Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng CBTD

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 62)

- Môi trường kinh tế không ổn định Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng CBTD

Nhân lực luôn là vấn đề then chốt cho sự hoạt động kinh doanh không chỉ của Ngân hàng mà còn của các các doanh nghiệp, các tổ chức khác.. Do vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu chủ chốt mà Ngân hàng cần quan tâm tới.

Có thể khái quát những yếu tố, điều kiện cần thiết của người CBTD là:

- Có năng lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. Muốn vậy họ phải có kiến thức, được đào tạo, có kỹ năng và chuyên môn để xử lý các thông tin liên quan đến công việc của mình.

- Có năng lực dự đoán đầy đủ các vấn đề kinh tế về sự phát triển cũng như triển vọng của các hoạt động tín dụng.

- Có uy tín trong quan hệ xã hội, có khả năng giao tiếp tốt, hoà đồng với mọi người. - Có khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi, có chính kiến. Điều này thể hiện ý chí vươn lên, muốn thể hiện khả năng, năng lực của mình.

Nhằm thực hiện tốt chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình, NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm cần tổ chức tốt các công việc sau:

Thứ nhất: Có quy trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các nhân viên tuyển

mới một cách hợp lý. Những nhân viên mới thường là những sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, chưa nắm bắt được các chính sách, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam và của Chi nhánh. Do vậy, trước khi được giao công tác, Chi nhánh nên tổ chức một lớp đào tạo cho các cán bộ mới, theo đó sẽ đào tạo quy trình cụ thể của từng nghiệp vụ, các văn bản đang được áp dụng, hệ thống phầm mềm giao dịch... làm căn bản để giúp cán bộ mới dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công việc.

Thứ hai: Tổ chức và phát triển hơn nữa công tác đào tạo, nhất là trong giao dịch,

đổi mới Ngân hàng, hiện đại hoá Ngân hàng như hiện nay. Ngân hàng cần tăng cường cử cán bộ, nhân viên tham dự các khoá học về nghiệp vụ do NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, các Viện nghiên cứu… tổ chức. Ngoài ra, cần tổ chức các lớp về kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, văn hóa kinh doanh... giúp hoàn thiện về mọi mặt cho cán bộ Ngân hàng.

Thứ ba: Xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, tạo không khí vui vẻ, hòa

đồng, thoải mái trong công việc, giúp các cán bộ phát triển tư duy, trình độ nghiệp vụ một cách tự nhiên. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ, qua đó tạo tâm lý đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, tạo thành một khối thống nhất, cùng nhau đưa Ngân hàng đạt được mục tiêu chung.

Thứ tư: Có chế độ, chính sách đãi ngộ và sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Đánh

giá đúng năng lực và trình độ của mỗi cá nhân, từ đó có sự phân công công tác hợp lý. Dựa trên cơ sở là hiệu quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh nên 3 tháng một lần hoặc 6 tháng một lần có tổng kết, đánh giá hiệu quả của từng cá nhân, từ đó có các mức thưởng, phạt, hỗ trợ đến từng cán bộ, vừa phát huy được sự nhiệt tình, đóng góp của cán bộ, vừa tạo sự cạnh tranh, thi đua lẫn nhau trong Chi nhánh, góp phần phát triển Chi nhánh ngày một lớn mạnh.

3.2.5. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ ngân hàng và các trang thiết bị

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những hình ảnh đầu tiên về Ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch. Về tâm lý, khách hàng mong muốn tiến hành giao dịch kinh doanh với những Ngân hàng có trụ sở kiên cố, các trang thiết bị hiện đại. Những hình ảnh

trên sẽ tạo cho khách hàng tin tưởng vào sự an toàn, thoải mái, thuận tiện khi giao dịch. Chính vì vậy, NHNo&PTNT Gia Lâm cần nâng cao cơ sở vật chất và các trang thiết thật hiện đại, đồng đều cho các bộ phận nhằm thu hút khách hàng.

Đồng thời, với công nghệ hiện đại sẽ tạo cơ sở cho Chi nhánh ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng được tốt nhất, đem lại lợi ích nhiều nhất cho khách hàng đây cũng là mục tiêu để các Ngân hàng phấn đấu hoàn thành tốt nhất. Cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng hiện đại, tạo ra sự thoải mái, nhanh chóng và hiệu quả nhất cho khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm Ngân hàng.

Vì vậy nâng cao cơ sở vật chất còn nhằm mục đích thu hút khách hàng đông đảo đến với khách hàng chứ không dừng lại ở việc tạo hình ảnh trong mắt khách hàng giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản lý khách hàng, mở rộng hình thức tiếp cận khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Gia Lâm (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w