1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank chi nhánh Hà Nội

80 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 867,5 KB

Nội dung

Những năm gần đây, các ngân hàng thươngmại cũng đã có những điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đôítượng khách hàng là các cá nhân, đặc biệt là các ngân hàng phá

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 Khái niệm: 7

1.2 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân: 7

1.3 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 8

1.4 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 11

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 13

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 17

1.6.1 Nhân tố chủ quan 17

1.6.2 Nhân tố khách quan 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BẮC Á- CHI NHÁNH THÁI HÀ 26

2.1 Tổng quan về ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 26

2.1.1 Tổng quan về ngân hàng Bắc Á 26

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 26 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 27

2.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 30

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 36

2.2.1 Chính sách cho vay dành cho khách hàng cá nhân: 36

2.2.2 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 38

2.2.3 Quy trình cho vay KHCN tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 43

Trang 2

2.2.4 Kết quả thực hiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc

Á-chi nhánh Thái Hà 49

2.3 Đánh giá thực trang hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 55

2.3.1 Kết quả đạt được: 55

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân: 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BẮC Á- CHI NHÁNH THÁI HÀ 64

3.1 Định hướng hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà: 64

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà64 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà: 65

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 66

3.2.1 Giải pháp về sản phẩm dịch vụ cung ứng 66

3.2.2 Giải pháp về tổ chức nhân sự 68

3.2.3 Giải pháp về công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm 69

3.2.4 Giải pháp về quy trình, phương pháp thẩm định, xét duyệt cho vay và quản lý chất lượng tín dụng: 71

3.3 Kiến nghị 72

3.3.1 Kiến nghị với Hội sở chính ngân hàng Bắc Á 72

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN: 73

3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền khác: 75

KẾT LUẬN 76

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng có TSBĐ đối với khách hàng cá nhân

DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thái Hà 2009- 2011

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011 theo đốitượng khách hàng

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011 theo loạitiền cho vay

Bảng 2.4: Thu từ hoạt động dịch vu tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009- 2011

Bảng 2.6: Thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà từ 2009- 2011Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009- 2011

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009 – 2011

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay phân chia theo đối tượng khách hàng của chi nhánh Thái Hà

2009 -2011

Biểu đồ 2.3: Thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009- 2011

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hệthống ngân hàng Việt Nam cũng có những bước phát triển mạnh mẽ Việc không ngừng

mở rộng quy mô, mạng lưới đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạtđộng đã giúp các ngân hàng ngày càng nâng cao được chất lượng dich vụ, hướng tới môhình ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả Sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ ngânhàng hiện đại đa tiện ích như: ATM, Internet Banking, Mobile Banking… đã cho thấynhững bước phát triển vượt bậc của thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam

Hiện nay các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa vàhướng tới nhiều đối tượng khách hàng trong nền kinh tế Trước kia hoạt động của cácngân hàng thương mại chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanhnghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn và ít chú trọng đến đối tượngkhách hàng là các cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai thác tiềm năng cũng nhưlợi ích từ nhóm đối tượng khách hàng này Những năm gần đây, các ngân hàng thươngmại cũng đã có những điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đôítượng khách hàng là các cá nhân, đặc biệt là các ngân hàng phát triển theo định hướngngân hàng bán lẻ, phát triển thêm nhiều hình thức cho vay dành cho cá nhân như: vay vốn

để sản xuất kinh doanh, vay để mua, sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đilại, vay du học… Tuy vậy thị trường cho vay đối với khách hàng cá nhân quy mô vẫn cònkhá nhỏ bé và chưa được các ngân hàng khai thác một cách triệt để

Qua quá trình thực tập tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà, em nhận thấyhoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh Thái Hà luôn chiếm một tỷ trọnglớn, mang lại đa phần lợi nhuận cho chi nhánh Đồng thời em cũng nhận thấy cho vaykhách hàng cá nhân là lĩnh vực đầy tiềm năng và mang lại nhiều lợi nhuận cho các ngânhàng thương mại và hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa Tuy vậy

Trang 6

dù đã chú trọng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và cũng gặt hái đượckhá nhiều thành công nhưng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàngthương mại vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thực sự phát triển Hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà nói riêng vẫn còn khiêm tốn, chưatương xứng với tiềm năng của thị trường.

Do đó việc tìm hiểu và đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái

Hà là rất cần thiết Với những lý do trên em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà” làm chuyên đề tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Đoàn Phương Thảo và

sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánhThái Hà đã tạo điều kiện để em được tiếp xúc và tìm hiểu hoạt động của chi nhánh, trên

cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý cho đề tài đã chọn

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BắcÁ- chi nhánh Thái Hà

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh Thái Hà

từ năm 2009 đến năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng trong chuyên đề thực tập bao gồm: phương phápthống kê, phương pháp mô tả, phương pháp logic, tổng hợp, phương pháp so sánh kếthợp với bảng biểu và đồ thị để phân tích, đánh giá

5 Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp:

Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương:

Chương 1: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc chi nhánh Thái Hà.

Á-Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà.

Trang 8

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm:

Ở các nước phát triển hoạt động cho vay đối với KHCN đã được chú trọng từ rấtlâu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và mang lại nguồn thu lớn cho NHTM.Tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động cho vay đối với KHCN mới chỉ thực sự được quan tâmphát triển trong khoảng chục năm trở lại đây khi mà hoạt động cho vay đối với KHDN bịcạnh tranh gay gắt và mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng khi có những khoản cho vayKHDN lớn mà không thể thu hồi do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bịthất bại

Ta có thể hiểu “Cho vay khách hàng cá nhân là hình thức cấp tín dụng, trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích kinh doanh hộ gia đình hay tiêu dùng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.”

1.2 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:

Hiện nay sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nhất là tại các đô thị,nơi tập trung số lượng lớn các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn và mật độ ngân hàngdày đặc Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt về cung cấp dịch vụ ngân hàng trong mấy nămqua và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nhiều ngân hàng đã xác địnhcho mình chiến lược phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ Chỉ tính riêng trên địabàn thành phố Hồ Chí Minh, có đến 80% số ngân hàng cho biết mục tiêu trở thành ngânhàng bán lẻ với số lượng khách hàng chiếm trên 50%

Với các nền kinh tế phát triển, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ thường chiếm ít nhất60% tỉ trọng giao dịch, tạo ra sự sôi động trên thị trường tiền tệ ngân hàng thì ở ViệtNam, dich vụ ngân hàng bán lẻ được đảnh giá là còn quá nghèo nàn Hoạt động cho vay

Trang 9

của các NHTM, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với đông đảo đối tượng khách hàng,cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ tối đa mọi nhu cầu củakhách hàng.

Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng đượchoàn thiện, môi trường kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định qua nhiều năm Sự pháttriển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trongthói quen tiêu dùng của người dân Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỉ lệ tiêu dùngcủa nguời dân dành cho hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là du lịch có xu hướng tănglên Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, người tiêu dùngkhó tính hơn và có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là nhu cầu bức xúc về nhà ở,phương tiện đi lại và họ sẵn sàng vay để sắm sửa nghĩa là họ đã có tâm lý thoáng hơntrong việc “xài trước, trả sau” Do đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sẽ còn tiếptục tăng trưởng nhanh trong những năm tới

- Đối với NHTM, việc mở rộng cho vay KHCN giúp ngân hàng mở rộng mối quan

hệ với đa dạng khách hàng , đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và giatăng lợi nhuận

- Đối với khách hàng, hoạt động cho vay KHCN của NHTM giải quyết tốt nhữngnhu cầu cấp bách về vốn trong kinh doanh, và nâng cao đời sống của khách hàng, giúp họđược hưởng một mức sống cao hơn dù chưa đủ khả năng chi trả trong hiện tai

- Đối với nền kinh tế, cho vay KHCN có tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêudùng, từ đó tạo nên hiệu ứng kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

1.3 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

1.3.1 Về đối tượng cho vay:

Là các cá nhân, hộ gia đình những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên và

ổn định có nhu cầu vay vốn phục vụ cho những mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục

Trang 10

là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vayvốn rất đa dạng và chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội.Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của KHCN cũng khác nhau tùythuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quán và thị hiếu tiêu dùngcủa dân cư.

1.3.2 Về quy mô và số lượng các khoản vay:

KHCN đến ngân hàng xin vay vốn thường nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tạicủa họ, các khoản vay này có thể là vay để mua ô tô, mua nhà hoặc sửa chữa nhà…hoặcvay kinh doanh trên quy mô nhỏ So với các khoản vay kinh doanh của KHDN thì cáckhoản vay cuả KHCN có quy mô nhỏ hơn khá nhiều

Quy mô của các hợp đồng cho vay KHCN thường nhỏ hơn nhiều so với cho vayđối với KHDN là do KHCN vay vốn thường là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hoặcsản xuất kinh doanh trên quy mô hộ gia đình nên số vốn mà họ xin vay thường khônglớn Thêm vào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của KHCN thường không nhiều và không

có giá trị lớn ràng buộc làm cho số vốn NHTM chấp thuận cho KHCN vay không caonhư các khoản cho vay KHDN Đồng thời khi khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa

để tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước Họ tìm đến ngân hàng để bù đắpphần thiếu hụt tạm thời

Tuy vậy, số lượng KHCN đến vay vốn tại NHTM lại lớn hơn nhiều lần so với sốlượng KHDN, đặc biệt ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ sốlượng này là rất lớn Chính vì vậy tổng quy mô cho vay KHCN của các NHTM vẫnchiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng

1.3.3 Về chi phí cho vay:

Cho vay KHCN là khoản mục cho vay có chi phí cao hơn nhiều so với khoản mụccho vay KHDN do số lượng các khoản cho vay KHCN là rất lớn nhưng quy mô của từngkhoản vay thường nhỏ nên các NHTM phải bỏ ra nhiều chi phí (cả về nhân lực và công

Trang 11

cụ) trong việc phát triển khách hàng, lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, và quản lí cáckhoản vay…

Cụ thể, do số hồ sơ xin vay lớn, mỗi khách hàng khi vay vốn đều cần lập 1 bộ hồ

sơ nên việc việc giai thích, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tốn thời gian, nhânlực của ngân hàng Đồng thời việc thu thập thông tin về KHCN gặp nhiều khó khăn, khóđảm bảo tính chính xác hơn so với KHDN rất nhiều nên việc ra quyết định cấp tín dụngcũng như thanh tra, kiểm tra, giám sát và thu nợ gây tốn kém nhiều chi phí của ngânhàng

Một nguyên nhân khác khiến chi phí của các khoản cho vay KHCN cao là vì hoạtđộng cho vay KHCN ở nước ta mới được phát triển trong những năm gần đây, nhiều hìnhthức cho vay còn khá mới mẻ đối với khách hàng Do đó, các ngân hàng phải tiến hànhcác chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm để phát triển khách hàng, mở rộng thịphần, hoạt động này góp phần làm cho chi phí các khoản cho vay KHCN tăng thêm

1.3.4 Về mức độ rủi ro:

Các khoản cho vay KHCN thường là những khoản cho vay có độ rủi ro cao đốivới Ngân hàng Sở dĩ như vậy là do trong danh mục cho vay KHCN có nhiều sản phẩmcho vay không cần tài sản đảm bảo và nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là qua quỹlương hàng tháng của khách hàng Tuy nhiên, tình hình tài chính của KHCN thường thayđổi nhanh chóng theo tình trạng công việc, sức khỏe và từ môi trường kinh tế Trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lí yếu, thiếukinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ lạc hậu do đó rủi ro cao, công việckinh doanh có thể dễ dàng thất bại, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng

Ngoài ra, việc thẩm định và quyết định cho vay KHCN thường gặp nhiều khókhăn do vấn đề thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, nguồn thông tin do chính kháchhàng cung cấp rất khó xác định tính trung thực, do đó chất lượng thẩm định khách hàngkhông cao Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định cho vay của ngân hàng

Trang 12

1.3.5 Về lãi suất cho vay:

Các khoản cho vay KHCN thường có lãi suất cao hơn so với các khoản cho vayKHDN của NHTM Nguyên nhân là do chi phí của việc cho vay KHCN khá lớn, việc chovay đối với KHCN chứa đựng rủi ro cao như đã đề cập ở trên Mặt khác, KHCN thườngkém nhạy cảm với lãi suất hơn KHDN do họ vay với quy mô nhỏ nên ít khi tìm hiểuthông tin về lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng mà chỉ quan tâm đến số tiền đượcvay, thời hạn vay và số tiền phải trả theo kỳ

Các nguyên nhân trên đã dẫn đến lãi suất hoạt động cho vay KHCN thường caohơn so với cho vay KHDN Ở những nước hoạt động cho vay đối với KHCN đã pháttriển như Mỹ thì lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãi suất cho vay KHDN khoảng

3 đến 4 lần Ở Việt Nam, sự chênh lệch này vào khoảng 1,2 đến 1,5 lần

Đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dung của cá nhân và hộ gia đình,thời hạn thường là trung hạn và dài hạn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng nguồn vốn củangân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, đối với những khoản vay mua nhà, thờihạn cho vay có thể kéo hơn

1.4 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.

Các sản phẩm cho vay KHCN được thiết kế rất đa dạng và mang đặc trưng riêngcủa từng NHTM Số lượng sản phẩm và tiện ích của các sản phẩm cho vay KHCN ở mỗingân hàng là khác nhau, giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu củamình hơn Tuy nhiên, về cơ bản các sản phẩm cho vay KHCN được chia ra làm 5 loạichính như sau:

Trang 13

1.4.1 Cho vay bất động sản:

Đây là hình thức cho vay đối với KHCN nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà, hợpthức hóa nhà đất, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở Thông thường, với loại sản phẩm nàygiá trị khoản vay tuy nhỏ hơn nhiều so với cho vay KHDN nhưng cũng tương đối lớn sovới các sản phẩm còn lại trong danh mục cho vay KHCN vì vậy các ngân hàng đều yêucầu khách hàng cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay này Và trong các khoản vay phục

vụ mua nhà tài sản đảm bảo là chính ngôi nhà được mua thường xuyên chiếm một tỷ lệlớn

1.4.2 Cho vay tiêu dùng:

Đây là sản phẩm được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của KHCN Cáckhoản cho vay tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng có cơ hội được hưởng một mức sốngcao hơn bởi họ có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả chohàng hóa và dịch vụ đó Khách hàng của loại hình sản phẩm này chủ yếu là những người

có việc làm và thu nhập ổn định như công nhân viên hưởng lương KHCN vay tiêu dùng

có thể là để sử dụng cho các mục đích như mua ô tô, mua đồ dùng sinh hoạt trong giađình, chi phí cho việc đi du học… Thông thường, đối với loại hình cho vay tiêu dùng nhỏ

lẻ các ngân hàng thường cho vay mà không cần tài sản đảm bảo và thu nợ thông qua quỹlương của khách hàng vay vốn Đối với các khoản vay lớn hơn như vay mua ô tô thìngân hàng cũng yêu cầu tài sản đảm bảo là chiếc ô tô được mua, với việc cho vay để đi

du học thì ngân hàng giữ sổ tiết kiệm mà ngân hàng cho khách hàng vay hình thành nên

Ở các nước phát triển thì tín dụng tiêu dùng là loại hình tín dụng phát triển nhất và đemlại nguồn thu nhập chiếm tới hơn nửa thu nhập của ngân hàng (khoảng 50% - 60%) ỞViệt Nam, cho vay tiêu dùng mới được các ngân hàng triển khai trong mấy năm gần đây

và còn khá mới mẻ với người dân Đây cũng là cơ hội để các NHTM tiến hành đẩy mạnhhơn nữa hoạt động cho vay này

1.4.3 Cho vay sản xuất kinh doanh:

Trang 14

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi bị thiếu hụt về vốn để bổ sung vốn lưuđộng, mua sắm máy móc trang thiết bị… các KHCN thường tìm đến ngân hàng để xinvay Đặc điểm của loại hình này là số lượng khách hàng đến giao dịch lớn nhưng doanh

số giao dịch thì không cao (so với cho vay sản xuất kinh doanh của KHDN) và cũng cần

có tài sản đảm bảo

1.4.4 Cho vay nông nghiệp:

Là sản phẩm cho vay tập trung vào đối tượng là các hộ nông dân sản xuất nôngnghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Sản phẩm cho vay này ngoài mụcđích thu lợi nhuận còn có mục đích xã hội: nó góp phần làm thay đổi tập quán làm ăn củanông dân, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn nhằm nâng cao đời sống của nhândân

1.4.5 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá:

Là sản phẩm áp dụng cho các cá nhân có sổ tiết kiệm gửi tiền tại ngân hàng chưađáo hạn hoặc đang nắm giữ một lượng giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán có nhu cầu

sử dụng tiền Đây là loại hình cho vay có rủi ro thấp vì khoản vay của khách hàng đượcđảm bảo bằng chính những giấy tờ có giá hay khoản tiền gửi của khách hàng hoặc người

có liên quan tại ngân hàng

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

1.5.1 Số lượng sản phẩm cho vay KHCN.

Số lượng sản phẩm cho vay KHCN là yếu tố đầu tiên đánh giá về mức độ mở rộng

và hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng Số lượng các sản phẩm cho vay KHCN củamột NHTM càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì ngân hàng sẽ càng có cơ hội thu hútđược nhiều khách hàng đến giao dịch, qua đó mở rộng quy mô hoạt động cho vay đối vớiKHCN Trong môi trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, các ngân hàng luônchú trọng đầu tư, nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm cho vay đa dạng, với nhiềuđặc tính và tiện ích khác nhau, hướng tới những đối tượng khác nhau trong nền kinh tế

Trang 15

Đây cũng là một lợi thế cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, thỏa mãn tối đa nhu cầucủa khách hàng.

1.5.2 Sự gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ của NHTM tại thời điểm t đượcxác định như sau:

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ chung củangân hàng Tỷ trọng này càng cao càng chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của ngânhàng đó càng được chú trọng phát triển Chỉ tiêu này ở các ngân hàng hoạt động theođịnh hướng là ngân hàng bán lẻ thường cao hơn các ngân hàng hoạt động theo địnhhướng là ngân hàng bán buôn

1.5.3 Gia tăng về quy mô dư nợ cho vay KHCN.

Dư nợ cho vay KHCN là tổng lượng tiền mà một NHTM đã cho KHCN vay tínhtại một thời điểm nhất định Hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN được phản ánhthông qua sự gia tăng về quy mô dư nợ cho vay KHCN và tốc độ tăng trưởng dư nợ chovay KHCN Tức là, ta cần phải xem xét cả về số tuyệt đối và số tương đối

Sự gia tăng về quy mô dư nợ cho vay KHCN (tăng lên về số tuyệt đối) mới chỉphản ánh sự phát triển về chiều rộng của hoạt động cho vay KHCN và được xác định theocông thức sau:

Giá trị gia tăng dư nợ Tổng dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay

Tỷ trọng dư

nợ cho vay

KHCN

Tổng dư nợ cho vay

x 100%

Trang 16

Chỉ tiêu này cho ta biết dư nợ cho vay KHCN năm (t) tăng so với năm (t-1) là baonhiêu Khi chỉ tiêu này dương tức là số tiền NHTM cho KHCN vay đã tăng lên qua cácnăm

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN (tăng lên về số tương đối) được xácđịnh theo công thức sau:

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ cho vay KHCN qua các năm Khi sửdụng chỉ tiêu này để đánh giá người ta thường xem xét trên cơ sở so sánh nó với tốc độtăng trưởng dư nợ cho vay KHCN bình quân của cả hệ thống NHTM Nếu tốc độ tăngtrưởng dư nợ cho vay KHCN của một NHTM cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợcho vay KHCN của toàn hệ thống NHTM thì thực sự hoạt động cho vay KHCN củaNHTM đó đã có sự tăng trưởng Điều này cũng góp phần phản ánh hiệu quả hoạt độngcho vay KHCN của NHTM

1.5.4 Giảm tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay KHCN.

Tỷ lệ nợ xấu KHCN = Dư nợ xấu KHCN/Dư nợ cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay KHCN là chỉ tiêu chính phản ánh chất lượng tíndụng của một ngân hàng Theo Quyết Định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/04/2005 củaThống đốc NHNN Việt Nam: Nợ xấu được quy định là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5

Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

Trang 17

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại.

- Các khoản nợ được Tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá là không có khả năng thuhồi nợ gốc và lãi đến hạn, các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng thất thumột phân gốc và lãi

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3, 4 điều 6của quyết định 493

Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn

đã cơ cấu lại

- Các khoản nợ được các TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3, 4 điều 6của quyết định 493

- Các khoản nợ được các TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3, 4 điều 6

của quyết định 493

Đây là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động tíndụng.Các NHTM luôn theo dõi và kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu này nhằm cơ cấu lại nợ,tính toán và trích lập dự phòng hợp lý

1.5.5 Tăng thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN.

Trang 18

Lợi nhuận chính là mục đích cuối cùng mà mỗi ngân hàng hướng tới Thu nhập lãithuần từ hoạt động cho vay KHCN được xác định bằng cách lấy lãi thu được từ hoạt độngcho vay KHCN trừ đi lãi phải trả cho nguồn vốn dùng để cho vay KHCN Đây vừa là chỉtiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay KHCN vừa là mục tiêu của việc cho vayKHCN Khi thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN tăng lên về số tuyệt đối, sốtương đối và cả về tỷ trọng trong tổng thu nhập lãi thuần của NHTM cũng đều phản ánhđược hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của NHTM

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.

1.6.1 Nhân tố chủ quan.

Thứ nhất: Quy mô và uy tín của ngân hàng thương mại.

Quy mô của ngân hàng thương mại được đánh giá qua các chỉ tiêu như: tổngnguồn vốn (cũng chính là tổng tài sản), số vốn tự có, mạng lưới các điểm giao dịch…

Vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá năng lực củamột NHTM Vốn tự có lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính của NHTM vững mạnh Như đãnói ở phần trên, để phát triển hoạt động cho vay KHCN các NHTM phải mở rộng mạnglưới các điểm giao dịch để khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng,đồng thời nghiên cứu đưa ra nhiều loại hình sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của kháchhàng NHTM với quy mô vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết

bị hiện đại, nghiên cứu phát triển sản phẩm… từ đó tạo nên ưu thế so với các đối thủ cạnhtranh trong việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng.Các ngân hàng nhỏ với quy môvốn bé sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng vì lượng vốn ít ỏi sẽ khó cạnh tranhđươc với các ngân hàng lớn khi cho vay các khoản vay lớn

Vốn tự có của ngân hàng phải đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu trêntổng tài sản có rủi ro là 8%, vì thế khi mở rộng hoạt động kinh doanh, tài sản của ngânhàng tăng lên thì ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có đẻ đảm bảo được tỷ lệ an toànvốn tối thiểu Do đó muốn phát triển cho vay tiêu dùng cá ngân hàng phải chú trọng tớiviệc gia tăng vốn tự có của mình

Trang 19

Quy mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản): Với quy mô nguồn vốn lớn, ngân hàng

có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ đóngân hàng có thể tạo ra được danh mục các sản phẩm dịch vụ cho vay đa dạng, phongphú

Măt khác, KHCN rất đông và mỗi người lại có tâm lý khác nhau nhưng nhìnchung là liên quan đến vấn đề tài chính, họ thường sợ bị lừa đảo và tìm đến những ngânhàng lớn, có uy tín để giao dịch Vì vậy, quy mô và uy tín của NHTM là yếu tố có ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN

Thứ hai: Chính sách tín dụng của ngân hàng.

Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động cho vaynói chung và cho vay KHCN nói riêng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chovay.Có 3 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp trong chính sách tín dụng là: lãi suất cạnh tranh,phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay

Về lãi suất cạnh tranh: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhvay vốn của khách hàng đối với ngân hàng Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn

sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình Tuy các KHCN ít nhạy cảm với lãi suấthơn so với KHDN (như đã đề cập trong phần đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN ởphần trên) nhưng nếu ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay cao hơn nhiều so với các ngânhàng khác mà không có những tiện ích đặc biệt bù lại thì KHCN cũng không thể tìm đếngiao dịch với ngân hàng Chính vì vậy để thu hút khách các ngân hàng phải xác định mứclãi suất cho vay trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, phù hợpvới lợi nhuận của ngân hàng, và vẫn đảm bảo hấp dẫn được khách hàng tìm đến giaodịch

Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng mọinhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng ảnh hưởngđến quy mô hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng

Trang 20

Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đápứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản bảođảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng

Hiện nay, trong danh mục cho vay KHCN của các NHTM có rất nhiều sản phẩm

là cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, điều kiện vay vốn đơn giản Điều này làmột nhân tố giúp mở rộng hoạt động cho vay KHCN tuy nhiên cũng làm gia tăng rủi rotín dụng cho ngân hàng Chính vì vây các NHTM phải có chính sách đúng đắn về tài sảnđảm bảo để vừa mở rộng được hoạt động cho vay KHCN lại vừa hạn chế rủi ro tín dụngđến mức thấp nhất, từng bước nâng cao được hiệu quả hoạt đông cho vay KHCN

Thứ ba: Công tác tổ chức hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.

Tổ chức hoạt động cho vay KHCN của NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến kết quảhoạt động cho vay KHCN của chính ngân hàng đó Hoạt động cho vay nói chung và hoạtđộng cho vay KHCN nói riêng thường được triển khai qua nhiều khâu: Từ nghiên cứuphát triển sản phẩm, tiến hành quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hướng dẫn khách hàng hoànthiện hồ sơ, thẩm định và phân tích tín dụng để đi đến quyết định cho vay hay không, saucho vay lại tiếp tục tiến hành theo dõi và thu hồi nợ… Các ngân hàng khác nhau lại cócách tổ chức hoạt động cho vay khác nhau, có ngân hàng thành lập riêng Bộ phận hoặcPhòng khách hàng cá nhân chuyên phụ trách về cho vay đối với KHCN tạo điều kiệnthuận lợi để phát triển hoạt động này Tuy nhiên cũng có ngân hàng lại coi cho vayKHCN là một mảng của hoạt động cho vay nói chung và chưa có sự tách biệt về côngviệc dẫn đến hoạt động này chưa thực sự được chú trọng phát triển Vì vậy muốn nângcao được hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN, các NHTM cần tổ chức tốt công táccho vay, có bộ phận chuyên phụ trách mảng cho vay KHCN để tạo sự chuyên môn hóatrong công việc

Thứ tư: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Hoạt động cho vay KHCN là hoạt động phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn nênlại càng yêu cầu cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn vững vàng, tác phonglàm việc chuyên nghiệp, có đạo đức, có năng lực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá

Trang 21

tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý vàthu hồi nợ vay của ngân hàng Ngoài ra, đội ngũ nhân viên ngân hàng còn cần có thái độniềm nở, tôn trọng và lắng nghe khi tiếp xúc với khách hàng sẽ khiến khách hàng có thiệncảm và thích tới giao dịch với ngân hàng hơn, qua đó giúp ngân hàng có thể nâng caođược chất lượng dịch vụ và quảng bá được hình ảnh của ngân hàng trong hoạt động chovay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.

Để có được đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao các NHTM cần chú trọng côngtác tuyển dụng ban đầu Trong quá trình làm việc tiến hành đào tạo một cách bài bản,thường xuyên để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Đồng thời cần có nhữngchính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân những cán bộ ưu tú cũng như tâm huyết với côngviệc, duy trì khả năng làm việc lâu dài của họ tại ngân hàng

Thứ năm: Trình độ khoa học kĩ thuật và công nghê thông tin của ngân hàng.

Công nghệ của ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tinđược dùng trong ngân hàng Với công nghệ hiện đại như máy tính, ATM, hệ thốngchương trình quản lí ngân hàng lõi giúp cho các NHTM đơn giản hoá thủ tục, rút ngắnthời gian giao dịch, bảo mật thông tin cho khách hàng tốt hơn, nhờ vậy ngân hàng có thểphục vụ tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất các nhu cầu của khách hàng Qua đó tạo sựhài lòng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và nhờ vậy mà thu hút nhiềukhách hàng đến giao dịch với ngân hàng, làm tăng doanh số cho vay nói chung và chovay KHCN nói riêng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng

Thứ sáu: Hoạt động marketing.

Hoạt đông marketing nhằm giới thiệu, quảng bá và xây dựng hình ảnh ngân hàngcũng như danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung cấp với những tiện ích đặc biệt nhằmthu hút khách hàng đến với ngân hàng KHCN thường ít (thậm chí là không) tự tìm hiểuthông tin về ngân hàng Chính vì vậy, Ngân hàng nào càng chú trọng đầu tư cho hoạtđộng marketing thì càng nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của ngân hàng và tìm đếngiao dịch, qua đó góp phần mở rộng quy mô hoạt động của mình, tìm kiếm và phát triểntrên những thị trường mới

Trang 22

Tuy nhiên, nếu không cân nhắc mức chi cho hợp lý mà tiến hành chi quá nhiềucho hoạt động này cũng làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút bởi thu nhập tănglên do mở rộng cho vay KHCN không bù đắp nổi chi phí cho hoạt động marketing.

1.6.2 Nhân tố khách quan.

Thứ nhất: Môi trường kinh tế.

Môi tường kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong nó,

và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng không nằm ngoại lệ Thậm chí hoạt độngnày của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng nền kinh tế Tác động củamôi trường kinh tế đối với hoạt động cho vay KHCN của NHTM là tác động thuận chiều,khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động cho vay KHCN cũng được mở rộng, còn hoạtđộng cho vay KHCN sẽ bị thu hẹp khi nền kinh tế đi váo suy thoái hoặc trong giai đoạnkhó khăn

Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh, thu nhập của người dân tăng cao và ổnđịnh, mức sống được cải thiện vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanhtăng, hoạt động của các NHTM cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầuvay tiền của KHCN gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng cạnh tranh giữa các NHTM

Khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu tiêudùng của người dân cũng giảm sút do sự lo ngại về triển vọng thu nhập giảm sút củangười dân trong tương lai, do đó ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay KHCN, cácNHTM khó có thể tiến hành mở rộng hoạt động trong giai đoạn này

Hai yếu tố lạm phát và lãi suất là hai nhân tố tác động trực tiếp đến việc mở rộngcho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng Bởi khi lãi suất tăng cao tức chi phí củaviệc vay vốn trở nên đắt hơn, các khách hàng sẽ cân nhắc việc vay vốn của ngân hàng vàlàm cho hoạt động cho vay KHCN bị ảnh hưởng tiêu cực.Khi nền kinh tế có mức lạmphát cao hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, chi phí sinh hoạt tiêu dùng cao hơn, thu nhập thực

Trang 23

tế của dân cư giảm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng

bị thu hẹp, tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay KHCN

Thứ hai: môi trường văn hóa xã hội.

Môi trường văn hóa xã hội cũng là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới việc

mở rộng cho vay KHCN của câc NHTM Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội như thóiquen tiêu dùng, phong tục tập quán của từng vùng miền đều có thể tác động tới hoạt độngcho vay KHCN Nếu như trình độ dân trí còn chưa cao, người dân chưa hiểu hêt về cáctiện ích của sản phẩm cho vay KHCN, hơn nữa họ có tâm lý ăn chắc mặc bền, sợ phảimang gánh nặng nợ nần thì họ rất khó có thể đưa ra quyết định đến vay vốn của ngânhàng để tiêu dùng mà thường lo tiết kiệm đến khi có đủ tiền thì mới tiêu dùng Đây sẽ làmột trở ngại cho hoạt động cho vay KHCN Ngược lại, tại những nơi mà dân trí phát triểnhơn, họ sẽ có cái nhìn khác về nguồn vốn đi vay, người dân có suy nghĩ thoáng và luônmuốn được hưởng thụ một cách tốt nhất các dịch vụ thì họ có thể sẵn sàng đến ngân hàngxin vay vốn để phục vụ cho nhu cầu của mình rồi sau đó làm việc trả nợ Ở những nơinhư vậy hoạt động cho vay KHCN của các ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển Thôngthường ở thành thị nhu cầu tiêu dùng thường cao hơn khu vực nông thôn do đó mà nhucầu vay tiêu dùng cũng lớn hơn.Mỹ là quốc gia có thị trường tiêu dùng lớn, phần lớn dân

cư Mỹ đã sử dụng vốn vay NHTM để tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của mình Chính vìvậy mà thị trường cho vay KHCN của Mỹ được đánh giá là lớn nhất thế giới và có tốc độtăn trưởng cao hằng năm Tại Việt Nam, hai thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh (TPHCM) là hai thị trường tiêu dùng lớn và là hai thị trường cho vay KHCN lớncủa cả nước Tuy vậy quy mô thị trường và tốc độ phát triển hoạt động cho vay KHCNtại TPHCM cũng lớn hơn nhiều so với thị trường Hà Nội, điều này phần lớn là do tậpquán và thói quen sử dụng vốn vay NHTM trong tiêu dùng của hai khu vực là khác nhau

Thứ ba: Môi trường pháp lý.

Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động cho vay KHCN nóiriêng chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các quy định, văn bản pháp luật có liên quan như

Trang 24

luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, các quy định về thực hiện giao dịchđảm bảo về quản lý tái sản, về đăng kí cầm cố thế chấp… Các đối tượng khách hàngnằm trong chiến lược mở rộng cho vay của ngân hàng cần được thừa nhận về mặt pháp

lý Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư sản xuất và tiêu dùngcòn ngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay

Trong môi trường pháp lý chặt chẽ, động bộ, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp củacác bên tham gia, hoạt động cho vay KHCN cũng mạnh dạn và dễ dàng hơn.Ngược lạitrong môi trường pháp lý không rõ rang, chặt chẽ và đồng bộ, quyền lợi của người đi vay

và người cho vay không được bảo vệ thảo đáng Hơn nữa, việc thực thi pháp luật khôngnghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những thiệt hại về quyền lợi chongân hàng hoặc khách hàng Điều này sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động ngân hàngnói chung và cho vay KHCN nói riêng

Ở Việt Nam hiện nay, một số các quy định liên quan đến hoạt động cho vay, đặcbiệt là các quy định liên quan đến việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảmbảo tuy đã có nhiều thay đổi tích cực song vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế

và đã gây khó khắn đối với hoạt động cho vay.Luật đất đai năm 2007 quy định chỉ cónhững bất động sản có đầy đủ giấy tờ, chủ quyền hợp pháp mới có thể được giao dịch,thế chap Tuy vậy, thực tế là việc cấp những giấy tờ này ở nhiều địa phương khu vực tiến

độ còn rất chậm, việc thực hiện các thủ tục như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảovẫn còn kéo dài và chưa được thống nhất thực sự đã gây nhiều khó khăn cho các NHTMtrong việc triển khai hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của NHTM trong mọi thời kỳ đều ảnh hưởng lớn đến nền kinh

tế, văn hóa xã hội Chính vì vậy Chính phủ, NHNN luôn có những chính sách quản lýchặt chẽ hoạt động này Hoạt động cho vay KHCN góp phần nâng cao mức sống của dân

cư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung.NHTM, Chính phủ, NHNN có thể khuyến khích hoạt động cho vay KHCN phát triểnbằng các chính sách tác động đến người tiêu dùng, thúc đẩy họ tiêu dùng hàng hóa và

Trang 25

dịch vụ nhiều hơn Dù là trực tiếp hay gián tiếp các chính sách của Chính phủ, NHNN cóthể thúc đẩy hoặc kìm hãm sư phát triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM.

Thứ tư: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.

Cho vay KHCN là một mảng lớn trong dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng Hiệnnay, hòa chung trong xu thế của thế giới, các NHTM của Việt Nam cũng đang đẩy mạnhhoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng khiến cho

sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở lên gay gắt hơn

Cạnh tranh một mặt giúp mở rộng thị trường cho vay, thúc đẩy các ngân hàng phảikhông ngừng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới mang nhiều tiện ích để có thểhút khách hàng đến với mình Đồng thời cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng phải ứngdụng công nghệ tiên tiến, tuyển dụng nhân sự có năng lực, cải tiến quy trình nghiệp vụ đểkhách hàng dễ giao dịch với ngân hàng hơn

Tuy vậy xét trên khía cạnh khác, cạnh tranh làm cho thị trường cho vay KHCN bịchia nhỏ cho nhiều ngân hàng dẫn đến khó khăn cho việc mở rộng cho vay KHCN ở mỗiNHTM Ngoài sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM hoạt động cho vay KHCN còn bịcạnh tranh bởi các công ty tài chính, công ty tín dụng và thậm chí là cả những đơn vị kinhdoanh hàng hóa tiêu dùng như các siêu thị, các đơn vị kinh doanh đồ gia dụng, công tysản xuất và kinh doanh xe hơi, các công ty kinh doanh bất động sản thông qua cácchương trình hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng

Thứ năm: Các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn.

Đây là yếu tố quyết định đến việc cho vay của NHTM Các NHTM quyết định chovay hay không chủ yếu phụ thuộc vào từng đặc điểm của khách hàng vay vốn Khi thẩmđịnh và xét duyệt cho vay các NHTM thường xem xét đến các yếu tố sau từ mỗi kháchhàng:

Trang 26

Nhu cầu vay vốn của khách hàng: NHTM chỉ có thể xem xét cho vay đối vớinhững khách hàng có nhu cầu và mục đích vay vốn phù hợp với chính sách của mình.

Uy tín: là ý thức và trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay Vì không

có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín nên NHTM sẽ quyếtđịnh một cách chủ quan liệu người vay có khả năng hoàn trả nợ vay hay không NHTM

sẽ kiểm tra những khoản nợ của người vay trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, vàtrình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của ngươi vay Các vấn đề khác củangười vay cũng sẽ được NHTM xem xét cụ thể

Năng lực: nói đến khả năng người đi vay có tiền để thanh toán cho cá khoản vayhay không Vì đây là nguồn cơ bản để người vay trả các khoản vay, NHTM muốn biếtchính xác kế hoạch trả nợ của người vay trong tương lai NHTM sẽ xem xét luồn tiềntrong kinh doanh, thời gian chi trả, khả năng chi trả thành công khoản vay

Vốn: là tiền của người vay đã đầu tư và chỉ tiêu này cho biết người vay sẽ thua lỗbao nhiêu khi công việc kinh doanh không thành công NHTM muốn người vay thế chấptài sản và chịu trách nhiệm về rủi ro tài chính khi hỏi vay vốn ngân hàng NHTM sẽ xemxét chỉ số nợ của người vay để biết được tổng nợ trên tổng đầu tư của khách hàng

Thế chấp: hay sự bão lãnh của bên thứ ba là một hình thức khác để người vay cóthể đảm bảo với NHTM Nếu lượng tiền người đi vay không đủ trả nợ, NHTM sẽ thu hồi

và thanh lý tài sản thế chấp Hợp đồng cho vay nên xác định cẩn thận danh mục những tàisản được coi là khoản thế chấp Trong một số trường họp NHTM có thể yêu cầu bên bảolãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán khoản vay nêu người vay không cókhả năng trả nợ

Điều kiện khác: liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, từng quốcgia Ngân hàng sẽ xem xét và đánh giá xem thu nhập của người vay có bị tác động nhiều

từ nền kinh tế không Những khách hàng có thu nhập ổn định không bị ảnh hưởng nhiềucủa nền kinh tế thì thông thường sẽ được các NHTM ưu ái hơn

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BẮC Á- CHI NHÁNH THÁI HÀ.

2.1 Tổng quan về ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà.

Á đang không ngừng mở rộng quy mô nguồn vốn và tài sản, phạm vi hoạt động cũng nhưcác loại hình sản phẩm dịch vụ Với số vốn điều lệ ban đầu là 155 tỷ đồng, hiện nay con

số này đã tăng lên mức 3.000 tỷ VNĐ vào trung tuần tháng 6/2010 Đây là một trong sốnhững NHTM cổ phần có hoạt động kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là có doanh số hoạtđộng kinh doanh lớn nhất khu vực miền Trung, Việt Nam Mạng lưới hoạt động của Bắc

Á mở rộng ra các tỉnh, thành phố, khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước (Nghệ An,Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ)

Ngân hàng TMCP Bắc Á là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễnthông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàngViệt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam, và là một trong 10 ngân hàngđược chọn tham gia vào hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng

Ngoài các dịch vụ chính của một ngân hàng thương mại như huy động vốn, chovay, cung cấp các dịch vụ thanh toán… Ngân hàng TMCP Bắc Á còn tham gia các hoạtđộng kinh doanh du lịch và khách sạn

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà.

Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thái Hà được thành lập năm 1996 với tưcách là chi nhánh cấp hai dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi nhánh Hà Nội Đến9/1/12006, NHNN và Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Bắc Á đã ký quyết

Trang 28

định nâng cấp lên thành chi nhánh cấp một theo giấy phép kinh doanh số 0113014556.Quá trình từ khi thành lập và không ngừng phát triển, hiện nay NASB chi nhánh Thái Hà

là một trong những chi nhánh cấp 1 quan trọng của hệ thống NASB Chi nhánh có trụ sởtại toà nhà 80 - Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội, có mạng lướicác phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn đông dân cư như: Thái Hà, KhâmThiên Gần đây nhất vào 12/03/2008 là việc thành lập phòng giao dịch Khâm Thiên

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà.

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thái Hà được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 29

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà

Hiện nay Chi nhánh Thái Hà có 3 phòng GD trực thuộc :

 PGD Thái Hà_61 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

 PGD Khâm Thiên_203 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

 PGD Trần Điền_30A Trần Điền, Hoàng Mai, Hà Nội

2.1.3.2 Chức năng các phòng ban:

+) Ban giám đốc:

Ban giám đốc gồm có ba người trong đó có giám đốc và hai phó giám đốc Bangiám đốc thực hiện quản lý tất cả các phòng ban trong ngân hàng, là người giám sát vàđưa ra những quyết định quan trọng trong hoạt động của chi nhánh Thái Hà

+) Phòng tín dụng:

Phòng tín dụng thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, cho thuê…là nhữnghoạt động kinh doanh chính của ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũngnhư sự tồn tại và phát triển cùa ngân hàng.Phòng tín dụng không chỉ có trách nhiệm phântích thẩm định tốt các món vay mà còn phải có trách nhiệm kiểm soát và thu hồi nợ cácmón vay đó sau khi giải ngân và chịu trách nhiệm về món vay mà mình đã trực tiếp tiếnhành phân tích, thẩm định theo quy định của NASB và luật ngân hàng Hiện nay, ngânhàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình cho vay như: chovay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay du học, cho vay trả góp…Ngoài ra, chi nhánh

Trang 30

còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng, hoạt động này đang dần đem lai nguồnthu lớn, ổn định cho ngân hàng.

+) Phòng kế toán ngân quỹ:

Nhiệm vụ của phòng thực hiện các dịch vụ nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiếtkiệm bằng nội tệ, ngoại tế Mở tài khoản và cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng, thực hiệngiải ngân đối với các khoản tiền vay, thu lãi theo định kỳ…

Sau mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm phòng phải cân đối vốn của chinhánh, hoàn thành các chứng từ, sổ sách và sắp xếp lưu trữ Phòng không chỉ thực hiệnquản lý cân đối vốn theo cơ cấu của ngân hàng Bắc Á đề ra mà còn tham mưu đề xuất cácgiải pháp, chính sách phát triển nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn

+) Phòng hành chính nhân sự:

Phòng có chức năng quản lý văn thư hành chính, tài liệu, báo cáo, các công tácliên quan đến nhân sự, đời sống của cán bộ nhân viên

+) Phòng thanh toán quốc tế

Phòng thanh toán quốc tế thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ thanh toánquốc tế khách hàng: phát hành L/C, ủy nhiệm chi, thực hiên chuyển tiền quốc tế…Mặc

dù ra đời sau so với các phòng khác trong chi nhánh, phòng thanh toán quốc tế vẫn khẳngđịnh được vị trí quan trọng của mình: phục vụ một lượng khách hàng lớn, đem về chongân hàng thu nhập đáng kể và đồng thời đạt được sự tin tưởng của khách hàng

Ngoài ra các bộ phận, phòng ban thực hiện và chấp hành tốt các quy định của ngânhàng đề ra; phối hợp hỗ trợ nhau để cùng nhau hoạt động và phát triển từ đó phục vụkhách hàng một cách tốt nhất Chi nhánh tạo ra và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàngcho khách hàng đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng để tạo ra sự hài lòng

và vừa ý cho khách hàng

Mục tiêu định hướng: Việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu của Bắc Á đikèm với chiến lược thay đổi về chất lượng dịch vụ, và hướng đi của Ngân hàng Do

Trang 31

đó,đối với các khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh sẽ chú trọng định hướng tư vấn đầu

tư vào các lĩnh vực có mục tiêu cải thiện chất lượng sống và phát triển bền vững nhưnông lâm nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục…Đây là những lĩnh vực tạo ra giá trịcốt lõi và bền vững Chất lượng dịch vụ sẽ được chú trọng đầu tư và luôn cố gắng đưa racác giải pháp tối ưu nhằm đem lại giá trị gia tăng tối đa cho khách hàng

Hiện nay, Bắc Á Bank được biết đến là một ngân hàng chuyên biệt phục vụ, tưvấn, cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trongnông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho nông nghiệp nông thôn Trong chiếnlược phát triển từ năm 2015 đến năm 2020, Bắc Á Bank đặt mục tiêu đưa thế hệ các nhàđầu tư lên tầm cao mới, hòa nhập với quốc tế, nhằm thức dậy tài nguyên và trí tuệ ViệtNam, hướng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân

2.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà.

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn.

Trang 32

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thái Hà 2009- 2011 Error:

Reference source not found

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Bắc Á – chi nhánh Thái Hà 2009- 2011)

Do chú trọng công tác tạo vốn, coi việc tạo vốn là nền tảng cho mọi hoạt động nêntrong những năm qua, nguồn vốn huy động được của ngân hàng tăng khá tốt qua cácnăm.Từ năm 2009 đến năm 2011 NASB chi nhánh Thái Hà cho thấy tình hình huy độngvốn và cho vay của chi nhánh cũng được tăng lên qua các năm Đó là kết quả của việcchú trọng các hoạt động huy động vốn bằng cách triển khai áp dụng đa dạng các sảnphẩm huy động như: có các sản phẩm huy động tiết kiệm cả về nội tệ, ngoại tệ và vàng;tiết kiệm có dự thưởng, lãi suất bậc thang, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiền gửi thanhtoán có kỳ hạn… Hoạt động marketing trong công tác huy động vốn được thúc đẩyhướng tới cả khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân

Trang 33

Tỷ trọng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Bắc Á – chi nhánh Thái Hà 2009- 2011)

Qua bảng trên cho ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh Thái Hà đã tăng nhiều

từ 552,381 tỷ đồng năm 2009 lên 654,151 tỷ đồng năm 2011 và đặc biệt là mức 702,587

tỷ đồng trong năm 2010

- Theo đối tượng cho vay: cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao

trong tổng mức cho vay của chi nhánh và tăng đều qua các năm Trong năm 2009, doanh

số cho vay từ cá nhân hộ gia đình là 405,440 tỷ đồng chiếm 73,4% trong tổng doanh số, sang năm 2010 là 516,5 tỷ đồng, chiếm 73,51% trong tổng doanh số Bước sang năm

2011, mức cho vay cá nhân là 550,285 tỷ đồng, chiếm 84,13% trong tổng doanh số Doanh số cho vay cá nhân có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2010 tăng 27,39% so với

2009, năm 2011 tăng nhẹ 6,54% so với 2010

Trang 34

Năm 2009 đạt 146,941 tỷ đồng, năm 2010 là 186,087 tỷ đồng, tăng 26,64% so với 2009 Tuy nhiên đên năm 2011 giảm xuống chỉ còn 103, 866 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 44,18% so với 2010.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011 theo loại tiền cho vay

Tỷ trọng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Bắc Á – chi nhánh Thái Hà 2009- 2011)

Từ bảng trên ta thấy hoạt động cho vay bằng nội tệ chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng

doanh số và có sự tăng trưởng ổn định đều qua các năm, năm 2009 là 380,149 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,82% trong tổng doanh số cho vay Đến năm 2010 tăng lên 538,884 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 76,7% so với 2009 và chiếm tỷ trọng 76,7% trong tổng doanh số Đến năm 2011 đã tăng lên 578,924 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,43% so với 2010 Cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm qua các năm: năm 2009 là 173,232 tỷ đồng chiếm tỷtrọng 31,18% tổng doanh số, năm 2010 là 163,703 tỷ đồng chiếm 23,3% trong tổng doanh số, đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 75,227 tỷ đồng, chỉ chiếm 11,5% trong tổng doanh số

Trang 35

Dư nợ cho vay của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà qua các năm 2009-2011

ổn định và có sự tăng nhẹ.Tỷ lệ dư nợ cho vay/ nguồn vốn huy động tại chi nhánh Thái

Hà ở mức tương đối cao, điều này cho thấy chi nhánh Thái Hà đã thực hiện khá hiệu quả hoạt động cho vay

2.1.4.3 Một số hoạt động kinh doanh khác

Ngoài các hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, chi nhánh cũng đã triển khai các hoạt động kinh doanh ngoại hối, các dich vụ thanh toán quốc tê, nhờ thu L/C, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thu hộ … Các dịch vụ này ngày càng phát triển mạnh mẽ và đem lại sự hài lòng cho khách hàng Đồng thời các dịch vụ này vừa giúp đa dạng hóa hoạt động của chi nhánh, mặt khác vừa đem lại cho chi nhánh nguồn thu nhập đáng kể

Bảng 2.4: Thu từ hoạt động dịch vu tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Bắc Á – chi nhánh Thái Hà 2009- 2011)

Hiện tại, tại Chi nhánh mới chỉ phát triển các nghiệp vụ truyền thống như chuyểntiền trong nước, quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và chiết khấu Còn lại các loại

Trang 36

hình dịch vụ khác như đại lý uỷ thác, quản lý hộ tài chính, đồng tài trợ hầu như khôngphát sinh Trong đó:

- V ề bảo lãnh: thu phí từ hoạt động bảo lãnh qua các năm 2009, là 117,2 triệu

đồng, năm 2010 là 163 triệu đồng, năm 2011 là 182,6 triệu đồng Hoạt động thu phí bảolãnh chủ yếu là từ một số khách hàng doanh nghiệp lớn của chi nhánh

- Về Thanh toán trong nước và quốc tế: Đây là hoạt động dịch vụ mang lại doanh

thu cao nhất trong tổng thu từ dịch vụ Dịch vụ này đạt 698,3 triệu đồng năm 2009, năm

2010 là 752,8 triệu đồng, tăng 7,8% so với 2010.Năm 2011 đạt 824,2 triệu đồng, tăng9,48% so với 2010 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, và antoàn Không để phát sinh rủi ro làm ảnh hưởng đến an toàn về tài sản của khách hàng vàNgân hàng

- Về kinh doanh ngoại tệ: Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2010 là

124,5 triệu đồng, tăng 37,33% so với 2009 Năm 2011 đạt 165,6 triệu đồng, tăng 33,17%

so với 2010 Trong cơ cấu doanh thu từ các hoạt động khác thì thu từ hoạt động kinhdoanh ngoại tệ còn khá khiêm tốn và chiếm một tỷ lệ tương đối thấp

- Về các dịch vụ khác: Các hoạt động khác có thể kể đến như tư vấn đầu tư, chiết

khấu, ngân quỹ, bảo hiểm, tài trợ thương mại… đã có những bước phát triển, góp phầntăng thu dịch vụ Năm 2009 thu từ dịch vụ khác là 455,6 triệu đồng, năm 2010 là 496,8triệu đồng, năm 2011 đạt 639,5 triệu đồng

Trang 37

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà.

2.2.1 Chính sách cho vay dành cho khách hàng cá nhân:

Chính sách cho vay KHCN của ngân hàng Bắc Á thường có sự thay đổi phù hợpvới các điều kiện kinh tế xã hội để đảm bảo hoạt động cho vay được phát triển an toàn vàbền vững Một vài nội dung của chính sách được thể hiện qua các điều kiện sau:

2.2.1.1 Đối tượng.

Ngân hàng Bắc Á xem xét cho vay đối với các cá nhân đảm bảo điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự

theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: đối với những nhu cầu sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ phải trong phạm vi ngành nghề được phép theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, giấy phép hành nghề (nếu có) của khách hàng và phục vụ nhu cầu đời sống hợppháp của khách hàng

- Khách hàng có nợ vay/ tổng tài sản < 70%

- Thu nhập còn lại đủ mức chi tiêu tối thiểu tại địa bàn sinh sống.

- Khách hàng có hoạt động kinh doanh không bị lỗ trong 2 năm liên tiếp.

- Các khách hàng chưa phát sinh nợ từ nhóm 3 trở lên tại ngân hàng Bắc Á hoặc tại

các TCTD khác

- Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có thời gian hoạt động ngành

nghề hiện hữu và liên tục trên 1 năm

- Có lịch sử tín dụng, lịch sử bản than, quan hệ xã hội rõ ràng, tốt, không phải là đối

tượng có tiền án, tiền sự

2.2.1.2 Ngành nghề.

Ngân hàng Bắc Á không cho vay đối với những nhu cầu vay vốn sau:

Trang 38

- Cho vay để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà phápluật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Cho vay để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm

- Cho vay để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm

- Vay để đảo nợ

2.2.1.3 Tài sản đảm bảo:

Các tài sản được ngân hàng Bắc Á chấp nhận làm TSĐB cho khoản vay gồm:

- Nhà ở, đất thổ cư, căn hộ chung cư có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.

- Sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi, các chứng có giá khác được ngân hàng Bắc Á chấpthuận

- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thông dụng phổ biến trên thị trường,hàng hóa là vật liệu dễ bảo quản, dễ xác định số lượng và giá trị

- Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, cácgiấy tờ có giá khác

Những tài sản mà ngân hàng Bắc Á không chấp nhận cầm cố thế chấp:

- Các chứng khoán có rủi ro cao, tính thanh khoản thấp, không nằm trong danhmục ngân hàng Bắc Á nhận thế chấp

2.2.1.4 Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay đối với KHCN thường cao hơn lãi suất cho vay KHDN Thôngthường lãi suất cho vay KHCN tại ngân hàng Bắc Á cao hơn khoảng 1,2 lần lãi suất cho

Trang 39

vay KHDN ở những món vay tương tự về thời hạn, mức vay.Lãi suất cho vay KHCN tạingân hàng Bắc Á có sự khác nhau giữa cá khoản vay một cách linh hoạt:

- Thời hạn vay: thời hạn càng dài, lãi suất càng cao

- Số tiền vay: Số tiền càng lớn, lãi suất càng thấp

- Mục đích vay: các khoản vay sử dụng cho mục đích tiêu dùng thường có lãisuất cao hơn các khoản vay phục vụ san xuất kinh doanh

- Tài sản đảm bảo: các tài sản đảm bảo là bất động sản thường có lãi suất thấphơn các khoản vay được đảm bảo bằng các tài sản khác như: máy móc thiết bị, chứngkhoán…

2.2.2 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà.

2.2.2.1 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh:

Là sản phẩm tín dụng dành cho KHCN nhằm hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng

bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua mày móc, trang thiết bị, phươngtiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng…

Đặc tính sản phẩm:

- Đối tượng cho vay: Khách hàng là chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ giađình có nhu cầu vay vốn

- Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ cũng như tài sản đảm bảo của

khách hàng nhưng không qua 10 tỷ đồng đối với KHCN có đăng kí kinh doanh và khôngquá 1 tỷ đồng đối với KHCN không có đăng kí kinh doanh

- Loại tiền cho vay : VND

- Thời hạn cho vay: Tùy theo nhu cầu của khách hàng, có thể là ngắn, trung hoặc

dài hạn

- Lãi suất cho vay: Theo lãi suất quy định hiện hành của ngân hàng Bắc Á.

Trang 40

- Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ hoặc định kỳ hàng tháng

tùy theo thời hạn vay và khả năng trả nợ của khách hàng

- Phí cho vay: Có 4 loại phí là phí quản lí khoản vay, phí điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,

phí gia hạn tín dụng, phí trả nợ trước hạn được tính theo biểu phí rõ ràng theo tỷ lệ %nhưng tối thiểu là 50 000đ và tối đa là 300 000đ với từng loại phí cụ thể

- Tài sản đảm bảo: có thể là máy móc, nhà xưởng, quyền sử dụng đất, bất động

sản…

2.2.2.2 Cho vay mua nhà:

Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua nhà theo ý muốn.Đặc tính sản phẩm:

- Thời hạn cho vay: Lên đến 120 tháng.

- Loại tiền vay: VND.

- Mức cho vay: tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Lãi suất: theo lãi suất quy định hiện hành của ngân hàng Bắc Á.

- Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắnhạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng ( nếu vay trung dài hạn)

2.2.2.3 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà:

Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng sửa chữa, trangtrí nội thất căn nhà theo ý thích

Đặc tính sản phẩm:

- Thời hạn cho vay: lên đến 84 tháng.

- Loại tiền vay: VND.

- Mức cho vay: Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Lãi suất: theo lãi suất quy định hiện hành của ngân hàng Bắc Á.

Ngày đăng: 03/05/2015, 13:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w