1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược kinh doanh của tổng công ty may nhà bè - ctcp

30 6,5K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 92,21 KB

Nội dung

Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình đối với NBC bằngcách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất lượng cao".2- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu

Trang 1

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY

MAY NHÀ BÈ - CTCP

I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ – CTCP

1 Một số thông tin giới thiệu doanh nghiệp

- Tên đầy đủ doanh nghiệp: Tổng công ty may Nhà Bè – CTCP

- Tên viết tắt: NBC

- Trụ sở: Số 04 – Đường Bến Nghé – Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 – Tp HồChí Minh

- Ngày tháng năm thành lập: Năm 1975

- Loại hình doanh nghiệp: Dệt may

- Tel: 84 (8) 38720077

- Fax: 84 (8) 38725107

- Website: http://www.nhabe.com.vn

- Ngành nghề kinh doanh của Doanh Nghiệp:

Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu số 4103003232 ngày 24

tháng 03 năm 2005

Đăng kí thay đổi lần thứ 5 theo số 0300398889 ngày 11 tháng 05 năm 2010

do Sở Kế hoach và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp

- Vốn điều lệ thực góp: 140.000.000.000 ( một trăm bốn mươi tỷ VNĐ) năm 2007

2 Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược

Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc, NBC còn tham giamột số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của Tổng công ty và cácđơn vị thành viên Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường chính:

1- Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước

Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần với những nhãn hàngNovelty, Cavaldi, Style of Living từ lâu đã được khách hàng trong nước tín nhiệm Tất

cả đều hội tụ những ưu thế của NBC, đó là nét tinh tế trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng

và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam

NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước vàđội ngũ bán hàng tận tâm

Trang 2

Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình đối với NBC bằngcách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất lượng cao".

2- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế

NBC là doanh nghiệp thuộc nhóm đầu của Việt Nam về năng lực và kinh nghiệmsản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu Từ nhiều năm qua NBC đã trực tiếp sảnxuất sản phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như JCPenney, Decathlon, TommyHilfiger và được các đối tác quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, trình độ sảnxuất và các yếu tố liên quan khác

NBC đã xây dựng được hệ thống nhà xưởng hơn 50.000m2, trên 13.000 thiết bịchuyên dụng và quan trọng nhất là đội ngũ công nhân lành nghề gần 17.000 người

3- Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác

NBC có các đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực như đầu tư tài chính,

du lịch, vận tải, xây dựng, công nghệ thông tin, bất động sản

3 Sứ mạng

NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đángtin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng thươnghiệu NBC

Sáng tạo và Chất lượng

Trang 3

Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọnchất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêuchuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.

Linh động và Hiệu quả

Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thờitrang của khách hàng

Lợi nhuận

Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả

và trách nhiệm

6 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Một vài chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty may Nhà Bè

Năm

Chỉ tiêu

Tổng tài sản 861,70 tỷ đồng 1.004,482 tỷ đồng 1.374,11 tỷ đồngTổng nguồn vốn 861,170 tỷ đồng 1.004,482 tỷ đồng 1.374,11 tỷ đồngTổng doanh thu bán

Ta thấy các chỉ tiêu tài chính của công ty May Nhà Bè đều tăng lên theo các năm từ 2008đến 2010

Năm 2009, với sự cố gắng phấn đấu, khắc phục khó khăn, công ty CP May Nhà

Bè đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với năm2008: tổng doanh thu 1.479,482 tỷ đồng, tăng 17,33% ; lợi nhuận trước thuế đạt 41,78 tỷđồng , tăng 30,72%; kim ngạch xuất khẩu 252 triệu USD , tăng 18,87%; nộp ngân sáchNhà nước 27 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008

Trang 4

Sản xuất kinh doanh toàn hệ thống của Tổng công ty May Nhà Bè đã không hềxảy ra bất cứ 1 sai sót nào gây thiệt hại cho khách hàng và ngày càng củng cố, xây dựngtốt hơn chất lượng hệ thống

Năm 2010 theo bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của công ty đạt được là1.374,11 tỷ đồng, tăng 36,8% so với năm 2009 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ đạt được 1.852,051 tỷ đổng, tăng 25,15% so với năm 2009 Doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1841,456 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2009 Lợinhuận trước thuế đạt 51,48 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2009 Lợi nhuận sau thuếtăng 22,3% so với năm 2009

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

1 Ngành kinh doanh của doanh nghiệp

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Namhiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh

BMI dự báo giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại năm 2007 tăng 13,5%;năm 2008 giảm 9,2% và có thể năm 2009 sẽ giảm tồi tệ nhất chỉ còn 3% Năm 2010 sẽ làmột năm ảm đạm với ngành dệt may Việt Nam, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 0,9% BMI dựbáo có lẽ phải tới năm 2011 tốc độ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam mới có dấu hiệutăng và đạt ở mức 9,8% Từ năm 2003 đến 2008 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng nămcủa giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại đạt 11,9% vượt tốc độ tăng trưởng GDPtới 7,8% Nhưng trong vòng năm năm tới, tốc độ này chỉ còn 4,8% thấp hơn so với tốc độGDP ở mức 7% BMI dự báo tốc độ xuất khẩu hàng dệt may sẽ giảm 18,6% (tươngđương khoảng 8,74 tỉ đô-la Mỹ) trong năm 2009; còn nhập khẩu giảm 20,4% (tươngđương khoảng 5,04 tỉ đô-la Mỹ) Tăng trưởng xuất khẩu bình quân ở mức 22,4%/nămgiai đoạn 2003 - 2008 có thể giảm xuống chỉ còn 1,8% trong giai đoạn 2008 - 2013

2 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô

2.1 Nhân tố kinh tế

Ngành Dệt – May VN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Ngànhcung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớnlao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồnthu cho ngân sách Nhà nước May Nhà Bè (NBC) là DN sản xuất hàng may mặc xuấtkhẩu, nhưng cũng đã sớm tham gia thị trường trong nước Mỗi biết động của nền kinh tếtrong nước đều tạo nên những cơ hội và thách thức cho hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa công ty, đặc biệt là đối với một công ty quy mô lớn như NBC

- Nền kinh tế tăng trưởng.

Trang 5

Nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc tài sản của nhà đầu tư được gia tăng, hơnthế nữa tài sản của nền kinh tế quốc dân được gia tăng Tốc độ tăng trưởng kinh tế caochứng tỏ khả năng sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp dệt may tốt, trong đó cóNBC Nhưng những rủi ro của nền kinh tế tăng trưởng không bền vững luôn gắn liền vớikinh doanh thiếu bền vững Ví dụ như kinh tế tăng trưởng mà tăng khoảng cách giàunghèo, môi trường bị ô nhiễm … thì sớm muộn các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực,trong đó có ngành dệt may sẽ gặp phải những khó khăn trên thị trường vốn, thị trường laođộng… dẫn đến kìm hãm phát triển kinh doanh.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao báo động nguy cơ lạm phát, người tiêu dùng có thể

sẽ phải hạn chế chi tiêu, nhất là đối với hàng hóa là quần áo, các doanh nghiệp trongngành dệt may cần phải thận trọng trong việc cung ứng sản phẩm ra thị trường Bên cạnh

đó, sự thay đổi giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến cácchứng khoán có lãi suất cố định Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực

tế thấp hơn và làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán, do đó ảnh hưởng đến hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp trong ngành dệt may Ngoài ra, giá cả tăng cao ảnhhưởng không nhỏ tới các chi phí cho nguyên - phụ liệu đầu vào, buộc doanh nghiệp phảităng giá thành sản phẩm

- Thu nhập bình quân đầu người

Khi nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân trên đầu người tăng, người dân sẽnâng cao mức chi tiêu đặc biệt là đối với mặt hàng quần áo, đó là cơ hội phát triển chocác doanh nghiệp dệt may

- Thuế và lãi suất vay vốn

Thuế và các khoản lệ phí khác là những yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp Để các công ty may mặc có thể nâng cao lợi nhuận thì NhàNước cần đưa ra mức thuế thật sự hợp lý và tránh việc tăng thuế các nguyên vật liệu cũngnhư các mặt hàng của công ty Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng là nguồnvốn chủ yếu của các công ty may mặc như NBC Với lãi suất cho vay cao ngất (từ 17 đến19%), đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm dệt may Một số công ty mayđành phải chấp nhận giữ giá bán một số sản phẩm và chịu giảm lợi nhuận, một số sảnphẩm khác nếu có tăng giá thì cũng chừng mực Nếu các ngân hàng có những chế độ ưuđãi về lãi suất thì nhiều công ty may mặc như NBC sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triểnkhả năng sản suất, đầu tư cho các hạng mục kinh doanh

- Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ.

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ngành công nghiệp phụ trợ của ViệtNam còn yếu và thiếu Tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp phụ trợ chưa cao, khiếncác công ty may mặc như NBC vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu,

Trang 6

dẫn đến giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh.Một số nguyên phụ liệu dệt may cần nhập khẩu như bông, sợi nhân tạo, chỉ và filament,vải Hiện nay, ngành dệt may đang phải nhập một khối lượng lớn nguyên liệu đầu vào vàcòn đang đối mặt với một nghịch lý Sợi sản xuất ra hiện nay 2/3 phải xuất khẩu Trongkhi ngành may lại phải nhập tới 5,3 tỷ USD tiền vải từ nước ngoài (khoảng 70%) Đây sẽvẫn là một bài toán khó khi ngành công nghiệp dệt sợi, in, nhuộm trong nước hiện vừayếu và thiếu về cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ sản xuất Mặt khác, khoảng cách chấtlượng của các sản phẩm phụ trợ trong nước với nước ngoài còn khá xa, điều này ảnhhưởng đến chất lượng của các sản phẩm may mặc trong nước

Nguồn nhân lực.

Lực lượng lao động trong ngành dệt may khá dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt,

có chi phí lao động thấp so với nhiều quốc gia khác, có khả năng sản xuất được các loạisản phẩm phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao và được phần lớn khách hàng kỹ tính chấpnhận Thêm vào đó, ngành dệt may Việt Nam được chính phủ ưu tiên phát triển, nênngành đã thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư trangthiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

Nhưng trên thực tế, muốn cạnh tranh, một số doanh nghiệp dệt may buộc hạ giátiền công Mà giá nhân công càng hạ lại càng mất công nhân Còn nếu tăng giá thì mấtkhách hàng… Lao động dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề cóthu nhập khá hơn Trong thời điểm hiện nay, nhiều ngành nghề phát triển với tốc độchóng mặt dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động tăng cao, một số dự án lớn của Nhật, Mỹthu hút tới 5.000 - 6.000 công nhân, với điều kiện làm việc là đồng lương hậu hĩnh.Trong khi đó, ngành may mặc lại là một ngành cần rất nhiều lao động với mức lương làmgia công không lấy gì làm cao lắm thì chỉ với một đến hai dự án lớn như vậy cũng đủ giếtchết hàng loạt doanh nghiệp may nếu như chủ các doanh nghiệp không có những biệnpháp cải tiến chất lượng, nâng cao năng suất và tăng lương cho người lao động Hơn nữa,với tình trạng lao động căng thẳng và giá tiêu dùng tăng cao như hiện nay, doanh nghiệpbuộc phải tăng lương cho người lao động, khiến chi phí sản xuất tăng, làm giảm hiệu quảsản xuất

- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng.

Ngành dệt may còn đang phải đối mặt với sự yếu kém của hạ tầng cơ sở phục vụsản xuất, điển hình nhất là tình trạng thiếu điện Điện cắt, sản xuất bị đình trệ, chậm hợpđồng và phải bồi thường nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả đủ lương cho công nhân…Ngoài ra, việc tăng giá xăng dầu cũng khiến chi phí vận chuyển tăng theo càng tạo thêm

áp lực cho doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất nhập khẩu tại các cảng biển chật hẹp gây ách tắc giaothông, ảnh hưởng đến việc nhận vật tư nguyên liệu và giao hàng xuất khẩu ở cảng

- Khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trang 7

Khi Việt Nam gia nhập WTO đem lại cho các ngành nghề, các doanh nghiệp nóichung và ngành dệt may, May Nhà Bè nói riêng những cơ hội và thách thức Cơ hội về

mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ… tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức, đó

là sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mạnh trong và ngoài nước, chịu sự tác độngmạnh honk hi có những biến đổi trong nền kinh tế thế giới như sự biến động về tỷ giáhối đoái, biến động của các nền kinh tế lớn…

2.2 Nhân tố văn hóa - xã hội.

Cũng như các doanh nghiệp dệt may khác NBC cũng chịu sự ảnh hưởng sâu sắccủa các yếu tố văn hóa – xã hội Sự thay đổi của môi trường văn hóa – xã hội khiến cácdoanh nghiệp dệt may phải thay đổi thiết kế, thay đổi các công cụ marketing tiếp cận thịtrường…

- Về xu hướng thời trang.

Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chútrọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo Thêm vào đó, xu hướngthời trang các nước có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của ngườitiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc, đặc biệt là thời trang Pháp – kinh đô thời trangthế giới Nếu những doanh nghiệp dệt may như NBC không chú trọng đúng mức đếncông tác cải tiến mẫu mã sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh này HàngTrung Quốc với giá thành rẻ, kiểu dáng đa dạng thường xuyên thay đổi và khá phù hợpvới thị hiếu của người Việt Nam đang chiến lĩnh thị trường nội địa Tuy nhiên, ngườiViệt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm có chất lượng tốt củacác doanh nghiệp vẫn được người tiêu dùng tin dùng Đó là một thuận lợi mà May Nhà

Bè có được trên sân nhà

- Tập quán tiêu dùng.

Mỗi một vùng, mỗi một thị trường có một phong cách tiêu dùng đặc trưng, doanhnghiệp dệt may muốn thâm nhập thị trường đó thì trước hết phải tìm hiểu về tập quán tiêudùng tại đây Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp dệt may hướng tới việc xuất khẩu ra thịtrường nước ngoài nhiều hơn Ví dụ điển hình đó là NBC chủ yếu sản xuất hàng may mặcxuất khẩu với Mỹ 40%, EU 35%, Nhật 20%, Các nước khác 5% Một điều tất yếu đó làcác doanh nghiệp dệt may như NBC phải thông thuộc ngôn ngữ và tôn giáo ở những thịtrường cần phát triển quá trình kinh doanh

Trang 8

Phong cách giao tiếp liên quan đến việc chào đón khách hàng, tư vấn tại chỗ hay cácdịch vụ kèm theo như thế nào, doanh nghiệp dệt may cần phải tạo ra phong cách giao tiếpđặc trưng của thị trường mục tiêu.

- Môi trường làm việc.

Trong các môi trường làm việc khác nhau con người sẽ cần có các bộ trang phụcphù hợp Ví dụ như công nhân nhà máy cần bộ trang phụ dầy dặn không cầu kỳ về mặthình thức, các nhân viên văn phòng cần trang phục gọn gàng nhiều yếu tố thẩm mỹ để thểhiện sự tôn trọng nơi công sở Bởi vậy các doanh nghiệp dệt may luôn phân tích môitrường làm việc trong các tổ chức xã hội để thiết kế ra những bộ quần áo vừa thoải máivữa tôn lên vẻ đẹp của người sử dụng và đáp ứng được yêu cầu sử dụng khác nhau

- Cơ cấu lứa tuổi

Mỗi một lứa tuổi có một phong cách ăn mặc khác nhau, cơ cấu lứa tuổi thay đổinghĩa là số lượng khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp dệt may thay đổi Cácdoanh nghiệp luôn phải xem xét cơ cấu độ tuổi để có những chiến lược phát triển sảnphẩm trên các phân khúc thị trường khác nhau

2.3 Nhân tố chính trị - pháp luật

Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫncủa các nhà đầu tư Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh tếkhông chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế ViệtNam là quốc gia được đánh giá có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới, tạo nên cơ hộilớn cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có May Nhà Bè và các doanh nghiệp nướcngoài đầu tư vào Việt Nam

Ngành dệt may nói chung và May Nhà Bè nói riêng chịu sự tác động, điều chỉnh phápluật rất lớn khi Việt Nam gia nhập WTO Một số hiệp định của WTO có thể điều chỉnhhoạt động của ngành may mặc

Thứ nhất, Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994) được ký kết vào

năm 1994 có những quy định chung về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đối vớihoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó có hàng dệt may Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu

của thành viên WTO vào một nước thành viên khác sẽ nhận được những đối xử tốt nhất (chẳng hạn, về thuế nhập khẩu) mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên

WTO Đó là một cơ hội mà các doanh nghiệp dệt may có được khi Việt Nam gia nhậpWTO

Thứ hai, Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại cũng có thể ảnh hưởng

đến hoạt động của ngành dệt may Với mục tiêu nhằm bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn,thủ tục kiểm định và chứng nhận không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối vớithương mại, rõ ràng, Hiệp định này có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng các hàng rào kỹ

Trang 9

thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may ở các nước thành viên Đây là một thử tháchđối với May Nhà Bè và các doanh nghiệp dệt may trong nước khác, khi các doanh nghiệpnước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam dễ dàng hơn, thuận lợi hơn

Thứ ba, các quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng

thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may Các quy định này liên quan đến các tiêuchí được sử dụng nhằm xác định xem sản phẩm được sản xuất ở đâu Đây là một phầnquan trọng trong quy định thương mại vì nhiều chính sách có phân biệt giữa các nướcxuất khẩu (liên quan đến hạn ngạch, thuế suất ưu đãi, chống bán phá giá, v.v

Thứ tư, định giá hải quan cũng là một vấn đề cần được tính đến Định giá hải quan là

một thủ tục hải quan được thực hiện nhằm xác định giá trị hải quan của hàng nhập khẩu.Đối với các đơn vị nhập khẩu, quá trình này có ý nghĩa quan trọng như là mức thuế được

áp dụng, vì nếu mức thuế được tính theo tỷ lệ % của giá trị hải quan, giá trị hải quan cũngảnh hưởng đến mức thuế phải chịu đối với hàng nhập khẩu Hiệp định về định giá hảiquan trong khung khổ WTO hướng tới một hệ thống định giá hàng hóa cho mục đích hảiquan được thực hiện một cách công bằng, đồng nhất, và trung tính Kể từ khi kết thúcvòng đàm phán Uruguay, Hiệp định này đã được thay thế bằng Hiệp định về thực thiĐiều VII của GATT 1994, và chỉ áp dụng đối với quá trình định giá hàng nhập khẩu để

áp dụng mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ %

Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công

là chủ yếu, vì vậy các DN chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định này Tuy nhiêncác DN đang phấn đấu tăng dần tỷ lệ đơn hàng theo phương thức FOB, do vậy việc hiểubiết Hiệp định này là một việc cần thiết để các DN chủ động sử dụng được lợi thế củaphương pháp định giá này tăng tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam khi hộinhập thế giới

Một hiệp định khác có thể ảnh hưởng đến ngành dệt may khi gia nhập WTO là quyđịnh về việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may, sau khi Hiệp định về DệtMay (ATC) chấm dứt vào cuối năm 2004 Như vậy, với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽkhông còn gặp phải vấn đề hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may nữa Điều này giúpViệt Nam có nền tảng cạnh tranh công bằng hơn, ít nhất là về mặt pháp lý, với các nướcsản xuất hàng dệt may khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Trung Quốc

Ngoài các hiệp định trong khung khổ WTO, các hiệp định thương mại tự do khác màViệt Nam tham gia ký kết và thực thi cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuấtkhẩu hàng dệt may Đáng chú ý, các hiệp định thương mại tự do này chủ yếu được kýtrong khung khổ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Các hiệp địnhthương mại này bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA),Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tếtoàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc -Niu Dilân (AANZFTA) Ngoài ra, Việt Nam còn có Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -Nhật Bản (VJEPA) - có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trườngNhật Bản

Trang 10

2.4 Nhân tố công nghệ

Kỹ thuật - Công nghệ là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp Cácyếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệumới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệphát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo rasản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lựccạnh tranh Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lựccạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời

Đầu tư chú trọng phát triển công nghệ, dây truyền sản xuất luôn là nỗ lực của cácngành kinh tế không chỉ riêng ngành dệt may Nhưng khi lĩnh vực công nghệ của ViệtNam còn yếu kém, muốn tiếp thu công nghệ cao của nước ngoài đòi hỏi các doanhnghiệp dệt may trong nước phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, điều này dường như chỉ

có khả năng với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn Đó là thử thách của các doanhnghiệp dệp may trong nước Các doanh nghiệp dệt may trong nước cần có những hoạtđộng tìm kiếm, đổi mới công nghệ, quy trình sản suất để nâng cao lợi thế cạnh tranh.Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ là một hướng đi chocác doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng Trongthời kỳ hội nhập, công nghệ là một nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

3 Đánh giá cường độ cạnh tranh của May Nhà Bè

3.1 Tồn tại các rào cản khi ra nhập ngành

Ngoài những nhà cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp còn đối mặt với những đối thủcạnh tranh tiềm năng khác như từ các công ty Đệm: Đệm mút Vạn Thành, Đệm sôngHồng, Đệm Vicosan…, các công ty trong ngành sợi, ngành giày: công ty giày ThượngĐình, công ty Bitis, các công ty trong ngành nhựa…

Tuy các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trên là những doanh nghiệp hiện không cạnhtranh trong ngành nhưng khả năng các doanh nghiệp này ra nhập ngành rất lớn, vì:

- Tính kinh tế của quy mô tương đối cao: định hướng đến năm 2020, ngành Dệt

May của Việt Nam trở thành một trong nhứng ngành công nghiệp trọng điểmtrọng điểm, đóng góp GDP lớn trong tổng các ngành kinh tế

- Tính chuyên biệt của sản phẩm Dệt May: với mức sống ngày càng cao của người

dân, thì nhu cầu về sản phẩm ngành dệt may cao Sản phẩm của ngành dệt may thểhiện được đẳng cấp và phong cách sống của khách hàng, nên người tiêu dùng vànhiều nhà cung cấp dễ bị thu hút bởi ngành dệt may này

- Chi phí tương đối thấp Với ngành dệt may, nếu doanh nghiệp muốn gia nhập

ngành cũng không quá khó khăn với mức chi phí cho nhân công Việt Nam rẻ, chi

Trang 11

phí nguyên liệu Việt Nam sẵn có( nhưng chất lượng không cao)… Đây cũng lànhững rào cản cho nhứng doanh nghiệp trong ngành may nói chung và Nhà bè nóiriêng.

- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu không quá cao Với công nghệ chuyển giao nhanh,

nhu cầu vốn đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành về nhàxưởng, công nghệ, máy móc, trang thiết bị sẽ được cắt giảm

- Gia nhập vào hệ thống phân phối: ở Việt Nam hiện nay có 4 kênh phân phối

chính, tuy nhiên các hệ thống không được chặt chẽ, đây là khe hở và là điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp muốn ra nhập ngành và là rào cản với các công tytrong ngành may, có Nhà Bè

- Chính sách của Chính Phủ: trong quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về

phê duyệt chiến lược phát triển ngành và những thuận lợi để nâng cao cạnh tranh

và hội nhập vững chắc trong khu vực và thế giới…

Vậy tính kinh tế của quy mô, chuyên biệt hoá sản phẩm, cùng với nhu cầu vốn đầu tưban đầu, chi phí, tính gia nhập vào hệ thống phân phối và các chính sách cuả chính phủ…tạo không ít thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành may phát triển, tuy nhiên nó cũng

là rào cản cho các doanh nghiệp trong ngành và là đe doạ gia nhập mới

3.2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng

Nhà cung ứng lao động và nguyên nhiên vật liệu:

Nhà cung ứng lao động: Nhà Bè sử dụng lao động Việt Nam chủ yếu, lao độngViệt Nam với đội ngũ công nhân dồi dào, ổn định, có tay nghề, biết chú ý đến từng chitiết của sản phẩm, đây là một cơ hội lớn để đầu tư và phát triển những thương hiệu nổitiếng, tập trung vào những nhà bán lẻ để đầu tư vào những sản phẩm của họ để lôi kéongười tiêu dùng trung và cao cấp Chính vì vậy, quyền lực thương lượng của nhà cungứng lao động không cao

Tuy nhiên quyền lực thương lượng của nhà cung ứng nguyên nhiên vật liệu( gồm

cả phụ liệu) là tương đối cao bởi vì: đây là khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngànhDệt may là trong nước chưa tạo được nguồn nguyên liệu đủ và chất lượng cho sản xuất.Hầu hết các nguyên liệu thường được nhập khẩu để phục vụ thị trường xuất khẩu.Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may của Nhà Bè còn phải nhập khẩu tới 90%, phầnlớn nhập khẩu từ Trung Quốc Do đó, ngành dệt may nói chung phải quy hoạch vùngnguyên liệu, đặc biệt là trồng bông Tuy nhiên hiện nay, diện tích trồng bông tại ViệtNam lại trông không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (42%), vùng duyên hảimiền Trung (33%), miền Bắc (20%) và Đông Nam bộ (5%)

Trang 12

(Ở trong nước, nguyên liệu tổng hợp, thường là polyester, được làm từ các sảnphẩm của dầu khí Những nguyên liệu thô Việt Nam không cần phải nhập khẩu Trongkhi vật liệu tổng hợp cung cấp những lợi thế về góc độ kỹ thuật, khách hàng Châu Âu lạithích cảm giác tự nhiên của bông và các sản phẩm len hơn )

3.3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng tương đối cao

Thị trường khách hàng mà Nhà Bè hướng tới một phần là trong nước, còn phầnchủ yếu sang các nước Mỹ, Nhật Bản, EU… Tại các nước này, sản phẩm dệt may nóichung và sản phẩm của Nhà Bè nói chung: phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của thịtrường Mỹ - thị trường xuất khẩu (XK) hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam: Đó là đạoluật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 Đây làthách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng.Vượtqua rào cản kỹ thuật: Không đơn giản

Không chỉ riêng có Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành Dệt mayViệt Nam, mà hầu hết các nước có hàng Việt Nam nhập khẩu đều đưa ra những rào cản

kỹ thuật, khiến dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức Ví dụ như với thịtrường Nhật Bản (đứng sau thị trường Mỹ và EU), rào cản kỹ thuật là việc yêu cầu cácsản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trường

(Mỹ là thị trường XK dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 57% thị phần,trong khi cả 1 thị trường rộng lớn như EU chỉ là 18 % Năm 2009, ngành Dệt may ViệtNam đặt mục tiêu kim ngạch XK khoảng 9,2 tỷ USD, trong đó sẽ đạt trên 5 tỷ USD ở thịtrường Mỹ Con số này vào năm 2010 là 10,5 tỷ USD)

3.4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

Ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp lớn có lợi thế cạnh tranh lớn như: May

An Phước, Việt Tiến, May 10… Các doanh nghiệp dệt may này có sự ảnh hưởng mạnh

mẽ tới sự phát triển, kinh doanh của May Nhà Bè

Như vậy các CTCP lớn ở Việt Nam chuyên về may mặc đều có tuyến sản phẩmriêng của mình, bên cạnh đó thì nhiều doanh nghiệp chọn mở rộng các tuyến sản phẩmrộng hơn, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung trong và ngoài nước.Truyền thống là công ty thành lập khá sớm trong ngành may mặc CTCP Nhà Bè cũnggặp phải khá nhiều trở ngại giữa các doanh nghiệp trong nganh về chi phí, mục tiêu củacác doanh nghiệp, môi trường ngành, các tuyến sản phẩm thay thế và mở rộng của cácdoanh nghiệp khác Như vậy ngành có mức tập trung cao, mức độ tăng trưởng tốt, laođộng nhiều, chi phí rẻ vv chúng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranhtrong ngành cao

3.5 Đe doạ từ sản phẩm thay thế

Các mặt hang chủ lực của Nhà Bè:Veston cao cấp nam, Veston cao cấp nữ, sảnphẩm sơ- mi nam nữ.quần nam nữ, sản phẩm thời trang các loại

Trang 13

Với dòng sản phẩm như MATTANA; DE CELSO; NOVELTY và các mặt hàng

chủ lực như vậy thì trong xu hướng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, Nhà

Bè sẽ gặp đe doạ từ các sản phẩm thay thế khác như váy công sở, hàng thời trang nam nữkhác nhau

3.6 Quyền lực thương lượng của các bên liên quan

Cổ đông: người nắm giữ cổ đông luôn muốn có giá cổ phiếu cao, tuy nhiên mộtcông ty lớn khi gia tăng số cổ phiếu giao dịch trên thị trường thì thường giá cổ phiếu sẽgiảm Điều này sẽ là áp lực giữa công ty và cổ đông trong công ty

Công đoàn: luôn mong muốn tiền công lao động cao, cơ hội thăng tiến và cácquyền lợi khác cho người lao động tốt Trong khi đó công ty muốn tối thiểu hoá cáckhoản chi phí và tối thiểu hoá chi phí lao động là một trong những cách công ty muốn ápdụng Nhưng công ty muốn có và giữ chân được những lao động có tay nghề thì công typhải chi khoản lớn cho lao động và công đoàn Quyền lực thương lượng của công đoàncũng tương đối cao

Ngoài ra còn có chính phủ, các tổ chức tín dụng, các hiệp hội thương mại, đanchúng và các nhóm quan tâm đặc biệt khác cũng tương đối cao

Kết luận: Từ những phân tích các nhân tố tác động tới mức độ cạnh tranh của May Nhà

Bè, đánh giá được cường độ cạnh tranh trong nghành là mạnh và ngành dệt may có tínhhấp dẫn cao

Trang 14

Xây dựng mô thức EFAS của May Nhà Bè

Các nhân tố chiến lược

trọng(2)

Xếploại(3)

Tổngđiểmquantrọng(4)

Chú giải

Các cơ hội:

1 Việt Nam gia nhập WTO

2 Xu hướng tiêu hàng thời trang ở

Việt Nam

3 Thị trường nội địa tiểm năng

4 Chiến lược phát triển ngành may

mặc Việt Nam

5 Nguồn nhân công giá rẻ

0.2 0.05 0.1 0.05 0.1

4 3 3 4 4

0.8 0.15 0.3 0.2 0.4

-Mở rộng thị trường -Chất lượng sản phẩm, thương hiệu

-Quy mô và năng suất -Vị thế tốt

-Sử dụng nhân lực hiệu quả

 Cạnh tranh trên thị trường nội địa

 Sự dịch chuyển nguồn nhân lực có

tay nghề cao

 Sự phát triển yếu ớt của ngành

công nghiệp phụ trợ

0.05 0.1 0.1 0.1 0.15

3 3 4 3 2

0.15 0.3 0.4 0.3 0.3

-Vị thế tốt

-Vị thế tốt -Yếu tố sản phẩm, dvụ -Yếu tố con người -Cần thêm thời gian

Trang 15

III Phân tích môi trường bên trong

1 Sản phẩm chủ yếu

Các dòng sản phẩm: Jacket, đầm váy, quần áo với các dòng sản phẩm mang

thương hiệu nổi tiếng như:

MATTANA: sản phẩm thời trang công sở nam nữ Công ty may nhà Bè (NBC) mong

muốn rằng người lao động Việt Nam luôn trẻ, khỏe, đẹp, thành công và luôn là tiềm năngphát triển của đất nước

DE CELSO: sản phẩm được chuyển giao thiết kế và công nghệ từ Châu Âu Đây là

thương hiệu không có sự bảo trợ của NBC và được phát triển theo nhu cầu về thời trangcao cấp của người tiêu dùng

NOVELTY: nhãn hiệu truyền thống của NBC cung cấp những sản phẩm thời trang công

sở nam nữ với tính cách thương hiệu, Mạnh mẽ - Hiện đại - Thích chinh phục“ cho độtuổi thanh niên & trung niên

2 Thị trường

Là một trong 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam, NBC có mạng lưới bán hàngrộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước NBC hiện đang có hơn 200 cửa hàng, đại lýphủ khắp các tỉnh thành trong nước, mạng lưới phân phối chuyên nghiệp cho các chợ bán

sỉ, siêu thị, trung tâm thương mại cao cấp Ngoài ra, NBC còn có công ty chuyên may đođồng phục tận tình, chu đáo

Thị trường xuất khẩu của May Nhà Bè được phân bố gồm nhiều nhất là 35% ở thị trường

Mỹ, 35% ở châu Âu và 15-17% là Nhật

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w