II. Theo kỳ hạn:
2.2.2. Phân tích mức độ mở rộng cho vay khách hàng cá nhân
2.2.2.1. Số lượng khách hàng cá nhân
Là một Chi nhánh có bề dày lịch sử hoạt động và địa bàn hoạt động rộng lớn, có thị trường cho vay khách hàng cá nhân đầy tiềm năng, đặc biệt với nhu cầu vay vốn của các
hộ sản xuất thuộc các làng nghề, số lượng khách hàng cá nhân của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm tương đối lớn (trên 1300 khách hàng/năm).
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh 2009 – 2011
Đơn vị: người (Nguồn : Báo cáo tín dụng tổng hợp năm 2009-2011)
Qui mô khách hàng trong biểu đồ trên với số liệu xác định là khách hàng còn dư nợ đến thời điểm xem xét.
Năm 2009, Chi nhánh có 1711 khách hàng cá nhân, đây là năm có số lượng khách hàng lớn nhất trong giai đoạn 2009 – 2011, nguyên nhân do chính sách kích cầu của Chính phủ năm 2009 kéo theo nhu cầu cho tiêu dùng và mở rộng sản xuất tăng mạnh. Sang năm 2010, số lượng khách hàng giảm mạnh (giảm 310 khách hàng) và đến hết năm 2011, số lượng này tiếp tục giảm, chỉ còn ở mức 1325 khách hàng, bằng 77,4% so với năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng này là do tình hình kinh tế biến động, lạm phát tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt để dành thị phần giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Đồng thời, Chi nhánh cũng có những tồn tại nội bộ về việc cung ứng dịch vụ, thái độ phục vụ… khiến cho một số khách hàng chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác.
2.2.2.2. Doanh số cho vay KHCN
Bảng 2.3: Doanh số cho vay KHCN của chi nhánh qua các năm.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng (+/-) Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng (+/-) Doanh số CVKHCN 490 18,6% 505 20% 3,1% 581 24,5% 15% Doanh số cho vay 2637 100% 2530 100% -4,1% 2367 100% -6,4%
(Nguồn : Báo cáo tín dụng tổng hợp năm 2009-2011)
Bảng 2.3 cho thấy, mặc dù tổng doanh số cho vay giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011 (nguyên nhân do khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trong hệ
thống ngân hàng) nhưng doanh số cho vay KHCN vẫn tăng qua các năm trong giai đoạn 2009 -2011 và chỉ tăng trong khoảng gần 500 - 600 tỷ đồng, tương đối ổn định. Điều này phần nào thể hiện được hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm đang được mở rộng. Năm 2010, doanh số cho vay KHCN chỉ tăng 15 tỷ, tức là 3,1% so với doanh số cho vay KHCN năm 2009. Nhưng đến năm 2011, Chi nhánh tiếp tục tìm kiếm những khách hàng mới, hoàn thiện và bổ sung các hình thức cho vay, doanh số cho vay KHCN đã tăng 76 tỷ, tương ứng tăng 15% so với doanh số cho vay KHCN năm 2010, đây là một sự tăng trưởng đáng kể của Chi nhánh.
Doanh số cho vay KHCN chỉ chiểm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm ( khoảng 20%). Có thể thấy tại Chi nhánh, hoạt động cho vay KHCN chưa thực sự được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho vay KHCN trong tổng doanh số cho vay cũng tăng dần qua các năm, năm 2009 doanh số cho vay KHCN chiếm 18,6%, năm 2010 chiếm 20% và tăng lên tới 24,5% năm 2011 là một dấu hiệu tích cực cho thấy hoạt động cho vay KHCN đang được chú trọng mở rộng và phát triển hơn.
2.2.2.3. Dư nợ cho vay KHCN
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ CVKHCN
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn : Báo cáo tín dụng tổng hợp năm 2009-2011)
Từ biểu đồ có thể thấy dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm còn thấp (dư nợ các năm chỉ trên 200 tỷ) trong khi số lượng KHCN tương đối lớn, điều này cho thấy quy mô các khoản vay KHCN của Chi nhánh khá nhỏ. Nguyên nhân do địa bàn hoạt động của Chi nhánh là ngoại thành, nhu cầu vay phục vụ tiêu dùng còn ít, các hộ gia đình vay phục vụ sản xuất chủ yếu thuộc lĩnh vực nông, thủ công nghiệp nên các khoản vay tương đối nhỏ. Năm 2010 dư nợ cho vay KHCN tăng 9 tỷ tương ứng với 4% so với dư nợ cho vay KHCN năm 2009. Năm 2011 dư nợ cho vay KHCN tiếp tục tăng 43 tỷ , tăng tới 18% dư nợ cho vay KHCN năm 2010. Mặc dù số lượng khách hàng cá nhân giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011 nhưng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh lại tăng dần. Điều này chứng tỏ số lượng khách hàng cá nhân lớn (vay với quy mô lớn) đã tăng lên.
Bên cạnh đó, cũng như tỷ trọng doanh số cho vay KHCN trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cũng tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011. Tỷ lệ này là 17,03% năm 2009, tăng lên 18,35% năm 2010 và đến năm 2011 tăng nhanh lên 24,22%. Điều này cho thấy khách hàng cá nhân đang là một mảng khách hàng rất tiềm năng và ngày càng được ngân hàng chú trọng,hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động cho vay, góp phần tạo thêm nhiều doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng.
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn là loại hình cho vay ngắn hạn, do chi nhánh huy động phần lớn là vốn với kỳ hạn ngắn. Qua bảng 2.11 ta có thể thấy rõ điều đó.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2009 - 2011 theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010 - 2009 Năm 2011 2011- 2010 Số tiền Tỷtrọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Ngắn hạn 155 69% 159 68% 2,6% 183 66% 15,1%
Trung và
dài hạn 71 31% 76 32% 7% 95 34% 25%
Tổng
cộng 226 100% 235 100% 4% 278 100% 18,3%
(Nguồn : Báo cáo số liệu tổng kết 2009-2011)
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tập trung ở các khoản vay ngắn hạn với tỷ lệ trong khoảng 66% - 68%, đây là một tỷ lệ cao nhưng cơ cấu dư nợ đang có dấu hiệu dịch chuyển sang các khoản vay trung và dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn giúp chi nhánh linh động trong quản lý dòng tiền, nhanh thu hồi vốn và hạn chế rủi ro, tuy nhiên lại tạo sự tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Khoản vay ngắn hạn và các khoản vay trung, dài hạn đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của khoản vay ngắn hạn thấp hơn nhiều so với các khoản vay trung, dài hạn. Nhìn vào bảng 2.11 ta có thể thấy cơ cấu dư nợ
2.2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN của chi nhánh
Để thấy rõ hơn chất lượng dư nợ của NHNo&PTNT - chi nhánh Gia Lâm, ta xem xét chỉ tiêu dư nợ theo nhóm nợ nhằm thấy được thực tế từng loại nợ, đăc biệt là nợ xấu trong tổng dư nợ.
Biểu đồ 2. 5 : Cơ cấu Dư nợ KHCN phân loại theo nhóm nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn : Báo cáo tín dụng tổng hợp năm 2009-2011)
Biểu đồ trên cho thấy mặc dù dư nợ cho vay KHCN tăng, nhưng dư nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) lại giảm, dư nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý ) tăng nhẹ vào năm 2010, tăng mạnh hơn vào năm 2011.
Bên cạnh đó, dư nợ xấu cho vay KHCN cũng tăng từ năm 2009 đến năm 2011. Nợ xấu theo quy định bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu cho vay KHCN năm 2009 là 5 tỷ đồng, chiếm 2,2% dư nợ cho vay KHCN, một tỷ lệ an toàn cho thấy hoạt động cho vay KHCN năm 2009 khá hiệu quả. Nhưng năm 2010 nợ xấu cho vay KHCN tăng lên đến 19 tỷ, chiếm 8,1% dư nợ cho vay KHCN và tăng 280% so với năm 2009, một con số báo động chất lượng cho vay KHCN. Năm 2011, nợ xấu cho vay KHCN tăng thêm 3 tỷ đồng, tỷ trọng nợ xấu trong dư nợ cho vay KHCN có sự giảm nhẹ xuống 7,9%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mức cho phép.
So sánh dư nợ xấu cho vay KHCN với tổng dư nợ xấu của hoạt động cho vay để thấy sự đóng góp nợ xấu từ cho vay KHCN trong nợ xấu của Chi nhánh qua bảng sau:
Bảng 2.5: Nợ xấu cho vay KHCN
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010-2009 Năm 2011 2011-2010
Nợ xấu CVKHCN 5 19 14 22 3
Tổng nợ xấu 30 125 95 110 -15
Tỷ lệ nợ xấu CVKHCN/
Tỷ lệ nợ xấu CVKHCN/ dư
nợ CVKHCN 2,2% 8,1% 5,9% 7,9% -0,2%
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 2,3% 9,8% 7,5% 9,6% -0,2%
(Nguồn : Báo cáo tín dụng tổng hợp năm 2009-2011)
Phần lớn nợ xấu cho vay KHCN và tổng nợ xấu biến động cùng chiều, khi nợ xấu cho vay KHCN tăng, tổng nợ xấu cũng tăng.Tuy nhiên tổng nợ xấu biến động nhiều hơn nợ xấu cho vay KHCN.Nợ xấu cho vay KHCN tăng 280% năm 2010, tăng 15,6% năm 2011 trong khi tổng nợ xấu tăng 316,7% năm 2010 và giảm 12% năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN/ tổng nợ xấu không cao (dưới 20%), hoàn toàn phù hợp với cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng của Chi nhánh.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu CVKHCN/ dư nợ CVKHCN và tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cũng biến động cùng chiều. Chỉ có năm 2009, cả 2 tỷ lệ nợ xấu này đều đạt dưới mức cho phép ( theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép là dưới 3%) còn năm 2010 và năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đều cao. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở một số doanh nghiệp xây dựng : Cty Cổ phần Xây dựng số 2 Thăng Long,Công ty Cổ phần Cầu 14, Công ty Cổ phần 122,Công ty Cổ Phần Cầu 5 Thăng Long... và các khách hàng là hộ nông dân...
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN/ tổng nợ xấu luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ, chứng tỏ chất lượng cho vay KHCN vẫn cao hơn cho vay khách hàng doanh ngiệp và các tổ chức tín dụng khác. Điều này càng khẳng định hơn khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng chiến lược phát triển của Chi nhánh trong những năm qua và là định hướng cho những năm hoạt động tiếp theo của Chi nhánh.
2.2.2.5 Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Ta xem xét bảng lợi nhuận của toàn Chi nhánh từ năm 2009 tới năm 2011 sau:
Bảng 2.6: Lợi nhuận của NHNo&PTNT - chi nhánh Gia Lâm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ 2010-2009 tiềnSố trọngTỷ 2011-2010
Lợi nhuận từ
Lợi nhuận của
chi nhánh 18 100% 5 100% 72,2%- 30 100% 500%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNN & PTNT Gia Lâm năm 2009-2011)
Dựa vào bảng trên ta thấy lợi nhuận từ cho vay KHCN chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh ( khoảng 30% lợi nhuận của toàn Chi nhánh), bởi tỷ suất lợi nhuận của cho vay KHCN lớn, lớn hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp hay các hoạt động ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, mặ dù tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng dư nợ cho vay KHCN cũng tăng nên lợi nhuận từ cho vay KHCN vẫn tăng trưởng tốt, năm 2010 tăng 27,3% so với năm 2009, năm 2011 lợi nhuận cho vay KHCN tăng 42,9% lên tới 10 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận của toàn Chi nhánh không ổn định, năm 2010 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 5 tỷ, do Chi nhánh gặp phải vụ lừa đảo thế chấp sổ đỏ giả của công ty TNHH My Quý và Công ty Cổ phần Quỳ Leather và có nhiều khoản nợ xấu khác nên chi phí hoạt động tín dụng tăng cao, dẫn đến lợi nhuận giảm đáng kể.