Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 66)

- Môi trường kinh tế không ổn định Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế

3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

Do xu thế phát triển tất yếu của cho vay KHCN, cùng với những lợi ích mà Nhà nước đạt được từ sự phát triển đó, Nhà nước cũng cần có những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển hoạt động cho vay KHCN, khuyến khích và tạo ra những điều kiện thuận lợi để sự phát triển của loại hình cho vay này diễn ra một cách lành mạnh tốt đẹp.

- Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Cụ thể, mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý được coi là nhiệm vụ hàng đầu thường xuyên. Chính việc Nhà nước tạo ra một môi trường Kinh tế - Chính trị - Xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng hoá - dịch vụ tiêu dùng. Hơn nữa, việc có được môi trường ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp hay hộ sản xuất an tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hoá - dịch vụ tiêu dùng của dân cư.

- Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và đồng bộ, phát huy hiệu quả của chế độ chính sách, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ngành nghiên cứu, rà soát những văn bản thiếu nhất quán, chồng chéo, kịp thời sửa đổi, bổ sung tháo gỡ các văn bản có liên quan đến hoạt động ngân hàng như Luật phá sản, Luật đất đai… nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi và thông suốt đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

- Nhà nước cần tiếp tục củng cố cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng ưu tiên

cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng và các ngành dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân, từ đó sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng mức cung về hàng hoá - dịch vụ, nhằm thoả mãn các nhu cầu cá nhân của công chúng. Đồng thời, việc củng cố cơ cấu ngành một cách hợp lí, toàn diện sẽ giảm, bớt tình trạng thất nghiệp, tạo thêm nhiều công ăn vịêc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của dân cư.

- Nhà nước cần sớm ban hành luật cho vay KHCN, tạo điều kiện cho hoạt động cho

vay tiêu dùng của Ngân hàng. Ngay từ bây giờ, Nhà nước cần sớm chỉ thị cho cơ quan lập pháp và các ban ngành có liên quan nghiên cứu về Luật cho vay KHCN. Học hỏi, nghiên cứu Luật cho vay KHCN của các nước khác, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của Việt Nam là một việc hết sức cần thiết trong thời gian tới. Dù cho hoạt động cho vay KHCN tại Việt Nam còn hạn chế và cần có nỗ lực từ nhiều phía trong một thời gian không ngắn, mọi sự chuẩn bị, chu tất đều không thừa.Vì vậy những nội dung pháp lý này cần phải đề cập về cho vay KHCN, đặc biệt là cơ chế cấp tín dụng và cách tính điểm khi đánh giá khách hàng, từ đó các cán bộ tín dụng có thể ra quyết định chính xác là cho khách hàng đó vay hay không và tránh được rủi ro cho ngân hàng. Đây cũng là những điều mà CBTD luôn quan tâm và lưu ý tới.

- Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần chấn chỉnh hoạt động của mình trong

phạm vi có liên quan, như là việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng trong vấn đề liên quan đến cầm cố, thế chấp.

- Đầu tư cho hệ thống Giáo Dục. Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá

trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như Ngân hàng thì cần có một đường lối chiến lược chỉ đạo của Nhà nước

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì hoạt động tín dụng là một hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Như đã phân tích ở các chương trước, cho vay KHCN có tỷ suất lợi nhuận rất cao và thị trường cho vay KHCN ở nước ta nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng còn rất tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường này lại chưa được NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm khai thác triệt để. Vì thế tăng trưởng mở rộng quy mô cho vay KHCN là mục tiêu mà ngân hàng hướng đến. Hoạt động cho vay KHCN được các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Gia Lâm nói riêng ngày càng coi trọng. Đây là một nghiệp vụ rất đa dạng và hấp dẫn trong nền kinh tế thị trường, mặt khác nó cũng có vai trò quan trọng trong việc kích cầu nhằm phát triển nền kinh tế.

Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng mở rộng cho vay KHCN của Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm, chuyên đề đã đạt được một số kết quả nhất định.

Thứ nhất: Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về những vấn đề của cho vay KHCN,

thấu hiểu được sự cần thiết của việc mở rộng cho vay KHCN tại các NHTM.

Thứ hai: Thông qua tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại

NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm, thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục.

Thứ ba: Từ việc tìm hiểu thực trạng, đánh giá được những kết qủa đạt được và những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN của NHNo&PTNT Gia Lâm, luận văn đã đưa ra những giải pháp đối với chính Ngân hàng cũng như những kiến nghị đối với Nhà nước, với Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế, chuyên đề sẽ không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía cô giáo, bạn bè và từ phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w