Bảng 3.7. Đối tượng tham gia đào tạo qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014 Bảng 3.8: Các hình thức đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH APS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH APS (Trang 34)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cán bộ nhân viên 3 4 6

Công nhân 9 11 14

Tổng số lao động được đào tạo 12 15 20

(Nguồn: Bộ phận HCNS – Công ty TNHH APS)

Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động được đào tạo tăng lên hàng năm, năm 2014 là 20 người, tăng 8 người so với năm 2012, trong đó đối tượng công nhân chiếm phần lớn, là 70% (14 người năm 2014), điều này cho thấy công tác đào tạo nhân lực ở công ty rất được quan tâm.

(ii) Lựa chọn hình thức đào tạo

Bảng 3.8: Các hình thức đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH APS

Đơn vị:người

STT Hình thức đào tạo nhân lực Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Đào tạo nhân lực bên trong công ty 12 14 18

2 Đào tạo nhân lực bên ngoài công ty 0 1 2

3 Tổng số lao động được đào tạo 12 15 20

(Nguồn: Bộ phận HCNS – Công ty TNHH APS)

Qua bảng trên ta thấy công ty sử dụng cả hình thức đào tạo tại bên trong công ty và đào tạo bên ngoài công ty; hình thức đào tạo bên trong công ty được sử dụng chủ yếu.

Hình thức đào tạo bên trong công ty được thực hiện ngay trong công ty, do các bộ phận chức năng trong công ty thực hiện. Người đào tạo, huấn luyện có thể là nhà quản trị, NLĐ có tay nghề cao trong công ty hoặc là người đào tạo bên ngoài vào thực hiện công tác huấn luyện trong công ty. Hình thức này giúp công ty có thể bổ sung kiến thức kịp thời và sát với yêu cầu công việc; hình thức tổ chức linh hoạt, tiết kiệm chi phí.

Hình thức đào tạo bên ngoài công ty: Năm 2013, công ty bắt đầu cho nhân viên sang nước ngoài đào tạo để học tập và tiếp thu kinh nghiệm về truyền đạt lại cho nhân viên tại công ty. Hiện tại, công ty áp dụng hình thức đào tạo này đối với nhân viên kỹ thuật và nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Hình 3.3: Mức độ hài lòng của NLĐ với các hình thức đào tạo

Qua hình 3.3 cho ta thấy mức độ hài lòng về hình thức đào tạo của công ty chủ yếu ở mức bình thường. Tỷ lệ NLĐ rất hài lòng với các hình thức đào tạo của công ty chỉ đạt 16% trong tổng 50 phiếu phát ra. Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên không hài lòng còn chiếm tỷ lệ cao 24%. Điều này cho thấy việc lựa chọn các hình thức đào tạo tại công ty chưa có gì đặc biệt, chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của NLĐ.

(iii) Lựa chọn phương pháp đào tạo nhân lực

Công ty sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đào tạo khác nhau cho đối tượng nhà quản trị và nhân viên, công nhân. Các phương pháp đào tạo mà công ty sử dụng: phương pháp kèm cặp, phương pháp đào tạo nghề, phương pháp luân phiên công việc.

Theo kết quả khảo sát, phương pháp kèm cặp và phương pháp đào tạo nghề là hai phương pháp phổ biến được sử dụng tại công ty. Bên cạnh đó còn có phương pháp luân phiên công việc nhưng rất ít.

 Phương pháp kèm cặp

Phương pháp kèm cặp tại công ty áp dụng với công nhân ở các phân xưởng sản xuất, sẽ có một người chịu trách nhiệm kèm cặp cho một nhóm công nhân từ 2-3 người. Người dạy thường chính là người trong công ty đã có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tay nghề cao. Bên cạnh đó, những nhân viên thuộc khối lao động gián tiếp khi mới được tuyển dụng vào công ty cũng sẽ được đào tạo theo phương pháp này. Trưởng bộ phận có người mới tuyển kết hợp với bộ phận nhân sự công ty chịu trách nhiệm đào tạo.

 Phương pháp đào tạo nghề

Hàng năm, công ty có tuyển mới một số lượng NLĐ, trong đó có những người biết tay nghề có thể đáp ứng được ngay yêu cầu công việc, song cũng có những người chưa biết nghề. Vì vậy để sử dụng được, công ty cần tiến hành đào tạo cho họ. Bên cạnh đó, công nhân kỹ thuật cũng là đối tượng tham gia đào tạo nghề phổ biến. Họ sẽ được dạy cách điều khiển thiết bị máy móc, phát hiện lỗi khi có sự cố xảy ra tại các phân xưởng sản xuất…

 Phương pháp luân phiên công việc: Được sử dụng để đào tạo nhà quản trị.

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua hình 3.4 ta thấy phương pháp đào tạo nhân lực của công ty nhìn chung là tương đối tốt, tỷ lệ mức độ không hài lòng chiếm tỷ lệ khá thấp, nhưng qua biểu đồ trên ta thấy mức độ bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất, do đó công ty cần sáng tạo hơn về phương pháp đào tạo cho nhân lực để có được một kết quả đào tạo tốt nhất.

(iv) Lựa chọn nội dung đào tạo nhân lực

Sau khi xác định mục tiêu, đối tượng, hình thức và phương pháp đào tạo, công ty tiến hành xây dựng các nội dung đào tạo phù hợp.

Bảng 3.9: Nội dung đào tạo nhân lực tại công ty TNHH APS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH APS (Trang 34)

w