Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 64)

- Môi trường kinh tế không ổn định Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm là chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, do đó hoạt động của Chi nhánh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi phương hướng, chính sách hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam nên cần đưa ra các kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam để hoạt động tốt hơn.

- NHNo&PTNT Việt Nam cần Kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có văn bản mới của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân, hoạt động cho vay KHCN.

- NHNo&PTNT Việt Nam cần Có chiến lược marketing cụ thể để các Chi nhánh triển khai một cách thống nhất, tạo hiệu quả mang tính hệ thống.

- Cải tiến quy trình cho vay theo hướng nhanh, hiệu quả và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó thay đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá chính xác các khoản nợ hơn.

- Trên cơ sở đề xuất của Chi nhánh, xem xét để đưa ra mức phán quyết tín dụng cho lãnh đạo Chi nhánh phù hợp với trình độ quản lý, điều kiện địa bàn cụ thể.

- Xây dựng và phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hỗ trợ tín dụng, nâng cao phối hợp giữa Hội sở chính và chi nhánh, giữa các chi nhánh với nhau

- Tăng cường công tác đạo tạo nghiệp vụ có tính hệ thống, nâng cao chất lượng đào tạo. Xem xét có cơ chế khuyến khích đối với các đơn vị có đóng góp lớn về lợi nhuận, có

chính sách khen thưởng cụ thể, linh hoạt hơn tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên.

- Quy hoạch lại hệ thống mạng lưới các chi nhánh các cấp và các phòng giao dịch

một cách hợp lý hơn, tránh lãng phí nguồn lực mà vẫn tiếp cận được với khách hàng nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w