1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho công ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam Vitours

48 959 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Lịch sử hình thành Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours mà trước đây là Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Công ty Du lịch Việt Namtại Đà Nẵng

Trang 1

lữ hành quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vựckinh doanh lữ hành, đã và đang tạo dựng thương hiệu ngày càng uy tín và có chấtlượng trên thị trường du lịch

Truyền thông cổ động là một chương trình mà hầu như tất cả doanh nghiệp nào

dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng, nó sẽ giúp doanh nghiệp đến với khách hàng nhanhhơn, dễ dàng hơn Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng thật sựhiểu quả các chương trình truyền thông cổ động của mình Công ty Cổ Phần Du LịchViệt Nam Vitours cũng không nằm ngoại ngoại lệ đó Vitours là một công ty kinhdoanh trong ngành du lịch, vì vậy việc quảng bá hình ảnh của công ty là một điều hếtsức quan trọng vì vậy chương trình truyền thông cổ động có thể được xem là mạch

sống của công ty Đó cũng là lý do mà em chon đề tài “Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho công ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam Vitours”

Trong thời gian thực hiện báo cáo này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡnhiệt tình của cô Nguyễn Thanh Hoài – giảng viên khoa thương mại điện tử Trườngcao đẳng CNTT HN Việt Hàn và chị Nguyễn Thị Kim Liên – phó phòng chuyên đề,liên kết của công ty Vitours

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ CỦA SINH VIÊN

KHÓA HỌC: 2009 - 2012

- Họ và tên sinh viên: LÊ HOÀNG HẢO

- Ngày tháng năm sinh: 26/05/1990

- Nơi sinh: HÀ LAM – THĂNG BÌNH- QUẢNG NAM

- Lớp: CCMA03AA Khóa: 2009 – 2012 Hệ đào tạo: Cao Đẳng

- Ngành đào tạo: MARKETING

- Thời gian thực tập tốt nghiệp: từ ngày: 02/01/2012 đến ngày: 01/03/2012

- Tại cơ quan: Công ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam Vitours

2 Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan thực tập:

3 Kết quả thực tập tốt nghiệp: (chấm theo thang điểm 10):

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

MỤC LỤC 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS 4

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.1.1 Lịch sử hình thành 4

1.1.2 Quá trình phát triển 6

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 9

1.3 Ngành nghề kinh doanh 13

1.4 Định hướng phát triển của công ty 13

1.4.1 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty 13

1.4.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn 13

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS 2009-2011 15

2.1 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS qua các năm 2009-2011 15

2.1.1 Phân tích các nguồn lực của công Ty Cổ Phần Du Lịch Vitours 15

2.1.2 Tình hình tài chính của công ty Vitours qua các năm 2009 – 20112 19

2.2 Phân tích môi trường hoat động của công ty VItours 24

2.2.1.Môi trường vĩ mô 24

2.2.2 Môi trường vi mô 27

PHẦN III: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CỦA CÔNG TY VITOURS 31

3.1 Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Cố phần du lịch Vitours 31

3.1.1 Chính sách sản phẩm 31

3.1.2 Chính sách giá cả trực tuyến 32

3.1.3 Chính sách truyền thông cổ động 33

3.1.4 Chính sách phân phối 34

3.2 Thực trạng hoạt động truyền thông cổ động của công ty Vitours 36

3.2.1 Quan hệ công chúng (PR) 36

3.2.2 Quảng cáo 38

3.6 Đánh giá chung về hoạt đông truyền thông của công ty lữ hành Vitours 40

3.6.1 Ưu điểm 40

3.6.2 Nhược điểm 40

PHẦN IV: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỄ XUẤT 42

4.1: Kiến nghị cho hoạt động truyền thông cổ động của công ty Vitours 42

4.1.1 Quảng cáo 42

4.1.2 Quan hệ công chúng 43

KẾT LUẬN 45

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH

VIỆT NAM VITOURS 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours

mà trước đây là Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Công ty Du lịch Việt Namtại Đà Nẵng gắn liền với chặng đường lịch sử phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, để kịp thờiphục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phục vụ khách du lịch quốc tế,ngày 31 tháng 05 năm 1975, Đặc Khu ủy Quảng Đà đã ký quyết định số 294/QĐ/TVthành lập Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng

Tháng 10 năm 1975, Uỷ ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ cóquyết định số 133/QĐ ngày 10/10/1975 chuyển Công ty Du lịch Quảng Nam - ĐàNẵng thuộc UBND cách mạng tỉnh Quảng Đà sang trực thuộc UBND cách mạng tỉnhQuảng Nam - Đà Nẵng

Theo Quyết định số 78/QĐ-ĐD ngày 22/01/1976 của VP Đại diện Trung ươngĐảng và Chính phủ tại Khu V, ngày 20/02/1976 Công ty Du lịch Việt Nam có quyếtđịnh số 310/QĐ-DL tiếp nhận và sáp nhập Công ty Cung ứng tàu biển Khu TrungTrung bộ vào Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng lấy tên là Công ty Du lịch -Cung ứng tàu biển Quảng Nam - Đà Nẵng Tháng 4 năm 1976 Công ty Du lịch ViệtNam có quyết định số 458/DL-TCL.ĐTL ngày 06/4/1976 tiếp nhận Công ty Du lịch -Cung ứng tàu biển Quảng Nam - Đà Nẵng trực thuộc Công ty Du lịch Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 441/TTg ngày 31/11/1977 của Thủ tướng Chính phủ,tháng 01 năm 1978 UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có quyết định số 103/QĐ-UBngày 05/01/1978 thành lập Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Nam – Đà Nẵng tách ra

từ bộ phận cung ứng tàu biển của Công ty Du lịch Cung ứng tàu biển Quảng Nam

-Đà Nẵng

Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Nghị định số119/HĐBT ngày 09/4/1990 thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam và Công ty Dulịch Quảng Nam – Đà Nẵng là thành viên của Tổng Công ty

Trang 6

Năm 1991 Tổng Công ty Du lịch Việt Nam Quyết định tách 01 bộ phận kinhdoanh lữ hành của Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng để thành lập Chi nhánhTổng Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng

Căn cứ Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng vềthành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước; Chi nhánh Tổng Công ty Du lịch ViệtNam tại Đà Nẵng trở thành Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết địnhthành lập số 77/QĐ-TCDL ngày 26/3/1993 của Tổng Cục Du lịch và Công ty Du lịchQuảng Nam - Đà Nẵng được thành lập lại theo quyết định số 93/QĐ-TCDL ngày27/3/1993 của Tổng Cục Du lịch Cả hai Công ty cùng trực thuộc Tổng Cục Du lịch

Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước Tháng 7năm 1999 Tổng cục Du lịch có quyết định số 204A/QĐ-TCDL ngày 24/7/1999sáT nhập Công ty Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng vào Công ty Du lịch Việt Nam tại

Đà Nẵng từ ngày 01/10/1999

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ.Tổng cục Du lịch có quyết định số 107/QĐ-TCDL ngày 07/3/2007 cho phép cổ phầnhoá Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng và quyết định số 346/QĐ-TCDL ngày26/7/2007 phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Du lịch Việt Namtại Đà Nẵng thành Công ty Cổ phần

Ngày 30/12/2007, Đại hội đồng cổ đông Công ty đã thông qua Điều lệ tổ chức,hoạt động và thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours Công ty chínhthức hoạt động theo loại hình Công ty Cổ phần từ ngày 02/01/2008

1.1.2 Quá trình phát triển

Trải qua 35 năm hoạt động Công ty đã phát triển lớn mạnh về mọi mặt, từngbước xây dựng và củng cố hệ thống kinh doanh, vươn ra thị trường quốc tế, hợp táctrong và ngoài nước, tạo dựng được thương hiệu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kếhoạch do Nhà nước giao, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, quan tâm

và làm tốt công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa và từ thiện,…

Với 18 cán bộ công nhân viên ban đầu mới thành lập, chưa qua đào tạo tronglĩnh vực kinh doanh du lịch, nhưng với phương châm khắc phục khó khăn “lấyngắn nuôi dài” xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, coi nhân tố conngười là động lực và mục tiêu của sự phát triển vì vậy đi đôi với phát huy nguồn nhân

Trang 7

lực hiện có, Công ty tập trung làm tốt công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo chuyênmôn, nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao động tâm huyết, gắn

bó với doanh nghiệp, đến nay toàn Công ty có 231 lao động, 49% có trình độ đại học

và trên đại học, 23,38% có trình độ cao đẳng và trung cấp, số còn lại lao động có kỹthuật bậc cao

Ngoài những cơ sở vật chất ban đầu khi thành lập, trong quá trình hoạtđộng kinh doanh Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất phục vụkinh doanh ngày càng phát triển trong đó có hệ thống các khách sạn, nhà hàng,phương tiện vận chuyển khách, trụ sở làm việc và nhiều trang thiết bị khác ,… Với nền tảng đã tạo dựng, Công ty tổ chức triển khai nhiều hoạt động kinhdoanh từ phạm vi hẹp, trên một địa bàn ít phát triển đến phạm vi rộng, trên nhiều địabàn, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài bằng hệ thống các Chi nhánh, Đại lý,Văn phòng Đại diện Công tác khảo sát, nghiên cứu xây dựng, quảng cáo và chào bánsản phẩm được Công ty quan tâm đầu tư thường xuyên, có tính chuyên nghiệp, mốiquan hệ và hợp tác với các tổ chức du lịch, các hãng lữ hành, các đơn vị dịch vụ,…ngày càng được mở rộng Vì vậy, lượng khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đếnvới Công ty hàng năm ngày càng nhiều và đã được khẳng định và ngày càng có uy tín,bởi chất lượng dịch vụ tốt Số lượt khách du lịch do Công ty phục vụ hàng năm đãliên tục tăng, những năm đầu chủ yếu phục vụ khách quốc tế đến từ Liên Xô và cácnước Đông Âu và chưa có khách nội địa Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước có chủtrương mở rộng quan hệ đối ngoại, có luật đầu tư nước ngoài, kinh tế xã hội đất nước

ổn định và liên tục phát triển, Công ty tập trung đẩy mạnh khai thác khách du lịchquốc tế, khách thương nhân, khách tìm cơ hội đầu tư, liên doanh, liên kết, Công ty đã

tổ chức tốt các chương trình du lịch trọn gói trong nước cũng như liên quốc gia,thực hiện có hiệu quả việc quảng bá chào bán sản phẩm, liên kết với các Công

ty Lữ hành, các hãng hành không để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu

đa dạng của du khách

Để tạo thế và uy tín thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, có cơ hội

để hội nhập và phát triển hoạt động kinh doanh, Công ty tham gia nhiều chương trìnhquảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, gia nhập các Hiệp hội Du lịch quốc tế và khuvực trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương(PATA), Hiệp hội Du lịch Nhật (JATA), Hiệp hội Du lịch Mỹ (ASTA)

Trang 8

Đi đôi với sự tăng trưởng về khách là sự tăng trưởng doanh thu, doanh thu nămsau cao hơn năm trước, cụ thể từ năm 2005 - 2009: Doanh thu 2005: 85 tỷ đồng, 2006:

95 tỷ, 2007: 130 tỷ, 2008: 138 tỷ, năm 2009: 140tỷ đồng; Lợi nhuận hàng năm tăng từ20-30%, đồng thời Công ty đã thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ cho Nhà nướctheo quy định

Để có được thành quả như ngày hôm nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên củaCông ty là nhân tố quyết định cho sự thành đạt của doanh nghiệp Chính vì vậy,trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty luôn luôn quan tâm nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của người lao động trên cơ sở hiệu quả kinh doanh, kết quảcông việc của mỗi người, mỗi đơn vị Có những chính sách, đòn bẩy phù hợp khuyếnkhích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng làm ra nhiều lợinhuận, do đó thu nhập của người lao động trong những năm qua không ngừng tănglên, năm 2009 thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng

Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên, Công tycòn quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động tổ chức đi tham quan học tập,các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao sứckhỏe, tạo sự vui tươi, phấn khởi trong lao động Bên cạnh đó Công ty đã quan tâmđến các hoạt động xã hội, từ thiện, các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo,quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng nhà tìnhnghĩa, với số tiền hàng tỷ đồng và phụng dưỡng 7 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Các danh hiệu, giải thưởng, thành tích tiêu biểu Công ty đạt được trong thời gian qua

 Huân chương Lao động hạng III năm 1981, Huân chương Lao động hạng IInăm 1985 của Chủ tịch nước trao tặng ;

 Giải thưởng Topten lữ hành của Quốc tế Hiệp hội Du lịch Việt Nam traotặng năm 2005 và 2008;

 Topten lữ hành Nội địa của Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng năm 2009

 Thương hiệu mạnh VN do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tạp chí Thươnghiệu Việt tổ chức bình chọn năm 2009;

Trang 9

 Và còn rất nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, UBNDthành phố Đà Nẵng, các Bộ, Ban ngành trao tặng

Thông tin chung về Công ty

Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS

Tên tiếng Anh: VIETNAMTOURISM – VITOURS JOINT – STOCK COMPANY Tên viết tắt : VITOURS

Trụ sở chính : 83 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng Điện thoại : (0511) 3822213, 3896807

Fax : (0511) 3821560

Website : www.vitours.com.vn

Trang 10

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Khối vậnchuyểnCác chi nhánh

Liên kếtIndo

CARAVA $Đường bộ

Trang 11

Với mô hình tập trung lữ hành với đầy đủ các chức năng kinh doanh lữ hành,công ty đã sắp xếp lại mô hình tổ chức và phân chia thành các phòng ban, chi nhánhcăn cứ vào tính chất công việc và thị trường khách Công ty Vitours xây dựng cơ cấu

tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng

- Ưu điểm: nhân viên chỉ báo cáo với một cấp trên đó là báo cáo trực tiếp khôngphải báo cáo với nhiều cấp, các thành viên ở các bộ phận có thể giúp đỡ cũngnhư góp ý kiến với nhau trong công việc để thực hiện công việc được tốt hơn

- Nhược điểm: có quá nhiều người cùng báo cáo với giám đốc làm cho nhiệm vụcủa giám đốc càng thêm nặng nề và giám đốc chịu trách nhiệm quá nhiều vớicác phòng ban vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo phải có naeng lực thực sự

Chức năng nhiệm vụ của phòng ban:

Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc

Quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền quyết định và chịutrách nhiệm của công ty trước pháp luật

Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, tổchức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các dự án kinh doanh

Đôn đốc chỉ đạo các phòng ban thực hiện các kế hoach đã đề ra:

- Giám đốc: chịu trách nhiệm phối hợp với Tổng giám đốc đẻ điều hành, quản lý công

ty, bàn bạc và đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty

- Phó giám đốc: giúp giám đốc trong việc quản lý và kinh doanh lữ hành ở các phòngthị trường, chi nhánh và các phòng đại diện, xí nghiệp vận chuyển, địa lý vé máy bay

Phòng thị trường: bao gồm các bộ phận sau

Phòng nội địa: tổ chức và tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo

thu hút các nguồn khách du lịch trong nước đến công ty

Duy trì các các mối quan hệ của công ty với các nguồn khách hàng

Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch với nội dung và mức giá phùhợp với nhu cầu khách hàng, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sản phẩmcủa công ty

Trang 12

Phòng Inbound:

- Bộ phận phụ trách mảng Âu – Mỹ: tổ chức và tiến hành các hoạt độngnghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng cáo, thu hút các nguồn khách du lịch Châu

Âu và Châu Mỹ đến với công ty

Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch lịch với nội dung và mức giáphù hợp với nhu cầu khách hàng, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sảnphẩm của công ty

Tổ chức điều động, bố trí hướng dẫn các chương trình du lịch, xây dựng vàphát triển các mối quan hệ với các đội ngũ hướng dẫn viên, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo

để họ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng cácnhu cầu về hướng dẫn

- Bộ phận phụ trách mảng Á- Úc: có chức ăng tương tự bộ phận phụ tráchmảng Âu-Mỹ, nhưng thị trường mục tiêu của mảng này là du khách của các nước châu

Á và châu Úc

Phòng Outbound: có chức năng tương tự như phòng Inbound nhưng chỉ

khác là tổ chức các tours cho du khách trong nước ( bao gồm cả người Việt Nam vànước ngoài) đi du lịch ra các nước trên thế giới

Phòng liên kết chuyên đề:

Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảngcáo, thu hút nguồn khách du lịch, tiến hành xây dựng các chương trình du lịch với nộidung và mức giá phù hợp với nhu cầu khách hang, chủ động trong việc đưa ra các ý đồmới về sản phẩm của công ty

Xây dựng các mối quan hệ với các công ty lũ hành khác, các khách sạn trongkhu vực công ty phụ trách

Phòng vé máy bay:

Cung cấp thông tin về các chuyến bay cho khách hàng, tư vấn cho kháchhàng, bán vé và nhận đặt vé theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

Phòng vận chuyển:

Trang 13

Chịu trách nhiệm vận chuyển khách từ lúc đón khách, tư vấn cho khách đếncác địa điểm tham quan du lịch và đưa khách về điểm khởi hành khi kết thúc chươngtrình.

Chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Tp HCM:

Là mối thu hút khách và là đầu mối triển khai các hoạt động nhằm thực hiệncác chương trình di lịch của công ty tại hai đầu Hà Nội và TP.HCM

+ Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa

+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu du lịch

+ Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí, karaoke, massage.+ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng.+ Hướng dẫn viên du lịch

+ Cho thuê nhà và văn phòng

+ Đào tạo nghề ngắn hạn, Dịch vụ du học

Trang 14

+ Kinh doanh bất động sản.

+ Đại lý Vé máy bay quốc tế, nội địa+ Đại lý thu đổi ngoại tệ

1.4 Định hướng phát triển của công ty

1.4.1 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty

Phấn đấu xây dựng Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours không ngừngphát triển về mọi mặt, trở thành thương hiệu lớn, có uy tín trong lĩnh vực hoạt độngkinh doanh du lịch trong và ngoài nước

1.4.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

Ngoài những ngành nghề kinh doanh hiện có Công ty tiếp tục đầu tư pháttriển những ngành nghề kinh doanh khác trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư trongngắn hạn cũng như hiệu quả đầu tư trong dài hạn phù hợp với chiến lược phát triểnCông ty

Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa tập trung đầu tư tạo

ra những sản phẩm mới mà thị trường đang cần đi đôi với việc đẩy mạnh côngtác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị chào bán sản phẩm bằng nhiều hình thức, trong đóviệc phát triển thêm những đại lý, chi nhánh du lịch trong và ngoài nước, duy trì lượngkhách ổn định ở các thị trường truyền thống như: Pháp, Úc, Canada, Đông Nam Á,Trung Quốc, và phát triển thêm những thị trường mới đối với khách Inbound, đẩymạnh khai thác khách du lịch nội địa, tăng cường hơn nữa sự liên kết cùng có lợi giữaCông ty Lữ hành Vitours với các Hãng hàng không, các cơ sở dịch vụ, các hãng lữhành trong và ngoài nước, giữ được tốc độ tăng trưởng khách, doanh thu, lợi nhuậnhàng năm

Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, trước hết tập trung đầu tư có trọngđiểm việc nâng cấp cải tạo các khách sạn hiện có đáp ứng yêu cầu phục vụ khách, cósức cạnh tranh, căn cứ vào hiệu quả đầu tư

Ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, Công ty tiếp tụcđầu tư cho nguồn nhân lực, đây là nhân tố quyết định cho sự thành công của doanhnghiệp, trong đó coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo, xây dựng một đội ngũ lao

Trang 15

động làm việc chuyên nghiệp, có kỷ luật cao đi đôi với việc giải quyết tốt chế độ chongười lao động để người lao động an tâm, gắn bó với doanh nghiệp.

Trang 16

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS 2009-

2011 2.1 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CỔ PHẦN

DU LỊCH VIỆT NAM VITOURS qua các năm 2009-2011.

2.1.1 Phân tích các nguồn lực của công Ty Cổ Phần Du Lịch Vitours.

2.1.1.1 Mặt bằng.

Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours

Địa chỉ : 83 Nguyễn Thị Minh Khai – Đà Nẵng

Tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố, ngay sát mặt đường, đây là vị trí rất thuậnlợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Vitours Năm ngay sát mặt đường điều này

sẽ giúp cho khách hàng dễ nhận biết ra công ty, và khách hàng sẽ thuận lợi trong việc

đi lại, giao thương với công ty Và với mặt bằng rộng với như thế này công ty có thể

áp dụng các hoạt động truyền thông của mình một cách dễ dàng để thu hút sự chú ýcủa các khách hàng tiềm năng

2.1.1.2 Cơ sở vật chất.

Trang thiết bị văn phòng

Bảng 2.1 Số lượng trang thiết bị văn phòng của công ty Vitours năm 2011

Với có sở vât chất hiện tại của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhânviên nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành công việc một cách tốt nhất Hiện naynhu cầu khách MICE rất đa dạng nên để đáp ứng nhanh chóng nhất và tốt nhất đốitượng này thì công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị văn phòng.Trong thời gian tới, ngoài việc hỗ trợ thêm nhiều máy tính thì công ty cần quản lý hệthống mạng của công ty hoạt động tốt hơn nữa Đây là điều kiện cần thiết đối với hoạtđộng thu hút khách MICE của công ty bởi vì đường truyền tốc độ cao thì sẽ giúp cho

Trang 17

các nhân viên thiết lập mối quan hệ với khách MICE dễ dàng và nhanh chóng hơn, qua

đó sẽ nâng cao được khả năng thu hút khách MICE của công ty

Phương tiện vận chuyển

Hiên nay, Vitours đã có

một xí nghiệp vận chuyển tại 17

Nguyễn Thiện Thuật – Đà Nẵng

với gần 50 đầu xe, trong đó xe

công ty tự mua chiếm 40%, còn

lại là của các tư nhân hợp tác kinh

doanh với xí nghiệp hay gửi cho

xí nghiệp kinh doanh

Hầu hết xe ở đây có mẫu mã mới, chất lượng đảm bảo, đa dạng về chủng loại từ

4 chỗ đến 45 chỗ, trong đó chủ yếu là xe có chỗ ngồi từ 30 -45 Xí nghiệp vận chuyển

đã và đang hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty và tổ chức hoạt độngcho thuê phương tiện vận chuyển để tăng thêm nguồn thu Xí nghiệp cũng thườngxuyên kiểm tra, sữa chữa, nâng cấp các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo yếu tố

an toàn trong khi vận chuyển cho khách hàng Bên cạnh xe thì đội ngũ lái xe của công

ty cũng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và hầu hết đều có hộ chiếu để không chỉtham gia các tour trong nước mà cả nước ngoài nhưng hiện nay công ty còn thiếu một

số phương tiện vận chuyển như xích lô phục vụ du khách tham quan thành phố vàthuyền buồm đưa khách thắng cảnh sông Hàn Với phương tiện vận tải sẳn có như vậyVitours có khả năng chủ động trong việc vận chuyển, đồng thời có thể tiết kiệm chiphí để canh tranh với các đối thủ trong ngành

Trang 18

Bảng 2.2 Cơ sở lưu trú và nhà hàng của công ty Cổ Phần Du Lịch Vitours

SẠN

Tiêuchuẩn

Sốphòng

GIÁ PHÒNG

NhàhàngSuite Delux Super Standar

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Vitours)

Hiện tại công ty có 4 khách sạn được trang bị các tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế.Các khách sạn đều có nhà hàng với sức chứa tối đa từ 250 đến 600 khách Hệ thốngkhách sạn của công ty bên cạnh phục vụ hoạt động lưu trú, ăn uống thì còn là nơi tổchức các cuộc hội nghị, hội thảo của khách công vụ MICE Các khách sạn với trangthiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên phục vụ có chất lượng cao luôn trong tư thế sẵnsang phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch Nhìn chung, hệ thống các khách sạn vàNhà hàng của công ty có khả năng để để phục vụ nhu cầu của khách du lịch MICE.Trong đó, cụm khách sạn Bamboo Green được trang bị đầy đủ và khá tiện nghi Tuynhiên, trong thời gian đến để nâng cao khả năng thu hút khách MICE thì công ty cầnchú trọng đầu tư , nâng cấp cụm khách sạn của mình để đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao đểphục vụ nhu cầu khách tốt hơn Ngoài ra, công ty Vitours đã và đang tọa mối kinhdoanh với các đơn vị cung ứng du lịch ở khắp các mọi miền trên cả nước nhằm nângcấp chất lượng phục vụ du khách Một số công ty cung ứng du lịch mà công ty liên kếtlà: khu Resort Sandy Beach, Sun Spa, Saigon marin, Hoàng Anh Gia Lai…

2.1.1.3 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực.

Trang 19

Bảng 2.3 Thống kê ngồn nhân lực của công ty Vitours năm 2011

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty Vitours)

Công ty đã ban hành và áp dụng qui chế trả lương trong doanh nghiệp theonguyên tắc trả lương theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề, tiềnlương gắn với hiệu quả kinh doanh

Công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm và các chế độ khác có liên quan đếnngười lao động theo qui định bao gồm: BHXH, BHYT, Bảo hiểm tai nạn, trợ cấp nghỉ việc,khám bệnh định kỳ Ngoài ra Công ty luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của ngườilao động thông qua các hoạt động như: Tổ chức sinh nhật, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ,thăm hỏi ốm đau, ma chay, cưới xin, tham quan học tập, Hằng năm Công ty duy trì tổ chứccác hoạt động kỷ niệm: Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, ngày thànhlập QĐND Việt Nam, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6,

2.1.2 Tình hình tài chính của công ty Vitours qua các năm 2009 – 20112.

2.1.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vitours qua các năm 2009 – 2011.

Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vitours qua các

Trang 21

(Nguồn: phòng kinh doanh của công ty Vitours)

2.1.2.2 Nhận xét tình hình tài chính của công ty Vituors qua các năm 2009 – 2011.

Về doanh thu và lợi nhuận.

Biểu đồ 2.1 Doanh thu của công ty Vitours năm 2009 -2011

Nhìn chung, doanh thu tăng dần qua các năm, năm sau tăng trưởng nhanh hơnnăm trước Năm 2010 doanh thu thuần đạt 116,6tỷ đồng tăng 5,1% so với năm 2009đạt 113,4 tỷ đồng, đến 2011 doanh thu thuần đạt 154,1 tỷ đồng tăng 25,2 % so với

2010 Qua đây cho thấy công ty đã giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng nămcủa mình Việc tăng doanh thu của công ty là do những năm gần đây khách du lịch đến

Đà Nẵng rất đông, tạo điều kiện thuận lợi để công ty đẩy mạnh hoạt động thu hút vàkhai thác nguồn khách

Biểu đồ doanh thu của công ty Vitours

Trang 22

Biểu đồ 2.2 Lợi nhận của công ty Vitours năm 2009 – 2011

Tuy nhiên khi nhìn vào lợi nhuận sau thuế của 2009 -2011 ta nhận thấy có sựtăng giảm rõ rệt Năm 2009 lợi nhuận là 6,8 tỷ đồng nhưng đến 2010 giảm xuống còn4,2 tỷ đồng và đến 2011 thì lại tăng lên 7,5 tỷ Năm 2010 là một năm khó khăn chocác doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, mà Công ty Cổ phần Du lịch ViệtNam Vitours là một bộ phận không nằm ngoài sự tác động đó Sự suy thoái kinh tếtoàn cầu và lạm phát tăng cao đã khiến du khách các nước giảm chi tiêu, giảm nhu cầu

đi du lịch hoặc lựa chọn các thị trường gần, các kỳ nghỉ ngắn ngày, ưu tiên dịch vụ giá

rẻ Thêm vào đó, tỷ giá ngoại tệ trong nước thay đổi liên tục khiến giá tour tăng, gâykhó khăn cho nhiều đoàn khách quốc tế Giá dịch vụ trong nước tăng cao cũng lànguyên nhân làm giảm lượng khách quốc tế và tăng chi phí hoạt động kinh doanh củaCông ty Giá dịch vụ đầu vào tăng như hàng không, khách sạn, ăn uống; giá nguyênvật liệu như điện, nước, xăng dầu đều có tác động rất lớn nâng chi phí kinh doanh củaCông ty lên cao

Trước những khó khăn đó, trong năm 2010, Công ty đã nghiên cứu tạo ranhững sản phẩm mới phù hợp với thị trường song song với việc đẩy mạnh công tácquảng bá chào bán sản phẩm nhờ đó đã duy trì lượng khách đến với các đơn vị củaCông ty; Công ty đã có sự liên kết chặt chẽ với các Hãng hàng không, các khách sạn

Biểu đồ lợi nhuận của công ty Vitours

Trang 23

trong Công ty, các cơ sở dịch vụ, kết hợp với chính sách kích cầu của Chính phủ để cóchính such giảm giá tour, giảm giá dịch vụ, tổ chức những chương trình theo chuyên

đề như tour Caravan đường bộ Việt – Lào – Thái – Campuchia, phối hợp với ViệtNam Airline thực hiện chương trình chuyến bay trực tiếp Đà Nẵng – Hong Kong, đẩymạnh khai thác khách du lịch nội địa, hội thảo, hội nghị,… nhờ đó hạn chế sự sụt giảmcác chỉ tiêu kinh doanh so với năm 2009

Về chi phí

Biểu đồ 2.3 Chi phí của công ty Vitours năm 2009-2011

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch, nhữngnăm gần đây ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào công tác quảng cáo như

in ấn, brochures đến khách hàng…thì trong những năm gần đây còn do yếu tố lạm pháttăng cao đã đẩy chi phí hoạt động kinh doanh tăng theo, đồng thời để tăng chi trongviệc thử nghiệm đầu tư một số tour, tuyến du lịch mới như trực thăng đã đẩy chi phítrong năm 2011 tăng mạnh từ 1,6 tỷ đồng năm 2010 lên 2,9 tỷ đồng năm 2011 T đẽdàng nhân jthaays năm 2010 chi phí của Vitours giảm rõ rệt do với năm 2009 bởi vìtrong giai đoạn này công ty thực hiện chính sách giảm tải chi phí tuy nhiên đây là một

kế sách sai lầm dẫn đến việc giảm lợi nhuận xuống còn 4,2 tỷ đồng nên công ty đã kịpthời thay đổi trong năm 2011

Biểu đồ chi phí của công ty Vitours

Trang 24

2.2 Phân tích môi trường hoat động của công ty VItours.

2.2.1.Môi trường vĩ mô.

Kinh tế

Rủi ro về kinh tế là những thay đổi nội tại của nền kinh tế cùng với sự thay đổichính sách tài chính và tiền tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động củaCông ty

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những tiến bộ vượtbậc, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong các năm từ 2002 - 2007 là 7,8% Đặcbiệt trong năm 2007, tăng trưởng GDP của Việt Nam lên tới 8,48%, mức tăng trưởngcao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua Với thu nhập bình quân đầu người gia tăng, ngườidân đã nâng cao đời sống tinh thần, đặc biệt là nhu cầu du lịch nghỉ ngơi cũng đã tănglên đáng kể Bên cạnh đấy, Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế của mình trên trườngquốc tế Năm 2007, là năm đánh dấu mốc son Việt Nam trở thành thành viên thứ 150của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam

đã từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Và hình ảnh một Việt Namxinh đẹp, hòa bình, thân thiện, đậm đà bản sắc văn hóa không còn xa lạ đối với bạn

bè năm châu Những điều này đã góp phần to lớn cho sự phát triển ngành du lịch nướcnhà

Tuy nhiên, cùng với những lợi ích từ việc hội nhập với nền kinh tế thế giới,Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong quátrình hội nhập, điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát từ Mỹ

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 lên đến 19,89%, trong khi tốc độ tăngtrưởng GDP 2008 đã có dấu hiệu suy giảm chỉ đạt mức 6,23% so với mức 8,48% năm

2007 và năm 2009 giảm xuống còn 5.32 Cùng với đó là cảnh báo nguy cơ lạm phátcao sẽ có khả năng quay lại trong năm 2012 sẽ trở thành thách thức rất lớn đối với hoạtđộng kinh doanh của các tổ chức, các ngành nghề và chỉ tiêu đầu tư của toàn xã hội.Ngành du lịch là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất từ cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới và những thay đổi bất lợi từ nền kinh tế Hoạt động kinh doanhcủa VITOURS vì thế cũngsẽ bị ảnh hưởng do nhu cầu lữ hành và dịch vụ du lịch giảm,chi phí hàng hóa dịch vụ tăng, chi phí kinh doanh tăng

Chính trị pháp luật.

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w