1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006

65 970 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 428,5 KB

Nội dung

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, không thể thiếu

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong nhữngngành dịch vụ quan trọng, không thể thiếu Hiện nay, ngành bảo hiểm pháttriển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ vàphạm vi hoạt động Khi đời sống và nhu cầu của mỗi người một cao hơn,hoàn thiện hơn thì đòi hỏi các ngành trong đó có ngành bảo hiểm cũng phảiđáp ứng được những nhu cầu mới ấy

Người ta nói giao thông là huyết mạnh của một quốc gia, là cầu nốigiữa các vùng miền, giữa các khu vực diễn ra thuận lợi Một quốc gia muốnphát triển toàn diện mọi mặt thì không thể không phát triển giao thông, đặcbiệt giao thông đường bộ có vai trò rất quan trọng Tuy nhiên giao thôngđường bộ lại diễn ra nhiều và có xu hướng gia tăng Điều này thực sự làkhông tốt, bởi nó không chỉ gây ra sự ngừng trệ, cản trở giao thông mà còngây thiệt hại lớn về người và của Bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảohiểm vật chất xe cơ giới nói riêng góp phần lớn trong việc giúp người gặptổn thất do tai nạn giao thông có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống

Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) là một Công ty bảo hiểm phinhân thọ, với tuổi đời 9 năm vẫn còn khá trẻ nhưng đã có được kết quả kinhdoanh khá tốt Với định hướng hoạt động kinh doanh đúng đắn, Công ty lấyphương châm phục vụ khách hàng tham gia bảo hiểm một cách tốt nhất trên

cơ sở hợp tác để giải quyết các hậu quả tổn thất giúp khách hàng ổn định đờisống, hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới mớiđược Công ty triển khai trong 5 năm gần đây, còn gặp nhiều khó khăn tuynhiên nghiệp vụ này ngày càng cho thấy hiệu quả kinh doanh cao Vì vậysau thời gian thực tập Công ty, em chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là:

Trang 2

“Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006”.

Ngoài phần mở bài và kết luận chuyên đề có ba phần chính:

Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm xe cơ giới

Chương 2: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty

cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) giai đoạn 2002 – 2006

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả khai thác bảohiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong thờigian tới

Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết khó tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết nhất định, kính mong thầy cô giáo giúp đỡ để bản chuyên đềhoàn thiện hơn

Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề em đã được sự hướng dẫn vàchỉ bảo tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Chính và các anh chị Phòngbảo hiểm xe cơ giới của Công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

1 Khái quát chung về Bảo hiểm xe cơ giới

1.1 Sự cần thiết và tác dụng của Bảo hiểm xe cơ giới

1.1.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của Bảo hiểm xe cơ giới

Giao thông đường bộ là hình thức phổ biến, tiện lợi Việt Nam với 3/4diện tích là đất liền nên việc đi lại giữa các vùng miền chủ yếu là bằngđường bộ và đường sắt, trong đó đường bộ chiếm đa số Đất nước ta cònnghèo nên việc đi lại bằng đường không chưa được phổ biến Do đó, việcphát triển giao thông luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm Hàng loạt tuyếnđường được xây dựng, hàng loạt cây cầu được khai thông Điều này giúpcho kinh tế giữa các vùng được giao hoà, có nhiều cơ hội phát triển Từ đó,đời sống của mọi người cũng được nâng cao.Một nền kinh tế muốn pháttriển không thể không phát triển giao thông, đường xá

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: tai nạn giao thông Tình hình tai nạn giaothông diễn ra phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng Xác suất tai nạnxảy ra đối với các phương tiện xe cơ giới cao hơn nhiều so với các phươngtiện khác Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải năm 2006, cả nước xảy

ra 14,7 nghìn vụ tai nạn làm chết 12,8 nghìn người, bị thương 113 nghìnngười, tăng 0,2% số vụ tai nạn, số người chết tăng 10,7% , số người bịthương giảm6,1% Bình quân một ngày trong năm 2006 xảy ra 40 vụ tai nạn,làm chết 25 người và bị thương 31 người, trong đó tai nạn giao thông đườngbộchiếm 96,2% số vụ, 97% số người chết, 98,3% số gnười bị thương Tainạn giao thông đã gây thiệt hại lớn về người và của, hàng năm bình quânthiệt hại về tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng Đối với các chủ phươngtiện họ không chỉ bị tổn thất về tài sản mà có khi chính mình còn bị thương

Trang 4

Do đó, số tiền mà họ phải gánh chịu do tổn thất xảy ra là rất lớn, có thể vượtquá khả năng của họ Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hàngngày và việc kinh doanh của họ.

Cùng với các biện pháp ngăn chặn tình hình trên như: kiểm tra, kiểmsoát chặt chẽ việc tham gia giao thông của các chủ xe, xử phạt nghiêm minhđối với những trường hợp vi phạm…thì việc tham gia bảo hiểm xe cơ giớicũng là một biện pháp hữu hiệu Các chủ phương tiện tham gia bảo hiểm xe

cơ giới sẽ được bù đắp về tài chính khi có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảohiểm Sự bù đắp sẽ giúp họ nhanh chóng ổn định lại cuộc sống Có thể thấybảo hiểm xe cơ giới là thật sự cần thiết trong cuộc sống

1.1.2 Tác dụng của Bảo hiểm xe cơ giới

Qua việc nghiên cứu trên cho thấy Bảo hiểm xe cơ giới có nhiều tácdụng to lớn và thiết thực đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội Sau đây lànhững tác dụng cụ thể của bảo hiểm xe cơ giới:

Thứ nhất, góp phần ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểmtrước tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra

Khi gặp tai nạn giao thông, người tham gia giao thông gặp tổn thất vềtài chính do xe bị hư hỏng hay phải đền bù cho khách hàng (trong trườnghợp trở khách), cho người thứ ba…Bên cạnh đó, chính họ có thể bị thương

do tai nạn Khi họ tham gia bảo hiểm xe cơ giới thì những tổn thất đó sẽdược bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để họ khắc phục hậuquả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh

Thứ hai, góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất cũng như tai nạn giaothông, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảmbớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp

Trang 5

Không chỉ đối với Bảo hiểm xe cơ giới mà khi đã tham gia bất cứ loạihình bảo hiểm nào, công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiệncác biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất Công ty bảo hiểm sẽ thành lậpmột quỹ để đề phòng hạn chế tổn thất, quỹ này có tác dụng giúp người thamgia có thể tránh được những rủi ro, bất chắc từ đó công ty bảo hiểm sẽ khôngphải chi trả bồi thường, làm tăng lợi nhuận cho công ty.

Thứ ba, góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhâncủa các vụ tai nạn

Khi có tai nạn xảy ra, hầu hết trong các trường hợp đều có xảy ra xíchmích, căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn Công ty bảohiểm căn cứ vào biên bản giám định để xác định mức độ lỗi và tổn thất củahai bên từ đó đưa ra mức bồi thường thoả đáng, hợp lý

Thứ tư, góp phần tăng thu ngân sách, góp phần đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng giao thông, tạo công ăn việc làm cho người lao động

Các công ty bảo hiểm thông qua việc nộp thuế làm tăng thu cho ngânsách nhà nước Chính phủ sử dụng ngân sách phối hợp với các doanh nghiệpbảo hiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giaothông để thoả mãn tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân Ngoài ra, với phạm

vi hoạt động rộng rãi của các Công ty bảo hiểm hiện nay ở tất cả các tỉnhthành còn giải quyết được một phần không nhỏ công ăn việcc làm cho ngườilao động, đó là những nhân viên, cộng tác viên bảo hiểm, đại lý bảo hiểm…

1 2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm

1.2.1.1 Đối tượng bảo hiểm

Trang 6

Trước hết, phải hiểu xe cơ giới ở đây là gì? Xe cơ giới có thể hiểu là tất

cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chínhchiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy Để đối phó với những rủi ro tainạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất cho mình, các chủ xe cơ giới thườngtham gia một số loai hình bảo hiểm sau:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hoá trở trênxe

- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe

- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe

- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe

- Bảo hiểm vật chất xe

Trong phạm vi của chuyên đề này, chỉ tập chung nghiên cứu nghiệp vụbảo hiểm vật chất xe Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới đối với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụngbắt buộc bằng pháp luật đối với các chủ xe Bảo hiểm vật chất xe cơ giới làloại hình bảo hiểm tài sản và nó được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tựnguyện

Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường nhữngthiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gâynên Vì vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc

xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia

Đối với xe môtô, xe máy: do giá trị xe thấp nên các chủ xe thường thamgia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe

Trang 7

Đối với xe ô tô: đây là loại xe có giá trị lớn, vận tốc cao, khu vực lưuchuyển rộng nên khi có rủi ro xảy ra thiệt hại thường lớn hơn nhiều so với xemôtô, xe máy.Vì vậy, chủ phương tiện có thể lựa chọn tham gia bảo hiểmtoàn bộ vật chất xe hoặc bảo hiểm từng bộ phận của chiếc xe Đứng trên góc

độ kỹ thuật, thông thường xe ô tô được chia thành các tổng thành sau:

- Tổng thành động cơ: Bao gồm phần máy, chế hoà khí hoặc bơm cao

áp, bơm xăng, bầu lọc khí, lọc dầu, máy phát điện, máy nến khí, đề ma rơ,két nước và các dụng cụ làm mát, các thiết bị làm cho máy nổ…

- Tổng thành hộp số: Bao gồm hộp số chính, hộp số phụ (nếu có), cácđăng

- Tổng thành trục trước (hoặc cầu trước): Bao gồm dầm cầu, trục láp,

hệ thống treo nhíp, may ơ trước, cơ cấu phanh, xi lanh, nếu là cầu chủ độngthì có thêmmột cầu vi sai và vở cầu

- Tổng thành thân vỏ: Bao gồm vỏ cầu toàn bộ, ruột cầu, vi sai, cụmmay ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầusau, nhíp…

- Tổng thành hệ thống lái: Bao gồm vô lăng, trục tay lái, các đăng dẫnđộng lái, hộp tay lái, bổ trợ tay lái (nếu có), thanh kéo ngang, thanh kéo dọc,phi dê…

- Tổng thành thân vỏ: Có ba nhóm (A, B, C)

+ Nhóm A: Thân vỏ gồm cabin toàn bộ, ca lăng, cabô, chắn bùn, toàn

bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương và gạt nước mưa, rửa kính, toàn bộphần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ, các cần gạt và bàn đạp ga, côn, số, phanhchân, phanh tay

Trang 8

+ Nhóm B: Ghế đệm và nội thất: gồm toàn bộ ghế ngồi hoặc nằm,ngang hoặc dọc của xe Các trang bị: điều hoà nhiệt độ (nóng, lạnh), quạt,đài, radiocaset, video, kính mầu…

+ Nhóm C: Sát si bao gồm: khung xe, ba đờ sốc, các cơ bắt chặt vàokhung xe, tổng bơm phanh, dẫn động phanh chínhvà phanh tay, dẫn độngcôn, các bình chứa hơi phanh, bình chứa nhiên liệu, các đường ống và tuy ôdẫn dầu, dẫn hơi, dây dẫn điện, càng kéo…

- Tổng thành lốp: Các bộ phận xăm lốp hoàn chỉnh của xe (kể cả xămlốp dự phòng)

- Tổng thành khác: Là các tổng thành cơ cấu chuyên dùng lắp lên xe dể

sử dụng theo chuyên ngành như cần cẩu, xe bảo ôn bồn, téc, y tế, cứu hoả,chở và hút phân rác, ben tự đổ, nâng hạ hang, công trình…

1.2.1.2 Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm xe cơ giới là các giới hạn, trong đó người bảo hiểm

có thể nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường khi có tổn thất xảy ra.a) Rủi ro được bảo hiểm

Trong trường hợp bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thôngthường bao gồm:

- Tai nạn do đâm va, lật đổ

- Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá

- Mất cắp toàn bộ xe

- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên

Trang 9

Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xeđược bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanhtoán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết hợp lý nhằm:

- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại docác rủi ro được bảo hiểm

- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất

- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm

Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổng STBH của công ty bảo hiểm làkhông vượt quá STBH đã ghi trên đơn hay trên giấy chứng nhân bảo hiểm.b) Phạm vi về thời gian: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn có giới hạnphạm vi bảo hiểm về mặt thời gian mà thông thường là một năm tính từngày hợp đồng có hiệu lực Nếu hết thời hạn bảo hiểm, chủ xe muốn tiếp tụcđược bảo hiểm phải gia hạn hợp đồng hoặc phải tái tục hợp đồng mới

c) Phạm vi về không gian: Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm chỉ áp dụngtrong phạm vi địa bàn hoạt động nhất định của xe mua bảo hiểm Nếu tai nạnxảy ra với xe không nằm trong phạm vi địa lý đã được thoả thuận trước đóthì thiệt hại sẽ không được bồi thường

Trang 10

- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, xăm lốp bị hư hỏng

mà không do tai nạn gây ra

- Mất cắp bộ phận xe

Để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dụng bảo hiểm, những hành vi viphạm pháp luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy

ra trong những trường hợp sau cũng sẽ không được bồi thường:

- Hành vi cố ý của chủ xe, lái xe

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theoquy định của luật an toàn giao thông đường bộ

- Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ như:+ Xe không có giấy phép lưu hành

+ Lái xe không có bằng lái hoặc có bằng nhưng không hợp lê

+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia ma tuý hoặc các chất kích thíchtương tự khác trong khi điều khiển xe

+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép

+ Xe trở quá trọng tải hoặc một số hành khách theo quy định

+ Xe đi vào đường cấm

+ Xe đi đêm không đèn

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa

- Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, làm đình trệsản xuất kinh doanh

- Thiệt hại do chiến tranh

Trang 11

Lưu ý rằng trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu

xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới.Tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mớithì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ

xe mới nếu họ có yêu cầu

1.2.2 Giá trị bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm

1.2.2.1 Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xetại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm Việc xác định đúnggiá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồithường Tuy nhiên, giá trị trên thị trường luôn có những biến động và cóthêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn choviệc xác định giá trị xe một cách tuyệt đối Để xác định một cách tương đốigiá trị thực tế của xe, Công ty bảo hiểm có thể căn cứ vào các yếu tố sau:

- Loại xe

- Năm sản xuất

- Mức độ mới, cũ của xe, thời gian sử dụng của xe

- Thể tích làm việc của xi lanh…

- Tỷ lệ % khấu hao của xe…

Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểmthường áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao Cụthể:

Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu (nguyên giá) - Khấu hao (nếu có)

Trang 12

Đối với xe sử dụng dưới một năm giá trị khấu hao bằng 0 nên giá trịbảo hiểm bằng giá trị ban đầu của xe.

Đối với xe sử dụng trên một năm thì khấu hao được xác định như sau:

Giá trị khấu hao = Giá trị ban đầu x Tỷ lệ khấu hao x Số năm sử dụng

Ví dụ: Chủ chiếc xe ô tô mua ngày 01 tháng 01 năm 2004 với giá 500

triệu đồng, mua bảo hiểm vật chất xe vào ngày 28 tháng 04 năm 2006 Công

ty bảo hiểm đánh giá tỷ lệ khấu hao là 9%/năm, mức khấu hao được tính chohàng tháng, nếu mua bảo hiểm trước ngày 16 thì tháng đó không phải tínhkhấu hao, còn từ ngày 16 trở đi thì tháng đó phải tính khấu hao Trongtrường hợp này, giá trị bảo hiểm sẽ được tính như sau:

Giá trị ban đầu: 500.000.000 VNĐ

1.2.2.2 Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (STBH) là khoản tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảohiểm có thể phải trả khi giải quyết bồi thường được thoả thuận trong Hợpđồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất toàn bộ xe,STBH được xác định dựa trên giá trị thực tế xe vào thời điểm kí kết hợp

Trang 13

đồng Yêu cầu khai thác viên phải nắm vững các thông tin từ đơn yêu cầubảo hiểm của các chủ xe.

Trường hợp bảo hiểm tổng thành thân vỏ xe, STBH được tính trên cơ

sở giá trị toàn bộ xe và tỷ lệ % của tổng thành thân vỏ xe trên giá trị toàn bộ

xe (Tỷ lệ này được các Công ty bảo hiểm quy định cụ thể cho từng loại xe)Trên cơ sở giá trị bảo hiểm, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với cáctrường hợp:

+ Bảo hiểm đúng giá trị: Số tiền bảo hiểm = Giá trị bảo hiểm

+ Bảo hiểm dưới giá trị: Số tiền bảo hiểm < Giá trị bảo hiểm

+ Bảo hiểm trên giá trị: Số tiền bảo hiểm > Giá trị bảo hiểm

Việc quyết định tham gia bảo hiểm với số tiền là bao nhiêu sẽ là cơ sở

để xác định STBT khi có tổn thất xảy ra Trên thực tế, nhằm trục lợi khitham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, chủ xe thường tìm cách đểbảo hiểm trên giá trị Chính vì vậy, khai thác viên phải xác định đúng giá trịcủa chiếc xe đó và giải thích với chủ xe về việc giải quyết bồi thường củaCông ty bảo hiểm là: Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường khôngđược vượt quá GTBH

1.2.2.3 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhất định mà người tham gia bảo hiểm(chủ xe hay lái xe) phải nộp cho Công ty bảo hiểm sau khi ký hợp đồng bảohiểm Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia nộp phí theođúng quy định Ở Việt Nam, các Công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí bảohiểm theo biểu phí quy định của Bộ Tài chính

Trang 14

Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụthể, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:

- Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc tính kỹ thuật khác nhau, có mức

độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho từngloại xe Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí bảohiểm phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại

xe thành các nhóm Việc phân loại xe này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của

xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếmcủa phụ tùng Đối với các loại xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơmoóc, xe chở hàng nặng… do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thườngđược cộng them một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản

Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóngcho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau:

f = (i = 1,n)

Trong đó: Si - Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i

Trang 15

Ti - Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i

Ci - Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i

n - Số năm lấy số liệu để tính toán

+ Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí (d), bao gồm các chiphí như chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý… Phần phụ phí nàythường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồithường

- Khu vực giữ xe và để xe: Trong thực tế, không phải công ty bảo hiểmcũng quan tâm đến nhân tố này Tuy nhiên cũng có một số công ty bảo hiểmtính phí bảo hiểm dựa vào khu vực giữ xe và để xe chặt chẽ

- Mục đích sử dụng xe: Đây là những nhân tố quan trọng trong khi xácđịnh phí bảo hiểm Nó giúp công ty biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra Ví

dụ, xe do một người về hưu sử dụng cho mục đích đi lại đơn thuần chắcchắn sẽ đóng phí bảo hiểm thấp hơn so với xe do một thương gia sử dụng để

đi lại trong khu vực rộng lớn Rõ rang xe lăn bánh trên đường càng nhiều thìrủi ro xảy ra tai nạn càng lớn

- Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và nhữngngười thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm: Số liệu thống kê chothấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn các lái xe lớn tuổi Trongthực tế các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái

xe trên 50 hoặc 55 tuổi do kinh nghiệm cho thấy số người này gặp ít tai nạnhơn so với các lái xe trẻ tuổi Tuy nhiên, những lái xe quá lớn tuổi (thường

từ 65 trở lên) thường phải xuất trình giấy chứng nhân sức khoẻ phù hợp để

có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhân bảo hiểm Ngoài ra để khuyếnkhích hạn chế tai nan, các công ty thường yêu cầu người được bảo hiểm tự

Trang 16

chịu một phần tổn thất xảy ra với xe (hay còn gọi là mức miễn thường) Đốivới những lái xe trẻ tuổi, mức miễn thường này thường cao hơn so vớinhững lái xe có tuổi lớn hơn.

Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm tại công

ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phíchung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm Ngoài ra, hầu hết các công tybảo hiểm áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểmkhông có khiếu nại và gia tăng tỷ lệ giảm giá này cho một số năm không cókhiếu nại gia tăng Có thể đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơgiới

Đối với những xe hoạt động mang tính mùa vụ, tức là chỉ hoạt độngmột số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạtđộng đó theo công thức sau:

Phí bảo hiểm =Mức phí cả năm x

Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có số lượng xe thamgia bảo hiểm nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ, các công ty bảo hiểm có thể ápdụng biểu phí riêng cho khách hàng đó Việc tính toán biểu phí riêng nàycũng tương tự như cách tính được đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các

số liệu về bản thân khách hàng này, cụ thể:

- Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm

- Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàngtrong những năm trước đó

- Tỷ lệ phụ phí theo quy định của công ty

Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công

ty bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt Còn nếu mức phí đặc biệt tính

Trang 17

được là cao hơn (hoặc bằng) mức phí chung, tức là tình hình tổn thất củakhách hàng cao hơn (hoặc bằng) mức tổn thất bình quân chung thì công tybảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.

Đối với những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm nhưngtrong năm xe không hoạt động một thời gian vì lý do nào đó ví dụ ngừnghoạt động để tu sửa xe Trong trường hợp này, thông thường công ty bảohiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó của chủ

xe Số phí hoàn lại được tính theo công thức sau:

Phí hoàn lại = Phí cả năm x x Tỷ lệ hoàn lại phí

Tuỳ theo từng công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỷ lệ hoàn phí

là khác nhau Nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%

Trong trường hợp chủ xe muốn huỷ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hếthợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm chothời gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa

có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo

1.2.3 Đề phòng và hạn chế tổn thất

Các tổn thất xảy ra thường do những rủi ro bất ngờ, không lường trướcđược Vì vây, đề phòng hạn chế tổn thất là công tác quan trọng giúp ngườitham gia bảo hiểm tránh được những tổn thất lớn, đồng thời góp phần nângcao doanh thu cho công ty bảo hiểm bởi không phải chi bồi thường quá cao.Hàng năm các công ty bảo hiểm thường trích một phần doanh thu từ nghiệp

vụ để phục vụ cho công tác này Một số hoạt động đề phòng hạn chế tổn thấtnhư:

Trang 18

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các biển báo trênđường, làm đường lánh nạn, thiết kế hệ thống chiếu sáng trên đường, bố trígương cầu tại những nơi cua gấp.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an kiểm tra độ an toàn của xe ô tô khiđèo hoặc xuống đèo, chốt chặt tại các điểm giao thông lớn chống lạng lách,phóng nhanh vượt ẩu, đua xe…

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức tập huấn cho thanh niêntình nguyện tham gia vào công tác an toàn giao thông, mở các cuộc thi tìmhiểu luật lệ an toàn giao thông

- Đầu tư theo danh mục của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hệthống cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống làm giảm tai nạn giao thông

Tuy nhiên, để thực hiện được tốt công tác này thì trách nhiệm chínhthuộc về ý thức của các chủ phương tiện Nếu họ thực hiện tốt các biện pháp

đề phòng và hạn chế tổn thất như khi lái xe ô tô cần thắt dây an toàn, đi xemáy có đội mũ bảo hiểm, chạy đúng đường, đúng tốc độ…sẽ làm giảm vụtai nạn xảy ra, từ đó giảm phí bảo hiểm cho người tham gia và giảm chi bồithường cho nhà bảo hiểm

1.2.4 Giám định và bồi thường tổn thất

1.2.4.1 Giám định tổn thất

Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo hiểm yêu cầu chủ xe(hoặc lái xe) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chếtổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cho công ty bảo hiểm biết ngày giờ vànơi xảy ra tai nạn Chủ xe không được di chuyển tháo dỡ hoặc sửa chữa xekhi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm trừ trường hợp phải thi hành chỉ thịcủa cơ quan có thẩm quyền

Trang 19

Sau khi nhận được thông báo về tai nạn, Công ty bảo hiểm sẽ cử mộthoặc nhiều đại diện của mình đi giám định Thông thường đối với bảo hiểmvật chất xe cơ giới, việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hànhvới sự có mặt của chủ xe, lái xe hay người đại diện hợp pháp nhằm xác địnhnguyên nhân và mức độ thiệt hại Chỉ trong trường hợp 2 bên không đạtđược sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên chuyên môn làmtrung gian.

Giám định viên bảo hiểm phải công minh, cẩn thận và hiểu biết mộtcách thấu đáo về nghiệp vụ bảo hiểm mình phụ trách Phải thi hành công vụmột cách mẫn cán, chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ thị, ý kiến của doanhnghiệp bảo hiểm

Quá trình giám định đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu như: nhanhchóng, kịp thời, chính xác, tỉ mỉ, khách quan, trung thực

Quá trình giám định được tiến hành qua các bước:

+ Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng: Khi nhận được thông báo tainạn, giám định viên cần nắm bát những thông tin sau:

- Tên chủ xe

- Biển kiểm soát

- Số giấy chứng nhận bảo hiểm, hiệu lực , loại hình tham gia

- Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn

- Thông tin tổn thất ban đầu, thông tin thuộc phạm vi trách nhiệmbảo hiểm

- Số điện thoại hoặc địa chỉ để công ty liên lạc khi cần thiết

Trang 20

+ Giám định viên tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ xe: Giấychứng nhận bảo hiểm, bằng lái xe, đăng ký xe, giấy phép lưu hành

+ Chụp ảnh thiệt hại: Chụp vị trí xe bị tai nạn, biển số xe, nhãn hiệu xe,các vết hư hỏng… nếu không dùng được máy ảnh thì phải vẽ lại vị trí hưhỏng, ghi kích thước và có ký tên như biên bản tai nạn

+ Lập biên bản giám định nhằm ghi lại những gì mà giám định viên đãtiến hành, nhận định của giám định viên về nguyên nhân của vụ tai nạn, mức

độ lỗi của các chủ xe, mức độ thiệt hại Nếu các bên đồng ý với biên bảngiám định thì đó sẽ là cơ sở để tiến hành bồi thường còn nếu không phải tiếnhành giám định lại

Khi mua bảo hiểm tức là khách hàng đã trả tiền cho sản phẩm bảo hiểm

và doanh nghiệp bảo hiểm đã cam kết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ nếukhông may họ bị tổn thất Vì vậy, việc bồi thường được giải quyết tốt đãchứng minh chất lượng của sản phẩm đồng thời khẳng định uy tín của doanhnghiệp

a) Hồ sơ bồi thường

Trang 21

Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xephải cung cấp những tài liệu chứng từ sau:

- Tờ khai tai nạn của chủ xe

- Bản sao của Giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhân đăng ký xe,giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngphương tiện xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe

- Kết luận điều tra của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn: Biên bảnkhám nghiệm hiện trường, Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tainạn, Biên bản giải quyết tai nạn

- Bản án hoặc quyết định của toà án trong trường hợp có tranh chấp

- Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ 3

- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn, ví dụ như chứng từ xácđịnh chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo…

b) Nguyên tắc bồi thường tổn thất

- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế x

- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế

Theo nguyên tắc để tránh việc trục lợi bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉchấp nhận số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm Nếu ngườitham gia bảo hiểm cố tình tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảohiểm nhằm trục lợi thì hợp đồng bảo hiểm sẽ không có hiệu lực Tuy nhiênnếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị công ty bảo hiểm vẫn bồithường nhưng số tiền bồi thường chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏhơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe Trường hợp bảo hiểm theo “giá trị thay

Trang 22

thế mới” thì chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao và các điều kiện bảohiểm là rất nghiêm ngặt.

tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó (thường trên 80%)thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính Tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ

lệ cấu thành xe

Khi tính số tiền bồi thường phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:+ Những bộ phận thây thế mới khi bồi thường phải trừ khấu hao đã sửdụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận được thay thếngay trước lúc xảy ra tai nạn

+Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận hoặc tổngthành xe, số tiền bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại của bộ phậnhay tổng thành đó Và số tiền bồi thường cũng được giới hạn bởi bảng tỷ lệgiá trị tổng thành xe của bộ phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm

2 Công tác khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

2.1 Vai trò của công tác khai thác trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Trang 23

Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm,

có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nóichung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng Xuất phát từ nguyên tắc chungcủa hoạt đông kinh doanh bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít” nhằm tạo lậpnguồn quỹ đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổchức tốt khâu khai thác

Khai thác bảo hiểm tức là bán các sản phẩm bảo hiểm Mà trong kinhdoanh việc bán được nhiều hay ít sản phẩm sẽ quyết định đến kết quả kinhdoanh Với sản phẩm bảo hiểm - sản phẩm vô hình thì khâu khai thác có ýnghĩa tới chất lượng sản phẩm, làm cho mọi người biết đến sản phẩm củadoanh nghiệp mình Nó có mối quan hệ chặt chẽ với công tác đề phòng vàhạn chế tổn thất, giám định và bồi thường

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một nghiệp vụ phổ biến ở bất kỳ mộtcông ty bảo hiểm phi nhân thọ nào Đây là một sản phẩm rất thiết thực chocuộc sống hàng ngày, liên quan đến tài sản hữu hình của người sử dụng đó làcác phương tiện cơ giới Tuy nhiên đây là một hình thức bảo hiểm tựnguyện, mọi người chưa thấy được lợi ích của nó Do đó, vai trò của côngtác khai thác ở đây là để cho mọi người hiểu được sản phẩn này và chấpnhận Từ đó, có thể cạnh tranh được với các công ty khác

2.2 Cơ sở khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Xe cơ giới là phương tiện giao thông đường bộ vận hành bằng động cơ,

là phương tiện chuyên trở nhanh gọn, thuận tiện Tuy nhiên, xe cơ giới cóthể di chuyển với tốc độ cao, dễ gây ra va chạm

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản - là sự camkết của người bảo hiểm với người tham gia về việc bồi thường các thiệt hại

Trang 24

vật chất đối với xe của mình khi có các rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảohiểm Cũng như các sản phẩm bảo hiểm khác, bảo hiểm vật chất xe cơ giớicũng là một sản phẩm vô hình, giá trị của sản phẩm chỉ thấy được khi có rủi

ro xảy ra với xe Tuy nhiên, không chủ xe nào lại muốn xe mình bị hư hỏng

để được bồi thường cả, Đối với khách hàng, Bảo hiểm vật chất xe cơ giớigiống như “một tấm bùa hộ mệnh” cho xe của họ và cho cả bản thân họ.Điều đó không có nghĩa là: ra đường mọi người cứ phóng nhanh, vượt ẩu,khi có chuyệ gì xảy ra sẽ có bảo hiểm lo Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sailầm Bảo hiểm chỉ bồi thường cho những tai nạn bất ngờ, không lường trước

và phải đúng pháp luật Đây là một chỗ dựa tinh thần cho các chủ xe, khi rủi

ro xảy ra họ có thể an tâm là có nhà bảo hiểm đứng sau họ, giúp họ khắcphục tình trạng tổn thất đó Khâu khai thác là quá trình bán sản phẩm thôngqua giới thiệu, tuyên truyền, thuyết phục của các nhân viên khai thác đểkhách hàng biết về sản phẩm và sau đó có thể chấp nhận mua

Khách hàng tham gia bảo hiểm rất đa dạng và phức tạp, thường đượcphân làm hai nhóm: khách hàng là cá nhân và khách hàng là các tổ chứctrong xã hội Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới cả hai nhóm khách hàngnày đều mong muốn bảo vệ cho chính bản thân các phương tiện đi lại củamình Các cá nhân thường sử dụng phương tiện chủ yếu là xe máy, mô tô,với một số gia đình có thu nhập cao thì họ dùng ô tô Đối với họ, đây lànhững tài sản rất có giá trị Tong quá trình lưu hành, có thể xảy ra rủi ro gâythiệt hại cho chủ xe và cho người khác Đôi khi những thiệt hại đó có giá trịcao hơn toàn bộ gia sản của họ Vì vậy bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe rất được các cá nhân quan tâm.Vớikhách hàng là các tổ chức kinh tế xã hội như các doanh nghiệp, các tổ chức

xã hội nghề nghiệp họ không chỉ sử dụng xe cơ giới để đi lại đơn thuần mà

Trang 25

còn dùng để chuyên trở hàng hóa Đối với họ, rủi ro xảy ra không chỉ làm hưhỏng xe mà bên cạnh đó còn gây thiệt hại cho hàng hóa trên xe, làm ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do sự tiến bộ của khoahọc kỹ thuật và do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nên khối lượng cácphương tiện vận tải rất đa dạng và giá trị của chúng ngày càng lớn và thườngtập trung nhiều ở các doanh nghiệp Vì vậy, đây cũng là nhóm khách hàng sẽcho doanh thu phí cao bởi vì giá trị bảo hiểm thường lớn.

Sản phẩm bảo hiểm như đã nói ở trên là một sản phẩm dịch vụ, một sảnphẩm vô hình, việc khai thác bảo hiểm ít đòi hỏi phương tiện vật chất Yếu

tố quyết định đến sự thành công của công tác này là yếu tố con người Mộtkhai thác viên đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và hiểu biết xã hội Bởi

họ không chỉ đơn thuần là giới thiệu về sản phẩm, về công ty mà họ phảithuyết phục làm sao để khách hàng chấp nhận mua sản phẩm đó theo nhucầu của họ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, bảo hiểm vật chất xe

cơ giới nói riêng, cơ sở khai thác thường dựa vào các mối quan hệ quen biết:+ Những người thân trong gia đình: Đây là nhóm người sẵn sàng thamgia bảo hiểm mà không có yêu cầu gì

+ Những bạn bè thân thiết: Với nhóm người này nếu họ chưa tham giabảo hiểm thì cũng dễ dàng thuyết phục họ

Với hai nhóm trên việc khai thác sẽ rất thuận lợi, người khai thác viênchỉ cần giải thích và hướng dẫn cụ thể cho họ là được

+ Nhóm người qua quen biết, giới thiệu: Với nhóm người này, việc gặpđược họ không khó nhưng khó khăn là ở chỗ làm sao để họ chấp nhận sảnphẩm Đây là nguồn khách hàng dồi dào, có nhiều cơ hội khai thác

Trang 26

+ Tự đi liên hệ, tìm hiểu: Với nhóm này thực sự đòi hỏi sự kiên nhẫn,

sự khéo léo của khai thác viên, bởi rất khó khăn để có cơ hội trình bày mụcđích của mình với họ

Với hai nhóm này, họ sẽ có sự so sánh giữa các công ty với nhau Tuynhiên, với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới, biểu phí được quy địnhbởi bộ tài chính Do đó, sự chọn lựa ở đây là về chất lượng phục vụ, về uytín của công ty Người khai thác viên cần giải thích rõ ràng về sản phẩm, trảlời mọi thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm

Bên cạnh đó, để việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới có hiệu quả hơncần:

- Huy động rộng rãi các kênh khai thác: Khai thác trực tiếp, khai thácqua đại lý, khai thác qua môi giới

- Sử dụng các công cụ xúc tiến hỗn hợp: Quảng cáo, quan hệ côngchúng…

2.3 Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới

Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới gồm các bước cơbản sau:

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng: Đây là bước chính có tầm quan trọng

chủ đạo trong toàn bộ khâu khai thác Mục đích của bước này là đưa sảnphẩm đến với khách hàng, giúp khách hàng biết và hiểu sản phẩm bảo hiểm

xe cơ giới mà công ty cung cấp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.Việc tìm kiếm khách hàng dựa trên nguyên tắc cạnh tranh trung thực vàđứng trên danh nghĩa Công ty chứ không phải là bất cứ cá nhân nào Khaithác viên, cộng tác viên, đại lý phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết chongười tham gia bảo hiểm như:

Trang 27

- Nghị định 115/1997/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộcđối với Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, như vậy tất cả các chủ xe

cơ giới tham gia giao thông đều phải mua bảo hiểm loại này nhưng vậtchất xe cơ giới là hình thức tự nguyện, khách hàng không bắt buộc phảitham gia

- Quy tắc về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp xe cơ giới: giải thích rõ vềphạm vi bảo hiểm nếu khách hàng có yêu cầu

- Biểu phí cụ thể nghiệp vụ bảo hiểm mà khách hàng tham gia

- Các chi tiết khác nếu khách hàng có yêu cầu

Khai thác viên phải thực hiện tốt để đảm bảo đưa được thông tin chínhxác đến với khách hàng trách những khiếu nại có thể xảy ra sau khi bán bảohiểm

Bước 2: Cấp giấy yêu cầu bảo hiểm cho chủ xe:

Giấy yêu cầu bảo hiểm vật chất xe ô tô được khai thác viên cung cấpcho chủ xe nhằm qua đó nắm được thông tin liên quan trực tiếp tới chiếc xeyêu cầu bảo hiểm như: tên, loại xe, năm sản xuất, trọng tải, số năm đã sửdụng, giá trị hiện tại, số tiền bảo hiểm… Giấy yêu cầu bảo hiểm được coi là

bộ phận của hợp đồng bảo hiểm Nếu như chỉ đơn giản là vấn đề chấp nhậnmọi rủi ro thì hầu như không liên quan đến đơn yêu cầu bảo hiểm Như vậy,hiển nhiên có mối liên hệ giữa đơn yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểmthiệt hại vật chất xe ô tô Để đi đến thoả thuận về các điều khoản trong hợpđồng bảo hiểm, khai thác viên phải thu thập các liên quan đến chiếc xe màchủ xe yêu cầu bảo hiểm như:

- Mục đích sử dụng xe

- Độ tuổi và giới tính của lái xe

Trang 28

- Loại xe

- Thông tin vùng đại lý hoạt động xe

Bước 3: Bán bảo hiểm: Đây là bước ký kết thoả thuận xác định quyền,

nghĩa vụ của 2 bên

Sau khi khai thác viên đánh giá rủi ro từ các thông tin thu thập được sẽkết hợp với chủ xe để thoả thuận về các yếu tố liên quan đến hợp đồng bảohiểm như:

- Những rủi ro được bảo hiểm

- Về các điều khoản mở rộng đặc biệt như

+ Bảo hiểm không khấu hao vật tư thay mới

+ Bảo hiểm có áp dụng mức miễn thường có khấu trừ hay khôngkhấu trừ

+ Bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (giới hạn trongphạm vi các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia)

Từ tất cả các yếu tố trên, khai thác viên sẽ tính hành tính phí bảo hiểm.Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi chủ xe thanh toán phí bảo hiểm đúngthời hạn

Trong bước này phải thực hiện 2 việc: cấp giấy chứng nhận bảo hiểm

và thu phí bảo hiểm

Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm: Giấy chứng nhận phải ghi rõ mức tráchnhiệm, phí bảo hiểm ở tất cả các mục mà khách hàng yêu cầu bảo hiểm, mụcnào không tham gia thì phải gạch chéo để đảm bảo rõ ràng, không nhầm lẫn.Cán bộ bảo hiểm phải ký, ghi rõ họ tên vào mục “người bán bảo hiểm” Nếu

Trang 29

chủ xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì trên giấy chứng nhân bảo hiểmphải thể hiện được giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm của xe.

Bước 4: Thống kê báo cáo.

Thống kê báo cáo là công việc cần thiết và quan trọng trong việc quản

lý nghiệp vụ, là cơ sở xây dựng biểu phí cho phù hợp cũng như chính sáchđối với khách hàng và lãnh đạo đơn vị thường xuyên quan tâm nhắc nhởcán bộ thống kê phải cập nhật đầy đủ số liệu theo quy định của Công ty.Định kỳ hàng tháng/quý phải có báo cáo theo những mẫu biếu thống kê về

xe cơ giới theo quy định chung

Qua báo cáo thống kê này, công ty bảo hiểm sẽ nắm vững được tìnhhình hoạt động của khâu khai thác, đặc biệt là có thể nắm vững được danhsách khách hàng tham gia lâu dài với số lượng lớn để thực hiện công tácchăm sóc khách hàng, tăng khả năm tái tục của hợp đồng của họ

Trang 30

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) GIAI ĐOẠN 2002 – 2006

1 Vài nét về công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Thực hiện chủ trương đa dạng hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngaykhi Nghị định 100/CP của chính phủ ban hànhcác công ty bảo hiểm khác(ngoài hệ thống bảo hiểm cũ) đã nhanh chóng được thành lập và đóng góptích cực vào việc phá bỏ kinh doanh độc quyền về bảo hiểm dã tồn tại hàngchục năm trước đây Ngày 12/08/1998 theo quyết định số 3633/GP-UBcủaUBND thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI)được thành lập Trong đó, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) vừa là cổ đông chính (60%) vừa là khách hàng quan trọng của công

ty Các cổ đông sáng lập khác là: Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam(VINARE), Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (BẢOMINH), Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HACC), Tổng công ty xuất nhậpkhẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Ngân hàng thương mại cổ phầnquốc tế (VIPBANK), Công ty xuất nhập khẩu vật tư bưu điện I(COKYVINA)

Tên công ty: Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện

Tên tiếng Anh: Post & Telecommunication Joint StockInsurance Company

Tên viết tắt: PTI

Vốn điều lệ: 70.000.000.000 đồng

Trang 31

a) Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp

Công ty có gần 40 sản phẩm được triển khai rộng khắp trong phạm vi

cả nướcthông qua các chi nhánh và hệ thống văn phòng khu vực và đại lý tại

64 tỉnh thành Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI đã đáp ứng nhu cầuphong phú của khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường.Trong số các nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao của PTI phải kể đến bảohiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy, bảo hiểmcon người, bảo hiểm xe cơ giới Tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm gốchàng năm đạt trung bình 30% năm

b) Kinh doanh tái bảo hiểm

Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phinhân thọ cho các công ty bảo hiểm – tái bảo hiểm trong và ngoài nước

PTI có quan hệ hợp tác lâu dài và đã kí kết những hợp đồng tái bảohiểm cố định với hầu hết các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín vànăng lực tài chính hàng đầu trên thế giới Nhờ đó, hiện nay PTI có khả năngnhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường quốc tếcác dịch vụ bảo hiểm cógiá trị lên tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt là các dự án xây dựng quy môlớn như: thuỷ điện, xi măng, cầu, đường… Doanh thu từ hoạt động kinhdoanh nhận tái bảo hiểm hàng năm đạt hơn 15 tỷ đồng

Trang 32

c) Giám định và giải quyết bồi thường

PTI rất chú trọng tới công tác bồi thường cho khách hàng, đặt mục tiêulợi ích của khách hàng lên trên hết, nhằm đưa công tác giám định bồi thườnglên tính chuyên nghiệp PTI đã thành lập phòng giám định bồi thường,chuyên xử lý giải quyết các vụ tổn thất, bên cạnh đó là sự hợp tác với cácCông ty giám định độc lập uy tín trong và ngoài nước để giải quyết những

vụ tổn thất lớn, phức tạp Do vậy công tác giám định bồi thường đảm bảođược tính chính xác, khách quan, trung thực và đáp ứng tốt yêu cầu củakhách hàng

Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhậnbảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã

có quan hệ hợp đồng với nhiều công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có uy tíntrên thị trường quốc tế như: Công ty tái bảo hiểm SwissRe (Thụy Sỹ),MunichRe (Đức), Sumitomo (Nhật), VinaRe…PTI có quan hệ mật thiết vớicác Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey,Crawford…Và nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trongviệc giám định đánh giá rủi ro và giải quyết khiếu nại

Năm 2004 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển củacông ty, đó là việc hoàn thành sớm kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 2001 –2005

Năm 2005 công ty đã có những thay đổi lớn về mặt mô hình tổ chức bộmáy, thành lập hội sở giao dịch Hà Nội trên cơ sở tách riêng bộ phận kinhdoanh trực tiếp ra khỏi văn phòng công ty; tổ chức lại mô hình quản lý tạivăn phòng công ty theo nghiệp vụ bảo hiểm, từng bước chuyên môn hoá bộmáy quản lý nhằm đảm bảo cho công ty có thể mở rộng và phát triển trong

Ngày đăng: 08/04/2013, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

154.926 208.420 258.194 227.101 2 Thu kinh doanh bảo hiểm 135.426 198.671 230.885 301.418 - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
154.926 208.420 258.194 227.101 2 Thu kinh doanh bảo hiểm 135.426 198.671 230.885 301.418 (Trang 38)
Bảng 1: Báo các kết quả kinh doanh của PTI (2003 – 2005) - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
Bảng 1 Báo các kết quả kinh doanh của PTI (2003 – 2005) (Trang 38)
Bảng 2: Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại PTI - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
Bảng 2 Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại PTI (Trang 44)
Nhỡn vào bảng trờn cho thấy: Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại PTI ngày một tăng năm 2002 cú 25146 xe tham gia, sau 5 năm con số này là  149605 vào năm 2006, tăng 6 lần - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
h ỡn vào bảng trờn cho thấy: Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại PTI ngày một tăng năm 2002 cú 25146 xe tham gia, sau 5 năm con số này là 149605 vào năm 2006, tăng 6 lần (Trang 44)
Bảng 2: Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại PTI - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
Bảng 2 Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại PTI (Trang 44)
Bảng 3: Doanh thu phớ bảo hiểm vật chất xe cơ giới - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
Bảng 3 Doanh thu phớ bảo hiểm vật chất xe cơ giới (Trang 45)
Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
Bảng 3 Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới (Trang 45)
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu BH vật chất xe cơ giới theo phạm vi - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
Bảng 4 Cơ cấu doanh thu BH vật chất xe cơ giới theo phạm vi (Trang 46)
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu BH vật chất xe cơ giới theo phạm vi - Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006
Bảng 4 Cơ cấu doanh thu BH vật chất xe cơ giới theo phạm vi (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w