Định hướng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 57)

- Môi trường kinh tế không ổn định Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế

3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra mô hình phát triển chung của khối khách hàng cá nhân trong những năm tới với các nhiệm vụ cơ bản như: Duy trì, phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân; Đảm bảo chất lượng và hiệu quả; Tham gia xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh để đáp ứng được mục tiêu về doanh số sản phẩm; Đảm bảo quy trình tín dụng phù hợp với các chính sách của Hệ thống; Thực hiện tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra, các Chi nhánh cần nghiên cứu, phát triển các sản phẩm cho khách hàng cá nhân có tính cạnh tranh cao, tăng khả năng bán chéo sản phẩm.

Những sự thay đổi trong các chính sách khuyến khích sự phát triển của khối khách hàng cá nhân của NHNo&PTNT Việt Nam cho thấy sự biến chuyển lớn trong nhận thức tầm quan trọng của đối tượng khách hàng cá nhân đối với sự phát triển của Hệ thống. Trên cơ sở đó, NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm có những thay đổi tích cực nhằm phát triển cho vay khách hàng cá nhân, thể hiện qua phương hướng hoạt động của Chi nhánh.

- Nhận thức đầy đủ, bám sát và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Quán triệt đến từng cán bộ và đảm bảo sự chấp hành tuân thủ. Tuyệt đối không vi phạm kỷ luật quản trị điều hành.

- Thực hiện xếp loại khách hàng nghiêm túc, chính xác theo định hạng nội bộ, phân loại nợ theo đúng Điều 7- Quyết định 493 làm cơ sở xác định và trích dự phòng rủi ro. Xử lý nợ xấu hạch toán ngoại bảng kịp thời.

Tận thu nợ và lãi hạch toán ngoại bảng thông qua đôn đốc khách hàng trả nợ, cưỡng chế xử lý phát mại tài sản kết hợp với bán nợ.

- Kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra (tối đa 17%), đảm bảo tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn tín dụng. Tăng trưởng phải gắn với chuyển dịch cơ cấu dư nợ của từng ngành kinh tế và nâng tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo, tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh, và đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung dài hạn theo đúng mục tiêu định hướng đề ra.

+ Ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn

+ Kiểm soát chặt chẽ cho vay khách hàng thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn như bất động sản, xây lắp, nuôi trồng thuỷ sản… Thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm thấp dư nợ cho vay xây lắp.

- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu khách hàng, mở rộng được khách hàng thuộc ngành kinh tế ưu tiên, hướng mạnh vào các khách hàng là các hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng: Đảm bảo tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Hạ thấp tỷ lệ nợ xấu để giảm gánh nặng trích dự phòng rủi ro;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ cho vay KHCN đến tận các cơ quan, đơn vị kinh tế trong địa bàn, gửi tờ rơi, thông báo cho người dân, tuyên truyền trên đài phát thanh của các xã, thị trấn, phường để cho người dân có nhu cầu hiểu rõ, tìm đến với Ngân hàng và thực hiện các thủ tục vay, nợ đúng hạn.

Thực hiện mở rộng cho vay KHCN không chỉ tập trung trong địa bàn, mà còn cho vay đối với địa bàn lân cận.

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay KHCN của NHNo&PTNT – Chi nhánh Gia Lâm

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w