Đối với chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 131 - 146)

b. Kết quả đánh giá tác động theo phương án

4.6. Đối với chính sách

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị về việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH; củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH; nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn lực; xây dựng kế hoạch hành động của tỉnh Bình Thuận ứng phó với BĐKH cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương do BĐKH; xây dựng các mục dự án, chương trình ưu tiên thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và hoàn thiện sẽ tạo môi trường pháp lý cần thiết để thực hiện khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước hiện hành về ứng phó với BĐKH hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số văn bản được ban hành chưa đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động BĐKH. Bên cạnh đó còn chưa có cơ chế rõ ràng và cụ thể về sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương, cùng cơ chế tham gia và phối hợp giữa các thành phần xã hội, các cộng đồng trong các chương trình ứng phó với BĐKH.

Do đó, hệ thống văn bản pháp luật này cần sớm được bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của đời sống xã hội về phát triển bền vững, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Để khắc phục những tồn tại kể trên, trong thời gian tới ngoài việc cập nhật các văn bản mới của Trung ương áp dụng vào trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng thì tỉnh cần rà soát bổ sung một số nội dung sau:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH.

- Ban hành văn bản hướng dẫn giám sát việc tích hợp BĐKH vào các chương trình phát triển tổng thể của các ngành, lĩnh vực của địa phương, các hoạt động KT – XH của từng tỉnh theo từng thời kỳ.

- Từng bước nghiên cứu, lồng ghép vào việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH.

- Tích hợp vấn đề ứng phó và thích nghi với BĐKH và nước biển dâng để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ổn định khu dân cư và phát triển khu dân cư, mạng lưới trường học, bệnh viện, chợ, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Điển hình như:

+ Quy hoạch và thiết kế công trình kiến trúc đô thị và nhà dân bảo đảm thích nghi và an toàn trong tình trạng mùa lũ.

+ Quy hoạch, đầu tư, quản lý và khai thác hệ thống thủy lợi thích ứng với kịch bản BĐKH. Cần xác định lượng nước cần duy trì để đảm bảo yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt đối với tất cả các sông, các hồ chứa nước, các tầng chứa nước, đặc biệt đối với các vùng khó khăn và khan hiếm nước tại các khu vực trong các tỉnh.

+ Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông bao gồm đường giao thông, biển bảo đảm điều kiện an toàn trong tình trạng nước biển dâng

- Xây dựng các cơ chế chính sách liên quan đến các vấn đề phòng, chống, khắc phục hậu quả cho BĐKH và nước biển dâng gây ra như:

+ Cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn lực từ trong và ngoài nước để triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.

+ Cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư nghiên cứu các loại bệnh tật và cách phòng chống; các chính sách nhằm khuyến kích đầu tư phát triển sản xuất, các loại dịch vụ để tạo nhiều việc làm và đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho dân cư vùng ngập theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 định hướng năm 2030.

+ Cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích nghiên cứu, bảo vệ và sử dụng các nguồn gen địa phương, bản địa quý hiếm phục vụ công tác chọn giống cây trồng thích ứng với BĐKH.

+ Cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng các chế độ bảo hiểm, công cụ lao động và chương trình vay vốn thấp để chống lại những tác động bất lợi do BĐKH gây ra.

+ Cơ chế, chính sách trong nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về an ninh việc làm, giảm đói nghèo cho các vùng có nguy cơ thiên tai cao do BĐKH; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kế hoạch di dân, tái định cư và đảm bảo cuộc sống cho những cộng đồng dân cư sống trong khu vực có nguy cơ bị đe dọa bởi BĐKH và nước biển dâng; các vấn đề giới, dân số, sinh kế và các tệ nạn xã hội khác.

+ Cơ chế, chính sách về bảo vệ rừng; kiềm chế nạn phá rừng là một cách hữu hiệu về mặt chi phí nhằm giảm lượng khí thải nhà kính.

+ Cơ chế, chính sách triển khai thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải: tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới thân thiện với khí hậu và môi trường.

+ Xây dựng chính sách hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BĐKH và nước biển dâng làm cho cả xã hô ̣i nhâ ̣n thức đầy đủ về tính tất yếu của Việt Nam và t ỉnh Bình Thuận phải ứng phó với biến đổi khí hậu và nư ớc biển dâng và tác đô ̣ng của nó, từ tự nhiên đến KTXH và an ninh quốc phòng.

+ Chính sách hỗ trợ trong giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH, nước biển dâng để tất cả cộng đồng dân cư và các cấp chính quyền ý thức được tầm quan trọng và cùng nỗ lực hợp tác, đóng góp chung nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất để ứng phó và giảm nhẹ tác động của BĐKH, nước biển dâng.

+ Chính sách hỗ trợ, huấn luyện kỹ năng bảo toàn tính mạng cho ngư dân trên biển và dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai ven biển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã đi sâu nghiên cứu các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thuận trong thế kỷ 21 và đã được xây dựng dựa theo kịch bản phát thải trung bình. Dựa trên kịch bản BĐKH đã đánh giá được biến đổi tài nguyên nước và tác động của biến đổi tài nguyên nước trên các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thuận.

. Kết quả nghiên cứu đạt được bao gồm những điểm chính sau:

1. Luận văn đã chỉ ra rằng: Do tác động của BĐKH, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ trên lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thuận có xu thế tăng nhẹ, dòng chảy mùa cạn có xu thế giảm, điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước trên lưu vực ngày càng gia tăng. Nhiệt độ tăng cao, lượng mưa tăng rất ít khiến cho nhu cầu nước ngày càng lớn hơn. Nhiệt độ tăng đều giữa các tháng, đến cuối thế kỷ đạt 2,30

C. Lượng mưa trong tương lai tăng dần theo các giai đoạn và cuối thế kỷ lượng mưa năm tỉnh Bình Thuận tăng khoảng 2%. Sự gia tăng lượng mưa của các tháng trong năm thường rơi vào tháng 10, 11 và giảm mạnh vào tháng 3, 4. Cùng với sự gia tăng của nhiệt độ và lượng mưa thì lượng bốc hơi trong tương lai tăng trung bình 10,1%, lớn nhất vào tháng 6, 7;

2. Nhu cầu dùng nước tăng dần qua các giai đoạn, và đạt ngưỡng lớn nhất vào giai đoạn 2080-2099, với tổng lượng nhu cầu nước là 1,184 tỷ m3/năm, tăng 582 triệu m3 so với thời kỳ nền 1980-1999;

3. Do nhu cầu nước có sự tăng qua các thời kỳ trong tương lai, dẫn đến lượng nước thiếu hụt cũng có xu thế gia tăng. Cụ thể, lượng nước thiếu hụt tại giai đoạn 2040-2059 tăng từ 180 triệu m3/năm đến khoảng hơn 360 triệu m3/năm ở giai đoạn 2080-2099 so với thời kỳ nền;

4. Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp thích ứng với BĐKH cho các ngành nhắm giảm nhẹ những tác động tiêu cực đến đời sống và kinh tế xã hội;

KIẾN NGHỊ

Hiện nay, hệ thống công trình hồ chứa và kênh mương dẫn nước đã được đầu tư xây dựn, các công trình thủy lợi đều phát huy năng lực thiết kế, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu hụt nước trên địa bàn tỉnh vẫn có xu thế tăng do nhu cầu nước có sự gia tăng qua các thời kỳ trong tương lai. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là do BĐKH thì vẫn còn nguyên nhân chủ quan: Nông nghiệp là ngành dùng nước lớn nhất những vẫn duy trì kỹ thuật lạc hậu với các biện pháp công trình và mức tưới rất tốn kém nước. Do đó việc thay đổi kỹ thuật, nâng cao ý thức tiết kiệm nước của người dân cũng như sử dụng hợp lý nguồn nước tại các công trình sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng thiếu nước. Để đảm bảo lượng nước được cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp sau:

1. Tu sửa và nâng cấp hệ thống công trình: hiện nay một số hạng mục kênh cấp I, kênh cấp II thuộc hệ thống tưới của các hồ thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh (điển hình là các kênh nhánh thuộc hệ thống công trình thủy lợi hồ Sông Quao chưa được đầu tư hoàn chỉnh); nhiều công trình thủy lợi hiện đã hư hỏng, xuống cấp, song chưa được tu sửa kịp thời;

2. Đề xuất xây dựng công trình chuyển nước từ hồ Đại Ninh sang lưu vực sông Lũy: Qua cân bằng, nếu sử dụng tốt nguồn nước từ Đại Ninh sang, cùng với nguồn nước của sông Lũy, bằng công trình hồ chứa, với các kênh chính Đông và Tây, không những sẽ đủ nước tưới cho dự án Phan Rí-Phan Thiết mà còn cấp nước cho sinh họat, công nghiệp và cải thiện môi trường hạ lưu vốn rất khô hạn;

3. Tiếp tục xây dựng các hồ chứa và phát triển “nối mạng” kênh mương theo quy hoạch phát triển thủy lợi giai đoạn 2011 – 2020 theo đúng tiến độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng

cho Việt Nam.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó

với BĐKH

3. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Dự án Đánh giá tác

động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng

4. Ngô Chí Tuấn, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (2009), Cân

bằng nước hệ thống lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng mô hình MIKE BASIN

5. Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn Trần Ngọc Anh, Nguyến Ý Như - Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (2012) , Cân bằng nước các sông tỉnh Khánh Hòa bằng mô hình MIKE BASIN

6. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Văn Thị Hằng, Nguyến Ý Như , Ảnh hưởng

của BĐKH đến biến đổi tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy

7. Rà soát Quy hoạch thủy lợi chi tiết vùng Bình Thuận và Phụ cận - Năm 2010 8. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ

đến năm 2020.

9. Chi cục thủy lợi (2009), Đề án quy hoạch - kế hoạch thủy lợi giai đoạn 2010 -

2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

10.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận (2009), Quy hoạch tổng thể

phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 11.Cục Quản lý tài nguyên nước (2006), Chiến lược Quốc gia tài nguyên nước. 12.Sở Công thương (2009), Đề án bổ sung quy hoạch phát triển các khu công

13.UBND tỉnh Bình Thuận (2009), Danh mục các cụm công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp quy hoạch phát triển đến năm 2015, có xét đến 2020.

14.Báo cáo quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận từ năm 2000 đến năm 2010.

15.Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2008, 2009.

16.Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận (2003), Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các xã Miền núi tỉnh Bình Thuận;

17.PGS.TS Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt

Nam;

18.Giáo sư Nguyễn Viết Phổ , PGS.TS Vũ Văn Tuấn , PGS.TS Trần Thanh Xuân – (2003), Tài nguyên nước Việt Nam;

19.Báo điện tử http://www.binhthuan.gov.vn

20.Báo điện tử http://www.baobinhthuan.com.vn

21.Báo điện tử http://www.stnmt.binhthuan.gov.vn

Tiếng Anh

22.DHI Project Number: 4021.252 (2004), Report on the East Fork Salmon River MIKE Basin Model

23.DHI Water & Environment, Inc. and Lane Council of Governments (2008),

McKenzie River MIKE BASIN Model

24.Ijaz Hussain, Zakir Hussain, Maqbool H. Sial Waqar Akram and M.F.Farhan (2011), Water balance, supply and demand and irrigation efficiency of Indus basin

25. Ramona Holdstock Sheila Thomas Ambat Jesper Kjelds, The Cape Fear River Basin Model.

Bảng PL 1. Tổng nhu cầu nƣớc phục vụ Nông nghiệp– trung bình thời kỳ nền (1980-1999) TT LV sông, hồ Đơn vị Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng hợp 31 28 31 30 31 30 31 31 30 31 30 31 365 1 S.Lòng Sông Tr.m3 1,141 1,354 0,368 4,673 1,541 1,147 1,322 1,066 0,692 0,491 0,027 1,440 15,26 2 Sông Lũy Tr.m3 22,157 24,782 6,626 45,360 5,074 4,204 3,481 0,000 2,172 2,909 7,643 18,775 143,18 3 Sông Quao Tr.m3 16,728 16,761 13,985 20,290 3,723 2,987 3,092 2,115 3,438 3,161 10,629 23,738 120,65 4 Sông Cà Ty Tr.m3 2,656 2,928 2,936 5,384 2,168 1,963 4,285 2,999 1,078 1,998 4,797 6,196 39,39 5 Sông Phan Tr.m3 0,896 0,998 1,002 1,887 0,730 0,791 2,009 1,346 0,297 0,594 1,625 2,152 14,33 6 Sông Dinh Tr.m3 2,424 2,828 2,482 5,073 1,755 3,013 8,640 5,731 0,272 0,528 1,641 3,196 37,58 7 Sông La Ngà Tr.m3 28,661 21,464 2,681 29,172 5,499 0,922 0,000 0,000 0,000 6,763 9,103 21,998 126,26 Tổng cộng Tr.m3 74,663 71,116 30,080 111,840 20,490 15,028 22,828 13,258 7,950 16,443 35,465 77,494 496,65

Bảng PL 2. Tổng nhu cầu nƣớc phục vụ Công nghiệp – trung bình thời kỳ nền (1980-1999) TT LV sông, hồ Đơn vị Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng hợp 31 28 31 30 31 30 31 31 30 31 30 31 365 1 S.Lòng Sông Tr.m3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Sông Lũy Tr.m3 0,005 0,004 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,005 0,059 3 Sông Quao Tr.m3 0,006 0,005 0,006 0,006 0,006 0,006 0,006 0,006 0,006 0,006 0,006 0,006 0,071 4 Sông Cà Ty Tr.m3 0,32 0,289 0,32 0,309 0,32 0,309 0,32 0,32 0,309 0,32 0,309 0,32 3,765 5 Sông Phan Tr.m3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 Sông Dinh Tr.m3 0,362 0,327 0,362 0,35 0,362 0,35 0,362 0,362 0,35 0,362 0,35 0,362 4,261 7 Sông La Ngà Tr.m3 0,061 0,055 0,061 0,059 0,061 0,059 0,061 0,061 0,059 0,061 0,059 0,061 0,718 Tổng cộng Tr.m3 0,754 0,68 0,754 0,729 0,754 0,729 0,754 0,754 0,729 0,754 0,729 0,754 8,874

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 hợp 31 28 31 30 31 30 31 31 30 31 30 31 365 1 S.Lòng Sông Tr.m3 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,002 0,024 2 Sông Lũy Tr.m3 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,036 3 Sông Quao Tr.m3 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,008 0,096 4 Sông Cà Ty Tr.m3 0,011 0,01 0,011 0,01 0,011 0,01 0,011 0,011 0,01 0,011 0,01 0,011 0,127 5 Sông Phan Tr.m3 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,012 6 Sông Dinh Tr.m3 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,036

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 131 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)