Giống như hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm vật chất xe cơ giớicũng là một ngành dịch vụ, sản phẩm của loại hình bảo hiểm này là lời camkết đảm bảo của công ty bảo hiểm về việc khắc
Trang 1Mục lục: Trang
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 6
1.1 SỰ cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6
1.1.1 Đặc điểm giao thông đường bộ Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 8
1.1.2.1 Đối với chủ xe 8
1.1.2.2 Đối với công ty bảo hiểm 9
1.1.2.3 Đối với xã hội 9
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9
1.2.1 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9
1.2.1.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 9
1.2.1.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 13
1.2.1.3 Hợp đồng bảo hiểm 17
1.2.1.4 Giám định tổn thất và bồi thường bảo hiểm 19
1.3 Công tác khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới 22
1.3.1 Vai trò công tác khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới 22
1.3.2 Quy trình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới 23
1.3.2.1 Tìm kiếm khách hàng 23
1.3.2.2 Chấp nhận bảo hiểm 23
1.3.2.3 Thống kê báo cáo 24
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH PHÚC 25
2.1 Giới thiệu chung về công ty 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
Trang 22.1.2 Cơ cấu tổ chức 26
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty 28
2.2 Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 31
2.2.1 Quy trình khai thác bảo hiểm vật chất xe tại công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 32
2.2.1.1 Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin từ khách hàng 32
2.2.1.2 Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro 33
2.2.1.3 Cung cấp mức phí bảo hiểm 34
2.2.1.4 Đàm phán chào phí 34
2.2.1.5 Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (Hợp đồng bảo hiểm) 34
2.2.1.6 Theo dõi thu phí và giải quyết mới 35
2.2.1.7 Quản lý hợp đồng bảo hiểm 35
2.2.1.8 Chăm sóc khách hàng 35
2.2.2 Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 36
2.2.3 Đánh giá kết quả và những tồn tại trong khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 39
2.2.3.1 Đánh giá kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 39
2.2.3.2 Những tồn tại trong khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH PHÚC 43
3.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Bảo Việt Vĩnh Phúc 43
Trang 33.1.1 Thuận lợi: 43
3.1.1.1 Thuận lợi chung 43
3.1.1.2 Thuận lợi riêng 46
3.1.2 Khó khăn: 47
3.1.2.1 Những khó khăn chung 47
3.1.2.2 Những khó khăn riêng 48
3.2 Phương hướng, mục tiêu của Bảo Việt Vĩnh Phúc 49
3.3 Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Bảo Việt Vĩnh Phúc 50
3.3.1 Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp, hiệu quả 50
3.3.2 Công tác khai thác 52
3.3.3 Công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên 54
3.3.4 Một số công tác khác 54
3.4 Kiến nghị 55
3.4.1 Với Nhà nước 55
3.4.2 Với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 56
3.4.3 Với công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 4Giống như hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm vật chất xe cơ giớicũng là một ngành dịch vụ, sản phẩm của loại hình bảo hiểm này là lời camkết đảm bảo của công ty bảo hiểm về việc khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hạicho người tham gia bảo hiểm Là sản phẩm của loại hình dịch vụ nên nếumuốn thu hút và có được khách hàng, tạo lập một vị thế riêng cho mình trênthị trường thì buộc các công ty bảo hiểm phải quan tâm đến khâu khai thác làkhâu đầu tiên trong kinh doanh bảo hiểm Nhận biết được điều đó trong thờigian thực tập tại phòng Nghiệp vụ 1 (Bảo hiểm xe cơ giới) thuộc Công ty Bảo
Trang 5Việt Vĩnh Phúc, em đã chọn đề tài : “Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc” cho luận văn tốtnghiệp của mình nhằm mục đích tìm hiểu một số vấn đề lý luận về bảo hiểmvật chất xe cơ giới, công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này tại Công tyBảo Việt Vĩnh Phúc, và đưa ra một số kiến nghị của bản thân dựa trên kiếnthức đã học để nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vậtchất xe cơ giới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3 chươngchính sau:
Chương 1: Lí luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Chương 2: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty
Bảo Việt Vĩnh Phúc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Vĩnh Phúc.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ths Nguyễn Thị Thu Hà vàban giám đốc cùng các anh, chị trong công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc đã tận tìnhgiúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên luận văn tốtnghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các anh, chị trong công ty Bảo ViệtVĩnh Phúc để luận văn có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Lực
Trang 6CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI.
1.1 SỰ cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.1 Đặc điểm giao thông đường bộ Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Hiện nay đất nước ta đã và đang phát triển theo xu hướng nền kinh tếthị trường, mở rộng giao lưu và hội nhập với quốc tế Chính vì thế vấn đề giaothông vận tải luôn được đặt lên hàng đầu Ngành giao thông vận tải vốn làmột trong những ngành then chốt của hệ thống phát triển kinh tế, xã hội ởnước ta và còn là điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển Có rất nhiềuhình thức vận chuyển được sử dụng nhưng phù hợp với địa lý, kinh tế xã hộithì giao thông đường bộ vẫn là hình thức phổ biến vì những ưu thế riêng
Hệ thống đường bộ Việt Nam được hình thành và phát triển trong nhiềuthập kỷ cho đến năm 2011 đã có trên 256.000 km đường bộ Toàn bộ cáctuyến đường quốc lộ có tổng chiều dài hơn khoảng 17.300 km, trong đó gần85% đường đã được tráng nhựa
Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ và huyện lộ Cáctuyến tỉnh lộ hiện nay có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50%
đã được tráng nhựa
Lưu hành bằng phương tiện xe cơ giới trên đường bộ không còn xa lạvới người dân Việt Nam Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn vì vận chuyểnbằng xe cơ giới đem lại hiệu quả và phù hợp với điều kiện của đất nước tahơn so với các phương tiện khác
Thực tế hiện nay cho thấy số lượng ôtô và xe máy ở nước ta tăng lênmột cách nhanh chóng Cho đến năm 2010 thì lượng xe ôtô là hơn 1,6 triệu
xe, và xe máy là 21 triệu xe Dự đoán đến năm 2020, nước ta sẽ có khoảng
Trang 72,8 đến 3 triệu ôtô các loại và khoảng 33- 36 triệu xe máy Khi đất nước pháttriển GDP/đầu người đạt 1.500- 3.000 USD thì số xe hơi sẽ còn tăng mạnhnữa.
Tuy vậy thì xe cơ giới cũng có những nhược điểm như độ an toàn chongười và phương tiện là không cao, có thể dẫn tới tổn thất lớn Trong khi hệthống đường bộ nước ta còn xấu, chất lượng mặt đường không đồng đều thêmvới đó là ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao Nên các vụ tainạn giao thông xảy ra nhiều và hậu quả nghiêm trọng
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ (2007-2011)
Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương
(Nguồn: Cục cảnh sát giao thông đường bộ)
Qua số liệu thống kê từ các báo thu thập được ở Cục cảnh sát giaothông đường bộ, đường sắt rồi đến uỷ ban an toàn giao thông quốc gia… thìcho thấy tình hình các vụ tai nạn giao thông có xu hướng giảm Nhưng những
vụ tai nạn đã xảy ra đều là những vụ hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nềtới người và phương tiện tham gia giao thông Theo Ngân hàng phát triểnChâu á ước tính mỗi năm thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra tạiViệt Nam chừng 885 triệu USD Như vậy mỗi năm chúng ta tự làm mất đikhoảng 1 tỷ đô la, trong khi nhà nước ta còn nghèo và phải cạnh tranh mạnh
mẽ với các nước láng giềng nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Trang 8Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những vụ tai nạn trên là do chínhnhững người tham gia giao thông: vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đạo đứccủa lái xe chưa cao làm người tham gia giao thông khác phải chịu hậu quả…Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân bên ngoài như chất lượng xe thamgia giao thông kém và cũ, đường xá chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn, nhiều nơicòn không có biển báo hay đèn tín hiệu giao thông…Trong những nguyênnhân trên thì lỗi của người điều khiển giao thông chiếm 79,4%.
Thiệt hại về xe cơ giới gây ra là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng trực tiếpđến chủ phương tiện tham gia giao thông mà ảnh hưởng đến toàn xã hội Làmcho chủ xe bị chết, bị thương tật có thể là vĩnh viễn hay tạm thời, ảnh hưởnglớn đến tình hình tài chính cũng như làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinhdoanh của họ Và tiếp theo đó là cuộc sống của cả gia đình, người thân, concái của họ cũng bị ảnh hưởng Chính vì vậy mà bảo hiểm vật chất xe cơ giới
ra đời như là một tất yếu khách quan đáp ứng được nhu cầu của chủ xe cũngnhư nhu cầu của toàn xã hội
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.2.1 Đối với chủ xe.
Đối với chủ xe những người trực tiếp tham gia điều khiển phương tiệntham gia giao thông Việc tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới có tác dụng rất
to lớn:
Khi tai nạn xảy ra, thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽchịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra thuộc phạm vi tráchnhiệm của nhà bảo hiểm Giúp các chủ xe khắc phục khó khăn về mặt tàichính Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh ít bị gián đoạn, tài sản, hàng hóađược đảm bảo giúp họ ổn định cuộc sống và sản xuất
Không chỉ được bù đắp về mặt vật chất mà các chủ xe còn được bù đắp
về mặt tinh thần, giúp họ giảm bớt được những lo âu căng thẳng khi rủi ro xảy
Trang 9ra Vì rủi ro đã được chuyển một phần cho nhà bảo hiểm Không những cuộcsống của bản thân chủ xe được ổn định mà còn của cả con cái và người thâncủa họ.
1.1.2.2 Đối với công ty bảo hiểm
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới góp phần làm tăng doanhthu cũng như lợi nhuận cho công ty bảo hiểm (tuy chỉ là một loại hình nghiệp
vụ nhỏ nhưng nó cũng đóng góp một phần đáng kể trong tổng doanh thu củatoàn công ty)
1.1.2.3 Đối với xã hội.
+ Tích cự ngăn ngừa và góp phần giảm thiểu tai nạn, hạn chế tổn thấtkhi rủi ro xảy ra vì công tác triển khai nghiệp vụ này luôn đi kèm với công tácquảng cáo, tuyên truyền giúp mọi người nhận biết được vai trò khi tham giabảo hiếm vật chất xe cơ giới và những rủi ro bất ngờ cũng như thiệt hại cónguy cơ xảy ra với chiếc xe của mình Do vậy mà họ có ý thức tự giác chấphành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ vì lợi ích trước hết củachính bản thân họ Bên cạnh đó việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới cũng đi liền với việc giúp các cá nhân tổ chức tăng cường công tác đềphòng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu rủi ro đến mức có thể
+ Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn góp phầnxây dựng một xã hội phát triển
+ Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước để từ đó nhà nước có điềukiện đầu tư trở lại nền kinh tế, nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng giaothông, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.2.1 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.2.1.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm.
Trang 10Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản,
có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm
Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó
và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe Xe cơ giới bao gồm rất nhiều cácloại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ô tô chở người, xe ô
tô chở hàng hóa, xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyêndùng khác
Trong thực tế, vì nhiều lí do mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉkhai thác bảo hiểm đối với xe ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mô tô Vì vậynội dung được đề cập trong các phần dưới đây chủ yếu liên quan tới đối tượngbảo hiểm là xe ô tô
Xe ô tô được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khácnhau Kỹ thuật xe ô tô chia các bộ phận chi tiết về xe thành nhiều cụm tổngthành Thông thường xe ô tô bao gồm 7 cụm tổng thành đó là:
Trang 11quyền cấp giấy đăng kí xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về antoàn kĩ thuật và môi trường.
Phạm vi bảo hiểm.
Rủi ro có thể được bảo hiểm
Rủi ro, tai nạn gắn với sự lưu hành xe cơ giới rất đa dạng, chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố Từ những yếu tố khách quan như là thời tiết, địa hình, chấtlượng đường xá cho đến những yếu tố chủ quan từ phía chủ xe, lái xe, ngườitham gia giao thông tình trạng quản lý, bảo dưỡng xe của chủ xe, ý thức, kỹnăng, kinh nghiệm của lái xe.v.v )
Trước hàng loạt rủi ro tai nạn, việc xác định phạm vi bảo hiểm và quyđịnh loại trừ trong những mẫu đơn bảo hiểm có thể có những điểm khác biệt,
ở đây chỉ trình bày vấn đề này từ phương diện đảm bảo yêu cầu về mặt pháp
lí và kĩ thuật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Rủi ro có thể được bảohiểm, bao gồm các rủi ro sau đây:
- Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe (tai nạn giaothông): Đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực
- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy nổ )
- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ, lụt, sụt lở, sétđánh, động đất, mưa đá )
- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá )
Thông thường, các rủi ro được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm hiện nayđược chia thành 2 phần: phần được bảo hiểm mặc nhiên và phần được bảohiểm khi có thỏa thuận riêng (các điều khoản bổ sung) Các điều khoản bảohiểm bổ sung trong các đơn bảo hiểm xe cơ giới hiện nay (phần mở rộngphạm vi BH) bao gồm nhiều loại như: BH mất cắp bộ phận; BH tai nạn ngoàiphạm vi lãnh thổ Việt Nam; BH thủy kích; BH không khấu trừ khấu hao thaythế; BH chọn xưởng Khi khách hàng có nhu cầu bảo hiểm cho nhóm rủi ro
Trang 12mở rộng này, họ có thể yêu cầu người bảo hiểm cung cấp và chấp nhận nộpthêm phí.
Các rủi ro loại trừ
- Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫunhiên, khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xetrong việc sử dụng, quản lý, bảo dưỡng xe như:
+ Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết tật hoặc hưhỏng thêm do sửa chữa
+ Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, kể cả máy thu thanh,điều hòa nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra
- Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật hoặc độ trầm trọng của rủi
ro tăng lên:
+ Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe
+ Lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái không hợp lệ
+ Lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc chất kích thíchtrong khi điều khiển xe
+ Xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường hợp lệ + Xe chở chất cháy, nổ trái phép
+ Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử
- Loại trừ rủi ro có tính “chính trị” với hậu quả lan rộng: Chiến tranh
- Những quy định loại trừ khác Chẳng hạn như loại trừ những thiệt hạigián tiếp, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (trừ trườnghợp có thỏa thuận riêng) Loại trừ những thiệt hại do mất cắp bộ phận của xe.Vấn đề này tùy thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm, vànhững yếu tố khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm
Trang 13- Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, mấtgiảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
Ngoài ra công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồithường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:
Một là: Cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban đầu về
đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm
Hai là: Khi xảy ra tai nạn, không thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo
hiểm Không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự
ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm
Ba là: Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong
việc gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm
1.2.1.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tạithời điểm tham gia bảo hiểm Để có thể đánh giá chính xác giá trị bảo hiểmcần phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tếcủa chiếc xe tham gia bảo hiểm Quy trình này sẽ được thực hiện như sau:
- Chủ xe khai báo giá trị xe yêu cầu được bảo hiểm tại thời điểm tham giabảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xácnhận tình trạng của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, xem chiếc xe nàytrong tình trạng như thế nào Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với chủ xe thảoluận để xác định giá trị của xe, trong những trường hợp cụ thể doanh nghiệpbảo hiểm cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quátrình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó
Trang 14Đối với những xe mới, bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trị củachúng không quá phức tạp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào mộttrong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm:
- Giấy tờ, hóa đơn mua bán giữa nhà máy lắp giáp, đại lý phân phối vớingười mua, hoặc giữa người bán nước ngoài với người nhập khẩu
- Hóa đơn thu thuế trước bạ
Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau:
GTBH = CIF*(100% + T1)*(100%+T2)
Trong đó: T1 là thuế suất nhập khẩu
T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm đòi hỏinhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới Việc xác định giá trị của xeđược căn cứ theo các yếu tố sau:
- Giá mua xe lúc ban đầu
- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chấtlượng tương đương
- Tình trạng hao mòn thực tế của xe Sự hao mòn của xe được tính toánđược trên cơ sở sau: Số km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã
sử dụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thườngxuyên hoạt động
- Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế Căc cứ vàocác tiêu thức đã nêu ở trên, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đếnthống nhất về giá trị bảo hiểm Tuy nhiên việc xác định giá trị bảo hiểm nàykhông thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác Giá trị bảo hiểmcủa xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác hợp lý
Trang 15Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, một
số doanh nghiệp bảo hiểm đã xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất,loại xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh
Số tiền bảo hiểm.
Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia xe cơ giới thànhcác tổng thành Dựa vào cơ sở phân chia đó, công ty bảo hiểm có thể bảohiểm cho toàn bộ giá trị chiếc xe, bảo hiểm cho một phần giá trị của xe hoặcbảo hiểm bộ phận cho chiếc xe được bảo hiểm
Khi tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thì số tiền bảo hiểm được xác địnhcăn cứ vào giá trị thực tế của xe vào thời điểm kí kết hợp đồng Đây là trườnghợp bảo hiểm đúng giá trị Như vậy để đảm bảo cho quyền lợi của doanhnghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thì việc xác định giá trị thực tếcủa xe có ý nghĩa rất quan trọng
Trường hợp chủ xe muốn tham gia bảo hiểm dưới giá trị cũng được doanhnghiệp bảo hiểm chấp nhận, tuy nhiên thường kèm theo quy định về tỷ lệ tốithiểu giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm Đối với xe tham gia bảo hiểmdưới giá trị, trừ khi có thỏa thuận khác, nếu thiệt hại xảy ra thì quy tắc tỷ lệđược áp dụng để xác định số tiền bồi thường
Trên thực tế, không ít chủ xe chỉ tham gia bảo hiểm một hoặc một số tổngthành cho chiếc xe của mình Trong số các tổng thành của xe thì tổng thànhthân vỏ xe thường chiếm tỷ trọng lớn về mặt giá trị và cũng chịu ảnh hưởngnhiều nhất bởi những hậu quả của những vụ tai nạn vì thế nếu chọn một tổngthành để tham gia bảo hiểm thì chủ xe chọn tổng thành này Đối với trườnghợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm được xác đinh căn
cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá trị của toàn bộ xe(tỷ lệ này là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, doanh nghiệp bảo
Trang 16hiểm sẽ có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận so với giá trị của từngloại xe).
Ngoài việc bảo hiểm cho phần thiệt hại vật chất xảy ra đối với chiếc xeđược bảo hiểm, người bảo hiểm còn có thể đảm bảo cho một số chi phí liênquan như là chi phí hạn chế tổn thất, chi phí cẩu xe, kéo xe từ nơi tai nạn tớinơi sửa chữa, chi phí giám định tổn thất
có thời hạn dưới một năm
Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phươngpháp thống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tổn thất và chi phí trungbình/1 tổn thất và định mức quản lý chi phí của người bảo hiểm Tuy nhiên,việc tính mức phí cụ thể cho các hợp đồng, phải bao quát được mọi yếu tố ảnhhưởng lớn đến khả năng phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm Phươngpháp tính phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới của nhiều công ty bảohiểm trên thế giới, luôn dựa vào một số yếu tố cơ bản sau:
Một là: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng
xe, gồm có:
+ Loại xe (xác định bởi mác và năm sản xuất…) Loại xe sẽ liên quan đếntrang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thaythế.v.v…
+ Mục đích sử dụng xe
+ Phạm vi địa bàn hoạt động
+ Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe
Trang 17Hai là: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều
khiển xe:
+ Giới tính, độ tuổi của lái xe
+ Tiền sử của lái xe (liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi viphạm luật lệ an toàn giao thông)
+ Kinh nghiệm của lái xe
+ Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm
Ba là: Việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi bảo
hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe Cơ chếthưởng bằng việc giảm phí cũng được áp dụng như một biện pháp giứ kháchhàng Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhìnchung đều có sự phân biệt giữa xe mô tô và xe ô tô, giữa cách thức bảo hiểmtoàn bộ và bộ phận xe Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp
mở rộng phạm vi bảo hiểm (ví dụ cho rủi ro mất cắp toàn bộ phận xe, bảohiểm không khấu trừ, khấu hao thay mới, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm thủykích, bảo hiểm chọn xưởng…); trường hợp áp dụng mức miễn thường tănglên và theo số năm xe đã qua sử dụng
1.2.1.3 Hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và công tybảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm Công ty bảohiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho ngườibảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới thường bao gồm những nội dungsau:
- Quy tắc bảo hiểm vật chất xe cơ giới
- Giấy yêu cầu bảo hiểm
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
Trang 18- Các điều khoản bổ sung cho bản hợp đồng
- Hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Trên thực tế hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới chính là đơn bảohiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm Thông thường trong giấy chứng nhậnbảo hiểm vật chất xe của hầu hết các công ty bảo hiểm không chỉ có phầndành riêng cho bảo hiểm vật chất xe mà còn có phần bảo hiểm tai nạn đối vớingười ngồi trên xe, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 vì khi đã
có nhu cầu mua bảo hiểm vật chất xe thì các chủ xe thường muốn mua kếthợp cả 3 loại hình trên
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên giấy chứng nhận bảohiểm Chủ xe phải thanh toán đủ phí bảo hiểm trước khi công ty bảo hiểm cấpgiấy chứng nhận bảo hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản
Trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kì màkhông thông báo với công ty bảo hiểm, thỏa thuận lại ấn định lại hợp đồngđóng phí thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên chấm dứt hiệu lực cho đến khi chủ
xe tiếp tục đóng phí bảo hiểm
Khi chủ xe yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, thì phảithông báo cho cơ quan bảo hiểm trước 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợpđồng Nếu hợp đồng được hai bên thỏa thuận chấm dứt thì công ty bảo hiểmhoàn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại vói điều kiệntrong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm.Nếu trong thời gian bảo hiểm công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợpđồng bảo hiểm trước thời hạn thì công ty bảo hiểm phải thông báo cho chủ xebằng văn bản trước 15 ngày và hoàn lại phí bảo hiểm cho chủ xe tương ứngvới thời gian còn lại của hợp đồng
Trang 191.2.1.4 Giám định tổn thất và bồi thường bảo hiểm.
Giám định tổn thất.
Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ Trình
tự của các bước công việc được tiến hành như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ tai nạn
Ngay sau khi sảy ra tai nạn, chủ xe hoặc đại diện cho chủ xe cần thôngbáo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm hoặc đơn vị đại diện củacông ty bảo hiểm gần nhất về tình hình tai nạn, đông thời chủ xe, lái xe phảithực hiện các biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể gia tăng
Bước 2: Giám định tổn thất.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùngchủ phương tiện tiến hành giám định ban đầu để xác định thiệt hại sơ bộ Việc giám định chi tiết thiệt hại của xe sẽ được công ty bảo hiểm và chủ
xe thực hiện trước khi tiến hành sửa chữa Sau khi đã xác định được một cáchchi tiết về những thiệt hại xảy ra, hai bên sẽ xây dựng phương án sửa chữa,xác định rõ từng bộ phận cần phải thay thế hoặc sửa chữa tùy theo mức độ hưhỏng và khả năng phục hồi của những bộ phận hư hỏng đó
Bên cạnh đó doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ,hợp pháp của các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến chiếc xe bị tai nạn như: Giấychứng nhận bảo hiểm, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật vàmôi trường, bằng lái xe của người điều khiển xe
Trong quá trình giám định, nhất thiết phải có mặt của cả đại diện doanhnghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm Nhân viên giám định bảo hiểmphải chụp ảnh hiện trường nơi xảy ra tai nạn, đồng thời phối hợp với công an
để thu thập tư liệu, sau đó lập biên bản giám định
Bồi thường bảo hiểm.
Trang 20Trước khi bồi thường cho chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hànhtiến hành thực hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường.
Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau:
- Giấy yêu cầu bồi thường
- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Giấy đăng ký xe
+ Giấy phép lái xe
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường + Giấy đăng ký kinh doanh đối với các loại xe tham gia vận tải hànhkhách hoặc hàng hóa
- Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan công an
- Quyết định của tòa án (nếu có)
- Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ 3 khác (nếu có)
- Các chứng từ chứng minh thiệt hại vật chất của phương tiện, bao gồmcác loại giấy tờ sau:
+ Biên bản giám định thiệt hại
+ Các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc sửa chữa phương tiện
Bước 2: Xác định cơ sở để tính toán thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm được dựa theo các
cơ sở sau đây:
- Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà hai bên đãthỏa thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhất cácđiều khiển sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn
Trang 21- Căn cứ vào các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường như chiphí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tới nơi sửachữa.
- Căn cứ vào cách thức tham gia bảo hiểm của chủ xe (tham gia bảo hiểmtoàn bộ, tham gia bảo hiểm bộ phận hay tham gia bảo hiểm dưới giá trị vàxem xét chủ xe có tham gia thêm các điều khoản mở rộng hay không
- Căn cứ vào các khoản đòi bồi thường từ người thứ 3 gây nên tai nạn
Bước 3: Trình tự và cách tính toán bồi thường.
Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo
hiểm Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm Thiệt hại thực
tế thuộc trách nhiệm được tính theo công thức sau:
= + -
Hai là: Tính toán số tiền bồi thường
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ (đúng giá trị thực tế) thì số tiềnbồi thường bằng với giá trị thiệt hại thực tế
- Nếu xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứtheo giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm
- Nếu xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được xácđịnh:
= *
Trong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vi phạm những quy địnhtrong hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ một phầncủa khoản tiền bồi thường Trên thực tế việc giải quyết bồi thường có thể ápdụng theo 3 cách sau:
lý đã thống nhất
Các khoản chi phí được chấp nhận bồithường khác
Chi phí sửa chữathiệt hại không thuộc phạm vi trách nhiệm BH
Số tiền bồi thường Giá trị thiệt hại thực tế thuộc
trách nhiệm của bảo hiểm
Số tiền BHGiá trị BH
Trang 22- Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khôi phục lại xe.
- Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại
- Bồi thường toàn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe
1.3 Công tác khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.3.1 Vai trò công tác khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm, có
ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung vàtừng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít” nhằm tạo lập nguồn quỹ
đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốtkhâu khai thác
Khai thác bảo hiểm tức là bán các sản phẩm bảo hiểm Mà trong kinhdoanh việc bán được nhiều hay ít sản phẩm sẽ quyết định đến kết quả kinhdoanh Với sản phẩm bảo hiểm - sản phẩm vô hình thì khâu khai thác có ýnghĩa tới chất lượng sản phẩm, làm cho mọi người biết đến sản phẩm củadoanh nghiệp bảo hiểm Nó có mối quan hệ chặt chẽ, quyết định đến công tác
đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định và bồi thường
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một nghiệp vụ phổ biến ở bất kỳ mộtcông ty bảo hiểm phi nhân thọ nào Đây là một sản phẩm rất thiết thực chocuộc sống hàng ngày, liên quan đến tài sản hữu hình của người sử dụng đó làcác phương tiện cơ giới Tuy nhiên đây là một hình thức bảo hiểm tự nguyện,
mà nhiều người chưa thấy được lợi ích của nó Do đó, vai trò của công táckhai thác ở đây ngoài việc tăng số lượng hợp đồng cho doanh nghiệp bảohiểm nó còn giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của sản phẩm bảo hiểm vậtchất xe cơ giới và chấp nhận hợp đồng bảo hiểm Công tác khai thác bảo hiểm
Trang 23cũng ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm Vì vậy, để công
ty có thể tồn tại cũng như cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm khác thìphải thực hiện tốt công tác khai thác
1.3.2 Quy trình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Muốn triển khai và phát triển một loại hình bảo hiểm thì khâu khai thácnghiệp vụ là yếu tố tiên quyết vì khai thác là khâu đầu tiên trong quy trìnhtriển khai sản phẩm bảo hiểm, đưa sản phẩm đến với khách hàng, thu hútkhách hàng Chỉ có tiến hành khai thác tốt thì mới thực hiện tiếp được cáckhâu tiếp theo và đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm là
“số đông bù số ít”
1.3.2.1 Tìm kiếm khách hàng.
Khâu khai thác là khâu có tính quyết định trong việc triển khai sản phẩmbảo hiểm thì tìm kiếm khách hàng là một bước chính, chủ đạo trong toàn bộkhâu khai thác Bước này thực hiện nhằm đưa sản phẩm bảo hiểm đến vớikhách hàng, giúp khách hàng hiểu và biết sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơgiới mà công ty cung cấp, sau đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm Bêncông ty bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khách hàngnhư: đàm phán và đưa biểu phí cụ thể của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơgiới và các thông tin khác nếu khách hàng yêu cầu
1.3.2.2 Chấp nhận bảo hiểm.
Sau khi khách hàng đã đồng ý mua và thống nhất nội dung trong hợpđồng bảo hiểm thì hai bên sẽ ký kết xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗibên Công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và thu phí bảo hiểmcủa khách hàng đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khách hàng
Trang 241.3.2.3 Thống kê báo cáo.
Khi đã chấp nhận bảo hiểm thì việc thống kê báo cáo tình hình, kết quả làmột việc hết sức quan trọng Qua công tác thống kê này công ty bảo hiểm sẽkiểm soát, nắm vững được tình hình hoạt động của khâu khai thác bảo hiểm.Nắm vững được danh sách khách hàng, biết được khách hàng nào tham gialâu dài và tham gia với số lượng lớn để có thể chăm sóc khách hàng một cáchtốt nhất để họ có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm khi hợp đồng hết hạn.
Trang 25CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT VĨNH PHÚC.
2.1 Giới thiệu chung về công ty.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Tên gọi: Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc
Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt
Địa chỉ: Số 5 Hà Huy Tập, phường Tích Sơn – Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc
-Chức năng: Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Phi nhân thọ
Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số67/TC/QĐ/TCCB ngày 15 tháng 1 năm 1997 của Bộ Tài Chính
Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc là công ty thành viên hạch toán phụ thuộccủa Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhànước thành công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư100% vốn theo giấy phép thành lập và hoạt động số 45GB/KDBH do Bộ TàiChính cấp ngày 23 tháng 11 năm 2007 với mục đích chủ yếu là kinh doanhdịch vụ bảo hiểm
Các sản phẩm chính mà công ty kinh doanh:
- BH thân tàu sông;
- BH trách nhiệm tàu sông;
- BH mọi rủi ro xây dựng lắp đặt;
- BH cháy nổ;
- BH vật chất xe ô tô;
- BH TNDS chủ xe đối với hành khách;
- BH TNDS chủ xe ô tô đối với người thứ 3;
- BH TNDS chủ xe mô tô đối với người thứ 3;
Trang 26- BH tai nạn hành khách;
- BH toàn diện học sinh;
- BH kết hợp con người;
- BH tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe;
- BH tai nạn thủy thủ thuyền viên;
- BH bồi thường cho người lao động;
Trong những năm gần đây, Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc đã mở rộng quy
mô kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ nên từ năm 2001 đến nay môhình kinh doanh của công ty đã rất ổn định và có sự tăng trưởng khá cao Tốc
độ tăng trưởng tổng doanh thu các năm gần đây trung bình là 10%
Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển với sự lãnh đạo quản lý năng
động, sáng tạo của lãnh đạo công ty, với sự nhất trí và quyết tâm cao của toànthể cán bộ công nhân viên, công ty luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, kếhoạch đặt ra, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và tạo nguồn thukhông nhỏ cho ngân sách nhà nước Với kết quả đã đạt được và với năng lựcsẵn có Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc đã, đang và sẽ phát triển một cách ổnđịnh và đứng vững trên thị trường
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc được tổ chức theo mô hình tham mưu trực
truyến chức năng, các phòng ban tham mưu cho Giám đốc, theo chức năngnhiệm vụ của mình giúp cho Giám đốc nắm rõ tình hình thực trạng hoạt độngkinh doanh của công ty tại mỗi thời điểm
+ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
- 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc: là những người đứng đầu công ty chịu tráchnhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và các phòng ban chức năng, trực tiếp
Trang 27điều hành công tác tài chính kế toán của công ty, trực tiếp ký các hợp đồng, tổchức mở rộng quan hệ thị trường kinh doanh.
- Các phòng ban chức năng bao gồm:
+ Phòng kế toán – tổng hợp: Bao gồm 3 nhân viên công tác kế toán Ngoàinhiệm vụ cơ bản là công tác kế toán, phòng còn có nhiệm vụ khác như quản
lý nhân sự, quản lý văn thư và thực hiện các công việc tổng hợp khác để phục
vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị; Đồng thời phòng tham mưu cho lãnhđạo công ty các vấn đề liên quan đến tình hình phát triển chung của phòng,của công ty
+ Phòng nhiệp vụ 1 (BH xe cơ giới): Phòng tham mưu cho lãnh đạo công
ty về phương hướng phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm, vật chất
xe Là phòng trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm, vậtchất; tổ chức và hướng dẫn các bộ phận kinh doanh khác, các phòng bảo hiểmkhu vực thực hiện công tác kinh doanh nghiệp vụ về bảo hiểm trách nhiệm,vật chất
+ Phòng nghiệp vụ 2 (BH con người): Phòng tham mưu cho lãnh đạo công
ty về phương hướng phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm con người, là phòngtrực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm con người, tổ chức và hướng dẫncác bộ phận kinh doanh khác, các phòng bảo hiểm khu vực thực hiện công táckinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm con người
+ Phòng bảo hiểm cháy - kỹ thuật: Phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty
về hướng phát triển các nghiệp vụ về tài sản, kỹ thuật…là phòng trực tiếpkinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm cháy – kỹ thuật
+ Phòng quản lý đại lý: Là phòng chuyên về các nghiệp vụ tham mưu pháttriển thị trường bảo hiểm ở các địa bàn khác nhau cho ban lanh đạo, đồng thời
có nhiệm vụ quản lý các đại lý bán sản phẩm của công ty để phục vụ tốt việckinh doanh của công ty
Trang 28+ 2 phòng bảo hiểm khu vực (Phúc Yên và Vĩnh Tường): là 2 phòng bảohiểm khu vực chịu sự quản lý trực tiếp của phòng nghiệp vụ 1 và phòngnghiệp vụ 2; Phòng có nhiệm vụ kinh doanh các nghiệp vụ về bảo hiểm đồngthời tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về phương hướng phát triển cácnghiệp vụ bảo hiểm.
Sơ đồ cơ cấu, bộ máy tổ chức của Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc:
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty.
Hoạt động kinh doanh chính của Bảo Việt Vĩnh Phúc cũng giống như cáccông ty bảo hiểm khác đó là ngoài việc triển khai kinh doanh trong lĩnh vựcbảo hiểm (ở Bảo Việt Vĩnh Phúc chỉ kinh doanh bảo hiểm gốc còn tái bảo
Kỹ thuật
Phòng quản lý đại lí
Phòng kế toán – tổng hợp
Phòng nghiệp vụ 2 (BH con người)
Phòng bảo hểm khu
vực Mê Linh
Phòng bảo hểm khu vực Vĩnh Tường
Trang 29hiểm do Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt sẽ phụ trách đàm phán, chào phí),Bảo Việt Vĩnh Phúc có hoạt động đầu tư và tài chính là: gửi tiền có kỳ hạn vàkhông kỳ hạn.
Ngay từ khi mới thành lập, Bảo Việt Vĩnh Phúc đã triển khai và cungcấp gần 30 sản phẩm bảo hiểm trên địa bàn, trong đó các sản phẩm bảo hiểmđóng góp chủ yếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của Bảo Việt Vĩnh Phúc baogồm: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm tàu sông; Bảo hiểm xây dựng lắp đặt.Đây là những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí cao và góp vai trò quantrọng trong quá trình kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Tổng doanh thu và doanh thu phí bảo hiểm gốc
của Bảo Việt Vĩnh Phúc.
Tổng doanh thu Trđ 16.121 17.885 19.653 21.610Tốc độ tăng tổng
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu chi kinh doanh của Bảo Việt Vĩnh Phúc)
Kết quả chung của công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc năm 2011, tổng thu kinhdoanh đạt 21.610 triệu đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc chiếm 97% với
Trang 30mức doanh thu là 21.154 triệu đồng; Doanh thu của công ty năm 2011 tăngtrưởng 10% so với năm 2010 Ta thấy doanh thu bảo hiểm gốc luôn chiếm tỷtrọng gần như hoàn toàn trong tổng doanh thu của công ty, đây cũng là nguồnthu chính của Bảo Việt Vĩnh Phúc Năm 2010, là năm mà công ty đạt doanhthu bảo hiểm gốc là 19.303 trđ tăng 1,12 lần so với năm 2009 trong khi đó tỷ
lệ chi phí chỉ chiếm 16,13% nên công ty đạt lợi nhuận cao và được trao huânchương lao động hạng 3 Với mức tăng trưởng từ 9-11%, Bảo Việt Vĩnh Phúcluôn là công ty chiếm thị phần lớn nhất tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
dự án, hay các công ty cổ phần…