1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận

146 806 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đưa ra các giải pháp đối phó với tình trạng BĐKH đến tài nguyên nước ở tỉnh Bình Thuận chưa thật sự được quan tâm đúng mức… Chính vì vậy, việc nghiên cứu đá

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận” Đây là

một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu thập , phân tích thông tin số liệu

và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp cụ thể Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tác giả đã cố gắng đến mức cao nhất để hoàn thành luận văn với khối lượng và chất lượng tốt nhất có thể Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.

Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS Hoàng Thanh Tùng, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Thủy văn và Tài nguyên nước của trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô

đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn

Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Th.s Hoàng Văn Đại –Trưởng phòng Dự báo Thủy văn và Tài nguyên nước và những đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn

Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót Tác giả kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Học viên Hoàng Thị Phương Thảo

Trang 2

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong

luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Học viên

Hoàng Thị Phương Thảo

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

MỤC LỤC BẢNG vi

MỤC LỤC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC, HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu tại Việt Nam 5

1.1.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 5

1.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam 6

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH đến tài nguyên nước 8

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở quốc tế 9

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 11

1.2.3 Tình hình nghiên cứu cho tỉnh Bình Thuận 13

1.3 Những tồn tại trong nghiên cứu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận 14

1.4 Hướng tiếp cận nghiên cứu 15

1.4.1 Giới thiệu về mô hình MIKE-NAM 17

1.4.2 Giới thiệu về mô hình MIKE –BASIN 18

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN 20

2.1 Giới thiệu về tỉnh Bình Thuận 20

2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 20

a Vị trí địa lý 20

b Địa hình 21

2.1.2 Địa chất, thổ nhưỡng 22

a Đặc điểm địa chất công trình 22

b Đặc điểm địa chất thủy văn 22

Trang 4

c Thổ nhưỡng 22

2.1.3 Đặc điểm khí hậu 23

a Bức xạ 23

b Độ ẩm 23

c Bốc hơi 24

d Chế độ nhiệt 24

e Gió, bão 25

f Chế độ mưa 26

2.1.4 Hệ thống sông ngòi và đặc điểm thủy văn 28

2.1.5 Tình hình kinh tế xã hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 35

a Tình hình kinh tế xã hội năm 2011 35

b Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 38

2.2 Tình hình số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận 41

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BÌNH THUẬN 43

3.1 Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho tỉnh Bình Thuận 43

3.1.1 Nhiệt độ 43

3.1.2 Bốc hơi tiềm năng 45

3.1.3 Lượng mưa 47

3.1.4 Kịch bản nước biển dâng 49

3.2 Đánh giá tác động của BĐKH đến chế độ dòng chảy 49

3.2.1 Áp dụng Mô hình Mike Nam cho các lưu vực sông thuộc tỉnh 49

a Mô hình và thông số mô hình 49

b.Dữ liệu đầu vào và đầu ra 50

3.2.2 Đánh giá tác động của BĐKH đến dòng chảy năm 54

3.2.3 Đánh giá tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt 58

3.3 Đánh giá tác động của BĐKH đến cân bằng nước tỉnh Bình Thuận 61

3.3.1 Phân vùng tưới 61

3.3.2 Tính toán nhu cầu sử dụng nước cho các ngành 64

Trang 5

3.3.3 Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước cho tỉnh Bình Thuận có xét

đến ảnh hưởng của BĐKH 73

3.3.4 Áp dụng mô hình MIKE-BASIN tính toán cân bằng nước cho tỉnh Bình Thuận 95

3.3.5 Đánh giá tác động của BĐKH đến cân bằng nước trên các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thuận 100

a Phương án đánh giá 100

b Kết quả đánh giá tác động theo phương án 100

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BĐKH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 111

4.1 Đối với nông nghiệp: 111

4.2 Đối với du lịch 112

4.3 Đối với thủy sản và nghề cá 113

4.4 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai phá những nguồn năng lượng mới 115

4.5 Đối với ý thức của người dân 117

4.6 Đối với chính sách 118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121

KẾT LUẬN 121

KIẾN NGHỊ 124

Trang 6

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2 1 Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm tại các trạm (giờ) 23

Bảng 2 2 Độ ẩm trung bình tháng, năm tại các trạm(%) 23

Bảng 2 3 Lượng bốc hơi (Piche) trung bình tháng, năm tại các trạm (mm) 24

Bảng 2 4 Nhiệt độ trung bình tháng , năm- lớn nhất, nhỏ nhất ta ̣i các trạm ( 0 c) 24

Bảng 2 5 Tốc độ gió trung bình, lớn nhất hàng tháng tại các trạm (m/s) 25

Bảng 2 6 Lượng mưa trung bình thán tại các trạm trong và vùng phụ cận (mm) 26

Bảng 2 7 Tỷ lệ giữa lượng mưa mùa mưa và mùa khô so với lượng mưa năm27 Bảng 2 8 Lượng mưa năm lớn nhất, nhỏ nhất tại một số trạm 28

Bảng 2 9 Diện tích lưu vực và chiều dài các sông 30

Bảng 2 10 Đặc trưng dòng chảy bình quân tại các địa điểm và các sông 31

Bảng 2 11 Lưu lượng trung bình tháng, năm tại các trạm (đơn vị: m3/s) 32

Bảng 2.12 Lưu lượng và môduyn đỉnh lũ bình quân và lớn nhất thực đo tại các trạm 33

Bảng 2.13 Thống kê số lần xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong các tháng 33

Bảng 2.14 Thống kê số lần xuất hiện tháng kiệt nhất trong năm 34

Bảng 2 15 Đặc trưng dòng chảy kiệt tháng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất 35

Bảng 2 16 Mạng lưới trạm thủy văn và thời gian quan trắc tại các trạm 41

Bảng 2 17 Mạng lưới các trạm đo mưa tỉnh Bình Thuận 41

Bảng 3 1.Mức tăng nhiệt độ trung bình tháng ( 0 C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 43

Bảng 3 2 Lượng bốc hơi tiềm năng tháng và tỷ lê ̣ thay đổi (%) so với thời kỳ nền tại các trạm khí tượng trên lưu vực 45

Bảng 3 3 Lượng bốc hơi tiềm năng và tỷ lê ̣ thay đổi (%) so với thời kỳ nền tại các trạm khí tượng trên lưu vực 46

Bảng 3 4 Sự biến đổi lượng mưa trung bình tháng (%) theo các thời kỳ ta ̣i các trạm khí tượng theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 47

Trang 7

Bảng 3 5 Nước biển dâng theo kịch bản B2 cho tỉnh Bình Thuận 49

Bảng 3 6 Bộ thông số mô hình Mike NAM các lưu vực sông của tỉnh Bình Thuận 51

Bảng 3 7 Kết quả kiểm định và hiệu chỉnh mô hình NAM các lưu vực sông của tỉnh Bình Thuận tại các trạm thủy văn chính 51

Bảng 3 8 Kết quả hệ số sai số tương đối của 2 trạm thuộc tỉnh Bình Thuận 52

Bảng 3 9 Lưu lượng trung bình tháng trong các thời kỳ ta ̣i các tra ̣m thủy văn55 Bảng 3 10.Tỷ lệ thay đổi l ưu lượng trung bình tháng các th ời kỳ ta ̣i các tra ̣m thủy văn 56

Bảng 3 11 Lượng mưa - bốc hơi tiềm năng – lớp dòng chảy ta ̣i các trạm thủy văn khống chế của lưu vực Bắc Bình Thuâ ̣n và Nam Bình Thuâ ̣n 56

Bảng 3 12 Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt 64

Bảng 3 13 Tiêu chuẩn cấp nước du lịch 65

Bảng 3 14 Tiêu chuẩn cấp nước cho y tế 65

Bảng 3 15 Tiêu chuẩn cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc và gia cầm 66

Bảng 3 16 Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 66

Bảng 3 17 Nhu cầu nước phục vụ sản xuất công nghiệp 67

Bảng 3 18 Thời vu ̣ cây trồng 71

Bảng 3 19 Diê ̣n tích các loa ̣i cây trồng 72

Bảng 3 22 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế theo phân vùng – trung bình thời kỳ nền (1980-1999) 74

Bảng 3 20 Phân phối tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình thời kỳ nền (1980-1999) 77

Bảng 3 21 Phân phối tổng hợp nhu cầu nước các ngành theo lưu vực sông- trung bình thời kỳ nền (1980- 1999) 78

Bảng 3 23 Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn 2020-2039 (Đơn vị: 10 6 m 3 ) 79

Bảng 3 24 Tổng hợp nhu cầu nước các ngành theo lưu vực sông- trung bình giai đoạn (2020-2039) 80

Trang 8

Bảng 3 25 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế theo phân vùng- trung bình giai đoạn 2020-2039 81 Bảng 3 28 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế theo phân vùng- trung bình giai đoạn 2040-2059 83 Bảng 3 26.Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn 2040-2059 85 Bảng 3 27.Tổng hợp nhu cầu nước các ngành theo lưu vực sông- trung bình giai đoạn (2040-2059) 86 Bảng 3 29 Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn (2060-2079) 87 Bảng 3 30 Tổng hợp nhu cầu nước các ngành theo lưu vực sông- trung bình giai đoạn (2060-2079) 88 Bảng 3 32 Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn (2080-2099)(10 6 m 3 ) 89 Bảng 3 33 Tổng hợp nhu cầu nước các ngành theo lưu vực sông- trung bình giai đoạn (2080-2099) 90 Bảng 3 34 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế theo phân vùng- trung bình giai đoạn 2080-2099 92 Bảng 3 35 Tổng hợp nhu cầu nước các khu sử dụng nước các giai đoạn (10 6 m 3 ) 92 Bảng 3 36 Tỷ lệ tăng tổng nhu cầu nước của các lưu vực sông giữa các giai đoạn (%) 95 Bảng 3.36 Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản các công trình hồ chứa 97 Bảng 3.37 Kết quả hiệu chỉnh mô hình Mike Basin cho các điểm kiểm tra 98 Bảng 3 36 Tổng lượng nước thiếu ứng với kịch bản nền và BĐKH của lưu vực sông Lòng Sông (10 6 m 3 ) 103 Bảng 3 37 Tổng lượng nước thiếu ứng với kịch bản nền và BĐKH của lưu vực sông Lũy (10 6 m 3 ) 104

Trang 9

Bảng 3 38 Tổng lượng nước thiếu ứng với kịch bản nền và BĐKH của các lưu vực sông Quao (10 6 m 3 ) 105 Bảng 3 39 Tổng lượng nước thiếu ứng với kịch bản nền và BĐKH của lưu vực sông Cà Ty (10 6 m 3 ) 106 Bảng 3 40 Tổng lượng nước thiếu ứng với kịch bản nền và BĐKH của lưu vực sông Phan (10 6 m 3 ) 107 Bảng 3 41 Tổng lượng nước thiếu ứng với kịch bản nền và BĐKH của lưu vực sông Dinh (10 6 m 3 ) 108 Bảng 3 42 Tổng lượng nước thiếu ứng với kịch bản nền và BĐKH của lưu vực sông La Ngà (10 6 m 3 ) 109 Bảng 3 43 Tổng lượng nước thiếu toàn tỉnh Bình Thuận ứng với kịch bản nền

và BĐKH trong TH 1 (10 6

m 3 ) 110

Trang 10

MỤC LỤC HÌNH Hình 1 1 Sơ đồ khối đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước tỉnh

Bình Thuận 16

Hình 1 2 Minh họa mạng lưới tính toán MikeBasin 19

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận 20

Hình 2.2 Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận 42

Hình 3 1 Quá trình thay đổi nhiệt độ qua các thời kỳ của trạm Hàm Tân theo kịch bản B2 44

Hình 3 2 Quá trình thay đổi nhiệt độ qua các thời kỳ của trạm Phan Thiết theo kịch bản B2 44

Hình 3 3 Lượng bốc hơi tiềm năng và tỷ lê ̣ thay đổi (%) so với thời kỳ nền ta ̣i trạm Phan Thiết 46

Hình 3 4 Lượng bốc hơi tiềm năng và tỷ lê ̣ thay đổi (%) so với thời kỳ nền ta ̣i trạm Hàm Tân 46

Hình 3 5 Sự biến đổi lượng mưa tại trạm Phan Thiết 48

Hình 3 6 Sự biến đổi lượng mưa tại trạm Hàm Tân 48

Hình 3 7 Đường quá trình lưu lượng tính toán và lưu lượng thực đo trạm Sông Lũy (giai đoạn hiệu chỉnh mô hình 1980-1994) 52

Hình 3 8 Đường quá trình lưu lượng tính toán và lưu lượng thực đo trạm Sông Lũy 53

(giai đoạn kiểm định mô hình 1995-1999) 53

Hình 3 9 Đường quá trình lưu lượng tính toán và lưu lượng thực đo trạm Tà Pao 53

(giai đoạn hiệu chỉnh mô hình 1980-1994) 53

Hình 3 10 Đường quá trình lưu lượng tính toán và lưu lượng thực đo trạm Tà Pao 54

(giai đoạn kiểm định mô hình 1995-1999) 54

Hình 3 11 Lượng mưa, bốc hơi, dòng chảy trung bình năm các thời kỳ tra ̣m Sông Lũy 57

Trang 11

Hình 3 12 Lượng mưa, bốc hơi, dòng chảy trung bình năm các thời kỳ tra ̣m

Tà Pao 57 Hình 3 13 Đường duy trì lưu lượng tính toán ta ̣i tra ̣m Sông Lũy trong th ời kỳ tương lai va ̀ thời kỳ nền 58 Hình 3 14 Đường duy trì l ưu lượng tính toán ta ̣i tra ̣m Tà Pao trong th ời kỳ tương lai va ̀ thời kỳ nền 58 Hình 3 15 Đường quá trình và mức độ biến đổi lưu lượng tại trạm thủy văn Sông Lũy theo các kịch bản 60 Hình 3 16 Đường quá trình và mức độ biến đổi lưu lượng tại trạm thủy văn

Tà Pao theo các kịch bản 60 Hình 3 17 Sự thay đổi dòng chảy trung bình năm, trung bình mùa lũ và trung bình mùa cạn so với kịch bản nền tại trạm Sông Lũy theo các thời kỳ 60 Hình 3 18 Sự thay đổi dòng chảy trung bình năm, trung bình mùa lũ và trung bình mùa cạn so với kịch bản nền tại trạm Tà Pao theo các thời kỳ 61 Hình 3 19 Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình thời kỳ nền (1980-1999) 77 Hình 3 20 Biểu đồ tổng hợp nhu cầu các ngành dùng nước theo lưu vực sông- trung bình thời kỳ nền (1980-1999) 78 Hình 3 21 Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn 2020-2039 79 Hình 3 22 Biểu đồ tổng hợp nhu cầu các ngành dùng nước theo lưu vực sông- trung bình giai đoạn (2020-2039) 80 Hình 3 23 Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn (2040-2059) 85 Hình 3 24 Biểu đồ tổng hợp nhu cầu các ngành dùng nước theo lưu vực sông- trung bình giai đoạn (2040-2059) 86 Hình 3 25 Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn (2060-2079) 87

Trang 12

Hình 3 26 Biểu đồ tổng hợp nhu cầu các ngành dùng nước theo lưu vực sông-

trung bình giai đoạn (2060-2079) 88

Hình 3 27 Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước- trung bình giai đoạn (2080-2099) 89

Hình 3 28 Biểu đồ tổng hợp nhu cầu các ngành dùng nước theo lưu vực sông- trung bình giai đoạn (2080-2099) 90

Hình 3 29 Tổng nhu cầu nước qua các giai đoạn theo kịch bản BĐKH- B2 93

Hình 3 30 Sơ đồ tính toán cân bằng nước MikeBasin 96

Hình 3 31 Kết quả hiệu chỉnh mô hình Mike Basin trạm Sông Lũy (1980-1994) 98

Hình 3 32 Kết quả kiểm định mô hình Mike Basin trạm Sông Lũy (1995-1999)99 Hình 3 33 Kết quả hiệu chỉnh mô hình Mike Basin trạm Tà Pao (1980-1994)99 Hình 3 34 Kết quả kiểm định mô hình Mike Basin trạm Tà Pao (1995-1999) 99 Hình 3 35 Tổng lượng nước thiếu của lưu vực sông Lòng Sông 103

Hình 3 36 Tổng lượng nước thiếu của lưu vực sông Lũy 104

Hình 3 37 Tổng lượng nước thiếu của lưu vực sông Quao 105

Hình 3 38 Tổng lượng nước thiếu của lưu vực sông Cà Ty 106

Hình 3 39 Tổng lượng nước thiếu của lưu vực sông Phan 107

Hình 3 40 Tổng lượng nước thiếu của lưu vực sông Dinh 108

Hình 3 41 Tổng lượng nước thiếu của lưu vực sông La Ngà 109

Hình 3 42 Tổng lượng nước thiếu của toàn tỉnh Bình Thuận 110

Trang 13

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IQQM The Integrated Quantity-Quality Model

MITSIM Massachusetts Institute of Technology

Simulation Model RIBASIM River Basin Simulation Model

WEAP Water Evaluation And Planning System

Trang 14

MỞ ĐẦU

Tài nguyên nước có vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống vật chất mà còn rất quan trọng trong đời sống tinh thần của các cộng đồng trên lưu vực Trên lưu vực, người dân sử du ̣ng nước trong hầu hết các hoa ̣t đô ̣ng hàng ngày, từ phu ̣c vu ̣ sinh hoa ̣t gia đình đến sản xuất nông nghiê ̣p , lâm nghiê ̣p, thủy sản và công nghiệp Với các quốc gia phát triển, tài nguyên nước đóng vai trò vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong việc khai thác, sử dụng và quản lý với quy mô lớn Tuy nhiên đối với quốc gia đang phát triển như nước ta thì vai trò của nước vẫn chưa được nhận thức rõ ràng, việc sử dụng nước còn rất lãng phí và chưa có ý thức để bảo vệ nguồn nước Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của nước ngày càng quan trọng hơn Những mâu thuẫn, cạnh tranh trong việc khai thác, sử dụng nước sẽ nảy sinh Yêu cầu điều hòa, chia sẻ nguồn nước, bảo đảm các nhu cầu khai thác, sử dụng không chỉ cho các ngành kinh

tế, du lịch, dịch vụ mà còn cho các giá trị văn hóa, các hoạt động xã hội, cho duy trì môi trường trong lành…

Bên cạnh đó BĐKH đang là thách thức lớn đối với toàn nhân loại, hậu quả của nó gây nên tác hại vô cùng to lớn, khiến hàng trăm triệu người phải lâm vào cảnh đói nghèo, thiếu lương thực Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi BĐKH gây ra, đặc biệt là các tỉnh duyên hải ven biển trong đó có Bình Thuận Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đưa ra các giải pháp đối phó với tình trạng BĐKH đến tài nguyên nước ở tỉnh Bình Thuận chưa thật sự được quan tâm đúng mức

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, phía đông bắc và bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía bắc và tây bắc giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông và đông nam giáp biển Đông Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng: vùng rừng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển Bờ biển dài hơn 192km (từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná - Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu - Bà Rịa Vũng Tàu), có nhiều nhánh núi đâm ra biển tạo nên các mũi: La

Trang 15

Gan, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Mũi Né, Kê Gà, chia bờ biển thành những đoạn lõm, vòm, tạo ra những vùng cửa biển tốt như: La Gan - Phan Rí, Mũi Né - Phan Thiết,

La Gi Ngoài khơi có đảo Phú Quí rộng 23km² là cầu nối giữa đất liền với quần đảo Trường Sa Các sông chảy qua tỉnh là sông La Ngà (từ cao nguyên Di Linh đổ xuống hồ Biển Lạc), sông Quao, sông Công, sông Dinh Khí hậu nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc, khí hậu nóng, khô hạn Nhiệt độ trung bình năm 26ºC

- 27ºC, lượng mưa trung bình năm 800 - 1.150mm Với thế mạnh về vị trí, phương hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020 là phát triển bền vững, toàn diện các ngành:

du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Bình Thuận cần đảm bảo được nguồn nước hợp vệ sinh cho dân cư; khai thác, sử dụng và phân phối hợp lý nguồn tài nguyên nước cho các ngành trên các lưu vực sông thuộc địa bàn tỉnh

Nội dung luận văn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận” sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp ứng phó, khắc

phục hiện tượng thiếu nước do BĐKH gây ra, đảm bảo phân phối đủ nước cho các nhu cầu sử dụng nước cho dân sinh và các ngành kinh tế của tỉnh

1 Tính cấp thiết của Đề tài: Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng

nghiêm trọng nhất bởi BĐKH gây ra, đặc biệt là các tỉnh duyên hải ven biển trong đó có Bình Thuận Những tác động của BĐKH đến tài nguyên nước đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và thủy sản hiện nay ngày càng nghiêm trọng Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đưa ra các giải pháp đối phó với tình trạng BĐKH đến tài nguyên nước ở tỉnh Bình Thuận chưa thật sự được quan tâm đúng mức…

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước của tỉnh Bình Thuận là rất cần thiết nhằm xác định được cán cân cân bằng nước trên toàn lưu vực sông thuộc tỉnh, từ đó giúp cho các nhà quản lý có biện pháp

cụ thể để giải quyết vấn đề thiếu nước hiện nay

Trang 16

2 Mục đích của Đề tài:- Nghiên cứu các biểu hiện của BĐKH và phân tích

kịch bản BĐKH trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước của tỉnh Bình Thuận từ đó đưa ra được vùng thiếu nước và lượng thiếu hụt cụ thể;

- Đề xuất biện pháp thích ứng với BĐKH nhằm quản lý có hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu đặc trưng khí hậu, thủy văn và các biểu hiện của BĐKH;

- Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước của tỉnh phục vụ cho việc quản

lý có hiệu quả nguồn nước phục vụ dân sinh kinh tế;

- Phạm vi khu vực nghiên cứu: tỉnh Bình Thuận

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thống kê: tổng hợp, thống kê tài liệu về các hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Phương pháp phân tích, đánh giá: trên cơ sở thống kê, kế thừa các tài liệu,

dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, thực hiện phân tích diễn biến, xu thế BĐKH xảy ra trên địa bàn tỉnh;

- Phương pháp mô hình toán: sử dụng chuỗi số liệu thu thập và xử lý về thủy văn, kịch bản BĐKH tại khu vực nghiên cứu làm đầu vào cho mô hình thủy văn, mô hình thủy lực diễn toán dòng chảy, mô hình phân phối nguồn nước Sau đó phân tích kết quả mô hình, đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

5 Phương pháp thực hiện:

(i) Phương pháp thống kê: để phân tích đánh giá kết quả tác động của BĐKH

đến tài nguyên nước Trong luận văn, phương pháp này được coi là phương pháp cơ bản đã thông qua kết quả xử lý, đánh giá sự biến đổi của tài nguyên nước và cán cân cân bằng nướctrên lưu vực khi có sự tác động của BĐKH

Trang 17

(ii) Phương pháp tổng hợp địa lý: để xác định được sự biến đổi của tài

nguyên nước cũng như cán cân cân bằng nước trên các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thuận

Ngoài 2 phương pháp nêu trên, trong luận văn còn sử dụng thêm phương pháp như sau:

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp chuyên gia

6 Cấu trúc luận văn: Các nội dung chính của luận văn ngoài mở đầu và kết

luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH đến Tài nguyên nước, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

Chương 3: Đánh giá tác động của BĐKH đến Tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận

Chương 4: Đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH của tỉnh Bình Thuận

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC, HƯỚNG TIẾP

CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1.1.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa rất khác nhau trên các vùng trong 50 năm qua Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.5°C trên phạm vi cả nước và lượng mưa năm có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ

Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1.3 – 1.5°C/50 năm) Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0.6-0.9°C/50 năm) Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1.2°C trong 50 năm qua Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0.3-0.5°C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta Nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5 – 0.6°C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0.3°C/50 năm

Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng

kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong

50 năm qua Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa

Trang 19

năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua

Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam Trên dải ven biển Việt Nam, mặc dù ở hầu hết các trạm mực nước trung bình năm có xu hướng tăng, tuy nhiên, ở một số trạm lại có xu hướng mực nước giảm Mức biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam khoảng 2.8 mm/năm

Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4.7 mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2.9 mm/năm

1.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam

Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương bởi các tác động của BĐKH Bên cạnh đó, với bờ biển dài, NBD có thể làm mất 12,2% diện tích đất của Việt Nam và đe dọa tới chỗ sinh sống của 17 triệu người Diện tích sinh sống của các khu dân cư ven biển bị thu hẹp, khả năng xói lở bờ biển tăng lên, trực tiếp đe dọa các công trình giao thông, xây dựng, công nghiệp và một số đô thị trên nhiều tuyến bờ biển

BĐKH phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, các kịch bản BĐKH được xây dựng dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu

Con người đã phát thải quá mức khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng,… Do đó, cơ

sở để xác định các kịch bản phát thải khí nhà kính là: (1) Sự phát triển kinh tế ở quy

mô toàn cầu; (2) Dân số thế giới và mức độ tiêu dùng; (3) Chuẩn mực cuộc sống và lối sống; (4) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng; (5) Chuyển giao công nghệ; (6) Thay đổi sử dụng đất;…

Trang 20

Trong Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000, IPCC đã đưa ra 40 kịch bản, phản ánh khá đa dạng khả năng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ 21 Các kịch bản phát thải này được sắp xếp thành 4 kịch bản là A1, A2, B1 và B2 với các đặc điểm chính sau:

- Kịch bản A1: Kinh tế thế giới phát triển nhanh; dân số thế giới tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; truyền bá nhanh chóng và hiệu quả các công nghệ mới; thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có sự tương đồng giữa các khu vực, giao lưu mạnh mẽ về văn hoá và xã hội toàn cầu Họ kịch bản A1 được chia thành các nhóm dựa theo mức độ phát triển công nghệ, như:

+ A1FI: Tiếp tục sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao);

+ A1B: Có sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình);

+A1T: Chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch (kịch bản phát thải thấp)

- Kịch bản A2: Thế giới không đồng nhất, các quốc gia hoạt động độc lập, tự cung tự cấp; dân số tiếp tục tăng trong thế kỷ 21; kinh tế phát triển theo định hướng khu vực; thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm (kịch bản phát thải cao, tương tự như A1FI)

- Kịch bản B1: Kinh tế phát triển nhanh giống như A1 nhưng có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin; dân số tăng đạt đỉnh vào năm

2050 và sau đó giảm dần; giảm cường độ tiêu hao nguyên vật liệu, các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường (kịch bản phát thải thấp, tương tự như A1T)

- Kịch bản B2: Dân số tăng liên tục nhưng với tốc độ thấp hơn A2; chú trọng đến các giải pháp địa phương thay vì toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường; mức độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi công nghệ chậm hơn và manh

Trang 21

mún hơn so với B1 và A1 (kịch bản phát thải trung bình, được xếp cùng nhóm với A1B)

Như vậy, IPCC khuyến cáo sử dụng các kịch bản phát thải được sắp xếp từ thấp đến cao là B1, A1T (kịch bản thấp), B2, A1B (kịch bản trung bình), A2, A1FI (kịch bản cao) Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu thực tiễn và khả năng tính toán của từng nước, IPCC cũng khuyến cáo lựa chọn các kịch bản phát thải phù hợp để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu

Các kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam được xây dựng và công bố năm

2009 theo các kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI), trong đó kịch bản trung bình B2 được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH, NBD và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Kế thừa các nghiên cứu

đã có và trên cơ sở các kết quả tính toán của các mô hình khí hậu ở Việt Nam, các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn nhằm cập nhật kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011 bao gồm: B1 (kịch bản thấp), B2, A1B (kịch bản trung bình), A2 và A1FI (kịch bản cao)

Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu; (2)

Độ chi tiết của kịch bản BĐKH; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật

Trên cơ sở phân tích các tiêu chí trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản BĐKH, NBD trong thế kỷ 21 cho Việt Nam

Các kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho từng tỉnh Việt Nam Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980-1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC)

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH đến tài nguyên nước

Trang 22

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở quốc tế

Vào năm 2004 - Bộ Tài nguyên nước Idaho ( IDWR ) phát triển một mô hình ngân sách nước mặt cho cá hồi lưu vực sông Đông Fork, Idaho [17] Mục đích phát triển mô hình Mike cho lưu vực sông Đông Fork MIKE để xác định số lượng và tập thể đại diện cho nguồn và sử dụng dòng chảy đáng kể trong suốt hệ thống sông Đông Fork và thượng nguồn Salmon và nơi hợp lưu của nó với sông Salmon gần Clayton, Idaho Trong thời thực hiện, nhân viên IDWR và DHI, Inc đã phát triển mạng lưới sông , biên soạn và xác lập mô hình dân cư với dữ liệu hiện có Các kết quả của giai đoạn này là một mô hình bộ xương với một mạng lưới được xác định, tập tin dữ liệu sẵn sàng cho dân số với các dữ liệu, và tùy chỉnh hỗ trợ bảng tính các tập tin để xử lý và tải dữ liệu và giúp đỡ trong việc hiệu chỉnh mô hình

Năm 2008, ủy ban điện và nước Eugene (The Eugene Water and Electric Board - EWEB) đã có sáng kiến của để phát triển một mô hình ngân sách nước mặt cho lưu vực sông McKenzie ở miền tây Oregon Mô hình này sử dụng MIKE BASIN DHI cho lưu vực sông McKenzie và nhánh lớn [18] Sông McKenzie là nguồn duy nhất của nước uống cho hơn 200.000 người dân ở Eugene, Khu vực đô thị Oregon Để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này từ các mối đe dọa tiềm năng,

Ủy ban Nước và Điện Eugene ( EWEB ) đã phát triển một chương trình bảo vệ nguồn nước uống Như một phần của chương trình này, EWEB đã ký hợp đồng với DHI và LCOG để phát triển một mô hình lưu vực sông hệ thống để hỗ trợ trong việc đánh giá sức khỏe đầu nguồn, định lượng ảnh hưởng của con người trong lưu vực, và phát triển một chương trình để đảm bảo nguồn nước uống bền vững Mô hình đầu nguồn khu vực được mô thiết kế để cung cấp một lượng đánh giá phân phối nước và phân bổ trong lưu vực sông trong khi cho EWEB một sự cân bằng nước tổng thể và hiểu biết chung về chuyển động của nước trong lưu vực Để quản

lý tốt hơn tài nguyên nước phức tạp trong các lưu vực sông McKenzie, EWEB và LCOG sẽ tiếp tục hoạt động và duy trì các mô hình để đánh giá khác nhau "làm gì nếu" kịch bản liên quan đến những thay đổi trong sử dụng nước và phân bổ và tác động của BĐKH

Trang 23

Các tác giả Ijaz Hussain, Zakir Hussain, Maqbool H SIAL, Waqar Akram và

M F Farhan đã có nghiên cứu về cân bằng nước, nhu cầu, khả năng cung cấp và tưới tiêu hiệu quả trong lưu vực Indus [19] Do nước trên lưu vực sông Indus đang trở nên khan hiếm và nhu cầu trong tăng hơn cho sử dụng khác nhau Số liệu thống

kê tài nguyên nước thường là có vấn đề và dựa trên ước đoán Theo nhận định này, mục đích của nghiên cứu là để ước tính nguồn cung cấp và nhu cầu kết hợp với dự báo về tương lai trong lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nghiên cứu cung cấp thông tin về cân bằng nước và nước sử dụng ước tính hiệu quả trong các lĩnh vực cạnh tranh Tổng số nước có sẵn là 274 BCM, trong đó 130 BCM có sẵn để sử dụng, tuy nhiên 62 BCM bị mất trong hệ thống, bên cạnh dòng chảy ra biển Các kết quả thực nghiệm tiết lộ thêm rằng cung cấp nước thô cho sản xuất nông nghiệp đạt gần 190 BCM trong khi nhu cầu của nó là 210 BCM cho thấy thiếu hụt khoảng

20 BCM Dự toán dự cho thấy khoảng cách này sẽ được mở rộng thêm 27 BCM trong niên vụ 2015 Việc sử dụng tiêu hao chỉ 68 BCM và nước còn lại bị mất trong

hệ thống Cung cấp trong nước và công nghiệp nhu cầu cho thấy sự thiếu hụt của 5 BCM và 0,15 BCM tương ứng trong năm tương ứng Hiệu quả ứng dụng thủy lợi là

35 phần trăm mà abysmally thấp Vì vậy, chiến lược quản lý tổng lượng nước được yêu cầu tăng năng suất nước, giảm thiểu thất thoát nước và xây dựng một sự đồng thuận về đập nước

Tính toán cân bằng nước cho các khu vực nghiên cứu ở Danubs Áo, Hungary

và Romania Nội dung nghiên cứu trình bày một phân tích chi tiết các số dư dinh dưỡng của khu vực nghiên cứu trong vùng khí hậu và thủy văn khác nhau trong các điều kiện nghiên cứu trường hợp khác nhau Bao gồm 6 khu vực, nằm ở Áo (Ybbs, Wulka), Hungary (Zala, Lonyai), Romania (Neajlov) và Bulgaria (Lesnovska); các khu vực có thể khác nhau trong điều kiện khí hậu và thủy văn Mục tiêu của báo cáo này là cải thiện sự hiểu biết về các quá trình quan trọng khác nhau dẫn đến doanh thu các chất dinh dưỡng trong khu vực

Các tác giả Ramona Holdstock, Sheila Thomas Ambat và Jesper Kjelds đã nghiên cứu mô hình lưu vực song Cape Fear phục vụ Kế hoạch quản lý tài nguyên

Trang 24

nước [20] Việc tăng dân số bùng nổ trong Cape Fear lưu vực sông ở Bắc Carolina

đã gây căng thẳng nguồn cung cấp nước Để hỗ trợ các vấn đề quản lý tài nguyên nước hiện tại và tương lai chẳng hạn như các biện pháp bảo tồn nước và chuyển liên lưu vực, quy hoạch và quản lý lưu vực mô hình lưu vực GIS thủy văn đã được phát triển Mô hình này sử dụng mô hình MIKE BASIN, chạy trong môi trường ArcView, cho phép hình dung địa lý và truy vấn của mạng lưới mô hình, rút tiền, thải và hồ chứa Các nhiệm vụ dự án liên quan đến một bộ sưu tập, xem xét, và nội suy dữ liệu thủy văn, ước tính sử dụng nước nông nghiệp, và thành lập công ty quản

lý hạn hán và dự báo chính sách cụ thể

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH với mục tiêu, chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển theo hướng các bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất [2] Chương trình được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn I (2009-2010): Giai đoạn Khởi động; Giai đoạn II (2011-2015): Giai đoạn Triển khai; Giai đoạn III (sau 2015): Giai đoạn Phát triển và được thực hiện trên phạm vi toàn quốc Các nhiệm vụ chủ yếu của chương trình: Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ở Việt Nam Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH; Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH; Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH; Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường hợp tác quốc tế; Tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương ; Xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH

Năm 2010, dưới sự tài trợ của Đan Mạch, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã thực hiện Dự ánĐánh giá tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng [3] Mục tiêu của dự án: Mục tiêu lâu dài của dự án

Trang 25

là tăng cường năng lực của các ban ngành, tổ chức và của người dân Việt Nam trong việc thích nghi với tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu cũng như thiệt hại do BĐKH gây ra; Khôi phục có hiệu quả các tác động này hoặc tận dụng các tác động tích cực của BĐKH; Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt tại 7 lưu vực sông của Việt Nam (Hồng, Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long); Đề xuất các giải pháp thích ứng với sự thay đổi tài nguyên nước do BĐKH gây ra Trong công trình nghiên cứu này, đã tiến hành xây dựng các kịch bản dựa trên cơ sở kịch bản BĐKH (A2, B2) đến năm 2050 kết hợp với các kịch bản phát triển lưu vực sông Mê Kông, đồng thời phân tích các tác động của BĐKH đến dòng chảy vào Việt Nam, cụ thể là dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy mùa cạn, diễn biến ngập lụt và xâm nhập mặn Dự án đã sơ bộ xác định những tác động tiềm tàng của BĐKH đến TNN ở ĐBSCL và đề xuất các giải pháp tổng thể ứng phó với BĐKH và nước biển dâng Theo các kịch bản về BĐKH, dòng chảy năm trên sông

Mê Kông vào đồng bằng sông Cửu Long, trung bình thời kỳ 2010-2050 tăng khoảng 4-6% so với thời kỳ 1985-2000, dòng chảy mùa lũ thời kỳ 2010-2050 chỉ tăng khoảng 5-7% trong khi đó dòng chảy mùa cạn tăng khoảng 10%

Vào năm 2009 các tác giả Ngô Chí Tuấn, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn - Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã nghiên cứu và tính toán “Cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng mô hình MIKE BASIN” Kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống bằng mô hình MIKE BASIN trên lưu vực sông Thạch Hãn cho thấy tài nguyên nước trên lưu vực phong phú nhưng tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra vào mùa kiệt [4] Để tài nguyên nước không bị lãng phí vào mùa mưa và có nguồn nước bổ sung cho mùa kiệt cần xây dựng hồ chứa tại các khu vực thượng nguồn, giải quyết bài toán vận hành liên hồ chứa, quy hoạch tổng thể tài nguyên nước lưu vực để đảm bảo phát triển bền vững

Vào năm 2012 các tác giả Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn Trần Ngọc Anh, Nguyến Ý Như - Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại

Trang 26

học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã nghiên cứu và tính toán “Cân bằng nước các sông tỉnh Khánh Hòa bằng mô hình MIKE BASIN” Kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống bằng mô hình MIKE BASIN trên các lưu vực sông Khánh Hòa cho thấy tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra vào mùa kiệt và tập trung chủ yếu ở hai tiểu lưu vực là Nam Vạn Ninh và Nam Ninh Hòa [5], với thực trạng nhu cầu nước dùng của các hộ dung nước ngày càng tăng theo thời gian với kịch bản phát triển kinh tế

xã hội, lượng nước thiếu không những tăng lên về lượng mà còn kéo dài thời gian thiếu nước với các kịch bản biến đổi khí hậu lượng nước thiếu không những tăng về lượng mà còn cả về thời gian và không gian… chính vì vậy, để đảm bảo tài nguyên nước không bị cạn kiệt cần phải có biện pháp bổ sung nước cho mùa kiệt, trữ nước trong mùa mưa, giải quyết bài toán vận hành liên hồ chứa, quy hoạch tổng thể tài nguyên nước lưu vực để đảm bảo phát triển bền vững

Nhóm tác giả: Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Văn Thị Hằng, đã đánh giá “Ảnh hưởng của BĐKH đến biến đổi tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy” Báo cáo đã tìm được bộ thong số phù hợp với mô hình MIKE NAM tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội Áp dụng bộ thong số của mô hình để đánh giá tác động của BĐKH tới dòng chảy Dòng chảy vào năm 2050 đã

có sự khác biệt so với thời kỳ năm 2020 và thời kỳ hiện trạng Ở kịch bản A1B chưa nhận thấy sự khác biệt giữa hai thời kỳ Tuy nhiên với kịch bản A2 đã nhận ra sự thay đổi dòng chảy khá rõ trên tất cả các lưu vực bộ phận Tính toán tại các kịch bản phát thải trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nhận thấy mức độ biến thiên dòng chảy lớn nhất thuộc khu vực trung lưu vực phần thuộc các huyện như: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai và Thường Tín Điều này cho thấy mức ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước phụ thuộc vào mức độ ứng xử với tài nguyên khí hậu như thế nào Và

sự biến đổi dòng chảy trên lưu vực phù hợp với sự thay đổi của lượng mưa và bốc hơi trên lưu vực theo các kịch bản khác nhau

1.2.3 Tình hình nghiên cứu cho tỉnh Bình Thuận

Trong tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2005, nhóm tác giả GS.TS

Lê Sâm, ThS Nguyễn Văn Lân và KS Nguyễn Đình Vượng có bải “Tài nguyên

Trang 27

nước mặt đất và vấn đề tính toán cân bằng nước vùng đất cát ven biển Bình Thuận“ Nội dung: Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít mưa nhiều nắng, gió, nổi bật là đất cát và đồi cát ven biển chiếm một diện tích khá lớn (xấp xỉ 126.000ha bằng 16,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) Vùng đất cát ven biển Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn về nước như thiếu nguồn nước tưới, nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác Hiện tượng sa mạc hóa, cát nhảy, cát bay đang là mối đe dọa uy hiếp cuộc sống của hàng ngàn con người Cần thiết phải tính toán tương quan cân bằng nước, tìm ra được những giải pháp kỹ thuật tổng hợp góp phần khai thác hiệu quả, bảo vệ phát triển bền vững vùng đất cát rộng lớn của tỉnh Bài viết đánh giá tài nguyên nước mặt và tính toán cân bằng nước trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận

Trong tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2008 của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã đăng “Thực trạng tài nguyên đất – nước và nguy cơ sa mạc hóa, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận” của nhóm tác giả GS.TS Lê Sâm và NCS.Ths Nguyễn Đình Vượng Bước đầu tổng hợp số liệu, chọn lọc đánh giá về tài nguyên đất – nước trên vùng đất cát, dự báo khả năng nguy cơ sa mạc hóa và tai biến thiên nhiên trên diện tích đất cát trong những năm tới để xem xét khả năng và đề xuất giải pháp công trình, phi công trình phục vụ tạo nguồn nước, phát triển sản xuất hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái trên vùng đất đặc biệt này

1.3 Những tồn tại trong nghiên cứu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả thấy rằng tác động của BĐKH đến tài nguyên nước là nội dung cần thiết, nó không chỉ giúp các nhà quản lý đánh giá được tác động mà còn đưa ra được các biện pháp quản lý có hiệu quả nguồn nước đảm bảo nhu cầu sử dụng cho tất cả các ngành Nội dung đánh giá tác động của BĐKH đến TNN đã được thực hiện trên các lưu vực sông lớn như: LVS Hồng – Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long… và kết quả được phổ biến rộng rãi cho các tỉnh thuộc các lưu vực sông trên, tạo điều kiện thuận

Trang 28

lợi cho quy hoạch phát triển kinh tế cũng như đời sống Mặc dù tỉnh Bình Thuận có

vị trí chiến lược của vùng duyên hải Nam trung bộ với điều kiện giao thương thuận lợi và tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp…, tuy nhiên, vấn

đề đánh giá tác động của BĐKH đến TNN và tính toán cân bằng nước chưa được thực hiện một cách đầy đủ tại tỉnh Bình Thuận

Trước tình hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận, tác giả luận văn đề xuất hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến TNN và tính toán cân bằng nước của các lưu vực sông thuộc tỉnh như ở chương 2 của luận văn

1.4 Hướng tiếp cận nghiên cứu

Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu Mọi sự thay đổi của khí hậuđều tác động mạnh mẽ lên nguồn nước sông Sơ đồ Hình 1 1trên đây trình bày hướng tiếp cận

và các bước đánh giá đánh giá tác động của biến đổi khí hâu lên tài nguyên nước trong các hệ thống sông thuộc tỉnh Bình Thuận trong các thời kỳ tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu Các đặc trưng dòngchảy chính được đánh giá bao gồm: dòng chảy năm, dòng chảymùa lũ, dòng chảy mùa cạn.… Ngoài ra, còn xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầunước của các ngành từ đó đánh giá cân bằng nước cho các lưu vực khác nhau thuộc tỉnh trong bối cảnh BĐKH làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và quản lý TNN ở Tỉnh Bình Thuận

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy sông vào các giai đoạn tương lai được đánh giá bằng mô hình mưa - dòng chảytheo các kịch bản biến đổi khí hậu B2 và A2 do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố năm tháng 12/2012 Ở đây, chuỗi dòng chảy ngày của các giai đoạn trongtương lai tại các trạm thủy văn đại biểu trên các hệ thống sônglà kết quả mô phỏng từ mưa và bốc thoát hơi tiềm năng tươngứng với các kịch bản biến đổi khí hậu theo mô hình MIKE - NAM– làmột mô hình mưa - dòng chảy, thuộc loại mô hình thủy văn tất định - nhận thức, do Khoa Thủy văn Kỹ thuật thủy động lực và thủy lực thuộc trường Đại học Kỹ thuật Đan Mạch xây dựng vào năm 1982 Mô hình này đã được sử dụng rộng rãi ở Đan Mạch

và nhiều nước trên thế giới Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, mô hình Nam bắt đầu được nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam đểtính dòng chảy từ mưa trong tính toán

Trang 29

Hình 1 1 Sơ đồ khối đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước tỉnh Bình

Thuận

thủy văn Mô hình MIKE-BASIN được sử dụng để tính toán cân bằng nước cho các lưu vực sông ở tỉnh Bình Thuận Đây là mô hình toán thể hiện một lưu vực sông bao gồm các sông chính và các sông nhánh, các yếu tố thuỷ văn của lưu vực phân bố theo không gian và theo thời gian, các công trình, hệ thống sử dụng nước hiện tại

và tương lai và các phương án sử dụng nước khác nhau Mô hình cũng biểu diễn cả

Trang 30

tài nguyên nước ngầm và quá trình diễn biến nước ngầm Mô đun Mike Basin WQ

bổ sung thêm chức năng mô phỏng chất lượng nước

1.4.1 Giới thiệu về mô hình MIKE-NAM

Mô hình NAM là mô hình thuỷ văn mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy diễn ra trên lưu vực Là một mô hình toán thủy văn, mô hình Nam bao gồm một tập hợp các biểu thức toán học đơn gian để mô phỏng các quá trình trong chu trình thuỷ văn Mô hình Nam là mô hình nhận thức, tất định, thông số tập trung Đây là một modun tính mưa từ dòng chảy trong bộ phần mềm thương mại MIKE 11 do Viện Thủy lực Đan Mạch xây dựng và phát triển

Mô hình NAM mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy một cách liên tục thông qua việc tính toán cân bằng nước ở bốn bể chứa thẳng đứng, có tác dụng qua lại lẫn nhau để diễn tả các tính chất vật lý của lưu vực Các bể chứa đó gồm:

Bể tuyết (chỉ áp dụng cho vùng có tuyết)

độ ẩm của đất và khả năng bổ xung nước ngầm Mô hình NAM có các thông số sau:

CQOF: Hệ số dòng chảy tràn không thứ nguyên, thay đổi từ 0.0 đến 0.9, nó phản ánh điều kiện thấm và cấp nước ngầm Các lưu vực có địa hình bằng phẳng, cấu tạo bởi cát thô thì giá trị CQOF tương đối nhỏ, ở những lưu vực mà tính thấm nước của thổ nhưỡng kém như sét, đá tảng thì giá trị của CQOF sẽ rất lớn

CQIF: Hệ số dòng chảy sát mặt, có thứ nguyên là thời gian (giờ)-1, là phần của lượng nước trong bể chứa mặt (U) chảy sinh ra dòng chảy sát mặt trong một đơn vị thời gian

Trang 31

CBL: Thông số dòng chảy ngầm, được dùng để chia dòng chảy ngầm ra làm hai thành phần: BFU và BFL Trường hợp dòng chảy ngầm không quan trọng thì có thể chỉ dùng một trong 2 bể chứa nước ngầm, khi đó CBFL=0, tức là lượng cấp nước ngầm đều đi vào bể chứa ngầm tầng trên

CKOF, CKIF: Là các ngưỡng dưới của các bể chứa để sinh dòng chảy tràn, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm, các thông số này không có thứ nguyên và có giá trị nhỏ hơn 1 Khi các giá trị của ngưỡng này nhỏ hơn L/Lmax thì sẽ không có dòng chảy tràn, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm Về ý nghĩa vật lý, các thông số này phản ánh mức độ biến đổi trong không gian của các đặc trưng lưu vực sông

Umax, Lmax: Thông số biểu diễn khả năng chứa tối đa của các bể chứa tầng trên và tầng dưới Do vậy, Umax và Lmax chính là lượng tổn thất ban đầu lớn nhất, phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm của lưu vực Một đặc điểm của mô hình là lượng chứa Umax phải nằm trong sức chứa tối đa trước khi có lượng mưa vượt thấm, khi đó lượng nước thừa sẽ xuất hiện, tức là U< Umax Do đó trong thời kỳ khô hạn, tổn thất của lượng mưa trước khi có dòng chảy tràn xuất hiện có thể được lấy làm

Umax ban đầu

CK 1,2, CKBF: Các hằng số thời gian biểu thị thời gian tập trung nước

1.4.2 Giới thiệu về mô hình MIKE –BASIN

Mô hình MIKE BASIN được tổ chức DHI Water & Environment của Đan Mạch cung cấp và phát triển MIKE BASIN là một công cụ tính cân bằng nước giữa nhu cầu về nước và lượng nước đến, được chạy trên nền của ArcView, mô hình này dễ mở rộng, dễ sàng lọc và ta có thể sử dụng thông tin GIS cùng các dữ liệu khác Mô hình hoạt động dựa trên mạng sông được “số hóa”, được thiết lập trực tiếp trên màn hình máy tính trong nền ArcView GIS Tất cả các thông tin liên quan đến cấu hình hệ thống mô phỏng dòng chảy, vị trí của người sử dụng nước, hồ chứa

và các điểm lấy nước Trong trường hợp thiếu nước, một sự xung đột phát sinh và làm thế nào để phân bổ nước có sẵn tại 1 điểm giao cắt cấp nước trong số nhiều điểm giao cắt sử dụng mà kết nối với nó

Trang 32

Mike Basin được xây dựng theo kiểu mô hình mạng lưới, trong đó sông và các nhánh hợp lưu chính của nó được biểu diễn bằng một mạng lưới bao gồm các nhánh và các nút Các nhánh thể hiện các đoạn sông riêng biệt, còn các nút thể hiện các tiểu hợp lưu hoặc các vị trí mà tại đó các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nước có thể diễn ra như điểm của dòng chảy hồi quy từ các khu tưới, hoặc là điểm hợp lưu giữa hai hoặc nhiều sông hoặc suối hoặc tại các vị trí quan trọng cần có kết quả của mô hình (xem Hình 1 2)

Hình 1 2 Minh họa mạng lưới tính toán MikeBasin

Số liệu đầu vào của mô hình bao gồm:

- Chuỗi dữ liệu thời gian của dòng chảy cho mỗi nhánh trên lưu vực được xác định trên cơ sở mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy theo mô hình NAM;

- Mức tưới;

- Các thông số về hồ chứa (Mưa, bốc hơi, các đường đặc tính của hồ, mực nước làm đầy hồ, mức nước vận hành tối thiểu của hồ, mức giám sát lũ, mức xả tối thiểu ở hạ lưu, mức xả tối đa ở hạ lưu)

Trang 33

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH

BÌNH THUẬN 2.1 Giới thiệu về tỉnh Bình Thuận

2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

a Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Thuận nằm ở tọa độ từ 100 34’35’’ đến 110 37’30’’ độ vĩ Bắc và

1070 23’30’’ đến 1080 32’ 30’’độ kinh Đông (xem Hình 2 1), được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;

- Phía Nam giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển 192km;

- Phía Tây giáp 2 tỉnh: Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp biển Đông và tỉnh Ninh Thuận

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận

Dân số vùng nghiên cứu vào khoảng 1.171.675 người với mật độ dân số trung bình là 150 người/km2

(năm 2009)

Trang 34

Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của Địa Bàn Kinh tế trọng điểm phía Nam Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất chạy qua nối vùng nghiên cứu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước; quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng nghiên cứu có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước

b Địa hình

Địa hình dạng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng ven biển nên biến đổi rất đa dạng và phức tạp Phía Bắc và Tây Bắc là những dãy núi cao, độ cao trung bình 500-1500m Phía Nam và Đông Nam là những vùng đồng bằng thấp, hẹp trong những thung lũng sông nhỏ với những dãy đồi cát, đụn cát kéo dài theo bờ biển Nếu xét theo độ cao có thể chia địa hình thành 4 loại sau:

 Vùng núi trung bình (>500m): Chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung phía Bắc và Tây bắc; Có độ dốc cao, địa hình phức tạp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn

 Vùng đồi núi thấp (cao độ trung bình 200-500 m): Chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất lâm nghiệp và rừng

 Vùng đồi, đụn cát ven biển (cao độ 100 m - < 200 m): gồm các đồi cát phân bố dọc bờ biển từ Tuy Phong tới Hàm Tân có hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22% diện tích tự nhiên

 Vùng đồng bằng phù sa (cao độ khoảng 5-100 m): chiếm 9,43% diện tích, gồm các đồng bằng Tuy Phong (Lòng Sông), Phan Rí, Sông Mao (Sông Luỹ), Phan Thiết (Sông Quao, Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà).Đặc điểm địa hình nói trên tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng nhưng cũng gây khó khăn nhiều cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư

Trang 35

2.1.2 Địa chất, thổ nhưỡng

a Đặc điểm địa chất công trình

Theo kết quả nghiên cứu của liên đoàn địa chất 6, địa chất vùng nghiên cứu biến đổi rất đa dạng và phức tạp Đặc điểm chung địa chất vùng nghiên cứu có các loại nham thạch sau: cuội kết, cát kết vôi,cát kết màu nâu, cát thạch anh màu đỏ…

Khu vực thượng nguồn của các sông ven biển, các thành phần thạch bạc gồm: Andesít, Andesitôba zan, Andesitô đa xít, ngoài ra còn có Đaxít, Ryodacít và các mảnh trong xen kẽ trầm tích núi lửa, ở các lòng sông, suối còn có cuội sỏi, cát với chiều dày từ 1m đến 5m

Khu vực đồng bằng sông La Ngà có nền địa chất của miền Đông Nam Bộ, các thành phần thạch học chủ yếu gồm: phía trên là cát bột, phía dưới là cát sét màu xám đen, và kể đến là cuội sỏi dày 1,5 – 5m

b Đặc điểm địa chất thủy văn

Địa chất thủy văn có nhiều phân vị chứa nước độ giàu nước đáng chú ý hơn

cả là phức hệ chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong thành tạo bazan Nước mưa là nguồn cung cấp nước chính Hầu hết các lỗ khoan đều lấy nước trong thành tạo bazan Ở vùng ven biển người ta khai thác nước trong các tầng bở rời, song do bề dày mỏng và nằm sát biển trữ lượng rất hạn chế

La Ngà, Sông Lòng Sông, Sông Cái Phan Thiết

Nhóm đất xám bạc màu (X, B): Phân bố ở bậc thềm trung gian giữa vùng đất phù sa, đất cát ở phía Đông và vùng đồi núi thấp phía Tây, thuộc hầu hết các huyện thị

Trang 36

Nhóm đất đen (Ru): Phân bố ở Đức Linh, Tánh Linh

Nhóm đất đỏ vàng (F): Phân bố ở vùng núi trung bình, núi cao và bậc thềm phù sa cổ ở nửa phía Tây Bắc của tỉnh

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H): Phân bố trên vùng núi cao ở Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Nam

Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Phân bố rải rác ven các hợp thuỷ ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tuy Phong, Hàm Tân và Tánh Linh

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Phân bố ở vùng cao thuộc Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Hàm Tân và Bắc Bình

Bảng 2 1 Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm tại các trạm (giờ)

Bảng 2 2 Độ ẩm trung bình tháng, năm tại các trạm(%)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Trang 37

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Bảng 2 3 Lượng bốc hơi (Piche) trung bình tháng, năm tại các trạm (mm)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Phan Thiết 140,9 119,6 133,0 123,5 110,0 93,3 88,5 88,2 74,4 76,6 93,0 113,2 1254 Hàm Tân 145,2 141,1 155,0 142,6 118,3 101,0 90,7 90,3 80,4 84,5 100,5 123,5 1374 Phan Rang 191,0 183,6 176,9 153,5 145,7 148,3 159,1 151,4 114,0 106,4 129,8 153,8 1813 Xuân Lộc 111,2 125,4 160,6 135,6 97,3 72,1 67,4 66,0 55,8 54,0 63,2 83,5 1092

d Chế độ nhiệt

Do nằm ở vĩ độ thấp của nội chí tuyến Bắc, bức xạ mặt trời quanh năm dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh từ phía Bắc mà chủ yếu bị chi phối các khối không khí nóng ẩm phía Đông và Nam nên chế độ nhiệt trong mô ̣t ngày đêm cũng luôn thay đổi, ban ngày nắng nóng nhiê ̣t đô ̣ cao nhất thường xuất hiê ̣n vào khoảng 13,14 giờ Ban đêm nhiê ̣t đô ̣ giảm, trời di ̣u mát và xuống thấp nhất vào 4,5 giờ sáng (xem Bảng 2 4), nhiê ̣t đô ̣ ở đây quanh năm cao, ổn định nên khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.Nhiệt độ tối cao thường xuất hiê ̣n vào tháng 5, tại Phan Thiết là 38,70C và tại Hàm Tân đo được 37,7 oC Nhiệt độ thấp nhất tại Phan Thiết 17,10C (tháng XII/1994) và tại Hàm Tân là 16,10

Trang 39

Nhìn chung, lượng mưa năm phân bố trong tỉnh Bình Thuâ ̣n không đồng

đều, lượng mưa lớn nhất có thể gấp 2-3 lần nơi có lượng mưa nhỏ nhất Lượng mưa bình quân nhiều năm có xu hướng tăng dần từ các huyện phía Bắc (giáp Ninh

Thuận) vào các huyện Phía Nam (giáp Đồng Nai, Lâm Đồng), và từ vùng đồng

bằng lên vùng núi Vùng có lượng mưa nhỏ nhất nằm ở phía đông bắc vùng nghiên cứu từ Cà Ná đến Phan Thiết với lượng mưa dao động trong khoảng 750-1100mm mỗi năm (xem Bảng 2 6, Bảng 2 7)

Bảng 2 6 Lượng mưa trung bình thán tại các trạm trong và vùng phụ cận (mm)

Trang 40

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Lượng mưa từ tháng

Tỷ lệ

so với năm

Lương mưa mùa khô

Tỷ lệ so với năm

Lượng mưa từ tháng

Tỷ lệ

so với năm

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008)
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
7. Rà soát Quy hoạch thủy lợi chi tiết vùng Bình Thuận và Phụ cận - Năm 2010 8. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳđến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát Quy hoạch thủy lợi chi tiết vùng Bình Thuận và Phụ cận" - Năm 2010 "8. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 11. Cục Quản lý tài nguyên nước (2006), Chiến lược Quốc gia tài nguyên nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 11. "Cục Quản lý tài nguyên nước (2006)
Tác giả: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 11. Cục Quản lý tài nguyên nước
Năm: 2006
16. Sở NN&amp;PTNT tỉnh Bình Thuận (2003), Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các xã Miền núi tỉnh Bình Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận (2003)
Tác giả: Sở NN&amp;PTNT tỉnh Bình Thuận
Năm: 2003
22. DHI Project Number: 4021.252 (2004), Report on the East Fork Salmon River MIKE Basin Model Sách, tạp chí
Tiêu đề: DHI Project Number: 4021.252 (2004)
Tác giả: DHI Project Number: 4021.252
Năm: 2004
25. Ramona Holdstock Sheila Thomas Ambat Jesper Kjelds, The Cape Fear River Basin Model Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ramona Holdstock Sheila Thomas Ambat Jesper Kjelds
19. Báo điện tử http://www.binhthuan.gov.vn 20. Báo điện tử http://www.baobinhthuan.com.vn 21. Báo điện tử http://www.stnmt.binhthuan.gov.vnTiếng Anh Link
1. Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam Khác
3. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Dự án Đánh giá tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng Khác
4. Ngô Chí Tuấn, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (2009), Cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng mô hình MIKE BASIN Khác
5. Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn Trần Ngọc Anh, Nguyến Ý Như - Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (2012) , Cân bằng nước các sông tỉnh Khánh Hòa bằng mô hình MIKE BASIN Khác
6. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Văn Thị Hằng, Nguyến Ý Như , Ảnh hưởng của BĐKH đến biến đổi tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy Khác
9. Chi cục thủy lợi (2009), Đề án quy hoạch - kế hoạch thủy lợi giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Khác
12. Sở Công thương (2009), Đề án bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 Khác
13. UBND tỉnh Bình Thuận (2009), Danh mục các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quy hoạch phát triển đến năm 2015, có xét đến 2020 Khác
14. Báo cáo quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận từ năm 2000 đến năm 2010 Khác
15. Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2008, 2009 Khác
17. PGS.TS Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam Khác
18. Giáo sư Nguyễn Viết Phổ , PGS.TS Vũ Văn Tuấn , PGS.TS Trần Thanh Xuân – (2003), Tài nguyên nước Việt Nam Khác
23. DHI Water &amp; Environment, Inc. and Lane Council of Governments (2008), McKenzie River MIKE BASIN Model Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w