phân tích chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam

33 840 4
phân tích chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp 1.1 Giới thiệu sơ lược vể công ty • Tên gọi : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam • Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Maritime Commercial Stock Bank • Tên viết tắt : MARITIME BANK hoặc MSB • Hội sở chính : Maritime Bank Tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội • Điện thoại : (84.4) 3771 8989 – Fax: (84.4) 3771 8989 • Website : www.msb.com • Vốn điều lệ : 3000.000.000.000 đồng • Giấy phép hoạt động : Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 08/6/1991 • Ngày thành lập : 12/07/1991 • Giấy CNĐKKD : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 055501 do trọng tài kinh tế TP.Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế bằng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, thay đổi lần thứ 9 ngày 27/3/2009. • Số lượng nhân viên : Khoảng hơn 2.400 nhân viên • Chủ tịch Hội đồng • quản trị : Bà Lê Thị Liên • Tổng giám đốc • Maritime bank : Ông Trần Anh Tuấn 1.2 Ngành nghề kinh doanh • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; • Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển; • Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; • Chiết khấu giấy tờ có giá; • Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế; • Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước; • Tài trợ thương mại; • Kinh doanh ngoại hối • Các dịch vụ ngân hàng khác. 1.3 Các hoạt động kinh doanh chiến lược 1.3.1 Hoạt động huy động vốn Maritime Bank là Ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung huy động vốn từ 02 thị trường: tổ chức kinh tế và dân cư và các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ khu vực này, Maritime Bank luôn thấu hiểu hiệu quả hoạt động phải đi đôi với việc đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công chúng, do đó Ngân hàng luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đadạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ 1.3.2 Hoạt động tín dụng Ngay từ những ngày đầu thành lập, với sự hỗ trợ của các cổ đông sáng lập, Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng hải, Hàng không, Bƣu chính viễn thông, Thuỷ sản và Chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một Ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế. Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện. Đối tƣợng khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những ngƣời có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. 1.3.3 Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập. Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại với công nghệ tiên tiến (ngân hàng điện tử, thẻ, v.v.), hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống Maritime Bank. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng đồng thời đem lại cho Ngân hàng nguồn thu an toàn với chi phí thấp. Bao gồm các hoạt động: • Dịch vụ thanh toán • Dịch vụ ngân quỹ • Dịch vụ bảo lãnh • Dịch vụ tƣ vấn • Dịch vụ chiết khấu • Dịch vụ hối đoái • Dịch vụ tín dụng • Dịch vụ quản lý tín dụng • Dịch vụ khác 1.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại hối Trong năm 2010, Maritime Bank, giống như nhiều ngân hàng thương mại khác, đã phải đối mặt với khó khăn không nhỏ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối do thị trường ngoại hối có những biến động không lường, đồng USD mất giá mạnh mẽ so với các đồng tiền khác (Bloomberg, 2010), giá vàng thế giới tăng mạnh. Trong khi đó, VNĐ lại bị mất giá so với USD và NHNN đã phải liên tục thực hiện điều chỉnh tỉ giá. 1.3.5. Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán Martitime Bank tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán thông qua: - Mua bán chứng khoán kinh doanh - Đầu tư chứng khoán kinh doanh 1.3.6. Hoạt động góp vốn, đầu tư dài hạn 1.4. Tầm nhìn chiến lược Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường về cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế. Với cam kết vì sự phát triển bền vững, Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp và lấy chữ tín trong mọi hoạt động kinh doanh.  Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là: • Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng; • Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để bảo đảm cho sự tăng trưởng được bền vững • Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng Maritime Bank trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trườngkinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngành Ngân hàng Việt Nam • Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả; • Xây dựng “Văn hóa Maritime Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt  Chiến lược tăng trưởng theo bề rộng: • Tăng trưởng thông qua việc phát triển qui mô: Hiện nay Maritime Bank đang mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, bên cạnh đó • Maritime Bank đang triển khai phát triển các kênh phân phối thông qua việc đầu tư và phát triển công nghệ Ngân hàng hiện đại. • Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: Maritime Bank đã và đang tham gia vào các liên minh liên kết để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động như tham gia vào hệ thống thanh toán thẻ Smart Link, tìm kiếm đối tác chiến lược để xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.  Chiến lược đa dạng hóa Đây là một chiến lược tăng trưởng được Maritime Bank quan tâm thực hiện. Maritime Bank đã triển khai thành lập Công ty chứng khoán và đang nghiên cứu thành lập Công ty bất động sản. 1.5 Sứ mệnh  Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Đầu tư, Bảo hiểm…  Phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng.  Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính trong và ngoài nước 2 . Phân tích môi trường bên ngoài 2.1. Kết quả doanh thu cung ứng dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp trong 3 năm 2008, 2009, 2010 Chỉ tiêu 31/ 12/ 2008 31/12/2009 30/12/2010 Tổng giá trị tài sản 17.569.024 32.626 .054 63.882.044 Tổng vốn huy động 15.478.512 29.877.406 59.283.000 Tổng dư nợ 6.527.868 11.209.764 23.871.616 Tổng thu nhập hoạt động 436.215 802.906 1.675.155 Lợi nhuận trước thuế 239.859 437.008 1.005.315 Chi phí thuế TNDN 67.013 120.358 232.429 Lợi nhuận sau thuế 172.846 316.650 772.886 Tỷ lệ chia cổ tức 15% 12,5% 26,87% 2.2. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 2.2.1 Nhóm lực lượng kinh tế 2.2.1.1 Thuận lợi  Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 7,2%, mức cao thứ ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.Cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là một trong ba nước duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn 2010. Tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp nên nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn chính vì vậy đây sẽ là cơ hội tốt cho ngân hàng  Việc việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã đem lại những thuận lợi: Các ngân hàng đã nhanh chóng chỉ ra cho chúng ta thấy những yếu kém về trình độ công nghệ,năng lực quản lí và điều hành. Hoạt động của ngân hàng Maritime Bank:nhận thức được những cơ hội và thách thức sau khi gia nhập WTO – ban lãnh đạo của Maritime Bank đã mạnh dạn đầu tư thay đổi toàn diện từ chiến lược kinh doanh cho đến hình ảnh thương hiệu của mình. Sự thay đổi mà ông Trịnh Quang Anh so sánh thì đó là lần “lột xác” toàn diện hết sức quý báu của Maritime Bank. Đó là việc bỏ ra hàng chục triệu USD để thuê Công ty tư vấn McKinsey xây dựng chiến lược cho ngân hàng từ năm 2009. Cùng với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ ngân hàng, đến nay Maritime Bank đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận. Năm 2010, Maritime Bank đã chính thức gia nhập “câu lạc bộ 100 ngàn tỷ tổng tài sản” của hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, xếp thứ 5 trên toàn hệ thống; lợi nhuận trước thuế đạt trên 1000 tỷ đồng và đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cao nhất hệ thống ngân hàng trong năm 2010. Mạng lưới hoạt động của Maritime Bank cũng đang mở rộng nhanh chóng với mô hình trung tâm phục vụ khách hàng độc đáo, tiện nghi. Có thể nói, Maritime Bank đã chủ động đi trước một bước để sẵn sàng đón đầu một chu kì tăng trưởng kinh tế mới của Việt Nam…  Định hướng phát triển: Chiến lược phát triển ngân hàng được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống ngân hàng phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ tài chính, thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng 2.2.1.2 Khó khăn  Lạm phát  Thực trạng:Số liệu công bố ngày 24.6 của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2011 tăng 1,09% so với tháng 5, nâng tổng mức lạm phát từ đầu năm đến nay lên 13,29%.  Do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với ngân hàng. Khi lãi suất huy động tăng lên lãi suất cho vay tăng cao. Chính vì vậy số lượng khách hàng của doanh nghiệp chịu được mức lãi suất cao giảm nhanh chóng,ngân hàng sẽ mất dần khách hàng của mình  Tình trạng dola hóa Theo đó, TS. Nghĩa khẳng định hiện nay, Việt Nam cũng nằm trong xu hướng của các nước ĐôngNam Á, nền kinh tế bị chi phối bởi tác động của đồng USD. Mức đô la hóa ở Việt Nam hiện nay là trên 20% . ảnh hưởng: Đô la hoá cao thì tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ của dân chúng trong hệ thống ngân hàng sẽ lớn. Điều gì sẽ xẩy ra nếu dân chúng đến rút ngoại tệ ồ ạt? Khi đó các NHTM sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ.  Phân phối giữa thu nhập và sức mua Trong thời gian hiện nay tình hình lạm phát của nước ta là rất cao,thu nhập của người dân có tăng nhưng họ lại phải chi nhiều hơn cho các hoạt động tiêu dùng thiết yếu vì các mặt hàng thiết yếu đang tăng rất nhanh. Vì vậy mặc dù thu nhập tăng nhanh nhưng lại phải chi tiêu nhiều hơn chính vì vậy số tiền mà các gia đình dùng cho dự trữ bị giảm dần,chính điều đó đã gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động huy động vốn 2.2.2 Nhóm lực lượng chính trị-pháp luật 2.2.2.1 Thuận lợi  Sự ổn định về chính trị của Việt Nam: Chính trị Việt Nam ổn định là một trong những lợi thế cho các ngành kinh doanh phát triển, ngành ngân hàng là một ví dụ. Theo ông Philippe Delalande – tiến sĩ kinh tế người Pháp, là người theo dõi và nghiên cứu lâu năm về nền kinh tế Việt Nam: “Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Tôi cho rằng, thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.” Tận dụng lợi thế này, Maritime Bank đã xây dựng mạng lưới hệ thống ngân hàng rộng khắp cả nước, trải dọc ba miền Bắc, Trung, Nam, với 12 chi nhánh tại miền Bắc, 7 chi nhánh tại miền Trung và 5 chi nhánh ở miền Nam. Đồng thời Maritime xây dụng các khối ngân hàng đảm nhận các chức năng chuyên biệt, như: khối ngân hàng cá nhân với chức năng nghiệp vụ chính là nghiên cứu thị trường, thiết kế, cung cấp sản phẩm dịch vụ và ngân hàng chuyên biệt đối với khách hàng cá nhân; khối ngân hàng doanh nghiệp; khối ngân hàng doanh nghiệp lớn; ngân hàng định chế tài chính; khối quản lí rủi ro,… Theo ông Nguyễn Đình Tùng - Phó TGĐ Maritime Bank: Mục tiêu chiến lược Maritme Bank theo đuổi là tham vọng trở thành ngân hàng số 1 về chất lượng dịch vụ. 2.2.2.2 Khó khăn Chịu sự ràng buộc chặt chẽ của hành lang pháp lý, hệ thống pháp luật: Kinh doanh Ngân hàng là một là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật Dân sự, luật Ngân hàng Trung ương, các quy định của Chính phủ,… Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của Nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng,… Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Maritime Bank cũng không nằm ngoại lệ. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài 2.2.3. Nhóm lượng công nghệ 2.2.3.1 Thuận lợi  Ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng ngày càng được chú trọng - Các hệ thống chuyển tiền điện tử. Các phần chủ yếu của hệ thống chuyển tiền điện tử là máy giao dịch tự động ATM, thiết bị ngoại vi tại điểm bán hàng POS, trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH. - Công nghệ hỗ trợ ngân hàng bán lẻ - Công nghệ hỗ trợ phân phối - Công nghệ thay đổi diện mạo ngân hàng  Với khách hàng, Tự động hoá hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đã đơn giản hoá nhiều khâu trong qui trình xử lý nghiệp vụ và giao dịch với khách hàng . Thực hiện phương pháp giao dịch một cửa, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ở bất kỳ địa điểm nào, bất kỳ nhân viên giao dịch nào. Trong thanh toán khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng chuyển tiền của mình đến bất kỳ địa điểm nào, bất kỳ ngân hàng nào với thời gian nhanh chóng chính xác mà không cần những thủ tục phiền hà như trước đây Việc thực hiện các giao dịch online nên các số liệu được đẩm bảo an toàn, chính xác  Dưới góc độ quản lý: Trước đây quan hệ giữa cán bộ bị quản lý và người bị quản lý là trực tiếp, thì nay nhiều mối quan hệ được thực hiện gián tiếp thông qua mạng máy tính giúp cho việc cập nhật thông tin quản lý điều hành và tình hình hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác. Nhờ vậy mà việc quản lý nội bộ trong ngân hàng sẽ chặt chẽ hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn. Ứng dụng ông nghệ mới bắt buộc phải từng bước nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. Đây là yếu tố then chốt, quyết định thành bại của mỗi ngân hàng, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ rât khó khăn trong hoạt động và trụ vững trong cạnhtranh. 2.2.3.2 Khó khăn • Tăng sức canh tranh trong ngành ngân hàng • Do những tác động to lớn mà những ứng dụng của công nghệ đem lại nên các ngân hàng liên tục cập nhật các ứng dụng mới để thu hút ngày càng nhiều khách hàng tới với ngân hàng của mình để tăng lợi nhuận • Việc ứng dụng được công nghệ thông tin cũng đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn để đầu tư các trang thiết bị • Nước ta thì đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao để tiếp thu,sử dụng được các công nghệ hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng • Cơ sở vật chất như mạng máy tính của các ngân hàng còn kém 2.2.4 Nhóm lực lượng văn hóa-xã hội Theo các chuyên gia, các nhà khoa học thì lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, dân số là động lực, là trung tâm của phát triển. Những biến đổi về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số chính là yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển. Các nhà lãnh đạo và quản lý của nhiều quốc gia đã ngày càng nhận thức sâu sắc về sự ổn định quy mô dân số với sự gia tăng hợp lý. Điều đó sẽ giúp đất nước giảm bớt những căng thẳng về nguồn tài nguyên cạn kiệt, suy thoái môi trường, quá tải dân cư đô thị , từ đó tăng các nguồn lực đầu tư phát triển dài hạn, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho người dân. Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế năm 2010 là năm cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong nước trên “thị trường bán lẻ”. Dân số đông trên 86 triệu người, trong đó, dân số trẻ dưới 33 tuổi – nhóm khách hàng thường xuyên thay đổi hành vi mua sắm – chiếm trên 60% chính là cơ sở để [...]... mới của Ngân hàng 3.4 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp So với các doanh nghiệp trong ngành thì Maritime bank có vị thế khá mạnh Maritime Bank là một trong những Ngân hàng ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, các chỉ tiêu về thu nhập huy động vốn, lợi nhuận có mức tăng trưởng lớn Hiện tại, Maritime Bank đã có mặt trong nhóm Ngân hàng. .. Đối Thủ Cạnh Tranh hàng 4 Chiến lược của doanh nghiệp 4.1 Chiến lược cạnh tranh + các chính sách triển khai 4.2 Chiến lược khác biệt hóa Công ty đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa (về logo và dịch vụ khách hàng) và chiến lược tập trung (vào khách hàng mục tiêu và chất lượng dịch vụ khách hàng) Để đạt được thành công như ngày nay, Maritime Bank đã có sự bứt phá về chiến lược trong vài năm trở lại đây... thuần có nghĩa là mở rộng Ban Lãnh đạo xác định, dù là với đối tượng khách hàng nào, chất lượng dịch vụ vẫn được đặt lên hàng đầu Đó là lý do Maritime Bank thiết lập 4 ngân hàng chuyên doanh: - Ngân hàng Định chế tài chính - Ngân hàng DN lớn - Ngân hàng SME - Ngân hàng Cá nhân Việc phân tách cụ thể từng nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp cho Maritime Bank chủ động hơn trong việc nghiên cứu thiết kế... khách hàng phải mất thời gian đến ngân hàng thì có đội ngũ kinh doanh trực tiếp cung cấp dịch vụ mở tài khoản tận nhà hay tại văn phòng của chính khách hàng Đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Maritime Bank đã xây dựng đội ngũ các Giám đốc Quan hệ Khách hàng chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm Đây là những cán bộ cao cấp hiểu biết và đáng tin cậy đối với các lãnh đạo, chủ sở hữu doanh. .. đang là ngân hàng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng trên thị trường tài chính Việt Nam, mục tiêu của Maritime Bank là gia nhập vào Top 5 ngân hàng vững mạnh nhất cả nước vào năm 2013 Đích đến đầy tham vọng này của Ngân hàng cũng là cơ hội của chính mỗi nhân viên Nơi đây sẽ mang tới những cơ hội để những cán bộ năng động, có ý chí cầu tiến và tràn đầy nhiệt huyết có thể khám phá và khẳng định năng lực của. .. các ban ngành địa phương,xây dưng chiến lược marketing tổng thể đối với sản phẩm khách hàng doanh nghiệp… Nghiên cứu ,phân tích thị trường,các đối thủ cạnh tranh.Triển khai các trương trình truyên thông,xúc tiến bán hàng hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh thu hút khách hàng muc tiêu 3.3.1.4 Hoạt động sản xuất Đây được xem là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của doanh nghiệp và chính vì thế mà nó...các Ngân hàng nước ngoài cũng như trong nước tập trung khai thác cho các dịch vụ tín dụng của mình trong thời gian qua Đối mặt với xu thế cạnh tranh chung của các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, không chỉ Maritime Bank mà các ngân hàng khác cần xây dựng cho mình những “vũ khí cạnh tranh bí mật” đó chính là việc “xây dựng văn hóa kinh doanh và lấy đó làm nền tảng... Maritime Bank chỉ nhẹ nhàng khẳng định: “Mọi người quen gọi những hoạt động như thế là từ thiện nhưng Maritime Bank chỉ đơn giản gọi đó là sự sẻ chia” 2.3 Mô Thức EFAS Các nhân tố chiến lược Các cơ hội Độ quan trọng Xếp Loại Tổng điểm quan trọng Chú giải Cơ hội hợp tác kinh doanh 1 .Việt Nam gia nhập WTO 0,13 4 0.52 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 0,12 3 0.36 3.Nền chính trị Việt Nam ổn định 2.5... năm xây dựng và phát triển của Maritime Bank Phiếu Đánh Giá Điểm Của Các Thành Viên STT Họ Và Tên 1 Nguyễn Thị Hà 2 Hoàng Thị Hoa 3 Nguyễn Thị Hoa 4 Nguyễn Thị Thu Hà 5 Nguyễn Thị Hải 6 Phạm Thị Hải 7 Lê Thị Hồng Hạnh 8 Phan Đức Hải 9 Lê Thị Hiền 10 Nguyễn Hải Hòa Mã SV Xếp Loại Chú thích TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA Quản trị doanh nghiệp thương mại CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh... biệt trong chính tác phong giao dịch của các nhân viên 3.3.2 Phương thức quản trị ngân hàng hiệu quả quản lý rủi ro: Với vị thế là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu có kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng và thanh khoản.Maritime Bank tiếp tục triển khai hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp hợp chuẩn vớiBASEL2 để trở thàn một trong các Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống quản lýrủi ro tiêu . 1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp 1.1 Giới thiệu sơ lược vể công ty • Tên gọi : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam • Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Maritime Commercial Stock. khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng hải, Hàng không, Bƣu chính viễn thông, Thuỷ sản và Chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một Ngân hàng cổ phần, . dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan