1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An – Hà Nội

24 242 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ,nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn,cho vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đối với hoạt động ngân hàng, vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các ngân hàng thương mại hiện nay vốn tự có chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, còn lại là vốn huy động,vốn đi vay và vốn khác. Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng. Tại Việt Nam việc huy động vốn của ngân hàng thương mại còn nhiều bất hợp lý. Điều này dẫn tới chi phí vốn cao,quy mô không ổn định,việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu, từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời,buộc ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro…Do đó, việc tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An có thành tích kinh doanh tốt. Trong những năm hoạt động vừa qua, với tất cả những gì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An đã trải qua và đạt được, ngân hàng có quyền tự hào và tin tưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai. Trong định hướng phát triển,tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là một hoạt động vô cùng cấp thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong diều kiện hội nhập quốc tế, để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt đụngj kinh doanh cho Ngân hàng. Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài “ Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An – Hà Nội” làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương: Phần 1:Giới thiệu khái quátNHNN & PTNT chi nhánh Tràng An- Hà Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 1 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng Nội. Phần 2: Thực trạng huy động vốn tại NHNN & PTNT chi nhánh Tràng An- Hà Nội. Phần 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNN & PTNT chi nhánh Tràng An- Hà Nội. Vấn đề trên là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, đan xen nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô, mang tính khách quan và chủ quan. Bản thân em trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cả về lý luận lẫn thực tiễn mà em đã được học trong suốt thời gian qua. Em rất mong được sự tham gia đóng góp của cô giao hướng dẫn và đơn vị thực tập để đề tài của em được phong phú và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 2 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Giới thiệu ngân hàng a. Sự ra đời của NHN o &PTNT – Chi nhánh Tràng An Cùng với sự ra đời và phát triển của rất nhiều chi nhánh trong hệ thống NHN o &PTNT tại các thành phố lớn, theo quy định số 169/QĐ-02 ngày 07/05/2009, ngày 15/10/2009 NHN o &PTNT Láng Thượng từ chi nhánh cấp II được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I và chính thức nhận quyết định đổi tên thành NHN o &PTNT Tràng An, khai trương trụ sở làm việc mới tại số 99 Trần Thái Tông – Cầu Giấy – Hà Nội. Chi nhánh được đánh giá là một trong những chi nhánh phát triển của NHN o &PTNT tại Hà Nội, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước. Các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Hà Nội: Phòng giao dịch số 1, 2, 8, 9, 11, PGD Láng Thượng, PGD Nhân Chính, PGD Hàng Lược. Trong năm 2012 chi nhánh Tràng An đã tiếp nhận chi nhánh Tây Hà Nội và một số Phòng giao dịch, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đơn vị đã đạt được thành công nhất định trong việc ổn định tổ chức, phát triển kinh doanh. b. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Agribank – Chi nhánh Tràng An NHN o &PTNT - Chi nhánh Tràng An là NHTM cổ phần Nhà nước có các chức năng của một Ngân hàng thương mại : là trung gian tổ chức tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán, trung tâm ngoại tệ tiền mặt, trực tiếp kinh doanh đa năng, đầu mối chi trả kiều hối. NHN o &PTNT Tràng An với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Với chức năng chính của mình, Chi nhánh Tràng An luôn tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tư, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 3 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. Nhiệm vụ của Chi nhánh là khai thác thị trường khu vực được giao và thực hiện những chương trình của NHN o &PTNT Việt Nam.  Các sản phẩm dịch vụ chính : - Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ thông qua tiền gửi của khách hàng. - Sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam và ngoai tệ: cung cấp tín dụng ngắn hạn – trung hạn – dài hạn, cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, cho vay cầm cố các chứng từ có giá, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hùn vốn. - Các dịch vụ trung gian: thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT, kinh doanh mua bán ngoại tệ và làm dịch vụ kiều hối, thực hiện các dịch vụ bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành công trình, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh vay vốn trong nước và ngoài nước , thanh toán chuyển tiền điện tử. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. c. Mô hình tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Chi nhánh Tràng An có 6 phòng ban, hoạt động dưới sự quản lý của ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giam đốc, bao gồm: - Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như các chế độ đãi ngộ cho các nhân viên, theo dõi việc trả lương, thi đua, khen thưởng và công tác hậu cần trong chi nhánh. - Phòng kế hoạch kinh doanh: tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch kinh doanh trong quý, năm, biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Tiến hành huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho các đối tượng có nhu cầu về vốn vay. - Phòng kinh doanh ngoại hối: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo nhu cầu của khách hàng trong khuôn khổ cho phép của pháp luật Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 4 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng - Phòng kế toán và ngân quỹ: tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh, kiểm tra chứng từ, sổ sách nhằm cân đối cũng như kịp thời phát hiện sai sót, xác định kết quả kinh doanh là lỗ hay lãi. - Phòng kiểm soát nội bộ: tham mưu cho ban giám đốc trong công tác điều hành theo khuôn khổ pháp luật cũng như các quy định kinh doanh của NHNN nói chung và NHN o &PTNT nói riêng, nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh. - Phòng dịch vụ Marketing: tiến hành tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, tư vấn quảng cáo cũng như các dịch vụ của chi nhánh, tiến hành chăm sóc khách hàng để gia tăng hiệu quả trong kinh doanh. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHN o &PTNT chi nhánh Tràng An 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Tràng An: Kết quả kinh doanh năm 2008 của chi nhánh rất thành công nổi bật là nâng tổng nguồn vốn huy động lên 1200 tỷ đồng (đạt 250% kế hoạch và bằng 204% so với năm 2007), tổng dư nợ đạt 238 tỷ đồng (tương đương 111% kế hoạch, bằng 140% năm 2007), cân đối được thu - chi, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh; chuyển toàn bộ hệ thống giao dịch từ FOXPRO sang IPCAS. Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 5 Ban Giám Đốc Giám Đốc 3 Phó Giám Đốc Phòn g Hành Chính Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Kinh doanh Ngoại hối Bộ phận kiểm soát nội bộ Phòng dịch vụ và Marketing PGD số 1 PGD số 2 PGD số 8 PGD số 9 PGD số 11 PGD Hàng Lược PGD Nhân Chính PGD Láng Thượng Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, Agribank – Chi nhánh Tràng An đã không những vượt qua các khó khăn, thách thức mà còn đạt được những kết quả rất khả quan. Ta có thể thấy được qua bảng kết quả kinh doanh chính của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014 dưới đây: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động tài chính của Chi nhánh giai đoạnh 2012 – 2014 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu nhập 14.103.752.746 78.265.439.530 137.233.600.369 Tổng chi phí (6.652.082.768) (42.929.240.410) (60.806.208.245) LNTT 7.349.282.978 29.648.619.531 62.085.718.647 LNST 5.530.212.094 22.236.464.648 46.564.288.985 ROA (%) 0,63 2,08 2,33 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Năm 2014, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động tài chính của NHNo&PTNT - Chi nhánh Tràng An ta thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng và có tốc độ tăng khá mạnh từ năm 2012 đến năm 2014. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch với 2012(%) Chênh lệch với 2013 (%) Tổng tài sản 872,71 1.068,84 22,47 1.996,37 86,78 Doanh số cho vay 535,53 510,07 (4,75) 489,65 (4,003) Vốn huy động 859,39 1.043,19 21,39 1.995,19 91,26 Nguồn: bảng cân đối kế toán Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn quy đổi của chi nhánh đạt 2.796 tỷ đồng, trong đó nguồn tiền gửi dân cư đạt 1.340 tỷ đồng; Dư nợ quy đổi đạt 3.293 tỷ đồng. Năm 2013, Agribank Tràng An phấn đấu đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, chuyển cơ cấu nguồn vốn sang hướng ổn định, nguồn vốn dân cư tối thiểu chiếm 54%, chi nhánh thực hiện gắn chỉ tiêu huy động nguồn vốn với cơ chế Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 6 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng trả lương cho cán bộ, phấn đấu trích và xử lý rủi ro hết nợ xấu, đặt mục tiêu tăng trưởng phát triển dịch vụ 2013 tăng 20% so với 2012. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TRÀNG AN HIỆN NAY: a. Quy mô nguồn vố n huy động: Trong hoạt động của ngân hàng vốn huy động đóng vai trò quan trọng, hoạt động huy động vốn cơ bản tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Nó duy trì sự phát triển của ngân hàng, quyết định quy mô của một ngân hàng. Vì vậy, NHNo&PTNT chi nhánh Tràng An cũng ra sức tạo ra một nguồn vốn dồi dào, tìm kiếm nguồn huy động để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Bảng 2.1 : Quy mô và cơ cấu vốn huy động (Đơn vị : VNĐ) 2011 2012 2013 Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 7 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 859.385.438.08 2 1.043.190.182.52 0 1.995.188.466.301 1. Nhận vốn ủy thác đầu tư, cho vay 3.917.210.561 2.283.182.653 6.039.275.597 1.1. Tiền gửi của các TCTD 3.278.727.611 1.897.699.703 5.929.792.647 1.2 Vay các TCTD trong nước 638.482.950 385.482.950 109.482.950 2. Tiền gửi của khách hàng 849.021.194.41 7 994.534.466.279 1.983.884.498.104 2.1 Tiền gửi của khách hàng trong nước 662.681.846.716 718.708.614.918 1.003.754.620.294 2.2 Tiền gửi tiết kiệm 185.215.036.216 274.481.584.447 978.494.858.509 2.3 Tiền ký quỹ 1.124.311.485 1.344.266.914 1.635.019.301 3. TCTD phát hành giấy tờ có giá 2.606.000.000 695.000.000 5.067.392.000 4. Các tài sản nợ khác 3.841.033.104 45.677.533.588 197.300.600 4.1 Các khoản phải trả 1.297.412.462 25.605.990.529 4.2 Các khoản lãi, phí phải trả 0 19.582.112.690 4.3 Giao dịch ngoại hối 2.543.620.642 443.515.946 197.300.600 4.4 Doanh thu chờ phân bổ 45.914.423 TỔNG NGUỒN VỐN 872.707.905.655 1.068.840.733.41 1 1.996.371.175.159 Nguồn: Phòng NVKD – NHNN & PTNT chi nhánh Tràng An- Hà Nội Qua bảng số liệu trên ta thấy,những năm trở lại đây nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng trưởng. Năm 2013, vốn huy động của ngân hàng lên tới hơn 1,995 tỷ đồng chiếm 99,9% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, trong khi con số này là 98,5 % năm 2011. Qua đó ta thấy được quy mô vốn huy động của ngân hàng ngày càng lớn, đáp ứng được nhu cầu vế vốn ngày càng cấp thiết. Vốn huy động của ngân hàng cũng biến động qua các năm: từ 98,5% năm 2011 tới 97,6% năm 2012 và lên tới 99,9% năm 2013. Trong đó nguồn tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn: chiếm 97,3% năm 2011, chiếm 93,0% năm 2012 và chiếm 99,4% năm 2013. Tuy tốc độ tăng lượng tiền gửi năm 2012 có giảm nhưng vấn chiếm doanh số lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 8 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng 2. Cơ cấu nguồn vốn huy động: a. Phân theo thành phần kinh tế: Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế được thể hiện dưới bảng sau: (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011Năm 2012 Tăng/giảmNăm 2013Tăng/giảm Tiền gửi dân cư 764.805 1.082.813+318.0081.805.000+722.187 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1.004.1221.244.139+240.0171.357.500+113.361 Tiền gửi của TCTD khác 118.961 123.338 +4.377241.500 +118.162 Giấy tờ có giá 68.698 105.335 +36.637121.000 +15.665 Tổng nguồn vốn huy động 1.956.5862.555.625+599.0393.525.000+969.375 (Nguồn: Ngân hàng No & PTNT VN chi nhánh Tràng An) Bảng 02: Nguồn huy động phân theo thành phần kinh tế Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 9 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng Biểu 01: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn huy động. Phần còn lại là của các TCTD và phát hành giấy tờ có giá. Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế luôn được duy trì ổn định và tăng qua các năm. Đặt biệt là nguồn tiền gửi của dân cư, năm 2012 tăng 318.008 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 41,58%, năm 2013 tăng 66,69% so với năm 2012 và chiếm 51,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, nguồn tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào chi nhánh chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động luôn được chi nhánh chú trọng và duy trì ổn định qua các năm: năm 2011 là 51,32%, năm 2012 là 48,68% và năm 2013là 38,51%. Có thể nói nếu không có hai nguồn vốn huy động này thì không có hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh hai nguồn tiền trờn thỡ chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCTD, mặc dù đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Ngoài các nguồn huy động trờn thỡ chi nhánh còn huy động vốn qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, tuy tốc độ tăng trưởng không thực sư bền vững qua các năm nhưng cũng là một hình thức huy động có hiệu quả. Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 10 [...]... tiền huy động được tương đối lớn và chi m tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động Điều này cho thấy chi nhánh cần đầu tư thêm cho lĩnh vực huy động ngoại tệ, có những chi n lược cụ thể đáp ứng các dịch vụ của khách hàng và tăng lượng ngoại tệ cũng như nội tệ cho chi nhánh 3 Tính cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn của chi nhánh: Có thể thấy mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. .. dụng vốn là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau Tính vững chắc và ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ ở bản thân việc huy động vốn mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn Nếu việc huy động và sử dụng vốn không tương xứng sẽ gây trở ngại cho hoạt động của ngân Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 14 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng hàng, các ngân hàng phải tăng hoặc giảm lãi... công tác huy đông vốn một cách hiệu quả và quy mô ngày càng mở rộng Về quy mô huy động vốn từ bên ngoài: Với mục tiêu và chi n lược kinh doanhnhằm không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, trong những năm trở lại đây, vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng dần qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ... THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TRÀNG AN 1 Những thành tựu đạt được Trong năm 2013, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng của các ngân hàng thương mại Việt Nam với những tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, về quy mô vốn cũng như sự gia tăng cạnh tranh NHNo&PTNT chi nhánh Tràng An luôn vươn tới với mục tiêu phát triển trở thành một tập đoàn ngân hàng đa... lưới hoạt động của ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ với 4 điểm giao dịch trong huy n Cùng với việc mở rộng mạng lưới , ngân hàng tập trung phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Mobile Banking, Internet Banking, thẻ Sinh viên: Ngô Thị Thu Trang –ATCAK14 TRANG 15 Báo cáo Thực tập Học viện Ngân Hàng ATM,mạng lưới máy chấp nhận thẻ POS…Tư đó tăng cường cho... Học viện Ngân Hàng Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Tràng An được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng, tăng trưởng không ngừng Điều này cho thấy được chi nhánh đó cú những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của... lên, và tất nhiờn cũng có những ngân hàng bị buộc phải phá sản Ngoài ra, còn phải kể đến sự thiếu hiểu biết của khách hàng về ngân hàng , sự không tin tưởng của dân cư đối với các ngân hàng Thói quen chi tiêu bằng tiền mặt vẫn chi m tỷ lệ lớn trong đại đa số dân cư, dẫn đến những hạn chế trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng 3 Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank chi nhánh Tràng An- ... cả trong huy động và sử dụng vốn, từ đó gây trở ngại cho khách hàng và cho chính ngân hàng Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch cân đối vốn kinh doanh, đảm bảo tính cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra cho bất kỳ ngân hàng nào Qua bảng 03 ta cũng thấy nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn nên nguồn vốn cung cấp... truyền là việc làm quan trọng c .Phát triển các dịch vụ đa dạng, cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ: Các hoạt động của ngân hàng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Do đó để tăng cường huy động vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cần phát triển các dịch vụ liên quan Hiện nay tiền gửi thanh toán là một mảng thị trường rất hấp dẫn và nếu phát triển tốt bằng một số cách như mở tài... hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp để huy được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Bên cạnh đó cũng cần những chính sách và biện pháp hỗ trợ cho các hoạt động phát triển của hệ thống ngân hàng từ phía Nhà nước Từ đó phát huy tối đa nội lực, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân Đối với ngân hàng No&PTNT VN chi nhánh Tràng An, trong thời gian . và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An có thành tích kinh doanh tốt. Trong những năm hoạt động vừa qua, với tất cả những gì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An. em đã chọn đề tài “ Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An – Hà Nội làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương:. nguồn vố n huy động: Trong hoạt động của ngân hàng vốn huy động đóng vai trò quan trọng, hoạt động huy động vốn cơ bản tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Nó duy trì sự phát triển của ngân hàng, quyết

Ngày đăng: 10/05/2015, 00:02

Xem thêm: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An – Hà Nội

Mục lục

    Các sản phẩm dịch vụ chính:

    c. Mô hình tổ chức

    Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TRÀNG AN HIỆN NAY:

    a. Quy mô nguồn vố n huy động:

    2. Cơ cấu nguồn vốn huy động:

    a. Phân theo thành phần kinh tế:

    b. Phân theo thời hạn huy động:

    c. Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi:

    3. Tính cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn của chi nhánh:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w