- Chiến lược liên minh, lien kết.
1. Loại hình cấu trúc tổ chức 2 Phong cách lãnh đạo chiến lược
2. Phong cách lãnh đạo chiến lược
Phong cách lãnh đạo chiến lược của May Nhà Bè theo định hướng con người và nhiệm vụ là chính.
Trong thời kỳ khó khăn của thị trường kinh tế nói chung và thị trường ngành dệt may nói riêng. Công ty May Nhà Bè luôn hướng tới các hoạt động chiến lược với phong cách định hướng nhiệm vụ. Với những nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra đều được toàn bộ nhân viên của công ty cố gắng, nỗ lực hoàn thành. Lãnh đạo của May Nhà Bè đưa ra những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Trước tiên là rà soát mọi chi phí và tìm cách cắt giảm hoặc điều chuyển thế nào để tiết kiệm cao nhất. Thứ hai là đàm phán với nhà cung cấp nguyên liệu để họ cùng chia sẻ khó khăn. Thứ ba, tổng kiểm tra quy trình quản lý. Cuối cùng là tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại và đàm phán với nhà cung cấp để trả chậm. Bốn giải pháp này tôi đang áp dụng tại May Nhà Bè và đã có một số kết quả khả quan. Đó là chi phí đã giảm khoảng 15%. Giúp Doanh nghiệp tạo được nhiều thuận lợi hướng tới hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của công ty.
Tuy phong cách lãnh đạo chiến lược định hướng theo nhiệm vụ nhưng lãnh đạo của May Nhà Bè luôn dành sự quan tâm đến con người. Theo chia sẻ của lãnh đạo công
ty thì: Trong khó khăn, không thể nói bán hàng không được là không tăng lương cho người lao động. Đó là tư duy quản trị thiếu trách nhiệm. Việc đẩy thu nhập của người lao động lên bằng nhiều cách là điều các nhà quản trị phải làm bằng được trước tình hình kinh tế khó khăn”. Bên cạnh đó, May Nhà Bè có những chính sách đãi ngộ nhân viên tốt hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác. Tại May Nhà Bè nhân viên, công nhân có được môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, cùng với chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, đào tạo phát triển, đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều, vững về chuyên môn, nghiệp vụ.
3.Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp May Nhà Bè đã có các phong trào thi đua sôi nổi để nâng cao tình đoàn kết trong doanh nghiệp. Cùng với các phong trào thi đua khác, phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đã trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa của công nhân lao động dệt may trong nhiều năm qua. Nó không chỉ đơn thuần là một cuộc so tài giữa những người thợ, mà còn có ý nghĩa trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm, những thao tác điển hình tiên tiến nhằm giúp cho công nhân, doanh nghiệp giảm bớt những thao tác thừa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Là một ngành sản xuất có thu nhập chưa cao so với một số ngành kinh tế khác, song từ lãnh đạo công ty đến công nhân lao động, ai cũng thấm nhuần tư tưởng, đạo lý và phát huy truyền thống nhân ái của người Việt Nam “Thương người như thể thương thân", “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, vì vậy, trong những năm qua, công ty và các đơn vị trực thuộc đã phát động nhiều phong trào như: Đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nhận nuôi dưỡng các con em của những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do bị nhiễm chất độc da cam, chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt… Công ty đã xây dựng quỹ “Nữ công nhân nghèo làm kinh tế”, phong trào “Tết cho công nhân nghèo” được đông đảo người lao động hưởng ứng, qua đó họ càng cảm thấy phấn khởi, thêm yêu doanh nghiệp.
Tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đã kết thành một khối thống nhất tạo ra sức mạnh tổng hợp, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm và xây dựng nét đẹp văn hóa doanh nghiệp.