Giới thiệu về mô hình MIKE-NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 30 - 31)

Mô hình NAM là mô hình thuỷ văn mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy diễn ra trên lưu vực. Là một mô hình toán thủy văn, mô hình Nam bao gồm một tập hợp các biểu thức toán học đơn gian để mô phỏng các quá trình trong chu trình thuỷ văn. Mô hình Nam là mô hình nhận thức, tất định, thông số tập trung. Đây là một modun tính mưa từ dòng chảy trong bộ phần mềm thương mại MIKE 11 do Viện Thủy lực Đan Mạch xây dựng và phát triển.

Mô hình NAM mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy một cách liên tục thông qua việc tính toán cân bằng nước ở bốn bể chứa thẳng đứng, có tác dụng qua lại lẫn nhau để diễn tả các tính chất vật lý của lưu vực. Các bể chứa đó gồm:

Bể tuyết (chỉ áp dụng cho vùng có tuyết) Bể mặt

Bể sát mặt hay bể tầng rễ cây Bể ngầm

Dữ liêu đầu vào của mô hình là mưa, bốc hơi tiềm năng, và nhiệt độ (chi áp dụng cho vùng có tuyết. Kết quả đầu ra của mô hình là dòng chảy trên lưu vực, mực nước ngầm, và các thông tin khác trong chu trình thuỷ văn, như sự thay đổi tạm thời của độ ẩm của đất và khả năng bổ xung nước ngầm. Mô hình NAM có các thông số sau:

CQOF: Hệ số dòng chảy tràn không thứ nguyên, thay đổi từ 0.0 đến 0.9, nó phản ánh điều kiện thấm và cấp nước ngầm. Các lưu vực có địa hình bằng phẳng, cấu tạo bởi cát thô thì giá trị CQOF tương đối nhỏ, ở những lưu vực mà tính thấm nước của thổ nhưỡng kém như sét, đá tảng thì giá trị của CQOF sẽ rất lớn.

CQIF: Hệ số dòng chảy sát mặt, có thứ nguyên là thời gian (giờ)-1, là phần của lượng nước trong bể chứa mặt (U) chảy sinh ra dòng chảy sát mặt trong một đơn vị thời gian.

CBL: Thông số dòng chảy ngầm, được dùng để chia dòng chảy ngầm ra làm hai thành phần: BFU và BFL. Trường hợp dòng chảy ngầm không quan trọng thì có thể chỉ dùng một trong 2 bể chứa nước ngầm, khi đó CBFL=0, tức là lượng cấp nước ngầm đều đi vào bể chứa ngầm tầng trên.

CKOF, CKIF: Là các ngưỡng dưới của các bể chứa để sinh dòng chảy tràn, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm, các thông số này không có thứ nguyên và có giá trị nhỏ hơn 1. Khi các giá trị của ngưỡng này nhỏ hơn L/Lmax thì sẽ không có dòng chảy tràn, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm. Về ý nghĩa vật lý, các thông số này phản ánh mức độ biến đổi trong không gian của các đặc trưng lưu vực sông. Umax, Lmax: Thông số biểu diễn khả năng chứa tối đa của các bể chứa tầng trên và tầng dưới. Do vậy, Umax và Lmax chính là lượng tổn thất ban đầu lớn nhất, phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm của lưu vực. Một đặc điểm của mô hình là lượng chứa Umax phải nằm trong sức chứa tối đa trước khi có lượng mưa vượt thấm, khi đó lượng nước thừa sẽ xuất hiện, tức là U< Umax. Do đó trong thời kỳ khô hạn, tổn thất của lượng mưa trước khi có dòng chảy tràn xuất hiện có thể được lấy làm Umax ban đầu.

CK 1,2, CKBF: Các hằng số thời gian biểu thị thời gian tập trung nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)