vay vốnphục vụ mục đích tiêu dùng cho đến mở rộng sản xuất kinh doanh,do đó các hình thứccho vay KHCN cũng phải trở nên đa dạng hơn Những khách hàng có nghề nghiệp khácnhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợkhác nhau, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngânhàng trong việc mở rộng cho vay KHCN

- Đạo đức của khách hàng

Đạo đức của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng cho vay KHCN nếunhư khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích khi xin vay hoặc cố tình khồngtrả nợ vay Việc xảy ra rủi ro đạo đức của người đi vay làm chất lượng cho vay KHCNgiảm sút đồng thời gây tổn thất cho NHTM, cản trở sự mở rộng cho vay KHCN

- Thu nhập của khách hàng

Thu nhập là một trong những cơ sở phát sinh nhu cầu vay của khách hàng và cũng làcăn cứ để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của người vay Khi người đi vay có thunhập cao và ổn định, họ sẽ dễ dàng được vay ngân hàng và có thể vay với số tiền cao hơnnhững người có thu nhập thấp vì khả năng trả nợ của họ lớn hơn

- Tài sản đảm bảo của khách hàng

Tài sản đảm bảo được xem là căn cứ thứ hai để đánh giá khả năng trả nợ của kháchhàng, nó làm tăng thêm tính an toàn của khoản vay Khi khách hàng không trả được nợ thìngân hàng sẽ phát mại tài sản đảm bảo, làm giảm tổn thất của ngân hàng Do đó, tài sảnđảm bảo của khách hàng càng lớn, khách hàng càng dễ vay được vốn của ngân hàng.Nhưvậy, tài sản đảm bảo cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vayKHCN của NHTM

2) Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

Trang 25

- Môi trường kinh tế

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế

Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay củangân hàng trong đó có cho vay KHCN.Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạtđộng cho vay KHCN có xu hướng mở rộng bởi thu nhập và mức sống của người dânđược cải thiện, nhu cầu tiêu dùng cao hơn, nhiều cá nhân vay vốn mở rộng sản xuất kinhdoanh Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, khiến thu nhập trong tương lai của người dânkhông còn ổn định, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là vay tiêu dùng hay vay vốn đểsản xuất kinh doanh, từ đó sẽ hạn chế việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng

- Môi trường pháp lý

Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rất lớntrong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của luật phápcũng như các cơ quan chức năng Điều này không chỉ làm đảm bảo an toàn cho ngânhàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch cũng như sự ổn định của toàn bộnền kinh tế Nếu các quy định của luật pháp đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà vàchồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạtđộng cho vay KHCN nói riêng được mở rộng

- Môi trường văn hoá – xã hội

Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xãhội, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay đối với KHCN của ngânhàng Ở những nơi có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướngvay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác, dẫnđến mở rộng cho vay KHCN ở đó trở nên thuận lợi hơn, ngân hàng cũng phải phát triểnnhiều hình thức cho vay hơn để phù hợp với nhu cầu của người vay Chẳng hạn, ở nước tangười dân ở miền Bắc thường tích luỹ, tiết kiệm nhiều hơn so với người dân ở miền Nam,

do vậy việc mở rộng cho vay KHCN sẽ khó khăn hơn so với miền Nam

- Khoa học – Công nghệ

Khoa học công nghệ phát triển giúp các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa racác sản phẩm mới đối với cho vay KHCN một cách thuận lợi hơn Với sự phát triển củakhoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dànghơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy mócthực hiện thay cho lao động thủ công Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng

Trang 26

với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chếđược rủi ro cho ngân hàng

- Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thị phần chovay KHCN bị chia nhỏ, thúc đẩy ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược, các chính sáchriêng của mình nhằm thu hút được khách hàng đến với ngân hàng Như vậy, với sự xuấthiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay KHCN của ngân hàng bị giảmsút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vayKHCN, nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trong việc tăng chất lượng cho vay đối vớiKHCN

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH GIA LÂM 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Gia Lâm

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập ngày 26tháng 3 năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, được hìnhthành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước.Ngân hàng được đổi tên thành Ngân

hàng Nông nghiệp Việt Nam cuối năm 1990 Ngày 15/11/1996, Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệpViệt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam(NHNo&PTNT Việt Nam) như tên gọi hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hànglớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và

số lượng khách hàng Trụ sở chính của Ngân hàng được đặt tại 02 Láng Hạ, Ba Đình, HàNội, Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Chi nhánh Gia Lâm được thànhlập ngày 15 tháng 8 năm 1988 với tên gọi là Ngân hàng Nông nghiệp Gia Lâm, trên cơ sởtách ra từ Ngân hàng nhà nước Huyện Gia Lâm Ngày 10/01/1995 Ngân hàng Nôngnghiệp Gia Lâm chính thức là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam,đến năm 1998 đổi tên là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn GiaLâm, trực thuộc NHNo&PTNT Việt nam Đến cuối năm 2003 chi nhánh NHNo&PTNTGia Lâm đã xây dựng mạng lưới Phòng giao dịch trên các thị trấn, khu dân cư tập trungcủa địa bàn Huyện Gia Lâm và quận Long Biên Đây là một bước tiến lớn trong quá trìnhhình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm Cho đến nay chi nhánh

đã có 11 phòng giao dịch và hơn 100 nhân viên

Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm là mộtngân hàng thương mại chủ đạo trong lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn trên địa bànngoại thành của Thủ Đô Hà Nội Với tính chất là NHTM, nhiệm vụ của NHNo &PTNTGia Lâm kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, làmdịch vụ ủy thác đối với các chương trình đầu tư của Chính Phủ, của các tổ chức trong và

Trang 28

GIÁM ĐỐC

Phòn

g TổchứcHànhchính

ngoài nước do Ngân hàng nông nghiệp cấp trên ủy thác, đặc biệt là thực hiện tín dụng tàitrợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm bao gồm:

- Ban lãnh đạo: 04 người gồm 01 giám đốc và 03 Phó giám đốc

- Số lượng phòng nghiệp vụ: 05 phòng

- Số lượng phòng giao dịch:: 11 phòng

Biểu đồ 2.1: Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm)

Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh tương đối đơn giản, ít các phòng chuyên mônnghiệp vụ Việc sắp xếp nhân sự, phân chia các phòng chuyên môn tương đối hợp lý, tạo

PhòngDVKHvàSP

PhòngKTKTNB

Các PGDthuộcHuyệnGia Lâm

có 05

Các PGDthuộcQuậnLong Biên

có 05

PGD số16(KCNThăngLong)

Trang 29

điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên phát huy được năng lực chuyên môn và khả

năng tiếp cận khách hàng.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm trong giai đoạn hiện

nay gặp nhiều khó khăn do bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động: kinh tế thế giới suy

thoái, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn Trong đó sự

cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động huy động vốn diễn ra khá gay gắt khiến

việc huy động vốn tại Chi nhánh càng trở nên khó khăn

Trong thời gian qua chi nhánh tập trung chủ yếu là công tác huy động vốn, luôn chủ

trương mở rộng các hình thức huy động vốn Ngân hàng thực hiện đồng bộ nhiều giải

pháp huy động như: đa dạng hóa sản phẩm, lãi suất huy động; cung cấp sản phẩm trọn

gói; tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng…

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

I Theo thành phần kinh tế:

Căn cứ bảng số liệu 2.1 cho thấy tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng tăng và chiếm tỷ

lệ lớn trong tổng nguồn vốn, điều này thể hiện uy tín của Chi nhánh trên địa bàn ngày

Trang 30

càng lớn Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm dần, phần nào thể hiện xuhướng khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Theo kỳ hạn huy động, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm phần lớn tổng vốnhuy động, tiền gửi không kì hạn và tiền gửi từ 12 tháng trở lên có tỷ lệ giảm dần.Nguyên nhân do nền kinh tế có nhiều biến động kéo theo lãi suất không ổn định nênngười dân có xu hướng gửi ngắn hạn nhiều hơn Năm 2011, tổng vốn huy động giảm sovới năm 2011, nhưng nhìn chung tổng vốn huy động được của Chi nhánh tương đối lớn(trên 2000 tỷ đồng) Sự đa dạng, ổn định về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn và vốn huyđộng lớn giúp cho Chi nhánh ổn định trong việc sử dụng vốn trong ngắn, trung và dàihạn, qua đó giúp Chi nhánh dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chính sách,chiến lượckinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đạt được mục tiêu đề ra

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng:

Ngoài công tác huy động vốn thì công tác sử dụng vốn được Chi nhánh rất coi trọng

Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn , đem lại lợi nhuận chongân hàng Trên cơ sở vốn huy động được, NHNo&PTNT - Chi nhánh Gia Lâm đã đầu

tư kịp thời cho các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn Đến cuốinăm 2011, hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Gia Lâm đứng thứ 3 trên địa bàn, sauChi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương và Chi nhánh Ngân hàng Đầu

tư và phát triển Bắc Hà Nội.Tình hình hoạt động tín dụng được thể hiện trong biểu đồ dướiđây:

Trang 31

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNN & PTNT Gia Lâm năm 2009-2011)

Từ biểu đồ ta thấy dư nợ cho vay giai đoạn 2009 – 20111 giảm dần, nhìn chung dư

nợ cho vay chưa cao (chỉ xấp xỉ 1000 tỷ đồng), thấp hơn rất nhiều so với vốn huy động(trên 2000 tỷ) điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh chưa thật sự được mởrộng

Do cơ cấu huy động vốn tỷ trọng ngắn hạn chiếm phần lớn, do đó tỷ trọng dư nợ tíndụng ngắn hạn cũng chiếm phần lớn.Dư nợ phân bổ đa dạng cho nhiều ngành kinh tế, tuynhiên chủ yếu tập trung ở ngành nông nghiệp và phát triển mạnh ở các làng nghề như:làng nghề gốm sứ Bát tràng,làng nghề may da Kiêu kỵ…Tỷ trọng dư nợ có bảo đảmchiếm phần lớn là do chi nhánh tập trung nâng cao cho vay có bảo đảm nhằm giảm thiểurủi ro trong hoạt động tín dụng Dư nợ không có bảo đảm chủ yếu tập trung ở một sốdoanh nghiệp nhà nước đã có quan hệ truyền thống với chi nhánh từ những năm 2000

2.1.3.3 Các hoạt động khác:

Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại,trên cơ sở công nghệ ngân hàng tiên tiến, hoạt động dịch vụ đã góp một phần quan trọngvào kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là

Trang 32

công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng đồng thờiđem lại cho ngân hàng nguồn thu an toàn với chi phí thấp.

Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của ngân hàng nhanh chóng và rất antoàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng Sự tăng trưởng của hoạt độngthanh toán chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ ngày càng được củng cố, hệ thống kháchhàng ngày càng mở rộng.Bên cạnh đó, Chi nhánh Gia Lâm cũng đang nỗ lực phát triểnmột số dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ thẻ, internet banking, Phone banking …

và một số hoạt động của ngân hàng đa năng như góp vốn liên doanh, đầu tư tài chính …

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

Trong giai đoạn 2009 - 2011, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNTGia Lâm đã đạt được những tăng trưởng mạnh nhất định

Doanh thu tăng qua các năm Cùng với tăng doanh thu, tổng chi phí cũng tăng từnăm 2009 đến năm 2011, cho thấy sự mở rộng về quy mô hoạt động của Chi nhánh Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện rõ ở bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Gia

Lâm

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Thực hiện 2009

Thực hiện 2010

Tăng trưởng 2010

so với 2009

Thực hiện 2011

Tăng trưởng 2011

so với 2010

Lợi nhuận sau thuế 12,96 3,6 -9,36 -72,2% 21,6 18 500%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNN & PTNT Gia Lâm năm 2009-2011)

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu tăng qua các năm Cùng với tăng doanhthu, tổng chi phí cũng tăng từ năm 2009 đến năm 2011, cho thấy sự mở rộng về quy môhoạt động của Chi nhánh

Tuy nhiên, năm 2010, tổng chi phí tăng 27 tỷ, lớn gần gấp 2 lần mức tăng tổngdoanh thu, dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 18 tỷ năm 2009 xuống còn 5 tỷ

Trang 33

Nguyên nhân của việc tăng chi phí này là do chi phí của hoạt động tín dụng tăng cao, Chinhánh có nhiều nợ xấu nên phải trích dự phòng rủi ro nhiều … Đây cũng là thực trạngchung của một số Ngân hàng, do năm 2010, lạm phát tăng cao, sức khỏe của nền kinh tếnói chung và của các doanh nghiệp nói riêng không tốt Phần lớn các công ty đều cố gắngđạt chỉ tiêu hòa vốn, do vậy ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh

Năm 2011, tổng chi phí của Chi nhánh cũng tăng cao nhưng doanh thu cũng tăngmạnh, bên cạnh tăng doanh thu từ hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động dịch vụcũng tăng đáng kể Xét về tốc độ tăng của tổng doanh thu và tổng chi phí, ta thấy tốc độtăng của tổng doanh thu cao hơn, dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng lên tới 30 tỷ đồng.Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh đã được cải thiện

Như vậy có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn

2009-2011 chưa ổn định

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp

và phát triển nông thôn - Chi nhánh Gia Lâm

2.2.1 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân

2.2.1.1.Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Gia Lâm tuân thủ chặt chẽ quytrình tín dụng do NHNo&PTNT Việt Nam quy định Theo đó, quy trình cho vay bắt đầukhi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán, thanh lý hợp đồngtín dụng, được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến khoản vay

B1: Thu thập thông tin liên quan đến khoản vay

B2: Thẩm định tín dụng B3: Ra quyết định cho vay B4: Hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo

B5: Giải ngân B6: Kiểm tra, giám sát tín dụng B7: Thu hồi nợ và xử lý nợ

Trang 34

Thu thập thông tin liên quan đến khoản vay làm cơ sở phân tích và đánh giá cáckhoản vay từ đó đưa ra quyết định cho vay cũng như đánh giá mức độ rủi ro đối vớikhoản vay, mức độ hiểu biết khách hàng vay phụ thuộc vào lượng thông tin thu thập vàkhả năng xử lý hiệu quả nguồn tin đó Thông tin mà ngân hàng phải thu thập gồm:

- Thông tin từ khách hàng vay: Đây là những thông tin mà khách hàng vay phảicung cấp cho ngân hàng khi đặt quan hệ tín dụng, hồ sơ về loại thông tin này bao gồm:thông tin về tư cách pháp lý, tình hình SXKD, uy tín giao dịch, chất lượng quản lý, triểnvọng ngành

Qua xem xét hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng cán bộ tín dụng có thể biết được kháchhàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng chưa, nếu có vay rồi thì tình hình vay, trả nợ củakhách hàng đó như thế nào, có uy tín hay không

Việc thu thập thông tin liên quan đến khoản vay hiện đang được thực hiện tại Chinhánh Gia Lâm khá tốt với các nhiều hình thức như phỏng vấn trực tiếp, phiếu điều trathông tin khách hàng, tìm hiểu khách hàng qua các đối tác của khách hàng, thông tin từphương tiên thông tin đại chúng, internet tuy nhiên thông tin về ngành nghề cũng nhưtriển vọng phát triển ngành, đặc thù của ngành kinh doanh còn chưa có nhiều kênh thôngtin, chất lượng thông tin còn chưa tốt dẫn đến các đánh giá chưa đầy đủ về sự phát triểncủa ngành cũng như những đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành để cócác sản phẩm phù hợp

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Đây là bước mang ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượngkhoản vay, do đó tuỳ mức độ phức tạp của khoản vay đòi hỏi các bộ thẩm định phải cótinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, kiến thức và khả năng thẩmđịnh để đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay, khi thực hiện bước này ít nhất phải khẳngđịnh các nội dung sau:

+ Khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay theo quy định của pháp luật

+ Phương án hoặc dự án xin vay khả thi và hiệu quả

+ Khách hàng vay đủ khả năng trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đề nghị

+ Dự kiến mức độ rủi ro trong trường hợp xấu nhất

+ Xác minh tính chất hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng

Trang 35

Bước thẩm định tín dụng cũng được Chi nhánh Gia Lâm thực hiện theo đúng quytrình đề ra như trên đã nêu, một số thông tin về lĩnh vực kinh doanh còn chưa có chấtlượng cao nên việc thẩm định với các ngành có độ phức tạp cao như xây dựng cơ bản,thủy điện, sắt, thép còn có chất lượng chưa tốt, thời gian thực hiện dài chưa thật sựcạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Sau khi cán bộ tín dụng thẩm định và chuyển sang bộ phận thẩm định thực hiện táithẩm định đưa đến quyết định của ngân hàng là đồng ý cấp tín dụng hay không Nếukhông đồng ý cho vay thì cán bộ thẩm định sẽ thông báo phụ trách nghiệp vụ sẽ lập thôngbáo bằng văn bản từ chối cấp tín dụng cho khách hàng trong đố nêu rõ lý do từ chối Nếu

có quyết định đồng ý cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền thì cán bộ thẩm định sẽ tiếnhành lập các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay để tiến hành các thủ tục kýkết với khách hàng theo các nội dung đã được phê duyệt

Bước ra quyết định cho vay tại Chi nhánh Gia Lâm còn chưa nhanh, đặc biệt với cáckhoản tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh, phòng giao dịch được trình lên hội sở dẫnđến một số khoản tín dụng không kịp thời cho khách hàng, khó thu hút được khách hànglớn

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo

Tiến hành công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm tạicác cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sau đó cán bộ tín dụng tiến hành nhập kho tài sảnbảo đảm tiền vay

Bước 5: Giải ngân

Căn cứ trên đề nghị giải ngân của khách hàng phù hợp với phê duyệt tín dụng vàhợp đồng cấp tín dụng giải ngân cho khách hàng

Bước 6: Kiểm tra, giám sát tín dụng

Định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tratình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình sản xuấtkinh doanh của khách hàng nếu phát hiện khoản vay hay khách hàng có vấn đề ảnhhưởng đến khả năng trả nợ thì phải đề xuất biện pháp xử lý kịp thời Đồng thời kết hợpvới kiểm tra là chăm sóc khách hàng, nắm bắt kịp thời các nhu cầu của khách hàng để cóthể phục vụ tốt nhất, kịp thời các nhu cầu đó

Trang 36

Khâu kiểm tra, giám sát tín dụng tại Chi nhánh Gia Lâm cũng chưa thật sự tốt, cònmang tính hình thức, công việc chưa phân tách ra bộ phận chuyên trách nên chất lượngkiểm soát còn kém Việc giám sát tín dụng chưa được thực hiện với việc nắm bắt thêmnhu cầu mới của khách hàng.

Bước 7: Thu hồi nợ và xử lý nợ

Cán bộ quản lý khoản vay phải theo dõi chặt chẽ lịch trả nợ của khách hàng, đôn đốckhách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn

Tiến hành các biện pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề kịp thời Tuy nhiên, do cácrào cản về pháp lý cũng như hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, công tác thực thipháp luật còn chưa tốt nên hoạt động thu hồi và xử lý nợ, nhất là xử lý tài sản bảo đảm đểthu hồi nợ của Chi nhánh Gia Lâm còn gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý dài, tốn nhiềuchi phí

2.2.1.2 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân đang triển khai tại Chi nhánh

Trong giai đoạn 2009 - 2011, Chi nhánh triển khai 21 hình thức cho vay đối vớikhách hàng cá nhân giống như của NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra Các hình thức chovay được chia nhỏ thành nhiều loại với điều kiện cho vay, thời gian, hạn mức tín dụngkhác nhau giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hình thức vay và tiếp cậnvới vốn vay của ngân hàng Tuy nhiên các hình thức cho vay này chưa hướng đến nhiềunhóm đối tượng khách hàng, cho vay sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào kháchhàng nông nghiệp, cho vay tiêu dùng hầu như chỉ có các hình thức cho vay truyền thống.Trong các hình thức cho vay, các hình thức cho vay phục vụ sản xuất kinh doanhchiếm chủ yếu, tổng dư nợ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 60% dư

nợ cho vay KHCN.Tiếp đến là cho vay xây dưng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở với

dư nợ chiếm 12 -13% dư nợ cho vay KHCN; cho vay mua phương tiện đi lại và cho vaymua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình đều chiếm khoảng 9% còn lại là các hình thứccho vay khác Trong đó, cho vay đồng tài trợ , cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn,cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài gần như không có

Dưới đây là khái niệm và đặc điểm cụ thể về hạn mức tín dụng, thời gian cho vay,phương thức giải ngân và trả nợ của các hình thức cho vay KHCN của NHNo&PTNT Chinhánh Gia Lâm:

Trang 37

1) Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình

Ngân hàng cung cấp hình thức "cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình"tới khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống,sinh hoạt như mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình mà có thu nhập ổn định, cókhả năng tài chính để trả nợ

Hình thức này cho vay bằng tiền VND, với thời gian cho vay tối đa là 60 tháng,mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí.Khách hàng có thể không cần có tài sản đảm bảo.Ngân hàng giải ngân một lần hoặc nhiều lần cho khách hàng và khách hàng trả nợ gốcmột lần hoặc nhiều lần, lãi trả hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận

2) Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư

Đây là hình thức Chi nhánh hỗ trợ chi phí xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp,mua nhà bằng tiền VND đối với khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân người Việt Nam

có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại,phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng; cá nhân là người Việt Nam định cư ởnước ngoài được phép mua nhà đất theo quy định tại nghị định số 81/2001/NĐ-CP

Thời hạn cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân

cư không vượt quá 15 năm.Mức cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toánhoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà Khách hàng phải có đảm bảo tiền vay bằng tàisản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

Ngân hàng giải ngân một lần hoặc nhiều lần cho khách hàng và khách hàng trả nợgốc một lần hoặc nhiều lần, lãi trả hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận

3) Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Với khách hàng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện đi laođộng ở nước ngoài theo quy định; có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dịch vụ về việc đilàm việc ở nước ngoài, đang cần vay vốn để chi trả cho những hoạt động hợp pháp cầnthiết để đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài, ngân hàng cấp tín dụng với hìnhthức "cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài"

Hình thức này cho vay bằng tiền VND, USD và EUR.với thời gian cho vay tối đakhông vượt thời hạn của hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài, mức cho vay tối đa bằng80% tổng chi phí hợp pháp trong hợp đồng Khách hàng có thể có hoặc không có đảm bảobằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba để bảo đảm tiền vay Hộ gia đình của người lao

Trang 38

động ở nông thôn được xem xét vay đến 20 triệu VND không cần đảm bảo tiền vay;người lao động là hộ độc thân bắt buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động thực hiện ký quỹ theo Thông tư02/2004/TT-NHNN Tiền vay được giải ngân từng lần hoặc nhiều lần, được trả thẳng chobên tuyển dụng, trả trực tiếp cho người lao động khi có văn bản đề nghị của bên tuyểndụng Khách hàng trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳcho ngân hàng

4) Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá

"Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá" là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng dànhcho khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục

vụ nhu cầu đời sống

Giấy tờ có giá được cầm cố phải được phát hành hợp pháp, được phép chuyểnnhượng, bao gồm sổ tiết kiệm, kỳ phiếu do các NHTM phát hành; tín phiếu kho bạc, tráiphiếu kho bạc, công trái; cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ do các doanh nghiệp pháthành

Ngân hàng cho vay bằng tiền VND, thời gian cho vay không vượt quá thời hạnthanh toán còn lại của giấy tờ có giá (với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đã niêm yết,thời gian cho vay không quá 06 tháng) Mức cho vay tối đa bằng giá gốc cộng lãi trừ đilãi phải trả trong thời gian vay vốn; tối đa bằng 50% thị giá tại thời điểm cho vay đối vớichứng khoán niêm yết; tối đa 50% giá trị cổ phiếu do công ty nhà nước phát hành lần đầu,công ty cổ phần phát hành tăng vốn và không vượt quá 75% giá trị tài sản đảm bảo; bằngchênh lêch giữa giá đấu giá bình quân và giá ưu đãi khi người lao động mua cổ phiếu ưuđãi do công ty nhà nước phát hành lần đầu

Khách hàng bảo đảm tiền vay bằng giá trị giấy tờ có giá, tỷ lệ do Thống đốc NHNNquy định trong từng thời kỳ, trả nợ một lần và nhận lại giấy tờ có giá

5) Cho vay mua phương tiện đi lại:

Agribank cấp tín dụng dưới hình thức "cho vay mua phương tiện đi lại" tới kháchhàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để mua ô tô, xe máy hay các loạiphương tiện đi lại khác

Ngày đăng: 24/05/2015, 18:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Gia Lâm các năm 2009, 2010, 2011 Khác
2. Báo cáo tín dụng tổng hợp của NHNo&PTNT Gia Lâm các năm 2009, 2010, 2011 Khác
4. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Quốc hội Khác
5. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, Hà Nội Khác
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, năm 2006 Khác
7. Ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thu Hà, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân 2007 Khác
10. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại (1997) – David Cox – Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh Khác
11. Trang Web: www.sbv.gov.vn; www.agribank.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w