c. Thổ nhưỡng
2.1.4. Hệ thống sông ngòi và đặc điểm thủy văn
a. Hệ thống sông ngòi
Tỉnh Bình Thuận có 7 lưu vực sông chủ yếu sau: - Sông Lòng Sông:
Bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc có độ cao từ 1000 - 1300m, chảy theo hướng Bắc Nam trên chiều dài 53 km thuộc huyện Tuy Phong rồi đổ trực tiếp ra biển tại xã Phước Thể. Nhìn chung, dòng sông hẹp, đoạn thượng trung lưu có độ dốc lớn, nước tập trung nhanh thường sinh ra lũ lụt đối với vùng hạ lưu khi có mưa lớn.
- Sông Lũy:
Hệ thống sông Lũy bao gồm dòng chính sông Lũy và các phụ lưu như sông Mao, sông Cà Giây và sông Cà Tót.
Dòng chính sông Lũy bắt nguồn từ vùng núi cao giáp với tỉnh Lâm Đồng. Đoạn đầu sông chảy theo hướng Bắc – Nam, đến đường gần quốc lộ 1A đổi dòng theo hướng từ Tây sang Đông, rồi đổ ra cửa Phan Rí.
Sông Mao: Sông Mao cũng xuất phát từ vùng rừng núi phía Bắc của tỉnh, chảy qua các xã Phan Lâm, Bình An – Hải Ninh rồi nhập vào dòng chính sông Lũy tại xã Phan Rí Thành.
Sông Cà Giây: Nằm giữa sông Lũy và sông Mao, có hướng chảy giống sông
Mao và đoạn đầu của sông Lũy.
Sông Cà Tót: Bắt nguồn từ các dãy núi cao khoảng từ 1400 –1600m của huyện Di Linh chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua xã Sơn Điền (Di Linh), Phan Tiến, Sông lũy (Bắc Bình) rồi đổ vào dòng chính sông Lũy.
- Sông Quao:
Bắt nguồn từ những dãy núi tiếp giáp với lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Lâm Đồng có cao độ từ 700 – 800m. Đoạn đầu sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến xã Hàm Trí, sông rẽ dòng theo hư ớng Bắc – Nam, sau đó chảy qua vùng đồng bằng Phan Thiết rồi đổ vào biển Đông tại vị trí cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 4km.
- Sông Cà Ty:
Bắt nguồn từ núi Ong có cao độ trên 800m, chảy qua Hàm Thuận Nam rồi đổ qua cửa biển Phan Thiết.
- Sông Phan:
Cũng bắt nguồn từ núi Ong chảy qua địa phận của 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân rồi đổ ra biển tại cửa Tân Hải.
- Sông Dinh:
Bắt nguồn từ núi Chứa Chan huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua hai huyện Xuân Lộc và Hàm Tân rồi đổ ra cửa tại thị xã La Gi.
- Sông La Ngà:
Là chi lưu lớn nằm ở phía bờ tả của sông Đồng Nai. Sông bắt nguồn từ vùng núi của huyện Di Linh và Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng có cao độ từ 1100 – 1200m, chảy qua địa phận của ba tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai rồi đổ vào dòng chính sông Đồng Nai tại xã Phú Ngọc huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai.
Ngoài 7 con sông nêu trên, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có một số các sông suối nhỏ đổ trực tiếp ra biển như: suối Đá Bạc (Tuy Phong), suối Sâu, suối Cô Kiều, suối Trâm, suối Đu Đủ (Hàm Tân)…
Tóm lại, các sông suối của tỉnh Bình Thuâ ̣n đ ều bắt nguồn từ các dãy núi thuộc Trường Sơn Nam nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Trừ lưu vực sông La Ngà có diện tích lưu vực tương đối lớn nên còn có dòng chảy trong mùa khô, còn lại các sông ven biển đều ngắn, dốc và hẹp nên dòng chảy về mùa khô không đáng kể.
Diện tích lưu vực và chiều dài của các lưu vực sông trong tỉnh được tổng hợp trong Bảng 2. 9.
Bảng 2. 9. Diện tích lưu vực và chiều dài các sông
TT Tên sông Thuộc huyên Diện tích lưu vực(km
2
) Chiều dài sông (km) Toàn lưu vực Riêng Bình Thuận
1 Sông Lòng Sông Tuy Phong 511 511 50
2 Sông Lũy Bắc Bình, Tuy Phong 1910 1490 98
3 Sông Quao Hàm Thuận Bắc 930 930 71
4 Sông Cà Ty H,T. Nam, Phan Thiết 753 753 56
TT Tên sông Thuộc huyên Diện tích lưu vực(km
2
) Chiều dài sông (km) Toàn lưu vực Riêng Bình Thuận
6 Sông Dinh Hàm Tân, Xuân Lộc 904 718 58
7 Sông La Ngà Đức Linh, Tánh Linh 4100 2500 280
8 Các sông suối nhỏ các huyện ven biển 886 886
b. Đặc điểm thủy văn - Đặc trưng dòng chảy:
Phân bố dòng chảy các sông trong tỉnh không đều, nơi có môduyn dòng chảy lớn nhất có thể gấp từ 2-3 lần nơi nhỏ nhất. Như đã phân tích ở phần mưa, các sông suối ở vùng hạ lưu sông La Ngà có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn và đây cũng là nơi có môduyn dòng chảy lớn nhất trong tỉnh, dao động từ 35-40l/s.km2 (Tà Pao M=40l/s.km2 và tại Phú Hiệp thực đo là 40,4 l/s.km2). Thượng nguồn sông La Ngà nằm trong vùng có trung tâm mưa lớn Bảo Lộc, môduyn dòng chảy năm có thể đạt trên dưới 50l/s.km2 (tại Đại Nga 49,9l/s.km2). Khu vực có lượng dòng chảy lớn thứ 2 là sông Phan, sông Dinh và sông Cà Ty dao động từ 15-28 l/skm2. Khu vực có lượng dòng chảy nhỏ hơn cả sông Lũy trở ra chỉ đạt từ 10-20l/s.km2. Ở những nơi mưa ít, vùng ven biển, môduyn dòng chảy chỉ đạt dưới 10l/s.km2
(xem Bảng 2. 10)
Bảng 2. 10. Đặc trưng dòng chảy bình quân tại các địa điểm và các sông
Sông, vị trí Flv (km2) Xo (mm) Yo (mm) Mo (l/s.km2) Qo (m3/s) Wo (106m3) Ghi chú Thủy Văn Tà Pao 2000 2247 1268 40,0 80,0 2523,2 33 năm Thủy Văn Phú Hiệp 3060 2307 1318 41,6 127,2 4,011,888 33 năm Cửa sông Dinh 904 1781 656 20,8 18,8 592,95 Cửa sông Phan 582 1700 615 19,5 11,35 357,979 Cửa sông Cà Ty 753 1607 568 18,0 13,57 427,998 Cửa sông Quao 930 1426 476 15,1 14,03 442,506 Thủy Văn Sông Lũy 982 1510 517 16,4 16,1 507,794 28 năm Cửa sông Lũy 1910 1292 408 12,93 24,71 779,353 Cửa sông Lòng Sông 511 1235 379 12,02 6,25 197,125
Cũng như phân bố mưa, dòng chảy cũng phân hóa mạnh mẽ theo thời gian, và hình thành 2 mùa tương phản nhau sâu sắc: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa từ 2-3 tháng và kéo dài khoảng 4-5 tháng, tùy theo từng khu vực (Xem Bảng 2. 11).
Bảng 2. 11. Lưu lượng trung bình tháng, năm tại các trạm (đơn vị: m3/s)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Sông Lũy 3,16 1,51 1,38 2,87 11,9 13,9 15,4 17,1 36,0 58,9 22,4 8,36 16,1 2,85 1,35 1,11 1,92 10,8 13,0 14,3 16,1 34,5 59,3 21,6 7,15 15,3 Tà Pao 29,6 19,4 18,3 25,1 37,0 65,7 110,5 178,3 172,6 165,6 90,3 47,9 80,0 23,1 13,5 10,3 15,9 27,2 61,8 109,3 184,0 184,3 164,2 92,6 44,2 77,5 Phú Hiệp 34,5 22,5 21,9 31,3 53,7 107,6 183,9 284,9 292,4 258,9 129,5 60,9 123,5 29,4 18,2 14,3 23,5 44,2 105,0 191,0 297,0 327,0 263,0 142,0 62,5 126,4 Đại Nga 4,49 2,89 2,80 5,34 9,49 18,3 27,6 44,5 41,2 39,2 19,3 8,81 18.7 Ghi chú:
+ Sông Lũy từ 1981-2008, năm 2008 có xả nước của thủy điện Đại Ninh; và từ 1981-2007, chưa có xả nước của thủy điện Đại Ninh.
+ Trạm Tà Pao từ 1976-2008, từ 2002-2008 có thủy điện Hàm Thuận Đa My; Từ 1976-2001, chưa có thủy điện Hàm Thuận dòng chảy tự nhiên.
+ Trạm Phú Hiệp từ 1987-2008, từ 2002-2008 có thủy điện Hàm Thuận Đa My; Từ 1976-2001, chưa có thủy điện Hàm Thuận, dòng chảy tự nhiên.
+ Trạm Đại Nga từ 1978-2005, nằm ở thượng nguồn La Ngà, tỉnh Lâm Đồng.
- Đặc điểm dòng chảy lũ:
Do nằm trong vùng địa hình chủ yếu là những đồi núi thấp lượng sóng, phía hạ lưu thường có những cánh đồng lớn và tương đối bằng phẳng, lại nằm trong khu vực ít b ị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, hình thái thời tiết gây mưa thịnh hành trong mùa mưa chủ yếu là các trận mưa dông nhiệt có tổng lượng mưa từ 50- 100mm là nguyên nhân chính tạo ra các trận lũ, loại mưa này rất ít có khả năng xảy ra đồng thời trên diện rộng. Chính vì vậy, mà lũ hàng năm trên lưu vực các sông nhìn chung không lớn.
Lưu vực sông La Ngà nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng dòng chảy năm tương đối dồi dào, nhưng môduyn dòng chảy lũ trên dòng chính nhỏ hơn nhiều so với vùng ven biển. Theo tài liệu đã quan trắc được trên dưới 30 năm qua (xem
Bảng 2.12), tại các trạm thủy văn trong tỉnh cho thấy môduyn đỉnh lũ bình quân dao động trong khoảng từ 0,20-0,60m3/s.km2; Đại Nga: 0,30m3
/s.km2; Tà Pao 0,30m3/s.km2; Phú Hiệp 0,18m3/s.km2và tại sông Lũy là 0,57m3/s.km2.
Bảng 2.12. Lưu lượng và môduyn đỉnh lũ bình quân và lớn nhất thực đo tại các trạm Trạm F (km2) Qbqmax (m3/s) Mbqmax (m3/s.km2) Qmax (m3/s) Mmax (m3/s.km2) Thời gian xuất hiện
Sông Lũy 982 561 0,57 1180 1,20 1h.6.XI.1996 Tà Pao 2000 599 0,30 979 0,49 3h.7.IX.1982 Phú Hiệp 3060 557 0,18 1000 0,33 1.VIII.1999
Đại Nga 374 113 0,30 252 0,67 16.VIII.2002
Những trận lũ lớn hàng năm thường xuất hiện từ tháng VIII-X, chiếm từ 80- 90%. Vùng hạ lưu sông La Ngà đỉnh lũ lớn nhất xuất hiện vào tháng VIII nhiều nhất ở Tà Pao là 33,34%, Phú Hiệp chiếm tới 45,46%, sau đó là tháng IX,X khả năng xuất hiện ở Tà Pao là như nhau chiếm 24,24%, còn ở Phú Hiệp tháng IX đạt 27,27% và tháng X ít hơn chỉ 18,18%.
Ở khu vực ven biển đỉnh lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng IX, X, trong đó chủ yếu là tháng X chiếm đến 61,5%. (xem Bảng 2.13) thống kê tình hình xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong các tháng tại các trạm.
Bảng 2.13. Thống kê số lần xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong các tháng
Trạm Yếu tố V VI VII VIII IX X XI Tổng
Sông Lũy Số lần 1 1 0 1 5 16 2 26
Tỷ lệ% 3,85 3,85 0,0 3,85 19,23 61,53 7,69 100
Tà Pao Số lần 0 2 3 11 8 8 1 33
Tỷ lệ% 0,0 6,06 9,09 33,34 24,24 24,24 3,03 100
Phú Hiệp Số lần 0 0 0 10 6 4 2 22
Tỷ lệ% 0,0 0,0 0,0 45,46 27,27 18,18 9,09 100
Đoạn từ Tà Pao cho đến Phú Hiệp sông chảy trong vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, thời gian truyền lũ trung bình từ 2-4 ngày (khoảng trên dưới 3ngày). Do
lưu vực khu giữa của đoạn này khá lớn (F=1060km2), lượng dòng chảy khu giữa nhập vào đáng kể nên khi xuất hiện đỉnh lũ lớn ở Tà Pao thì chưa hẳn đã xuất hiện lũ lớn ở Phú Hiệp như năm: 1987,1988,1996, 2004,2008... Trong trường hợp lũ ở thượng lưu không lớn lắm, nhưng do lượng mưa khu giữa lớn thì vẫn cho lưu lượng lũ lớn và gây ngập lụt vùng hạ du, như các năm: 1990, 1991, 1992, 1999, 2001,... - Đặc điểm dòng chảy kiệt:
Thông thường mùa kiệt ở hạ lưu sông La Ngà kéo dài từ tháng XII năm trước đến tận tháng VI năm sau, khu vực ven biển phải đến tháng VII hàng năm. Tuy nhiên, mùa kiệt thường không ổn định có thể bắt đầu và kết thúc sớm hoặc muộn hơn so với trung bình. Căn cứ số liê ̣u trong Bảng 2.14 thấy rằng:
+ Thời gian xuất hiện tháng kiệt nhất trong năm: Ở vùng ven biển, tháng kiệt nhất xuất hiện trong tháng II -IV, nhưng tập trung vào tháng III,IV, chiếm 46,43%. Ở vùng h ạ lưu sông La Ngà, trong điều kiện tự nhiên, cũng như khi có h ồ điều tiết Đa Mi – Hàm Thuận, các tháng kiệt nhất cũng thường xuất hiê ̣n vào tháng II -IV, và tập trung vào tháng III (trên 50%). Tại Tà Pao, số lần xuất hiện trong tháng III chiếm tới 48,5-54%, tiếp đến là tháng IV chiếm 27,3-35%. Tại Phú Hiệp, vào tháng IV đã xuất hiện các trận mưa sớm, dòng chảy trong tháng tăng, kiệt xuất hiện sớm hơn vào tháng II, chiếm tới 20-30%, tháng III số lần xuất hiện nhiều nhất chiếm 59- 73% (cả trước và sau khi có điều tiết hồ).
Bảng 2.14. Thống kê số lần xuất hiện tháng kiệt nhất trong năm
Trạm Đặc trƣng I II III IV V Tổng số
Sông Lũy Số lần 0 2 13 13 0 28
Tỷ lệ 0,0 7,14 46,43 46,43 0,0 100
Tà Pao (1) Số lần 0 1 14 9 2 26
Tỷ lệ 0,0 3,85 53,85 34,62 7,69 100
Tà Pao (2) Số lần 2 4 16 9 2 33
Tỷ lệ 6,06 12,13 48,48 27,27 6,06 100
Phú Hiệp (1) Số lần 0 3 11 1 0 15
Tỷ lệ 0,0 20,0 73,33 6,67 0,0 100
Phú Hiệp (2) Số lần 1 7 13 1 0 22
Tỷ lệ 4,55 31,82 59,1 4,55 0 100
Ghi chú: Tà Pao (1) trong điều kiện tự nhiên (1976-2001), không bị ảnh hưởng điều tiết hồ Hàm Thuận - Đa Mi.
Tà Pao (2) từ năm 1976-2008, đã bị ảnh hưởng điều tiết của hồ Hàm Thuận - Đa My. Tương tự trạm Phú Hiệp (1) từ 1987-2001; Phú Hiệp (2) từ 1987-2008.
+ Môduyn dòng chảy trung bình tháng kiệt ở vùng ven biển nhỏ chỉ khoảng trên dưới 0,77- 1,0l/s.km2, lớn nhất tháng 2,71l/s.km2 và nhỏ nhất M=0,0l/s.km2 đối với lưu vực trung bình và lớn còn nhiều rừng. Ở các lưu vực nhỏ, thảm phủ thực vật thưa thớt, các sông thường không có dòng chảy trong một số tháng mùa kiệt.
Dòng chính vùng hạ lưu sông La Ngà có môduyn dòng chảy kiệt trung bình tháng từ 4,0 – 5,0l/s.km2 , và lớn nhất đạt từ 7,0-9,0l/s.km2, nhỏ nhất từ 1,5- 3,0l/s.km2. Sau khi có hồ Thủy điện Hàm Thuận- Đa My, dòng chảy các tháng mù a kiệt đã được cải thiện đáng kể, tăng lên khoảng 2-3m3/s, các tháng kiệt có thể xảy ra vào tháng I,II mà trước đây khi chưa có hồ điều tiết rất ít xảy ra (xem Bảng 2. 15).
Bảng 2. 15. Đặc trưng dòng chảy kiệt tháng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất
Trạm
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất
Q M Q M Xuất Q M Xuất
(m3/s) (l/s.km2) (m3/s) (l/s.km2) hiện (m3/s) (l/s.km2) hiện
Sông Lũy 0,768 0,782 2,66 2,71 IV.2001 0,00 0,00 III,IV.2005 Tà Pao(1) 9,17 4,59 17,8 8,90 III.1999 5,30 2,65 III.1998 Tà Pao(2) 14,6 7,30 41,1 20,6 I.2005 5,30 2,65 III.1998 Phú Hiệp(1) 13,6 4,44 21,5 7,03 II.2000 5,23 1,71 III.1998 Phú Hiệp(2) 18,7 6,11 35,5 11,60 I.2006 5,23 1,71 III.1998