Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 50)

II. Theo kỳ hạn:

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thực hiện định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, trong mấy năm vừa qua Chi nhánh Gia Lâm đã có nhiều cố gắng mở rộng đầu tư vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình thức cho vay nhất là cho vay KHCN đối với hộ sản xuất và cho vay tiêu dùng. Tuy vậy trong hoạt động cho vay KHCN của NHNo&PTNT – Chi nhánh Gia Lâm vẫn còn một số mặt hạn chế sau:

Một là: cho vay KHCN tại Chi nhánh vẫn còn tăng trưởng chậm, do trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang khó khăn, nên doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay còn chưa cao, bên cạnh đó địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm có nhiều NHTM cùng kinh doanh vì vậy Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng đối tượng cho vay.

Hai là: Tỷ trọng cho vay KHCN còn ở mức thấp, số lượng KHCN giảm dần. Tuy

khách hàng cá nhân đến với Ngân hàng nhiều nhưng món vay manh mún, nhỏ lẻ, khả năng trả nợ của họ lại không có tính đảm bảo cao. Hiện tại có nhiều khách hàng muốn vay

để cải thiện cuộc sống của mình như sửa chữa nhà cửa, mua sắm hàng hoá có giá trị hay đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng qua thẩm định của cán bộ tín dụng thì khả năng trả nợ của họ là thấp...vì vậy ngân hàng không thể cho vay.

Ba là: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của cho vay KHCN tại Chi nhánh vẫn cao hơn nhiều so với mức cho phép, điều này thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt. Ngân hàng còn nhiều nợ xấu, nợ quá hạn, cần tập trung xử lý.

Bốn là: Lợi nhuận của Chi nhánh và lợi nhuận từ cho vay KHCN còn chưa cao.

Hiện tại quy mô tín dụng và phạm vi quản lý đang bất cập với số lượng và chất lượng của CBTD, đi kèm theo đó là hiện tượng tiêu cực trong quan hệ tín dụng còn phát sinh như bỏ qua các thủ tục, quy trình nghiệp vụ cho vay làm thất thoát vốn tín dụng ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng cho vay của Ngân hàng cũng như lợi nhuận.

Năm là: Các quy định về cho vay, quy trình thủ tục hồ sơ cho vay còn những điều

chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của người vay như hồ sơ vay vốn còn quá nhiều giấy tờ, mỗi lần vay hồ sơ gần như làm lại từ đầu dẫn đến khách hàng cảm thấy phiền hà... dẫn đến không mở rộng được được đối tượng khách hàng vay.

Sáu là: Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho vay KHCN của Chi nhánh còn hạn chế.

Các sản phẩm cho vay như: cho vay du học, đi lao động ở nước ngoài...Chi nhánh có cho vay nhưng chưa đáng kể, bên cạnh đó các nhu cầu vay đi du lịch,chữa bệnh … ngân hàng chưa đáp ứng được.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

- Sự quan tâm của Chi nhánh đến hoạt động cho vay KHCN: chưa thật sự đúng

mức. Điều này được thể hiện không chỉ qua chính sách của Chi nhánh nói chung mà còn

thể hiện qua cả tâm lý chung của các CBTD.

Thực tế là các khoản cho vay KHCN có giá trị nhỏ, một khoản vay tài trợ vốn lưu động với một khách hàng doanh ngiệp có thể bằng hàng chục, hàng trăm lần khoản cho vay KHCN. Hơn nữa, xem xét dưới góc độ một Ngân hàng, hoạt động cho vay KHCN làm phát sinh nhiều chi phí hơn là cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh, đồng thời hoạt động cho vay KHCN cũng mất nhiều thời gian và khó khăn hơn trong công tác thẩm định, để lại nhiều rủi ro hơn. Đó là những yếu tố chính khiến cho Ngân hàng nói chung và các CBTD nói riêng không mặn mà lắm với hoạt động này.

Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay KHCN là rất cao, lãi suất cho vay thực tế thường cao hơn nhiều so với các loại hình cho vay khác. Nếu quy mô hoạt động của cho vay KHCN lớn thì lợi nhuận đem lại từ hoạt động này sẽ rất lớn. Đồng thời, thị trường tín dụng dành cho các Ngân hàng có thể nói là đang cạnh tranh rất gay gắt. Các khách hàng giao dịch với Ngân hàng thường là theo mối quan hệ lâu dài nên rất khó có thêm một khách hàng mới. Trong xu thế đó, điều cần thiết đối với các Ngân hàng là tăng cường cà củng cố vị trí của mình trên thị trường cho vay KHCN mới càng sớm càng tốt.

- Chính sách cho vay chưa phù hợp. NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm không dám mạo hiểm trong chính sách cho vay, nên bị mất đi nhiều khách hàng tiềm năng, doanh số cho vay không lớn. Lãi suất cho vay của Chi nhánh không được cạnh tranh mấy trên thị trường ngân hàng. Việc sử dụng các biện pháp tăng lãi suất tiền gửi để thu hút thêm nguồn vốn nhưng đây là một biện pháp giới hạn vì tăng lãi suất như thế nghĩa là sẽ làm tăng chi phí đầu vào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng và chủ yếu là huy động ngắn hạn nên việc sử dụng để cho vay trung và dài hạn thì có quá nhiều rủi ro cho ngân hàng. Điều này dẫn đến việc khó khăn cho chi nhánh mở rộng tín dụng cá nhân trung và dài hạn.Bên cạnh đó thì NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm vẫn chưa có chính sách cụ thể rõ ràng đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Điều này dẫn đến việc cho vay phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá của CBTD, mất tính khách quan khi cho vay với khách hàng và làm giảm uy tín của chi nhánh.

- Quy trình cho vay của cho vay KHCN rườm rà và chưa được thực hiện tốt: Quy

trình nghiệp vụ này còn có quá nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, công tác thu thập thông tin thường dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm môt số thông tin thu thập từ bên ngoài, nhưng nhiều lúc, công tác này còn chưa tốt dẫn tới việc đánh giá, thẩm định bị sai sót.. Công tác đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lượng cho vay. Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay của chi nhánh nhiều khi chỉ mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

- Hoạt động marketing chưa phát triển. Chi nhánh chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, còn việc vận dụng marketing nhằm nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ thì vẫn còn chưa tốt. Ngoài ra chi nhánh cũng chưa có những biện pháp tích cực để lôi kéo khách

hàng vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Hiện nay thì chi nhánh chưa có phòng marketing riêng nên công việc tiếp thị khách hàng thường do cán bộ tín dụng đảm nhiệm luôn nên đôi khi vô hình chung cán bộ tín dụng không chú tâm nhiều vào việc tiếp thị thường xuyên đến khách hàng. Vì vậy mà kết quả của việc marketing ngân hàng chưa đạt được hiệu quả cao.

- Hệ thống chi nhánh, kênh phân phối phân bố chưa hợp lý. Huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội với diện tích lớn, tuy nhiên Chi nhánh chỉ mới có 11 phòng giao dịch, còn nhiều khu vực chi nhánh chưa kịp có các phòng giao dịch và kênh phân phối để khai thác tiềm năng khách hàng ở các địa bàn đó. Các cán bộ tín dụng còn ngại đi xa để giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng, khách hàng cũng e ngại khi phải đi giao dịch xa. Điều này cản trở mở rộng cho vay KHCN, do đó Chi nhánh cần mở rộng mạng lưới phân phối để thuận tiện cho cả hai bên.

- Công nghệ Ngân hàng chưa được cập nhật kịp thời: Hiện nay, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện hiện đại hóa phần mềm giao dịch. Việc theo dõi, báo cáo, hạch toán... dễ dàng và tiện lợi cho giao dịch viên. Tuy nhiên, do việc hiện đại hóa mới diễn ra cuối năm 2008, vì vậy Chi nhánh đã mất một thời gian dài để thích nghi với chương trình mới, quy trình lưu chuyển chứng từ mới... Điều này đã ảnh hưởng đến năng suất lao động của cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh nói chung và của CBTD nói riêng

- Trình độ cán bộ chưa cao.

Một bộ phận đáng kể cán bộ, nhân viên của Chi nhánh, trong đó có cả cán bộ tín dụng được ưu tiên xét tuyển đầu vào với chất lượng còn thấp làm giảm năng suất lao động của Chi nhánh. Ngoài ra, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng No&PTNT nói chung và của Chi nhánh nói riêng hầu như không có. Cán bộ nhân viên mới vào không được đào tạo lại một cách bài bản mà được cho làm việc luôn, điều này rất dễ gây ra rủi ro do thiếu hiểu biết, kinh nghiệm, quy trình... trong công tác. Chất lượng công việc thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh không được như ý muốn.

* Những nguyên nhân khách quan:

1) Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng

- Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản đảm bảo không đầy đủ, kip thời, chính xác dẫn tới gây khó khăn cho công tác thẩm

định, kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể gặp rủi ro do có nhiều khách hàng làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng.

- Khách hàng sau khi vay vốn của ngân hàng không chịu trả nợ, nhiều khách hàng lại làm ăn thua lỗ gây khó khăn trong việc thu hồi nợ.

- Khách hàng e ngại khi đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng vì có quá nhiều thủ tục rườm rà liên quan đến hồ sơ vay vốn, bên cạnh đó thì khách hàng phải chịu nhiều khoản phí như phí công chứng, phí đăng kí giao dịch đảm bảo, phí định giá tài sản đảm bảo, phí giải ngân… Điều này khiến cho tâm lí khách hàng thấy khó khăn và tốn kém khi quan hệ tín dụng với ngân hàng, họ có thể chuyên qua vay nóng, vay người thân, bạn bè và các đối tượng khác.

2) Nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động của Chi nhánh

+ Môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay KHCN chưa đầy đủ, đồng bộ và hợp

lý. Ngân hàng Nhà nước chưa có nhiều các văn bản pháp quy hướng dẫn, điều chỉnh hoạt

động cho vay KHCN nên Chi nhánh còn khó khăn và bất cập trong triển khai cho vay KHCN. Bên cạnh đó, những quy định khá chặt chẽ đối với các khoản vay KHCN như các hộ vay tiêu dùng bị quá hạn sẽ không được tiến hành vay tiếp, khoản vay cao hơn thì đòi hỏi tài sản thế chấp đầy đủ…đã làm hạn chế rất nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sự chậm trễ trong việc cấp sổ đỏ hay công chứng giấy tờ… của Chính quyền địa phương cũng gây khó khăn cho khách hàng trong việc chứng minh tài sản đảm bảo, dẫn đến hạn chế cho Chi nhánh mở rộng cho vay KHCN.

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w