1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược doanh kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB)

44 3,4K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 120,22 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG: Phân tích chiến lược doanh kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB) Đề cương gồm 5 phần: Phần 1: giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp Phần 2: phân tích quy trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp: - Hoạch định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược - Phân tích môi trường bên ngoài - Phân tích môi trường bên trong - Lựa chọn và ra quyết định chiến lược Phần 3: phân tích và đánh giá quy trình thực thi chiến lược của doanh nghiệp - Thiết lập mục tiêu ngắn hạn - Xây dựng chính sách bộ phận - Nguồn lực - Cấu trúc tổ chức - Văn hóa - Lãnh đạo Phần 4: đánh giá chiến lược Phần 5: kết luận PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu chung về NHTMCP Quân đội: 1 Tên đầy đủ DN: ngân hàng thương mại cổ phần quân đôi Việt Nam Tện giao dịch: Military Bank Tên viết tắt: MB Trụ sở: tòa nhà quân đội, số 3, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội Ngày tháng năm thành lập: 4/11/1994 Loại hình doanh nghiệp: ngân hàng cổ phần thương mại. Website: www.militarybank.com.vn 2. Ngành nghề kinh doanh của DN: Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thành lập theo giấy phép số 0054/NH – GP, do ngân hàng Nhà nước cấp ngày 14/9/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994, dưới hình tức là ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế. Đến nay, MB đã phát triển trở thành một tập đoàn tài chính đa năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: 1- Chứng khoán 2- Quản lý tài sản 3- Bảo hiểm 4- Bất động sản 5- Ngân hàng thương mại 6- Ngân hàng đầu tư 3. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU): +> huy động vốn +> hoạt động tín dụng +> dịch vụ dịch vụ +> hoạt động khác. 4. Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp:  Tầm nhìn chiến lược: Trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu đô thị lớn, tập trung vào: +> các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn +> tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ +> phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân +> mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn +> phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư +> liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh  Sứ mạng kinh doanh: 2 MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính – ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.  Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010 – 2015: + đứng trong top 3 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam + đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng 5. Tình hình hoạt động kinh doanh: • Huy động vốn: - Ngay từ đầu năm 2012, MB đã tập trung thực hiện các giải pháp huy động vốn. Thành lập ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống. Ban hành chính sách huy động phù hợp với từng đối tượng vùng, miền, phân khúc khách hàng. Xây dựng nhiều chương trình và triển khai tích cực như “ tiết kiệm MB, vui xuân trúng lớn”, “tiết kiệm MB, vui hè rộn rã” , “ tiết kiệm MB, tri ân lộc vàng”… - Kết quả huy động vốn tính đến 31/12/2012 đạt 152.358 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, gấp khoảng 1.4%, hoàn thành 109% kế hoạch. • Hoạt động tín dụng: - Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, MB đã định hướng phát triển tín dụng trên nguyên tắc tăng trưởng hợp lý, có chọn lọc, an toàn, hiệu quả và chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu. Chủ động xây dựng các chương trình bán hàng phù hợp với chính sách của NHNN, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tăng cường sự gắn bó, chia sẻ giữa ngân hàng và khách hàng. Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tại 31/12/2012 là 76.314 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, hoàn thành 106% kế hoạch. - Với phương châm đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, MB đã rất chú trọng kiểm soát chất lượng nợ, quản trị tốt ruỉ ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu tại 31/12/2012 là 1,84%, thấp hơn rất nhiều tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành. • Hoạt động dịch vụ: - Năm 2012, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thông qua việc phát triển nhiều sản phẩm liên kết, ứng dụng công nghệ như: triển khai Bankplus cho chuỗi Vinamilk và đối tượng smart sim, tiết kiệm số trên eMB, dịch vụ chuyển tiền online hợp tác với viettel, sản phẩm tài khoản số đẹp… 3 - Bảo lãnh: số dư bảo lãnh đạt 21.222 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2011, đạt 130% kế hoạch. - Doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.240 triệu USD, tăng 5% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch. - Doanh số kiều hối đạt 385 triệu USD, tăng 75% so với năm 2011, hoàn thành 110% kế hoạch. - Thẻ: số thẻ phát triển mới đạt 145.345 thẻ, lũy kế cuối kỳ đạt 680.064 thẻ, hoàn thành 83% kế hoạch. Phát triển mới 512 POS, phát triển mới 61 ATM. Tổng thu thuần dịch vụ đạt 733 tỷ đồng, tăng 14% so với 2011, chiếm tỷ trọng 9,38% trong tổng thu nhập hoạt động. 4 PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DN 2.1 hoạch định tầm nhìn, SMKD và MTCL: 1. Hoạch định tầm nhìn, SMKD và MTCL: a. Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào: - Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn. - Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân. - Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn. - Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư. - Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hư ớng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh. b. Sứ mệnh: MB dành mọi nỗ lực xâu dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về chuyên môn, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, cá nhân những giải pháp tài chính – ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn. Ngân hàng đã dần khẳng định được uy tín của mình bằng việc tăng trưởng ổn định và vững chắc, tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận luôn ở mức cao, vốn điều lệ tăng 191 lần so với ngày đầu thành lập và đạt 4460 tỷ đồng. Thương hiệu “Ngân hàng quân đội vững vàng tin cậy” ngày càng được nhiều người biết đến, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. c. Mục tiêu chiến lược • Mục tiêu của Ngân hàng - Trong thời gian tới trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. - HĐQT chủ trương tiếp tục định hướng “Tái cơ cấu, phát triển bền vững”. MB đã nghiêm túc thực thi các chính sách của Chính phủ và NHNN cùng với quyết tâm cao thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra. Hướng đến mục tiêu ở Top 3 các NHTMCP tốt nhất Việt Nam, các chỉ tiêu được đặt ra cho năm 2013 phấn đầu cao hơn năm 2012. Để thực hiện được mục tiêu này, MB đã kiên trì phát triển theo chiến lược phát triển 05 năm (2011 - 2015) 5 được đề ra đồng thời thích ứng với tình hình thực tế, đặc biệt trong công tác mở rộng cơ sở khách hàng, gia tăng thị phần. MB tiếp tục bám sát với các trụ cột và nền tảng. 2. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu tầm nhìn: • Cùng sự quyết tâm đồng hành với khách hàng, đối tác vượt qua khó khăn MB đã nỗ lực không ngừng để thực hiện các cam kết của mình, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông đề ra, đảm bảo an toàn trong hoạt động và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Kết quả kinh doanh năm 2013 một lần nữa lại cho thấy MB là ngân hàng an toàn, phát triển bền vững. Đáp ứng các yêu cầu của tầm nhìn • Cụ thể: - MB đạt 3.022 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế - Trong năm 2013, tăng trưởng huy động vốn của MB đạt 159.690 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012, trong đó huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư (riêng ngân hàng) đạt 136.654 tỷ, tăng 16% so với 2012, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2013. - Tăng trưởng tín dụng riêng ngân hàng đạt 18%, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức 2.45%. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 3.022 tỷ đồng. - Bên cạnh đó, MB cũng đã đạt bước tiến đáng kể trong việc phát triển hoạt động phi tín dụng với tổng thu thuần dịch vụ đạt 739 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng thu nhập hoạt động của MB. - Các hoạt động dịch vụ đạt kết quả tốt: bảo thanh toán quốc tế kiều hối, ngân hàng điện tử và thẻ đều có sự tăng trưởng tốt. - Trong năm, MB đã phát triển thêm 6 chi nhánh và 4 phòng giao dịch mới, hoàn thành cấp phép 3 chi nhánh và 2 phòng giao dịch, dự kiến đi vào hoạt động quý I-2014. MB được đánh giá là một trong những ngân hàng có chỉ số hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay. Các chỉ số hiệu suất sinh lời ROA đạt 1.28%, ROE đạt 16,3%, Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.145 đồng/ cổ phiếu. Năm 2014 được dự báo còn nhiều khó khăn, nhưng MB vẫn đưa ra quyết tâm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, giữ vững vị thế trong top 5 các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 3. Đề xuất hoàn thiện: 6 - Phát triển mạnh mẽ mảng bán lẻ tại MB và các công ty thành viên, tận dụng thời cơ, đẩy mạnh phát triển cơ sở khách hàng, làm nền tảng để đẩy mạnh phát triển và phân phối các sản phẩm do các công ty thành viên MB cung cấp. - Phát triển và hoàn thiện hơn nữa mô hình kinh doanh MB – viettel, xây dựng mô hình này trở thành thế mạnh và điểm khác biệt riêng có, tạo lợi thế cạnh tranh trong một giai đoạn dài. - Đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro, là nền tảng chiến lược, hướng tới mục tiêu năm 2018 MB trở thành ngân hàng tuân thủ Basel 2 thành công, và công tác quản trị rủi ro được đưa lên thực thi ở quy mô tập đoàn. 2.2. phân tích MTBN 1. Thực trạng công tác phân tích MTBN của DN: Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong và ngoài nước hết sức khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, kinh tế Việt Nam vẫn đạt nhiều thành tích đáng khích lệ: kinh tế tiếp tục tăng trưởng 5,03%, lạm phát được kiềm chế ( giảm từ 18,1% năm 2011 xuống còn 6,8% trong năm 2012), mặt bằng lãi suất được hạ xuống ( từ 14% xuống chỉ còn 8%), giá trị đồng tiền VN được củng cố và dự trữ ngoại hối nâng cao, cải thiện các chính sách an sinh xã hội. sự suy giảm tổng cầu, cắt giảm đầu tư và sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đã tạo dựng được tên tuổi, thương hiệu. thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán trầm lắng. ngành ngân hàng trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe vô cùng gắt gao và có thể nói là khốc liệt. ván đề nợ xấu tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận ngân hàng. Chương trình tái cơ cấu của ngành ngân hàng có thể nói chỉ mới đạt được kết quả bước đầu. trong bối cảnh đó, MB xây dựng phương châm “ tăng trưởng hợp lý, tái cơ cấu, hiệu quả”. 2. Nhận dạng và phân tích các nhân tố MTBN: a. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành: • Về số lượng ngân hàng: tăng nhanh, tập trung vào hai khối ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phản ánh tính hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. 7 Doanh nghiệp Nhân tố Chính trị - pháp luật Nhân tố Công nghệ Nhân tố kinh tế Nhân tố văn hóa – xã hội • Về quy mô hoạt động: với 2 mảng hoạt động chính là tín dụng và huy động vốn cũng tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng. tín dụng và tiền gửi cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP thực tế. • Ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, những năm qua thu nhập từ các mảng hoạt động này cũng tăng mạnh. Đối với những ngân hàng đã thực hiện chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ thì thu nhập từ hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập. Những ngân hàng có vị thế hàng đầu về hoạt động dịch vụ bao gồm: VBC, BIDV, ACB, STB, EAB, TCB. Dự báo tốc độ tăng trưởng hoạt động ngân hàng truyền thống như tín dụng và huy động vốn sẽ chậm lại, tuy nhiên vẫn ở mức cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng GDP thực tế. Với các thông tin như vậy, chúng ta có cơ sở để nhận định rằng: các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng mạnh cùng với sự phát triển của kinh tế. b. Đánh giá tác động của môi trường vĩ môi:  Nhân tố chính trị-pháp luật *chính trị: 8 Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công… từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngân hàng. * Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các ngân hàng thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của ngân hàng nhà nước. Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà NHNN đã đưa ra như: - Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố đinh (1989 – 5.1992) - Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992 – 1995) - Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996 – 7.2000) - Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000 – 5.2002) - Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006) Việt Nam đang dần hoàn thiện Bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các chính sách kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng được hướng dẫn cụ thể và có điều kiện kinh doanh minh bạch.  Nhân tố văn hóa-xã hội - Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện,…. Nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiến ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng. - Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân chuyển tiền gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng… - Tốc độ đo thị hóa cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thi mới) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiên ích do ngân hàng mang lại gia tăng. - Số lượng doanh nghiệp tăng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu vốn, tài chính tăng.  Nhân tố công nghệ 9 - Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do đó hệ thống kỹ thuật công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn, ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. - Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các ngân hàng trong nước về mặt công nghệ, do đó để có thể cạnh tranh các ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình. - Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. điển hình khi internet mà thương mại điện tử phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trức tuyến ngày càng tăng. Vì vậy việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như chữ ký số, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử… để đưa ra các dịch vụ mới như: hệ thống ATM, Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking… sẽ giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình.  Nhân tố kinh tế Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của MB: *Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Năm 2013 là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động, chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng. Mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo, thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc, mặc dù tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào vàng năm qua đạt khoảng 38%. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, tăng thu nhập 10 [...]... ngành của ngân hàng, đặc điểm hàng hóa/dịch vụ và khả năng tích hợp của NH Quân đội mà quyền lực thương lượng lúc này nghiêng về NHTW Các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại ngân hàng mặc dù có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của MB nhưng quyền lực thương lượng của họ lại không cao do mức độ tập trung không cao Huy động vốn từ các ngân hàng khác: MB có sư liên doanh liên kết với nhiêu ngân hàng. .. thành ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động hiệu quả nhất, thay vì chỉ hướng vào quy mô tổng tài sản hay tăng trưởng tín dụng như những năm trước đây Nói cách khác, chiến lược kinh doanh của ngân hàng này tập trung mạnh vào chiều sâu thay vì phát triển theo chiều rộng 2 Đề xuất phương án chiến lược: a Phân tích BCG và định hướng chiến lược cho từng SBU: 30 • hoạt động huy động vốn: Tâm lý của người... lực, phát huy và kế thừa văn hóa tốt đẹp của Ngân hàng +> Thực thi các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt nhất Thực hiện minh bạch thông tin, xây dựng thương hiệu Ngân hàng Quân đội, củng cố niềm tin của khách hàng, nhân viên ngân hàng và công chúng đối với Ngân hàng +> Liên kết với các ngân hàng, cơ quan viễn thông để cung cấp các dịch vụ +> GTGT đến tay khách hàng Áp dụng rộng rãi kỹ thuật tiên tiến... cạnh tranh của ngân hàng - Thắt chặt hơn trong mối quan hệ với khách hàng, làm khách hàng gắn bó hơn với thương hiệu của ngân hàng - Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ  của ngân hàng, thông qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Chi phí hoạt động kiểm soát ở mức thấp: - Với chính sách quản lý chi phí hợp lý, tỷ trọng chi phí hoạt động / thu nhập của MB luôn... tài sản MB (MB AMC), Công ty cổ phần Địa ốc MB (MB Land) 29 b Chiến lược cấp kinh doanh • Chiến lược khác biệt hóa: - Sản phẩm: MB theo đuổi chiến lược tập trung vào sản phẩm có tính công nghệ cao Với đội ngũ lao động dồi dào trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, MB đã triển khai nhiều sản phẩm có tính công nghệ cao hơn so với ngân - hàng khác Các sản phẩm hàng điện tử và ngân hàng tự động như eMB, internet... tốt nhất do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn Đồng thời năm 2010 cũng là năm thứ 3 liên tiếp Ngân hàng TMCP Quân đội lọt Top 100 đơn vị đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” Đó là những thành quả tích cực thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Ngân hàng TMCP Quân đội trong suốt những năm qua 4 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp  Mạnh: - Hoạt động lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, thương hiệu mạnh úy tín... của khách hàng Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn, ngân hàng đó sẽ dành được lợ thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác Hai hoạt động tín dụng và dịch vụ thanh toán của MB đang nằm trên thị trường đang phát triển “dấu chấm hỏi” doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để đưa hai hoạt động này sang ô “ngôi sao” Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược tích hợp hàng ngang hoặc chiến lược cường độ ( thâm... phá thị trường, tìm hiểu khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có - thể giảm đi Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng nước ngoài thường - sẵn có một phân phúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải... trong 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam MB đang triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 với 22 sáng kiến chiến lược trọng tâm, trong đó năm 2013 chính là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi đồng bộ các giải pháp chiến lược vào mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho MB phát triển MB 17 bank được sự tín nhiệm của khách hàng, ... khách hàng quân đội, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng an ninh Liên kết chặt chẽ với các khách hàng trên thị trường Coi trọng liên kết với các cổ đông chiến lược trong và ngoài quân đội Liên kết với các công ty trực thuộc, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng đơn vị +> Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với xây dựng & phát triển văn hóa doanh nghiệp Xây dựng và đào tạo đội . Phân tích chiến lược doanh kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB) Đề cương gồm 5 phần: Phần 1: giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp Phần 2: phân tích quy trình hoạch định chiến. đạo Phần 4: đánh giá chiến lược Phần 5: kết luận PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu chung về NHTMCP Quân đội: 1 Tên đầy đủ DN: ngân hàng thương mại cổ phần quân đôi Việt Nam Tện. chiến lược của doanh nghiệp: - Hoạch định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược - Phân tích môi trường bên ngoài - Phân tích môi trường bên trong - Lựa chọn và ra quyết định chiến lược Phần

Ngày đăng: 22/05/2015, 09:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w