1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn tài chính ngân hàng giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thăng long

63 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 289,44 KB

Nội dung

Nhiệm vụ của đề tài- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốntiền gửi và huy động vốn tiền gửi trung dài hạn của NHTM - Mô tả và phân tích thực trạng huy

Trang 1

sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn chỉnh hơn Cuốicùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục tiến bước trên conđường sứ mệnh của mình Đồng kính chúc tất cả các cô chú, anh chị trong chinhánh nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công hơn nữa.

Trang 2

MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HĐV TIỀN GỬI TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Nội dung HĐV tại NHTM 5

1.1.3 Đánh giá kết quả HĐV 10

1.2 HĐV tiền gửi trung và dài hạn tại NHTM 13

1.2.1 Vai trò của nguồn vốn trung và dài hạn 13

1.2.2 Phương thức HĐV tiền gửi trung và dài hạn 13

1.2.3 Tổ chức HĐ 14

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HĐV TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG 20

2.1 Khái quát về chi nhánh BIDV Thăng Long 20

2.1.1 Tên và địa chỉ trụ sở giao dịch của Chi nhánh 20

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Thăng Long 20

Trang 3

2.1.3 Tổ chức bộ máy 21

2.1.4 Kết quả kinh doanh 23

2.2 Thực trạng hoạt động HĐV BIDV Thăng Long 27

2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh 27

2.2.2 Tốc độ tăng trưởng HĐV 30

2.2.3 NIM 31

2.2.4 Chênh lệch kỳ hạn 32

2.3 Thực trạng HĐV TIỀN GỬI trung dài hạn của chi nhánh 33

2.3.1 Phương thức huy động 33

2.3.2 Tổ chức huy động 38

2.3.3 Kì hạn huy động 39

2.3.4 Chi phí huy động 39

2.4 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 42

2.4.1 Những kết quả đạt được 42

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 42

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 44

3.1 Định hướng hoạt động 44

3.1.1.Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thăng Long 44

3.1.2 Định hướng hoạt động dịch vụ huy động vốn 44

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 45

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại BIDV Thăng Long 46

3.3.1 Kiến nghị với BIDV 46

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 48

3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước 49

KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức BIDV Thăng Long 22

Sơ đồ 2.3: Bộ máy tổ chức HĐV của BIDV 38

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

BIDV Thăng Long Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh

Thăng Long

NHNN (NHTW) Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng trung ương)

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Một trong những điều kiện thiết yếu để phát triển nền kinh tế là phải có nguồnvốn ổn định lâu dài Nguồn vốn trung dài hạn là một trong những nhân tố quantrọng thúc đẩy nền kinh tế, tham gia vào sự phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học côngnghệ đồng thời đảm bảo cho phát triển bền vững Đối với NHTM, vốn trung dài hạnquyết định khả năng cho vay, hiệu quả hoạt động, uy tín và năng lực cạnh tranh của

NH Nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng hình thành từ nguồn huy động tiềngửi, đi vay, phát hành GTCG và các hoạt động khác Các ngân hàng hiện nay gặpnhiều khó khăn trong việc huy động vốn trung và dài hạn do các điều kiện kinh tế

và sự cạnh tranh gay gắt từ cả trong và ngoài nước

Nguồn vốn của NHTM bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn tiền gửi và vốn phi tiềngửi Tuy nhiên tại Chi nhánh nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi từ các tốchức, cá nhân Đây là nguồn vốn ngắn hạn, độ biến động lớn Nguồn vốn có kì hạn

từ 1 năm trở lên chiếm tỷ trọng thấp, trong khi tín dụng trung dài hạn cao dẫn đếnchênh lệch về cơ cấu kì hạn lớn Cùng với đó công tác chỉ đạo, điều hành HĐV cònchưa thực sự linh hoạt, kênh HĐV khá lớn song chưa được khai thác hiệu quả Theothông tư 16/2018/TTNHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 36/2014/TTNHNN quy địnhcác giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, tỷ lệ tối đa củanguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của các ngân hàng sẽgiảm về mức 40% kể từ 1/1/2019 thay vì mức 45% như hiện nay nhằm siết chặt tíndụng trung và dài hạn Điều này khiến nhu cầu vốn trung và dài hạn của các NHTMtăng cao

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu hoạt động HĐV tiền gửi trung dài hạn tại BIDV Thăng Long nhằmtìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác HĐV trung vàdài hạn và cân bằng cơ cấu kì hạn của Chi nhánh, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghịnhằm tăng cường hoạt động HĐV tiền gửi trung dài hạn tại BIDV Thăng Long

Trang 8

Nhiệm vụ của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốntiền gửi và huy động vốn tiền gửi trung dài hạn của NHTM

- Mô tả và phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi trung dài hạn tại BIDVThăng Long

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với Chi nhánh, Ngân hàng Nhà nước,Chính phủ nhằm cân bằng cơ cấu kì hạn và tăng cường HĐV trung dài hạn tạiBIDV Thăng Long

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu hoạt động huy động vốn tiền gửi trung dài hạn tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Năm – Chi nhánh Thăng Long

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chinhánh Thăng Long

- Về thời gian: Các thông tin, số liệu trong bài nằm trong khoảng thời gian từ

2015 – 2018 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp thu thập dữ liệu

Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin, sô liệu về nguồn lực, tình hình hoạtđộng và kết quả hoạt động kinh doanh và dịch vụ, hoạt động huy động vốn nói riêngcủa BIDV Thăng Long do các bộ phận chức năng của Ngân hàng cung cấp qua cácbáo cáo hàng năm như Báo cáo tổng kết; Báo cáo kết quả kinh doanh Ngoài ra đềphục vụ đề tài em còn tham khảo các loại sách báo, tạp chí chuyên ngành, giáotrình, cũng như các kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quanđến lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tổ để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theocác tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu

Trang 9

Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích tổng hợptrên cơ sở phân tích số liệu từ các thông tin, tài liệu, báo cáo đã được công bố

5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu gồm ba phần:

Phần một: Cơ sở lý luận về huy động vốn tại NHTM

Phần hai: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Phần ba: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HĐV TIỀN GỬI TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm

Khái niệm NHTM:

Ở Việt Nam, theo điều 20 luật Các Tổ chức Tín dụng: "Ngân hàng thương mại

là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng vàcác hoạt động khác có liên quan Luật này cũng định nghĩa: tổ chức tín dụng là loạihình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy đinh kháccủa pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dungnhận tiền gửi để cấp tín dụng, cúng ứng các dịch vụ thanh toán."

Khái niệm nguồn vốn của NHTM

Như tất cả loại hình doanh nghiệp khác, khi bắt đầu thành lập, ngân hàng phảichứng minh cho cơ quan chức năng biết khả năng tài chính của mình, một trongnhững khoản mục phải chứng minh là nguồn vốn ban đầu vì nó đóng vai trò quantrọng đối với hoạt động của một ngân hàng

Hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tíndụng, cung ứng dịch vụ, tham gia đầu tư Theo đó việc tạo lập, quản lý sử dụng tiền

để đáp ứng hoạt động kinh doanh hiệu quả là việc hết sức quan trọng và mang tínhthường xuyên

Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, mỗi ngân hàng đều có nghiệp vụ

đi vay NHNN và các TCTD khác Đây là một phần nguồn vốn của ngân hàng vàcần được quản trị tốt, tránh đưa ngân hàng vào tình trạng mất cân đối nguồn tiền.Như vậy, có thể hiểu khái niệm nguồn vốn của NHTM như sau: “Nguồn vốncủa NHTM là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để chovay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng” Nguồn vốn của ngân hàng có quan

hệ mật thiết với tất cả các chủ thể liên quan đến ngân hàng, đặc biệt là khách hàng

và nhà đầu tư

Trang 11

1.1.2 Nội dung HĐV tại NHTM

HĐV tiền gửi:

Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế với chức năng huy động vốn và sửdụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư Ngân hàng huy động vốn từ dân chúng,trả lãi cho các khoản tiền gửi đó, sử dụng vốn đó vào mục đích kinh doanh củamình là cho vay và đầu tư với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Vì thế vốn tiền gửi lànguồn vốn quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của một NHTM Ngân hàngthực hiện việc mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng,bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của doanh nghiệp, tổ chức và dân cư

Với vai trò quan trọng của tiền gửi và đồng thời cũng là yếu tố thể hiện nănglực cạnh tranh giữa các ngân hàng, ngân hàng cần có chiến lược tạo lập và sử dụngđúng đắn và hiệu quả nguồn vốn tiền gửi Một trong những chiến lược của cácNHTM là đưa ra những biện pháp nhằm tăng vốn tiền gửi và để có được nguồn tiềnchất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức huy động khácnhau như: tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kì hạn), tiền gửi có kì hạn của tổ chức

và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm dân cư, huy động vốn thông qua phát hành kì phiếu,chứng chỉ tiền gửi,

Nguồn vốn tiền gửi của NHTM bao gồm:

Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ ngân hànggiữ và thanh toán hộ

Đối với dịch vụ giữ hộ: tiền của khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn và kháchhàng nhận lãi và hưởng những dịch vụ đi kèm với tài khoản thanh toán Về phíangân hàng được sử dụng lượng tiền trong tài khoản thanh toán để cho vay, đầu tư vàthực hiện các hoạt động khác của ngân hàng

Đối với dịch vụ thanh toán: Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chitrả, thanh toán, chuyển tiền, rút tiền mặt của doanh nghiệp và tư nhân đều đượcngân hàng thực hiện và ngược lại khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhânchuyển đến ngân hàng được ngân hàng hạch toán vào tài khoản tiền gửi thanh toán

Trang 12

theo nội dung yêu cầu của lệnh chuyển tiền đến Ngân hàng được phép thu phí dịch

vụ thanh toán chuyển tiền đi, chuyển tiền đến theo đúng biểu phí của ngân hàng

Tiền gửi tiết kiệm

Trong dân chúng luôn tồn tại các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng Khi

đó họ có thể tới ngân hàng nhờ ngân hàng giữ hộ và mong muốn ngân hàng sẽ trảmột khoản lãi Đó là hành vi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Để có thể sử dụng tiền gửi,ngân hàng phải cam kết trả cho người gửi tiền một khoản lãi Phần lãi này sẽ đượctính toán dựa trên số tiền gửi và kỳ hạn

Các ngân hàng sử dụng nhiều chiến lược để tăng lượng vốn tiền gửi tiết kiệmnhư việc mở rộng mạng lưới chi nhánh hoặc đưa ra các hình thức huy động đa dạnghoặc lãi suất hấp dẫn, kì hạn đa dạng và quà tặng giá trị Ngoài ra ngân hàng còncho phép khách hàng thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn nếu khách hàng đáp ứng đủđiều kiện về vốn vay

Tiền gửi tiết kiệm thuộc nhóm tài khoản phi giao dịch, có định hướng hưởnglãi và là nguồn vốn ổn định cao tại ngân hàng Đây là một trong những nguồn tiềnquan trọng bậc nhất của ngân hàng hiện đại

Tiền gửi của các ngân hàng khác

Để đảm bảo khả năng thanh khoản hoặc nhờ thanh toán hộ hoặc nằm trongchiến lược sử dụng vốn của mình, các ngân hnagf thường có những giao dịch nhậntiền gửi qua nhau Ngân hàng gửi tiền tại một ngân hàng khác được coi là 1 kháchhàng và được hưởng những quyền lợi như khách hàng gửi tiền thông thường

HĐV phi tiền gửi

Tiền vay

Sự phát triển của ngân hàng đặc biệt là sự lớn mạnh của hoạt động tín dụngđòi hỏi các ngân hàng bổ sung những nguồn vốn mới dồi dào hơn so với nguồn vốnmới dồi dào hơn so với nguồn vốn truyền thống và ngân hàng đã tìm tới thị trườngtiền tệ

Thông thường ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ giữa nguồn vốn huy động

và vốn của chủ sở hữu Vì thế vào những giai đoạn cụ thể, ngân hàng phải vay

Trang 13

mượn thêm để đáp ưng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế và chưa cólượng vốn chủ sở hữu như mong đợi Hiện nay các Ngân hàng có thể sử dụng một

số kênh sau

- Vay NHNN

NHNN (NHTW) đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế.Khi rơi vào trạng thiếu vốn hoặc cần giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả, cácNHTM có thể vay tiền tại NHNN Hình thức cho vay của NHNN là tái chiết khấuhoặc tái cấp vốn NHTM được phép cung cấp dịch vụ chiết khấu giấy tờ có giá Saukhi chiết khấu, GTCG trở thành tài sản của NHTM và khi thiếu vốn phục vụ chohoạt động kinh doanh, NHTM có thể dùng GTCG này tái chiết khấu tại NHNN Đểlàm được điều này các NHTM phải đáp ứng những điều kiện NHNN đưa ra Vềphía NHNN, Ngân hàng vừa thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng vừa đảmbảo sự chặt chẽ nguồn vốn cấp cho các NHTM Vì thế NHNN thường ưu tiên táichiết khấu cho những GTCG đáo hạn ngắn, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cao,đặc biệt là đáp ứng được mục tiêu đã đề ra của Chính phủ trong từng thời kỳ

Tương tự đối với nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu GTCG tại NHNN, cácNHTM có thể cầm cố hoặc tái cầm cố các thương phiếu tại NHNN

Trong trường hợp NHTM thiếu vốn mà không có nguồn GTCG có sẵn để táichiết khấu, NHTM tìm tới biện pháp cuối cùng xin tái cấp vốn từ NHNN trong hạnmức tín dụng Tuy nhiên để có thể được cấp vốn các NHTM phải đáp ứng đầy đủnghĩa vụ với NHNN cũng như đáp ứng các yêu cầu thủ tục hồ sơ cần thiết

Ngoài ra, NHNN có hình thức cho vay thanh toán với các NHTM Khi cácNHTM tham gia hệ thống thanh toán bù trừ, nếu NH nào thiếu vốn trong thanh toán

sẽ được NHNN cho vay để đảm bảo các phiên giao dịch thanh toán bù trừ đượcthực hiện hoàn tất Khi cho vay thanh toán NHNN áp dụng 1 trong 2 phương thức:cho vay qua đêm (Overnight) và cho vay thấu chi (Overdraft)

- Vay các tổ chức tín dụng khác

Ngành ngân hàng ngày càng phát triển thì hoạt động thanh toán giao dịch liênngân hàng ngày càng phát triển Cụ thể là giữa các NHTM có thể vay mượn nhau

Trang 14

trên thị trường liên ngân hàng Về thực chất các NHTM chuyển vốn cho nhau trongmột thời gian ngắn với mức lãi suất hợp lý để đảm bảo mức dự trữ tiền gửi theo quyđịnh và đáp ứng nhu cầu ngân quỹ đột xuất Đây là hoạt động hết sức quan trọng đểđảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM vì trong ngắn hạn một NHTM có thểtạm thời thiếu vốn để thực hiện nghĩa vụ khách hàng mà không muốn quyết toánmột hợp đồng khác chưa đến hạn thanh toán Trong khi đó có những ngân hàngđang có dự trữ vượt yêu cầu do tiền huy động tăng và có những chính sách giảmcho vay trong một khoảng thời gian.

Các NHTM có thể liên hệ trực tiếp với nhau dưới hai hình thức

+ Vay không cần tài sản đảm bảo Với hình thức này các ngân hàng đi vay sửdụng uy tín và quan hệ thân thiết với NHTM cho vay để thực hiện hợp đồng vayvốn Trường hợp này áp dụng cho các NHTM có mối quan hệ tin cậy, đã có nhiềugiao dịch với nhau

+ Vay cần tài sản đảm bảo Với hình thức này các NHTM đi vay thực hiệnnghĩa vụ đảm bảo tiền vay cho bên cho vay Tài sản đảm bảo có thể là chứng khoánhoặc GTCG khác Hình thức này áp dụng cho các NHTM quan hệ mượn vốn lầnđầu hoặc chưa thực sự tin tưởng nhau

- Phát hành GTCG

Khi sử dụng phương pháp HĐV này các NHTM xác nhận nghĩa vụ trả nợtrong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác Thờihạn HĐV có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, cụ thể:

+ HĐV ngắn hạn: để HĐV ngắn hạn các NHTM phát hành GTCG ngắn hạn(dưới 12 tháng) như: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,

+ HĐV trung và dài hạn: muốn HĐV trung và dài hạn các NHTM có thể pháthành trái phiếu

Thực chất đây là khoản vay không có đảm bảo và thông thường NHTM có uytín, trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn Trong trường hợp tự bản thânNHTM không thể trực tiếp đứng ra vay thì có thể vay thông qua các NH đại lý hoặcđược bảo lãnh của một ngân hàng khác Thủ tục cho việc huy động vốn này đượcđánh giá tương đối phức tạp so với các hình thức khác

Trang 15

Hoạt động phát hành trái phiếu liên quan đến quyền lợi của khách hàng và uytín của ngân hàng, vì thế các ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ thị trường để quyếtđịnh quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích hợp cũng như các vấn

đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, …

Nguồn vốn phi tiền gửi khác

Ngoài vốn vay, vốn phi tiền gửi khác gồm: tiền trong thanh toán, nguồn ủythác, thuế chưa nộp, lương chưa trả

- Tiền trong thanh toán

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm hoạt động thanh toánquốc tế, thanh toán trong nước và thanh toán nội bộ Các hoạt động này hình thànhnguồn vốn trong thanh toán của các NHTM

Thanh toán quốc tế: là các khoản tiền ký quỹ của khách hàng cho chuyển tiềnquốc tế, nhờ thu mà mở thư tín dụng trong khoản thời gian chờ thanh toán

Thanh toán trong nước: là các khoản tiền khách hàng chuyển ủy nhiệm chi đềnghị chuyển tiền nhưng qua giờ thanh toán bù trừ, tiền chờ thanh toán séc báo chi, …Thanh toán nội bộ: đó là các khoản thuế chưa nộp, lương chưa trả, phúc lợichưa chia, …

Với sự phát triển dịch vụ thanh toán trong ngân hàng, nguồn tiền trong thanhtoán ngày càng được gia tăng và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động củaNHTM đặc biệt với ngân hàng là đầu mối thanh toán cho các ngân hàng thành viên.Các ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiền này vào hoạt động kinh doanh của mình

- Các khoản treo chờ xử lý

Ngân hàng trong quá trình hoạt động thường có những giao dịch chưa xácđịnh đúng phát sinh giao dịch mà phải chờ xử lý, khi đó ngân hàng sẽ hạch toángiao dịch đó vào TK treo chờ xử lý Ngân hàng có thể coi đây như một nguồn vốn

và được phép xử dụng khi chưa xác định được nguyên nhân và quyết toán

- Tiền ủy thác

Tiền ủy thác là nguồn tiền mà NHTM được nhà nước hoặc các tổ chức tíndụng khác ủy nhiệm cho thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó Các nghiệp vụ ủy thác bao

Trang 16

gồm: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, … Với chức năng này,NHTM thể hiện vai trò là một TCTC trung gian, kênh dẫn vốn cho những chủ thểnhận vốn đúng mục đích Nguồn vốn này bổ sung vào tổng vốn kinh doanh củaNHTM.

1.1.3 Đánh giá kết quả HĐV

Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm khác nhau về chi phí và thời hạn Do đó phântích quy mô, cơ cấu nguồn vốn giúp ngân hàng đánh giá tính hợp lý, an toàn giữanguồn vốn và sử dụng vốn

(1) Quy mô nguồn vốn huy động

Các khoản nợ không thuộc

NVHĐ

(2) Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng NVHĐ thể hiện khả năng mở rộng quy mô VHĐ của ngânhàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào vàkhả năng kiểm soát của ngân hàng đến NVHĐ Điều đó ảnh hưởng tới khả năngtăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình Nếu tốc độ tăng trưởng

ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lượcphát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng của khách hàng

Các chỉ tiêu đánh giá tính ổn định của nguồn vốn

Đánh giá đúng mức độ ổn định của nguồn vốn giúp ngân hàng xác định kỳ hạn sử

Trang 17

dụng vốn hợp lý, đồng thời xác định được mức thanh khoản cần thiết

(5) Số vòng quay của nguồn vốn

(7) Tỷ lệ biến động của nguồn vốn tiền gửi

Tỷ lệ biến động của

nguồn vốn tiền gửi =

Trong đó: Độ lệch chuẩn của nguồn vốn trong kỳ (SD) được xác định theocông thức sau:

Trong đó: N là tổng số ngày của kì phân tích

D là số dư tiền gửi bình quân trong kỳ

Dt là số dư tiền gửi tại thời điểm t

Tỷ lệ biến động của nguồn vốn tiền gửi cho biết sự biến động của số dư tiềngửi có ý nghĩa trong xác định lượng tiền dự trữ để đàm bảo nhu cầu tiền gửi bị rút rakhỏi ngân hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này có thể xác định cho toàn bộ tiền gửi hoặc cho từng loại tiền gửikhông kì hạn, có kỳ hạn, …

Các chỉ tiêu đánh giá chi phí vốn

Để đánh giá chi phí vốn trong kỳ, trước hết phải xác định chi phí HĐV danhnghĩa của ngân hàng theo cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động Phân tích cácyếu tố tác động đến lãi suất HĐV bình quân (tỷ trọng từng nguồn vốn HĐ và lãi

Trang 18

suất bình quân của từng NVHĐ) Trên cơ sở đó đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu huyđộng hay chất lượng NVHĐ; đánh giá về khả năng cạnh tranh của NH thông qua sosánh lãi suất HĐ vốn bình quân của ngân hàng với mặt bằng lãi suất chung hoặc vớilãi suất của NH cạnh tranh

(8) Lãi suất HĐV bình quân

Lãi suất HĐV bình

quân trong kì =

Lãi suất HĐV bình quân là 1 thước đo hữu ích về chi phí trên NVHĐ của ngânhàng, nhưng thước đo này có 2 hạn chế cơ bản, đó là: (i) Không tính đến các chi phílãi trên NVHĐ, (ii) Ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ NVHĐ để cho vay hayđầu tư mà phải giữ lại một phần dưới dạng các tài sản không sinh lãi để dự trữ chonhu cầu thanh khoản Để xác định chính xác mức lợi tức ngân hàng cần đạt được để

bù đắp chi phí đã bỏ ra, phải tính đến các chi phí noài lãi Vì vậy, các nhà quản trịcần phải xác định giá thành hòa vốn của từng nguồn vốn và giá thành hòa vốn bìnhquân trên toàn bộ NVHĐ của ngân hàng

(9) Giá thành hòa vốn trung bình

Giá thành hòa vốn

bình quân trong kỳ =

Để xác định giá thành hòa vốn của các NVHĐ, NH phải xác định được hệ số

sử dụng vốn và các chi phí khác liên quan đến việc tạo lập NVHĐ Thông thườngđối với chi phí có thể bóc tách cho từng bộ phận, ngân hàng cần chi tiết các khoảnchi phí này theo bộ phận có liên quan Đối với các chi phí không thể bóc tách, cầnphân bổ dựa trên cơ sở lựa chọn chỉ tiêu phân bổ thích hợp

Trong điều kiện hệ thống thông tin kế toán cho phép, NH có thể xác định giáthành hòa vốn của từng NVHĐ cụ thể (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, )

1.2 HĐV TIỀN GỬI TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTM

1.2.1 Vai trò của nguồn vốn trung và dài hạn

Đối với nền kinh tế

Thực tiễn các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy nhân tố quan

Trang 19

trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quá trình Công nghiệphóa – Hiện đại hóa đất nước là phải có nguồn vốn lớn và ổn định Nguồn vốn trungdài hạn chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.Nguồn vốn trung dài hạn cũng tham gia vào sự phát triển cơ sở hạ tầng, khoahọc công nghệ đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững và phúc lợi côngcộng Các công trình giao thông vận tải như đường xá, cầu cống, những dự án pháttriển công nghệ cũng như các công trình phúc lợi là những dự án đòi hỏi nguồn vốnlớn trong thời gian tương đối dài

Đối với NHTM

Nguồn vốn trung dài hạn làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với cácngân hàng khác Một NHTM có nguồn vốn trung dài hạn lớn đồng nghĩa có quy môlớn, khả năng thanh toán cao sẽ giúp ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng, đa dạnghóa các loại dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu vốn của khách hàng, nâng cao uy tín củangân hàng trên thị trường

1.2.2 Phương thức HĐV tiền gửi trung và dài hạn

Ngân hàng là một TCTC trung gian thực hiện tập trung và phân phối lại nguồntiền tệ trong nền kinh tế, vì vậy công tác tổ chức các nguồn vốn luôn được coi lànhiệm vụ hàng đầu và có ý nghĩa quyết định toàn bộ hoạt động của ngân hàng Mặtkhác việc nghiên cứu các nguồn vốn không chỉ có ý nghĩa đối với NH mà còn có ýnghĩa kinh tế quyết định đối với việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn của doanhnghiệp cũng như sự vận động của mọi nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế Trongcông tác tổ chức nguồn vốn, một hoạt động quan trọng đặc biệt là HĐV trung và dàihạn được các NHTM đặc biệt chú ý mở rộng So với các trung gian tài chính khác,NHTM có nhiều ưu thế trong hoạt động HĐV nhất là vốn trung và dài hạn đồngthời cũng là tổ chức có nhiều hình thức HĐV trung và dài hạn nhất Các phươngthức HĐV trung dài hạn rất đa dạng như: phát hành thêm cổ phiếu, huy động vốntiền gửi, vay NHNN và các TCTD, phát hành trái phiếu, nhận ủy thác tài trợ, Dưới góc độ chi nhánh hoạt động huy động vốn trung dài hạn chủ yếu là huyđộng vốn tiền gửi

Trang 20

Tiền gửi có kì hạn là loại tiền gửi được ủy thác vào NH mà có sự thỏa thuận

về thời gian rút tiền giữa NH với khách hàng Như vậy về nguyên tắc khách hàngchỉ được rút tiền ra khi đến hạn đã thỏa thuận

Tiền gửi có kì hạn được hưởng lãi suất cố định Tuy nhiên giữa các loại tiềngửi có kì hạn khác nhau lãi suất được trả khác nhau Tiền gửi có kỳ hạn càng dài thìlãi suất càng lớn bởi thời gian càng dài thì rủi ro sẽ tăng lên mà trước hết là ảnhhưởng của lạm phát Lãi suất mà NH trả cho tiền gửi có kì hạn thường cao hơn rấtnhiều so với tiền gửi không kì hạn Lý do là NH có thể sử dụng tiền gửi có kì hạn đểcho vay với thời hạn ổn định và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn Vì thế tiền thù laocho khách hàng cần cao hơn để kích thích thêm sự gửi tiền nữa

Khác với tiền gửi không kì hạn, tiềm gửi định kì là tiền tạm thời nhàn rỗi hoặc

để dành của cá nhân, vì vậy mục đích gửi tiền vào NH nhằm kiếm thêm thu nhập.Tiền gửi có kì hạn phụ thuộc vào các yếu tố như: lãi suất do các NHTM trả cao haythấp, lãi suất của các loại hình đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu, thu nhập củanhân dân, tình hình kinh tế xã hội… thông số đầu tiên là quan trọng nhất Vì thếviệc đưa ra chiến lược lãi suất như thế nào để thu hút nguồn vốn và kinh doanh cólãi là điều quan trọng hàng đầu phản ánh khả năng quản trị của các NHTM

1.2.3 Tổ chức HĐ

Bộ máy tổ chức HĐV nếu xét theo cách tiếp cận từ cấp cao xuống bao gồm:

- Ban chỉ đạo HĐV bao gồm Tổng giám đốc, các phó tổng phụ trách khốikinh doanh, giám đốc khối kinh doanh…

- Khối kinh doanh có chức năng thực hiện HĐV: khối khách hàng doanhnghiệp lớn, khối khách hàng doanh nghiệp SME, khối khách hàng cá nhân, khốikhách hàng định chế tài chính

- Các khối kinh doanh chỉ huy theo trục dọc xuống dưới các mạng lưới chinhánh, PGD của ngân hàng

- Từ mạng lưới PGD đó phân bổ đến các RM, giao dịch viên…

- Các bộ phận hỗ trợ trong hoạt động HĐV như bộ phận tác nghiệp vận hành,

IT, ALM (thực hiện mua bán vốn),…

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng

Trang 21

Các NHTM làm nhiệm vụ chính là chu chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơithiếu vốn dưới hình thức HĐV (đi vay) và cho vay hoặc đầu tư với mục đích hưởnglợi qua lãi suất Đây là công việc của một trung gian tài chính, đóng vai trò trunggian giữa người có vốn và người cần vốn.

Tuy nhiên để có một nền vốn vững chãi, đảm bảo cho sự phát triển bền vữngcủa ngân hàng là một vấn đề nan giải Nó đòi hỏi NHTM phải có những nghiệp vụHĐV linh hoạt, hấp dẫn và thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn của ngân hàngcũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước Muốn vậy, NHTM cần có sự phântích ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến công tác HĐV của mình

Nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị - pháp luật

Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có họa động kinh doanh của ngân hàngđều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởngtới nhiều chủ thể trong nền kinh tế như: nhà đầu tư, người gửi tiền, người vay tiền,

… Môi trường pháp lý đem đến cho ngân hàng những cơ hội song cũng đặt ra nhiềuthách thức mới Đó là luật các TCTC và hệ thống các quy định cụ thể trong từngthời kì về lãi suất, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, hạn mức… Trong sự rangbuộc về pháp luật các yếu tố của nghiệp vụ HĐV thay đổi làm ảnh hưởng tới quy

mô hiệu quả và chính sách mở rộng HĐV của ngân hàng

- Môi trường kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tạo nguồn vốn gồm có: tốc độ tăng trưởngkinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, yếu tố lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái, Trongđiều kiện nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập dân cư cao và ổn định thìnguồn tiền vào ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được dồi dào, cơhội đầu tư cũng được phát triển Nếu nền kinh tế suy thoái thì khả năng khai thácvốn đưa vào nền kinh tế bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khan trong việc điềuchỉnh lại công tác HĐV

- Môi trường văn hóa xã hội

Đây là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm đặc biệt, vì nó có

Trang 22

khả năng chi phối rất lớn đến hành vi tiêu dung các sản phẩm dịch vụ ngân hàng củakhách hàng Đó là phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của người dân,…Chẳng hạn như thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt, với tâm lý longại trước sự sụt giá của đồng tiền, thói quen tự cất trữ tiền hay cất trữ vàng thay vìgửi tiền vào ngân hàng, cũng như sự hiểu biết của người dân về các ngân hàng vàhoạt động của ngân hàng, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mở rộng huy độngvốn của ngân hàng

- Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ thông tin hiện nay được coi như sức mạnh cạnh tranhcủa mỗi ngân hàng, không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còngiữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài trong tiến trình hộinhập và mở cửa kinh tế quốc tế Môi trường công nghệ là một yếu tố rất quan trọng.Trong hoạt động ngân hàng, nó tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa ngân hàng và kháchhàng Nếu ở quốc gia có công nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứng dụng nóvào hoạt động kinh doanh sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng tăng các hình thức tiếpxúc với khách hàng từ đó giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc mở rộng huyđộng vốn

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngânhàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hànhgiấy tờ có giá NHTM còn phải cạnh tranh với các Công ty Bảo hiểm và thị trườngchứng khoán để thu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế

Tại những nước đang phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trườngchứng khoán có thể là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thốngNgân hàng để chuyển sang đầu tư trên thị trường chứng khoán Điều này khác biệtlớn với những nền kinh tế phát triển Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham giađầu tư chứng khoán Gửi tiền Ngân hàng vẫn là lựa chọn gần như tốt nhất của côngchúng trong điều kiện kinh tế bình thường

Khác với thị trường chứng khoán, các công ty Bảo hiểm cạnh tranh với Ngânhàng ngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao Đời sống người dân được

Trang 23

cải thiện, nhu cầu bảo vệ của con người cũng gia tăng, các loại hình bảo hiểm càngđược mở rộng Những hợp đồng bảo hiểm, đôi khi có giá trị rất lớn Cùng với đó là

số phí bảo hiểm cao được dân chúng đóng vào công ty bảo hiểm Điểm hạn chế củahình thức gửi tiền Ngân hàng so với Bảo hiểm là không mang tính bảo vệ, nếu cóthì rất nhỏ, trong khi đó những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệmnhư gửi tiền Ngân hàng Kết quả là một dòng vốn không nhỏ không tới các NHTMnữa mà chuyển sang các Công ty Bảo hiểm

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt giúp Ngân hàng vẫn huy động được vốn là cácCông ty Bảo hiểm cần đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ để sinh lời Một loại hìnhđầu tư mà các Công ty Bảo hiểm, nhất là Bảo hiểm Nhân thọ thường xuyên sử dụngvới quy mô lớn là gửi tiền có kỳ hạn tại các Ngân hàng Mặt khác, NHTM có thểlàm đại lý bán bảo hiểm cho các Công ty Bảo hiểm đồng thời thực hịên thanh toán

hộ các Công ty này

Nhân tố chủ quan

- Chiến lược kinh doanh trong việc mở rộng huy động vốn trung và dài hạn

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể.Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở ngân hàng xác định được vị tríhiện tại của mình trong hệ thống, so với các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội, thách thức dự đoán sự thay đổi của môi trường xung quanh và giải phápđưa ra Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng có thể quyết định mở rộng haythu hẹp huy động vốn, thay đổi ty lệ các loại nguồn (tập trung tiền gửi dân cư haytiền gửi các tổ chức kinh tế, ), tăng hay giảm chi phí huy động Nếu chiến lược kinhdoanh đúng đắn, các nguồn vốn mở rộng được khai thác một cách tối đa thì hoạtđộng HĐV sẽ phát huy được hiệu quả

Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, khách hàng luôn đóng vai trò rấtquan trọng Nó tác động đến sự thành công của công tác mở rộng HĐV Để làmđược điều này các NHTM phải tiến hành nghiên cứu thị trường, thói quen, động cơhay là mong muốn của người gửi tiền, của từng đối tượng khách hàng thông quaphân tích lợi ích khách hàng Từ đó có các chính sách marketing, chính sách quảngcáo tiếp thị, khuyến mãi phù hợp Chính sách cải tiến nội bộ từ việc xây dựng chính

Trang 24

sách khách hàng, chính sách trong việc đào tạo nhân viên phục vụ và giao tiếp tậntình, chuyên nghiệp, gần gũi, tư vấn đầy đủ các sản phẩm dịch vụ gia tăng, điềukiện cơ sở vật chất ấn tượng tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch Cácyếu tố này sẽ giúp ngân hàng mở rộng công tác HĐV

- Uy tín của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các NHTM phải có uy tíntrên thị trường Uy tín thể hiện ở khả năng sãn sàng thanh toán chi trả cho kháchhàng, thể hiện ở chất lượng hoạt động có hiệu quả của ngân hàng Chính vì vậy cácNHTM phải không ngừng nâng cao và đảm bảo uy tín của mình trên thương trường,

từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thu hút được lượngtiền nhàn rỗi của dân cư Đối với một khách hàng khi cần giao dịch với một ngânhàng nào đó họ tin tưởng vào ngân hàng có uy tín lớn hơn Thậm chí trong trườnghợp lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp hơn đôi chút , nhưng người gửi tiền vẫn lựachọn một ngân hàng có uy tín hơn để gửi tiền mà không tìm những nơi có lãi suấthấp dẫn hơn để gửi, vì họ tin rằng đồng vốn của mình được an toán tuyệt đối Cáctiêu chí đánh giá uy tín của NH do NHNN đề ra:

Thứ nhất là vị thế của NH, dựa trên mức độ hoạt động ổn định, chiến lược

kinh doanh, hoạt động kinh doanh tập trung vào một vài lĩnh vực hay đa dạng hóalĩnh vực Kinh nghiệm điều hành, mức độ chấp nhận rủi ro và khả năng ban quản trịthực hiện được kế hoạch kinh doanh cũng là một điểm quan trọng tạo lập vị thế củamột NHTM

Thứ hai là vốn và lợi nhuận Đánh giá khả năng của một NHTM chịu được lỗ

trong kinh doanh dựa trên việc có đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng vớichất lượng vốn và lợi nhuận Điều kiện tiên quyết là Nh phải đáp ứng được tỷ lệ antoàn vốn tối thiểu

Thứ ba là mức độ rủi ro Đánh giá cách ngân hàng tăng trưởng và thay đổi

mức độ rủi ro trong kinh doanh, rủi ro của việc tâp trng và đa dạng hóa kinh doanh,

nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Thứ tư là nguồn vốn và thanh khoản Xem xét cách ngân hàng HĐV cho hoạt

Trang 25

động kinh doanh và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn (tăng hay giảm), gây ảnhhưởng đến khả năng duy trì hoạt động và đáp ứng như cầu thanh toán khi thị trường

bị biến động xấu NHNN có thể xem xét tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốntrung hạn, sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn từ thị trường liên ngân hàng và cơcấu nguồn vốn

- Chính sách lãi suất

Lãi suất là một công cụ quan trọng trong việc mở rộng HĐV của NHTM Xâydựng một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo điều kiện giúp ngân hnagf cóđược nguồn vốn hợp lý về quy mô cơ cấu Chính sách lãi suất phải đảm bảo chongân hàng một mặt thu hút được nhiều vốn, mặt khác vẫn phải đảm bảo cho ngânhàng kinh doanh có lãi Các ngân hàng thường sử dụng công cụ này để cạnh tranh

và mở rộng công cụ HĐV, đặc biệt là tại những thời điểm khan hiếm vốn thì sựchênh lệch lãi suất dù là nhỏ cũng gây ra sự dịch chuyển lớn của ngân hàng

- Mạng lưới chi nhánh phục vụ cho việc HĐV

Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, dịch vụ và các tiện ích của ngân hàng, kháchhàng còn quan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền, nhất là các khoản tiềngửi của dân cư thường là những khoản tiền tiết kiệm được từ chi tiêu nên không lớn,

do đó họ rất ngại đi xa để gửi tiền Vì vậy để huy động tiền gửi dân cư thì nhất thiếtngân hàng cần mở rộng mạng lưới chi nhánh và thực hiện tốt công tác tổ chức mạnglưới phục vụ Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng thể hiện quy mô của ngânhàng và xây dựng niểm tin đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuhút mở rộng nguồn vốn

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HĐV TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG

2.1.1 Tên và địa chỉ trụ sở giao dịch của Chi nhánh

Trang 26

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long.

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment andDevelopment of Vietnam – Thang Long Branch

Tên viết tắt: BIDV Thăng Long

Địa chỉ: Số 03 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Thăng Long

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long(BIDV Thăng Long) được thành lập theo Quyết định số 103TC/QĐ/TCCB ngày03/04/1974 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, với tên gọi là Phòng Chuyên quản côngtrình Cầu Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, có trụ sở đặt tạiĐình Làng Đông Ngạc, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Sự hình thành của BIDV Thăng Long gắn liền với sự ra đời của cây CầuThăng Long, cây Cầu nối hai bờ Nam – Bắc sông Hồng, là huyết mạch giao thônggiữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Trải qua quá trình xây dựng, trưởng thành

và phát triển, BIDV Thăng Long đã trực tiếp đóng góp, xây dựng nhiều công trìnhlớn, trọng điểm của Thủ đô Hà Nội và cả nước; cung cấp đa dạng các sản phẩm tíndụng, vốn và dịch vụ tới các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và nhân dân Vớinhững nỗ lực không ngừng, BIDV Thăng Long đang ngày càng phát triển lớnmạnh, trở thành một trong những Chi nhánh chủ lực của hệ thống Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xâydựng đất nước và Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại

Là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV, nên từ 01/05/2012 Chi nhánh ThăngLong cũng chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (Theo Quyếtđịnh số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/5/2012 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh, Sở giao dịch trực thuộcNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mô hìnhhoạt động)

Trang 27

2.1.3 Tổ chức bộ máy

- Về nhân sự: Tổng số nhân sự tại Chi nhánh là 155 cán bộ (trong đó: cán bộ nữ:

90, nam: 65) bao gồm định biên là 147 cán bộ; khoán gọn nghiệp vụ là 08 cán bộ

- Về vị trí, chức danh cán bộ: Cán bộ điều hành là 4 cán bộ; cán bộ quản lý là

52 cán bộ (cấp trưởng và phó phòng); cán bộ chuyên viên nghiệp vụ, cán sự vàkhoán gọn là 99 cán bộ

- Về trình độ chuyên môn: 152 cán bộ có trình độ từ đại học chuyên ngànhkinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh,… trở lên

- Về trình độ ngoại ngữ: 150 cán bộ có trình độ C Anh văn hoặc tương đươngtrở lên

Cán bộ được bố trí đáp ứng tối đa nhu cầu nghiệp vụ, đầy đủ nguồn nhân lực

để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được phân giao của các khốicũng như các phòng nghiệp vụ, phù với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo và

khả năng của cán bộ

Trang 28

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức BIDV Thăng Long.

(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tổ chức và nhân sự tại phòng Tổ chức hành chính)

Trang 29

2.1.4 Kết quả kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2015-2017)

Bảng 2.3 cho thấy NVHĐ của BIDV Thăng Long trong giai đoạn 2015-2017

có sự tăng trưởng khá ổn định Cụ thể năm 2015 tổng NVHĐ đạt 9408 đến năm

2017 tăng lên 14743 tăng trưởng 56,7%

Với sự chỉ đạo từ BIDV 3 năm liên tiếp nhận danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốtnhất Việt Nam”, chi nhánh BIDV Thăng Long luôn duy trì nguồn vốn từ dân cư lớntrên 50% tổng NVHĐ HĐV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn(77%-81%), VHĐ bằng VND chiếm chủ yếu tổng nguồn vốn trong khoảng 95-97%

Hoạt động tín dụng

Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tácmũi nhọn của chi nhánh Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các ngânhàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn, khó khăn của nền kinh tế đã tác độngmạnh đến công tác tín dụng tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Bảng 2.2: Số liệu dư nợ chi nhánh giai đoạn 2015-2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

Trang 30

Dư nợ 4418 5892 6222

(Nguồn: BCKQKD BIDV Thăng Long)

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: BCKQKD BIDV Thăng Long)

Qua bảng số liệu dư nợ giai đoạn 2015-2017 của BIDV Thăng Long, ta có thểthấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng về mặt quy mô, đồng thờichất lượng các khoản nợ cũng được cải thiện Tình hình dư nợ qua các năm củaBIDV Thăng Long cũng khá tốt Dư nợ của chi nhánh liên tục có sự tăng trưởngqua các năm, từ mức dư nợ 4418 tỷ đồng năm 2015 lên tới mức 6222 tỷ đồng năm

2017, tương ứng mức tăng 1804 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 41% Tuy nhiênnăm 2017 tốc độ tăng trưởng bị chững lại, nếu năm 2016 dư nợ của chi nhánh tăng33,36% so với 2015 thì đến 2017 dư nơ chỉ tăng 5,6% so với năm 2016

Sự tăng trưởng trong dư nợ là do năm 2015-2017, nền kinh tế có dấu hiệuphục hồi sau khó khăn, theo chỉ đạo của Chính phủ, doanh nghiệp được các Tổ chứctín dụng hỗ trợ thông qua các gói cho vay hỗ trợ, lãi suất ưu đãi và các biên phápứng cứu kịp thời Theo đó dư nợ của BIDV được cải thiện đáng kể

Song song với việc phát triển dư nợ, công tác quản trị của Chi nhánh cũngđược thực hiện rất triệt để thông qua việc Ban giám đốc đã chỉ đạo rất quyết liệtcông tác thu hồi nợ, kiểm soát chặt hoạt động tín dụng, thực hiện sang lọc KH, tiếntới giảm dần dư nợ với những khách hàng có tình hình tài chính không tốt, tiếp tụcduy trì mở rộng mối quan hệ với khách hàng có uy tín năng lực cao, qua đó giúp dư

nợ xấu và nợ nhóm 2 của Chi nhánh liên lục giảm dần qua các năm Đặc biệt đếnnăm 2017, dư nợ nhóm 2 còn ở mức 0.02% tổng dư nợ và nợ xấu ở mức 0.11%tổng dư nợ của Chi nhánh

Hoạt động dịch vụ

Trang 31

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

Thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh 4,8 7,9 13,3

(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch Tài chính)

Trong thời gian qua, thực hiện mục tiêu của BIDV là xây dựng 1 Ngân hàngnăng động, hiện đại, đa dịch vụ, BIDV Thăng Long đã luôn chú trọng tăng cườngchất lượng dịch vụ, đặt ra các bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chuẩn về phong cách vàkhông gian giao dịch, qua đó ngày càng cải thiện hơn về cơ sở vật chất và nâng caochất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất Do đó thu nhậpcác mặt dịch vụ khác của chi nhánh cũng ngày càng tăng qua các năm Cụ thể trongvòng 3 năm từ 2015-2017, tổng thu các mặt hoạt động dịch vụ của BIDV ThăngLong đã tăng trưởng tới 56% từ 57,5 tỷ đồng năm 2015 lên 89,5 tỷ đồng năm 2017.Trong đó thu dịch vụ ròng tăng trưởng 46%, thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinhtăng trưởng 177%, thu phí bảo hiểm tăng trưởng 12% Điều này cũng phù hợp vớiđịnh hướng hoạt động của BIDV theo hướng tăng trưởng tỷ trọng thu dịch vụ trongtổng thu của Ngân hàng

Hiệu quả kinh doanh

Năm 2015 – 2017 là giai đoạn khá khó khăn với hệ thống ngân hàng nóichung cũng như BIDV nói riêng, bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặpnhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng phải tái cơ cấu, sát nhập phásản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Cùng với đó là sự sự cạnh tranh diễn ra ngày cáckhốc liệt giữa các Ngân hàng BIDV Thăng Long đứng trước thách thức vô cùnglớn khi vừa được thoát ra khỏi nhóm các Chi nhánh tái cơ cấu của hệ thống từ1/1/2015 Trong khoảng thời gian 3 năm, Chi nhánh đã hết sức nỗ lực cải thiệnmọi mặt hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ,thanh toán trong nước và quốc tế và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm đáp

Ngày đăng: 03/02/2020, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w