Đối với nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 124 - 125)

b. Kết quả đánh giá tác động theo phương án

4.1. Đối với nông nghiệp:

Xây dựng và phát triển các biện pháp canh tác tiên tiến, phù hợp với tình hình BĐKH: Các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khi gieo trồng đến thu hoạch, các biện

pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh... cần được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện BĐKH bao gồm:

- Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ về phòng trừ sâu bệnh và canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, sinh học. Các mô hình sản xuất sạch, sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp cần nhân rộng và huy động đông đảo nông dân hưởng ứng thông qua các câu lạc bộ về nghề nông tại địa phương.

- Ứng dụng và triển khai các mô hình mang lại hiệu quả sản xuất vừa có ý nghĩa tích cực về mặt môi trường như: mô hình ứng dụng và phát triển hệ thống thâm canh kết hợp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng với tiết kiệm nước cho cây lúa; ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học; Sản xuất thử nghiệm nấm xanh (Metarhizium anisopliae) diệt côn trùng trên cây lúa... các mô hình này cần

được tiếp tục nhân rộng và phổ biến đến hộ sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất và thích ứng với BĐKH trong tương lai.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp thích ứng với BĐKH: Tài

nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp, do đóviệc quy hoạch nguồn nước sử dụng là một việc cần thiết.

- Đầu tư hệ thống tưới và công nghệ phù hợp cho những vùng cây trồng tập trung có hiệu quả kinh tế cao (ưu tiên những vùng thường xuyên bị hạn hán nghiêm trọng)

+ Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để giảm lượng nước thất thoát, rò rỉ bằng giải pháp bê tông hóa và kiên cố hóa kênh mương là điều ưu tiên trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiêu dạng nhỏ giọt để cung cấp nước một cách tiết kiệm cho cây trồng. Đây là phương pháp cung cấp nước vào vùng rễ cây hoạt động theo đúng yêu cầu nước của cây trồng. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ, công tưới, công bón phân, tiết kiệm lượng nước tối đa… mà còn góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Các đầu nhỏ giọt đưa nước đến từng chậu cây, nhỏ giọt chính xác tại các vị trí cần thiết. Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước, đầu tưới dẫn nước sâu vào đất hạn chế thất thoát nước, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây, thích hợp cho cây trồng nông nghiệp và công nghiệp. Ưu điểm nổi trội của hệ thống tưới nhỏ giọt là tưới nước nhỏ giọt vào đúng bộ rễ cây, có thể tưới kèm phân bón, tiết kiệm được 30 – 60% lượng nước và phân bón.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động trong cán bộ, hội viên, nông dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, đất, nước và môi trường;

Vận động hội viên, nông dân thực hiện sản xuất phải an toàn cho con người và môi trường; khi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cũng như giảm thiểu thấp nhất tác hại đối với con người và môi trường xung quanh;

Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể các cấp tích cực hưởng ứng chiến dịch “làm cho thế giới sạch hơn”, xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết “Tam nông” của Đảng, Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)