Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ như: bảo lãnh, tài trợ, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, thẻ ATM, … Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn viết tắt là NHNo&
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
-BÁO CÁO THỰC TẬP 1 BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN THỰC
TẬP NGHỀ NGHIỆP.
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thị Xã Bến Cát
SVTH: Vũ Thị Thanh Thảo
Lớp: D12KT03
Mã số sinh viên: 1220620182 Thời gian từ 1/12 đến 14/12
BÌNH DƯƠNG, Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt các thầy cô khoa Kinh tế đã truyền đạt cho
em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Hùng, người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh Bến Cát đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Ngân hàng và tiếp cận thực tế nghề nghiệp
Em xin cảm ơn các cô, chú và anh chị phòng Kế toán đã hướng dẫn và giúp
đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập ở đây Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho chị Trần Nguyễn Thụy Quốc Khánh- Trưởng phòng kế toán
đã hết lòng quan tâm và giúp đỡ em rất nhiều
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức cũng như khả năng phân tích còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi sai sót hoặc phân tích chưa sâu Rất mong quý thầy cô và cô, chú, anh, chị ở Ngân hàng góp ý để em có thể học hỏi, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân và có hướng khắc phục, tiếp tục tìm tòi nghiên cứu trong thời gian tới
Bình Dương, ngày.….tháng… năm……
Trang 3PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên :
Lớp Khóa Khoa : Trường
Đại học Thủ Dầu Một
Trong thời gian từ ngày tháng năm… đến ngày tháng năm Tại : Địa chỉ : Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau :
1 Về ý thức tổ chức kỷ luật :
2 Về tinh thần thái độ học tập :
3 Về quan hệ, lối sống :
4 Các nhận xét khác :
Ngày………tháng……năm………
Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1 Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập
………
2 Nội dung báo cáo 2.1 Kết quả đợt thực tập
2.2.Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập:
2.3 Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập:
3 Điểm đạt: Điểm số Điểm chữ:
…………, ngày….tháng….năm……
Giảng viên hướng dẫn
( Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5Mục lục
CHƯƠNG 1CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( NHNo&PTNT) chi nhánh Bến Cát 7
1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 7
1.2.1 Ban Giám Đốc gồm 3 thành viên: 8
Phòng kinh doanh 8
Phòng kế toán - ngân quỹ 8
Phòng giao dịch Lai Uyên 8
1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán 9
- Bộ phận giao dịch viên 9
- Bộ phận chuyển tiền 9
- Bộ phận ATM 9
- Bộ phận cho vay,thu nợ,thu lãi 9
- Bộ phận thu phạt,thu thuế 9
- Bộ phận kế toán chi tiêu 10
CHƯƠNG 2QUY TRÌNH LƯU TRỮ CHỨNG TỪ 11
2.1 Khái niệm quy trình lưu trữ chứng từ 11
2.1.1 Việc lập chứng từ kế toán ngân hàng phải đảm bảo các quy định có 11
2.1.2 tính nguyên tắc sau: 11
CHƯƠNG 3NHẬN XÉT – KẾT LUẬN 18
3.1 Nhận xét về môi trường kinh doanh: 18
3.2 Những ưu điểm: 19
3.3 Những hạn chế, tồn tại 19
3.4 Kết luận 20
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đã
có những bước đột phá ấn tượng trong những năm gần đây Trong đó không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam Đóng vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng đã phát huy rất tốt vai trò của mình, thực sự là “bà đỡ” của nền kinh tế Cho dù hiện nay, khi thị trường chứng khoán đã hình thành ở
nước ta, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn là nguồn điều chuyển vốn chính được tín nhiệm trên thị trường tài chính Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ như: bảo lãnh, tài trợ, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, thẻ ATM, …
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (viết tắt là NHNo&PTNT)
Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Bình Dương nói riêng, mà
cụ thể ở đây là Chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Bến Cát trong những năm qua đã
có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, góp phần xây dựng địa phương, nâng cao đời sống nhân dân
Báo cáo thực tập của em gồm có 3 phần:
Phần I: Cơ cấu tổ chức của Đơn vị ngân hàng
Phần II: quy trình lưu chuyển chứng từ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bến Cát
Phần III: Nhận xét và kết luận
Hoàn thành báo cáo này, em xin gửi lời cám ơn đến Thầy Nguyễn Thanh Hùng và cán
bộ kế toán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bến Cát đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu
Trang 7
Chương 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( NHNo&PTNT) chi nhánh Bến Cát
Tiền thân của NHNo&PTNT huyện Bến Cát chính là ngân hàng Nhà nước huyện Bến Cát, trực thuộc ngân hàng Nhà nước tỉnh Sông Bé, hoạt động theo cơ chế bao cấp Từ năm 1988, cùng với sự hình thành ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng Nhà nước huyện Bến Cát chuyển thành Ngân Hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Bến Cát, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sau đó được đổi thành ngân hàng nông nghiệp huyện Bến Cát Ngày 19/6/1998, theo quyết định số 340/QĐ-NHNo-02 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp huyện Bến Cát chính thức đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Bến Cát, đây là chi nhánh cấp 3, trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Dương NHNo&PTNT huyện Bến Cát hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân Hoạt động chủ yếu của NH là huy động vốn và cho vay mọi thành phần kinh tế Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp thêm một số hoạt động dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền
Tính đến thời điểm 31/12/2012 thì NHNo&PTNT huyện Bến Cát gồm có
33 cán bộ công nhân viên, luôn làm việc với phương châm ”mang phồn thịnh đến
khách hàng”, Ngân hàng đã không ngừng phấn đấu xây dựng một đội ngũ cán bộ
vừa giỏi chuyên môn vừa nhiệt tình, tận tâm với khách hàng, luôn xem sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu, động lực phấn đấu Chính vì vậy liên tục trong nhiều năm qua ngân hàng đã có những bước tiến bộ đáng kể, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng
1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí:
1
Trang 8PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG GIAO DỊCH LAI UYÊN
PHÒNG KINH DOANH
GIÁM ĐỐC
1.2.1 Ban Giám Đốc gồm 3 thành viên:
- Giám Đốc: là người phụ trách chung mọi công việc của đơn vị, đồng thời trực tiếp quản lí, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của phòng kinh doanh
- 01 Phó Giám Đốc phụ trách quản lí, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của phòng kế toán ngân quỹ, quản lí công tác hành chính của cơ quan
- 01 Phó Giám Đốc phụ trách quản lí, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của phòng giao dịch Lai Uyên( đồng thời là Giám Đốc phòng giao dịch)
Phòng kinh doanh: Gồm 9 thành viên, trong đó có 01 trưởng phòng Nhiệm vụ phòng là thẩm định và thực hiện các khoản vay với khách hàng, kiểm tra quá trình
sử dụng các món vay vốn có mục đích đúng không, thanh lý, tất toán hợp đồng khi đến hạn
Phòng kế toán - ngân quỹ: Gồm 16 thành viên, trong đó có 01 trưởng phòng kế toán và 01 phó phòng kế toán Nhiệm vụ của bộ phận kế toán là thực hiện các quá trình thanh toán trong ngày Bộ phận ngân quỹ có chức năng bảo quản tiền, tổ chức tốt việc xuất nhập tiền nhanh chóng, kịp thời
Phòng giao dịch Lai Uyên: Thực hiện các nghiệp vụ tương tự như ở chi nhánh.
Địa bàn quản lý 04 xã: Lai Uyên, Cây Trường II, Trừ Văn Thố và Tân Hưng Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc chi nhánh sẽ giao mức cho vay cho phù hợp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Bến Cát
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Bến Cát)
2
Trang 9Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán gồm có 16 thành viên:
- Bộ phận thu- chi tiền : gồm 2 người phụ trách.Nhiệm vụ chính :
Giữ quỹ tiền mặt và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra
và phải bồi thường những mất mát này Đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ luôn luôn khớp với số dư trên tài khoản sổ quỹ
tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, lấy sổ phụ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước…
quỹ và tiền gửi ngân hàng để thông báo kịp thời cho kế toán trưởng và Tổng giám đốc về số dư quỹ và đề xuất phương án điều chỉnh hợp lý, kịp thời và hiệu quả
người có thẩm quyền là Tổng giám đốc, người được uỷ quyền và kế toán trưởng
từ quỹ tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt
số dư trên sổ quỹ
tạm ứng đúng thời hạn
- Bộ phận giao dịch viên : gồm 3 thành viên.Nhiệm vụ chính:
Thực hiện các giao dịch nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng một cách tốt nhất (các giao dịch rút/gửi, mở số tiết
3
Trang 10Trưởng phòng kế toán
Phó phòng
kế toán
kiệm, giao dịch chuyển khoản, nghiệp vụ kế toán liên quan đến thu nợ vay, xác nhận số dư, thu đổi ngoại tệ,… )
Lập chứng từ, in sao kê, quản lý các loại tài khoản, thực hiện các báo cáo liên quan
Khai thác các nhu cầu của khách hàng trong quá trình giao dịch nhằm tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ thêm, chăm sóc và phát triển khách hàng
- Bộ phận chuyển tiền:gồm 4 thành viên.Nhiệm vụ chuyển tiền vào tài khoản cho
khách hàng và lâp chứng từ quản lý một cách tốt nhất
- Bộ phận ATM : gồm 2 thành viên Nhiệm vụ giải thích những thắc mắc của
khách hàng để mang lại hiệu quả tốt nhất
- Bộ phận cho vay,thu nợ,thu lãi : gồm 2 thành viên Nhiệm vụ chính là giao dịch
với khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc vay vốn
- Bộ phận thu phạt,thu thuế : gồm 2 thành viên Nhiệm vụ chính là thu các khoản
phải nộp nhà nước theo đúng qui định của nhà nước
- Bộ phận kế toán chi tiêu: gồm 1 thành viên.Nhiệm vụ chính là tổng hợp các
chứng từ mua sắm TSCĐ,CCDC Tiếp nhận,kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm
kê dịnh kỳ TSCĐ, công cụ, dụng cụ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng.Tính khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị công cụ,dụng cụ định kỳ hàng tháng Và quản lý về mặt giá trị,theo dõi biến động tăng,giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị công cụ,dụng cụ tại các bộ phận,phòng ban trực thuộc ngân hàng
và chi nhánh
4
Trang 11Bộ
phận
thu- chi
tiền
Bộ phận
kế toán chi tiêu
Bộ phận thu phạt, thu thuế
Bộ phận chuyể
n tiền
Bộ phận ATM
Bộ phận cho vay,thu nợ,thu lãi
Bộ phận giao dịch viên
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán NHNo&PTNT Bến Cát
(Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT huyện Bến Cát)
5
Trang 12Chương 2 QUY TRÌNH LƯU TRỮ CHỨNG TỪ
2.1 Khái niệm quy trình lưu trữ chứng từ
Quy trình luân chuyển chứng từ là đường đi (trật tự các giai đoạn) được thiết kếtrước cho từng loại chứng từ Thông thường, chứng từ trong ngân hàng được luân chuyển qua các giai đoạn:
+ Lập hoặc tiếp nhận chứng từ bên ngoài
+ Kiểm soát
+ Sử dụng để chỉ đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán
+ Tổng hợp các chứng từ phát sinh trong ngày, lên nhật ký chứng từ, đối chiếu + Bảo quản và sử dụng lại trong kỳ hạch toán
+ Chuyển chứng từ vào kho lưu trữ
Quy trình luân chuyển chứng từ của ngân hàng đồng thời cũng là quy trình luân chuyển vốn và quy trình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng do đó nó có ýnghĩa quan trọng.Việc thiết kế quy trình luân chuyển chứng từ phải đảm bảo thoả mãn đồng thời các yêu cầu: an toàn tài sản, thuận tiện cho khách hàng, hợp lý đối với ngân hàng
2.2 Nguyên tác luân chuyển chứng từ trong kế toán ngân hàng
2.1.1 Việc lập chứng từ kế toán ngân hàng phải đảm bảo các quy định có
2.1.2 tính nguyên tắc sau:
+ Lập ngay khi có nghiệp vụ phát sinh
+ Sử dụng hệ thống các chứng từ do ngân hàng qui định, thống nhất in
ấn phát hành, không sử dụng các chứng từ khác để thay thế hoặc sử dụng lẫn lộn các chứng từ
6
Trang 13+ Ghi đầy đủ các yếu tố, không bỏ trống, bằng bút bi hoặc mực không phai, không được dùng bút đỏ Lập thành nhiều liên qua giấy than đồng thời hoặc qua máy vi tính Các chứng từ chỉ có một liên thì kèm các bảng kê Đối với các nghiệp vụ chỉ hạch toán 1 nợ - 1 có khi hạch toán trên máy thì chỉ cần một liên chứng từ cho việc hạch toán cả bên nợ và bên có đồng thời Một
số chứng từ chỉ được viết tay như séc…
Không được ký lồng qua giấy than
+ Phải viết sát đầu dòng, viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo
+ Không tẩy xoá, sửa chữa, dán giấy đè lên chỗ sai Một số yếu tố có thể được sửachữa như: Ngày, diễn giải nội dung thì xoá bỏ trực tiếp chỗ sai hoặc lập chứng từ khácđể thay thế Các yếu tố tuyệt đối không được sữa chữa:
Số tiền bằng số và bằng chữ, số hiệu tài khoản bên nợ và bên có, tên đơn vị trả tiền và nhận tiền, số giấy chứng minh thư.Các loại có in sẵn số sê ri, số chứng
từ như séc, giấy báo liên hàng là loại chứng từ không được sửa sai bất cứ yếu
tố nào, nếu lập sai phải hủy bỏ (bản viết hỏng phải gạch chéo và lưu lại
để theo dõi) và lập chứng từ khác thay thế
+ Các bản chứng từ do khách hàng lập và nộp vào ngân hàng (trừ giấy nộp tiền, bảng kê nộp séc) phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc người được uỷquyền) và đóng dấu đơn vị; chữ ký và mẫu dấu phải được đăng ký trước tại ngân hàng nơi khách hàng giao dịch và do các thanh toán viên lưu giữ và đối chiếu
Các chứng từ phải được trình bày bằng tiếng việt C ác c h ứ n g t ừ có yế u t ố
n ư ớ c ngoài nếu phải dùng ngoại ngữ thì phải sử dụng song ngữ Tiếng Việt viết trên, ngoại ngữ viết dưới và thường dùng cỡ chữ nhỏ hơn.Về phía ngân hàng, các nhân viên ngân hàng tuỳ theo chức trách của mình khi xử lý và kiểm soát chứng
từ phải ký tên trên chứng từ theo mẫu chữ ký đã đăng ký trước (với kế toán trưởng
7
Trang 14hoặc kiểm soát viên) Các chứng từ sau đây còn phải có chữ ký của giám đốc ngân hàng (hoặc người được uỷ quyền)
+ Các chứng từ dùng làm cơ sở cho vay, điều chỉnh nợ
+ Các chứng từ do nội bộ ngân hàng lập để trích tài khoản tiền gửi của khách hàng thu nợ, thu lãi; chuyển nợ quá hạn
+ Các chứng từ xuất nhập, thanh lý TSCĐ , CCLĐ nhỏ, vật liệu, vàng bạc đá quý + Các chứng từ thuộc tài khoản vốn ngân hàng
+ Các chứng từ thuộc tài khoản phải thu, phải trả
+ Các chứng từ về chi nghiệp vụ ngân hàng, về tổn thất
Nhân viên ngân hàng không lập chứng từ cho khách hàng, trừ trường hợp người gửi tiết kiệm không biết chữ
b Kiểm soát chứng từ: Chứng từ luân chuyển trong ngân hàng thường
phải qua 2 khâu kiểm soát là kiểm soát trước (tiền kiểm) và kiểm soát sau (nội kiểm)
Kiểm soát trước: Do các thanh toán viên, cán bộ tín dụng, thủ quỹ mà chủ yếu là các thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng Nội dung của kiểm soát trước bao gồm:
- Tính hợp lệ của hình thức chứng từ:
+ Chứng từ được ghi chép đầy đủ các yếu tố ?
+ Lập đúng phương pháp và trình tự quy định (số liên và nội dung của các liên )?
- Tính hợp pháp của chứng từ:
+ Lập đúng mẫu quy định?
+ Bản thân nghiệp vụ hợp pháp, phù hợp với các quy định hiện hành?
+ Ghi chép đúng nội dung, bản chất nghiệp vụ?
+ Đủ chữ ký, dấu của những cá nhân, tổ chức có liên quan?
+ Mẫu dấu và chữ ký đúng với mẫu dấu và chữ ký đã đăng ký ?
- Kiếm soát điều kiện thực hiện: Kiểm soát số dư tài khoản tiền gửi, số dư hạn mứcđược phép chi trả, số chi tiêu kế hoạch đã được thông báo
8