Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai phá những nguồn năng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 128 - 130)

b. Kết quả đánh giá tác động theo phương án

4.4. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai phá những nguồn năng

lượng mới

Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện.

Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong việc sử dụng năng lượng điện một cách hợp lý như: hãy tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, sử dụng điện một cách tiết kiệm như một thói quen…

Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn chế đốt than, dầu và khí nhiên liệu. Thay vào đó là sử dụng các nguồn năng lượng mới để thay thế như: năng lượng nhiệt, năng lượng song, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học. Những năng lượng thay thế này vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vừa giảm được lượng khí gây hiệu ứng nhà kính ra môi trường.

Giải quyết vấn đề năng lượng đòi hỏi chúng ta không chỉ ưu tiên cho việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế mới mà còn cần chú ý đến khía cạnh bảo tồn và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Cả bảo tồn và nâng cao hiệu suất năng lượng đều nhằm một mục đích – tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng sẽ đem lại những ích lợi đáng kể về kinh tế, giảm thiểu suy thoái do việc khai thác. Các giải pháp áp dụng:

- Nâng cao hiệu suất thiết bị điện

+ Tăng cường công tác bảo dưỡng các máy móc thiết bị làm việc trong nhà xưởng; lập hệ thống phân tích xử lý số liệu nguyên nhân gây sự cố từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu tổn thất sự cố.

+ Tùy vào từng thiết bị, từng dây chuyền công nghệ cụ thể, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật phát triển khả năng nâng cao hiệu suất của thiết bị.

+ Lắp thiết bị tiết kiệm điện cho các động cơ có tải dao động.

- Sử dụng các phương pháp điều khiển thông minh

Việc chế tạo các hệ thống điều khiển thông minh hiện nay không khó đối với phần lớn các nhà làm kỹ thuật, giá thành cũng rất rẻ. Năng lượng để cung cấp cho các bộ điều khiển này hầu như không đáng kể. Các phương pháp điều khiển thông minh phổ biến như:

+ Tự động tắt mở đèn chiếu sáng.

+ Tự động điều chỉnh góc nhận ánh nắng Mặt Trời.

+ Tự động tiết giảm hệ thống làm mát cưỡng bức máy móc. + Tự động tắt mở máy điều hòa nhiệt độ.

- Tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng và sử dụng các thiết bị sinh hoạt: + Thay thế đèn tín hiệu bằng các đèn công suất thấp, thay đèn chiếu sáng bằng đèn Compact.

+ Lắp tôn sáng tại các phân xưởng và nhà kho nhằm tận dụng nguồn ánh sánh tự nhiên cho việc chiếu sáng. Kết hợp với việc bố trí thiết bị chiếu sáng nhân tạo hợp lý.

+ Lắp đặt đèn mặt trời trong việc chiếu sáng công cộng: Hệ thống này hiện đã được ứng dụng tại một số tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng… Tuy chi phí đầu tư cao, nhưng chi phí vận hành giảm và tiết kiệm năng lượng điện từ mạng lưới EVN.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc tiết kiệm năng lượng:

+ Tuyên truyền các giải pháp tiết kiệm năng lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Phổ biến kiến thức khoa học dưới dạng các cuộc thi + Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm

+ Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho học sinh

+ Phát động những phong trào như để gây hiệu ứng mạnh: như phát động phong trào tiết kiệm điện trong nhà trường, hộ gia đình, tổ chức các hội chợ triển lãm các sản phẩm tiết kiệm năng lượng…

+ Quy định hạn mức sử dụng điện đối với các đối tượng vào những giai đoạn cao điểm của mùa khô.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)