1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank

36 2,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

Với hướng đi này, Techcombank đã trở thành một trong số ítngân hàng có tỷ trọng thu dịch vụ trong doanh thu và lợi nhuận cao, tránh phụthuộc nguồn thu tập trung lớn vào tín dụng và hoạt

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2

I.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Techcombank 2

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Techcombank 4

II Chức năng, nhiệm vụ 5

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TECHCOMBANK 6

I Môi trường vĩ mô 6

1 Các yếu tố chính trị- pháp luật 6

2 Môi trường kinh tế 6

3 Các yếu tố công nghệ 7

4 Các yếu tố văn hóa - xã hội 8

II Môi trường ngành 8

1.Cạnh tranh nội bộ ngành 8

2.Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: 10

3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng 11

a Đối với khách hàng gửi tiết kiệm 11

b Đối với khách hàng đi vay 12

4.Các sản phẩm thay thế 12

III Phân tích chuỗi giá trị của Teckcombank 13

1 Các hoạt động chính 13

2 Các hoạt động bổ trợ 15

IV Xác định năng lực cạnh tranh 17

1 Vị thế kinh doanh của Techcombank 17

2 Đánh giá về mức độ rủi ro của Techcombank 17

Trang 2

3 Đánh giá về nguồn vốn và thanh khoản của Techcombank 17

V Mô hình phân tích tổng hợp các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ ngân hàng Techcombank 18

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 19

I Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai 19

Thuận tiện 21

Chất lượng dịch vụ 21

II Chiến lược tăng trưởng 22

1 Chiến lược liên minh hợp tác 22

2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 25

CHƯƠNG IV NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỚI CÁC CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 28

I Nhận xét, đánh giá về chiến lược khác biệt hóa của Techcombank 28

II Nhận xét, đánh giá về chiến lược tăng trưởng của Techcombank 29

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 3

MỞ ĐẦU

Năm 2011 là một năm khá khó khăn với ngành ngân hàng khi các hoạtđộng tín dụng (chiếm 70% tổng lợi nhuận của các ngân hàng) bị thắt chặt Trong30% còn lại thì nguồn thu của các ngân hàng có thể đến từ các hoạt động đầu tư

và các mảng dịch vụ Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, các hoạt động đầu tưđều khá bấp bênh và rủi ro Điều này khiến cho các ngân hàng nội địa phảichuyển hướng chiến lược phát triển sang đang đẩy mạnh các hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻ

Là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ổn định và uy tín tạiViệt Nam, Techcombank đã có những chiến lược riêng trong cuộc chiến vượtqua thách thức khủng hoảng với phương châm “Phát triển nhanh nhưng phải cótính bền vững, thành quả có được phải dựa trên một chiến lược đúng đắn và lâudài" Techcombank đã đưa ra được những chiến lược tạo sự khác biệt hóa, phục

vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, không chỉ đơn thuần là các sản phẩm đơn lẻ

mà đã được tăng cường sự hỗ trợ công nghệ trong quy trình, bán chéo sản phẩm,như: Thẻ thanh toán, dịch vụ tài khoản, sản phẩm huy động, cho vay nhà, tíndụng tiêu dùng Với hướng đi này, Techcombank đã trở thành một trong số ítngân hàng có tỷ trọng thu dịch vụ trong doanh thu và lợi nhuận cao, tránh phụthuộc nguồn thu tập trung lớn vào tín dụng và hoạt động đầu tư có mức độ rủi rocao để phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam vào năm

2011 Chính vì những lý do nêu trên, chúng em xin được lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank” cho bài tiểu luận của mình.

Qua đây, chúng em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô giáoThS.Nguyễn Thị Thu Trang người đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thànhbài tiểu luận này

Do trình độ và thời gian có hạn nên bài tiểu luận của chúng em sẽ khôngtránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, chúng em rất mong có được sự góp ýcủa các Thầy Cô và các độc giả

Trang 4

CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

I.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Techcombank

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt là: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹthương Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Technological and Commercial JoinStock Bank

Tên viết tắt: Techcombank

Hội sở chính: Tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank,được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàngthương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đấtnước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng vàtrụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cấp Giấy phépHoạt động số 0040/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 1993 trong thời hạn

20 năm Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, thời hạn hoạt động của Ngânhàng đã được gia hạn lên 99 năm theo Quyết định của NHNN số 330/QĐ - NH5ngày 8 tháng 10 năm 1997 Techcombank được thành lập nhằm mục đích trởthành một trung gian tài chính hiệu quả, nối liền những nhà tiết kiệm với nhàđầu tư đang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kì mở cửa.Sau 2 năm, năm 1998 trụ sở chính được chuyển sang Tòa nhà Techcombank,

15 Đào Duy Từ, Hà Nội và khai trương chi nhánh Techcombank Đà Nẵng,mạng lưới giao dịch đã phủ khắp Bắc Trung Nam Từ năm 1999 đến năm 2001,vốn điều lệ tăng lên 102,345 tỷ đồng và khai trương phòng giao dịch số 3 tạiKhâm Thiên Hà Nội Trong năm 2001, Techcombank đã ký kết với nhà cungcấp phần mềm hệ thống Ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos Holding NV vềviệc triển khai hệ thống phần mềm Globus cho toàn hệ thống Techcombank

Trang 5

nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Đến năm 2002, Khai trương chinhánh Chương Dương và Hoàn Kiếm tại Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng tại HảiPhòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, chi nhánh Tân Bình tại Thành phố

Hồ Chí Minh Trong năm này, Techcombank trở thành Ngân hàng cổ phần cómạng lưới giao dịch rộng rãi nhất tại thủ đô Hà Nội, bao gồm Hội sở chính và 8Chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước Vốnđiều lệ của ngân hàng được tăng lên 104,435 tỷ đồng

Hiện nay, rất nhiều đề án đào tạo nhân viên, quản trị quan hệ khách hàng,phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản đang được nghiên cứu vàtriển khai trên toàn hệ thống Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao,Techcombank đang và sẽ hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lạinhiều hơn nữa lợi ích cho khách hàng, giá trị cho cổ đông: Techcombank đem lại

“sự thân thiện đến tin cậy” Và phấn đấu để trở thành một trong những ngân hànglớn và được ưa thích nhất Việt Nam

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị có 9 thành viên gồm Chủ tịch, 1 phó chủ tịch thứ nhất,

2 phó chủ tịch và 5 thành viên

Ban kiểm soát gồm có 4 thành viên: Trưởng ban, 1 kiểm soát viên chuyên

trách và 2 kiểm soát viên

Ban Điều hành gồm có 9 thành viên: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc

và 7 Giám đốc

Các Ủy ban gồm có: Ủy ban nhân sự và lương thưởng Ủy ban kiểm toán

và rủi ro

Trang 6

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Techcombank

và lương thưởng

dịch vụ

khách hàng cá

nhân

Giám đốc trung tâm quản lý vốn và giao dịch

Giám đốc khối quản trị nguồn nhân lực

Giám đốc khối quản lý tín dụng

và quản trị rủi ro

Giám đốc khối vận hành

Giám đốc khối tham mưu

*Trung

tâm dịch

vụ tài chính cá

nhân

*Phòng quản lý đầu tư tài chính

*Phòng kinh doanh

và giao dịch tiền tệ

*Phòng tuyển dụng

*Phòng chính sách đãi ngộ

*Trung tâm đào tạo

*Phòng thẩm định dự án

*Phòng quản lý rủi ro tín dụng

*Trung tâm thanh toán

*Phòng kho quỹ

*Trung tâm kiểm soát tín dụng

*Phòng

kế hoạch tổng hợp

*Phòng tài chính

kế toán

CÁC SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH VÀ PHÒNG

GIAO DỊCH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 7

II Chức năng, nhiệm vụ

Techcombank hiện đang phục vụ hơn 15000 khách hàng doanh nghiệpvừa và nhỏ với “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinhdoanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng,đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuêmua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗtrợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận ký với các tổ chức quốc tế Với cácdoanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, Techcombank đang cung cấpmột loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư

dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện tử

Techcombank đang phục vụ 200.000 khách hàng dân cư Với khách hàng

cá nhân, Techcombanh cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọinhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiếtkiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảngcông nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích vàgiá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tàitrợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp

Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong nhữngngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tàichính khác Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giaodịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro chorất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế vàsàn giao dịch lớn trên thế giới

Trang 8

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TECHCOMBANK

I Môi trường vĩ mô

1 Các yếu tố chính trị- pháp luật

Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị có tác động rất lớn đến hoạtđộng của các ngân hàng Môi trường chính trị Việt Nam được đánh giá là ổnđịnh so với các nước trong khu vực và thế giới, là một trong những điểm mạnh

để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành tài chính- ngân hàng mởrộng và phát triển ổn định

Tháng 10/1998: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng

có hiệu lực tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng, gópphần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nước Từ những năm 1990 đếnnay, Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ,

ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định và phát triển

hệ thống các tổ chức tín dụng Môi trường chính trị có thể gây rủi ro cho ngânhàng khi hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, cách thức thi hành chưa đảm bảothời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài

2 Môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đếnthành công và chiến lược của một doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếu mà nhiềudoanh nghiệp gặp phải là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hốiđoái lạm phát Thông thường khi kinh tế sa sút dễ dẫn đến việc giảm chi tiêu vàcác lực lượng cạnh tranh sẽ không ngừng tăng lên Bên cạnh đó tỷ lệ lạm phátcao làm cho việc kiểm soát giá cả trở nên khó khăn và các dự án đầu tư trở nênmạo hiểm hơn Nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính- ngânhàng nói riêng đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Theocam kết gia nhập WTO, kể từ ngày 1/4/2009 các tổ chức tín dụng nước ngoàiđược thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc

Trang 9

về vốn Đây là sức ép rất lớn đối với các ngân hàng thương mại trong nước.Thực thi các cam kết quốc tế các ngân hàng thương mại trong nước buộc phảithay đổi cho phù hợp, nhất là sự hiện diện của các ngân hàng thương mại nướcngoài tại Việt Nam Để làm được điều này các ngân hàng thương mại trongnước cần có những bước đi thích hợp để tạo lập niềm tin của khách hàng đối vớicác dịch vụ do ngân hàng cung cấp.

Nắm bắt được những khó khăn về biến động tỷ giá, lãi suất…Techcombank là một ngân hàng tiên phong đưa ra sản phẩm: tài trợ xuất khẩuvới lãi suất ưu đãi Đồng thời Techcombank cũng đã và đang xây dựng mô hìnhthanh toán quốc tế tập trung cao với sự lãnh đạo của các nhà quản lý chuyênnghiệp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại ngân hàng nướcngoài Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đangtrong giai đoạn chuyển đổi, nhiều thiết chế của thị trường mới trong giai đoạnvận hành và hoàn thiện, trong đó có thị trường ngân hàng Điều này có tác động

to lớn trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp trênthị trường nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng

3 Các yếu tố công nghệ

Kỹ thuật- công nghệ tại Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp vớicác nước phát triển trên thế giới Hệ thống kỹ thuật- công nghệ của ngành ngânhàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại Công nghệ cao đang được

áp dụng ngày càng nhiều trong các ngân hàng trong nhiều lĩnh vực như thanhtoán điện tử, Internet Banking, chuyển tiền điện tử nhằm nâng cao năng suất,tiết kiệm chi phí, mở rộng giao dịch với khách hàng

Techcombank hiện nay là một trong những ngân hàng năng động nhấttrong giao dịch với các công ty lớn và các tổ chức tài chính khác, cũng là mộttrong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam Trong năm 2009,nhiều sản phẩm – dịch vụ mới giàu chất công nghệ được ra mắt, khẳng đinh thếmạnh của Techcombank trong việc ứng dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu củathị trường và được khách hàng đón nhận Khối dịch vụ khách hàng doanhnghiệp của Techcombank cũng đã xây dựng nhiều chương trình tài trợ nhà phân

Trang 10

phối, tạo lập mối quan hệ đối tác vơi nhiều doanh nghiệp lớn cũng như mở rộngthêm đối tượng khách hàng là các nhà phân phối của những đối tác này Nhiều

dự án kết nối công nghệ thông tin với các đối tác như HSBC, Bank Net,Vietnam Airline…đã được triển khai thành công Rất nhiều các ngân hàng đãthay đổi bộ mặt nhờ công nghệ Do đó, nếu cho ngành công nghệ là đòn bẩy đểcác ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh thì cũng rất đúng Nhiều chuyên giacho rằng, khi môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì yếu tố công nghệ chính làyếu tố quyết định để tạo ra sự khác biệt trong các ngân hàng

4 Các yếu tố văn hóa - xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị đượcchấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể Cùng vớiviệc phát triển kinh tế ổn định xã hội ,Việt nam cũng có nhiều chuyển biến rõnét, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện Nhu cầungười dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng và các sản phẩm dịch vụtiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng Vì vậy tạo điều kiện chocác ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng phát triển các dịch vụ củamình

II Môi trường ngành

1.Cạnh tranh nội bộ ngành

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6-2011, tại Việt Nam có 5NHTM nhà nước; 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; 39 NHTM cổphần tư nhân; 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 5 ngân hàngliên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện ngânhàng nước ngoài; 17 Cty tài chính; 13 Cty cho thuê tài chính

Gần đây, Ngày 15/12/ 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký banhành Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổchức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác cóhoạt động ngân hàng

Trang 11

Theo đó, những điều kiện để được thành lập mới ngân hàng được nânglên cao hơn so với quy định trước đó.

-Bên cạnh đó, Thông tư bổ sung thêm một số điều kiện về cổ đông sánglập, thành viên sáng lập phải đáp ứng các điều kiện: “Không phải là cổ đôngsáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của một tổ chứctín dụng Việt Nam” để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổchức tín dụng, xung đột lợi ích tiềm tàng và bảo đảm nguồn lực tài chính củamột cổ đông, thành viên sáng lập tập trung vào một ngân hàng thương mại

-Đồng thời, bổ sung điều kiện “Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế vàbảo hiểm xã hội theo quy định” nhằm đảm bảo năng lực tài chính là thực sự lànhmạnh

-Đặc biệt, tại Thông tư không quy định điều kiện về tỷ lệ xấu mà thay thếbằng quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ nhằm phản ánhđược khả năng quản trị rủi ro và sự chuẩn bị của ngân hàng thương mại khi tổnthất phát sinh

Như vậy, bên cạnh một khối lượng lớn các Ngân hàng và tổ chức tín dụnghiện hữu tại Việt Nam, việc ban hành thông tư mới với những điều kiện đượcnâng cao hơn trước đã cho thấy rào cản của việc gia nhập ngành ngân hàng tạiViệt Nam là tương đối cao Việc này, cũng là một trong những yếu tố thuận lợicho các ngân hàng hiện tại đang hoạt động

Trang 12

2.Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Tại Việt Nam, các ngân hàng tồn tại dưới các hình thức: ngân hàng quốcdoanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng 100% vốn ngoại Khối ngân hàng quốcdoanh bao gồm 5 ngân hàng: Agribank, BIDV, VDB, CSXH, MHB Khối ngânhàng cổ phần gồm 39 ngân hàng với 5 ngân hàng đứng đầu về tài sản làVietinbank, Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank Khối ngân hàngnước ngoài bao gồm 5 ngân hàng theo thứ tự giảm dần về khối lượng sở hữu tàisản là: HSBC Bank( Việt Nam), ANZ Bank ( Việt Nam), Standard CharteredBank( Việt Nam), Shinhan Bank( Việt Nam), Hong Leong Bank(Việt Nam)

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất lớn nhất là sự cạnh tranh giữa haikhối ngân hàng 100% vốn nước ngoài và khối ngân hàng nội, trong đó mô hìnhquản trị của các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn ngân hàng nội Bên cạnh đó,nguồn cung tiền đồng và ngoại tệ của ngân hàng ngoại ổn định hơn do chủ yếugiao dịch với các doanh nghiệp FDI Với số ngoại tệ này, họ có thể bán chodoanh nghiệp trong nước hoặc chuyển đổi lấy tiền đồng Thậm chí họ còn sẵnsàng cho ngân hàng nội vay để giải “cơn khát” ngoại tệ của doanh nghiệp

Theo thời báo Ngân hàng thì tính đến tháng 3/2012 thì Lãi suất huy động

1 và 3 tháng của ngân hàng ngoại đều dưới 13% một năm, nên cho vay thấp hơnnhà băng nội Không chỉ có lãi vay thấp, các ngân hàng ngoại còn đang cạnhtranh ở nhóm khách hàng tổ chức khi tư vấn miễn phí các dịch vụ tiền vay thanhtoán Đồng thời, họ gia tăng tiếp cận khách hàng cá nhân trong các dịch vụ chovay tiêu dùng với hình thức đa dạng và tiện ích hấp dẫn giới trẻ đô thị

Phần lớn chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam âm thầm tiếpcận người tiêu dùng có thu nhập cao trong những doanh nghiệp ngoại để chovay Ngoài ra, tín dụng tiêu dùng theo hình thức tín chấp thông qua các dịch vụcho vay khấu trừ qua thẻ tín dụng đang là loại hình ngân hàng ngoại tấn côngvào thị trường nội địa Theo dự đoán, hình thức cho vay tín chấp hoặc thế chấpbằng thu nhập hình thành từ tương lai (tiền lương, thu nhập theo tháng, ) sẽngày càng hấp dẫn người dân hơn

Trang 13

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước áp lực cạnhtranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, côngnghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn,

có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Bởi vậy, để tạo thế cân bằng trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng,điều quan trọng là hệ thống ngân hàng trong nước phải tiếp tục quyết tâm thựchiện mục tiêu cải cách, nâng cao năng lực tài chính, hoạt động và quản trị ngânhàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và khai thác tối đa các khoảng trốnghiện nay trong thị trường dịch vụ ngân hàng Bên cạnh đó, vai trò quản lý, điềutiết của Ngân hàng Nhà nước cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo thế cânbằng cho sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống ngân hàng trong nước

3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng

a Đối với khách hàng gửi tiết kiệm

Sức ép từ phía khách hàng gửi tiết kiệm đối với các ngân hàng là rất cao,bởi khi có bất cứ một sự biến động, thay đổi về lãi suất tại các ngân hàng làngười gửi tiết kiệm lập tức có các động thái Chẳng hạn như vào tháng 9/ 2011,khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việcchấm dứt huy động vốn vượt trần lãi suất 14% một năm, một lượng lớn cáckhách hàng đã rút hết các khoản tiết kiệm khỏi các ngân hàng như: tại ngân hàngthương mại cổ phần quốc tế (VIB), trong tuần đầu, khách hàng đã rút gần 1.000

tỷ đồng, tại ngân hàng Phương Nam, trong một tuần đầu tiên chỉ thị của Thốngđốc có hiệu lực thi hành có khoảng 200 tỷ đồng tháo chạy Nhiều ngân hàng khi

đó phải đi làm chuyện chỉ có thể có ở Việt Nam đó là năn nỉ khách hàng "xíxóa" mức lãi suất cao và chấp nhận mức thấp Việc đồng loạt rút tiền khỏi ngânhàng đã gây ra sức ép lớn đối với ngân hàng, khiến cho việc hoạt động kinhdoanh của ngân hàng gặp khó khăn

Như vậy, quyền lực thương lượng từ phía khách hàng gửi tiết đối với cácngân hàng là rất lớn, khi mà có bất cứ sự thay đổi lãi suất nào thì họ sẽ có cácđộng thái đầu tư khác như chuyển mua cổ phiếu, vàng bạc, đá quý hay tích trữngoại tệ cất giữ tại nhà

Trang 14

b Đối với khách hàng đi vay

Tại Việt Nam, cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn (theo thông tư số 12/2010/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước ban hành) chínhthức được triển khai, sau khi cơ chế trên đã được mở đối với các khoản vaytrung và dài hạn trước đó Theo đó, các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằngVND phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung –cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay,tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay đểphát triển sản xuất – kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn,doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến độngcủa lãi suất huy động vốn bằng VND và mục tiêu, giải pháp điều hành chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Vì vậy, sự cạnh tranh về mức lãi suất cho vay của các ngân hàng càngđược gia tăng Ngân hàng nào đưa ra mức lãi suất cho vay rẻ hơn sẽ thu hútđược nhiều khách hàng hơn Cũng chính bởi nếu trước đây, lãi suất hoàn toàn dongân hàng quyết định thì nay, vai trò này bị chuyển sang khách hàng, nhất làkhách hàng nắm giữ cơ số lớn VND vì thế, quyền lực thương lượng từ phíakhách hàng trong ngành ngân hàng được nâng cao

4.Các sản phẩm thay thế

Đối với các chức năng dịch vụ như: là nơi nhận các khoản tiền gửi( lương, trợ cấp, ); nơi giữ tiền (các loại tiền gửi tiết kiệm ); nơi thực hiện cácchức năng thanh toán thì nguy cơ ngân hàng bị thay thế là hầu như không có

Tuy nhiên, với các chức năng dịch vụ như nơi hoạt động kiều hối, dịch vụtiết kiệm và dịch vụ cho vay tiền thì nguy cơ ngân hàng bị thay thế là có

-Với dịch vụ kiều hối: Nguy cơ thay thế đến từ các hoạt động kinh doanhngoại hối từ thị trường tự do Nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại các hoạt độngđổi tiền ngoài thị trường tự do là do: Vàng và USD đã đi liền với đời sống ngườidân Việt Nam trong nhiều năm qua như một vấn đề hết sức bình thường Tronggiao dịch người ta cũng niêm yết và sử dụng USD như một điều gần như hiển

Trang 15

nhiên Từ những tài sản có giá trị lớn như nhà đất, xe hơi… hay đến những suất

ăn tại các nhà hàng cũng được niêm yết bằng USD Bên cạnh đó, muốn muangoại tệ cần có các giấy tờ chứng minh nhu cầu là hợp pháp Thực tế việc muaUSD tại tổ chức tín dụng gặp không ít khó khăn do thủ tục rắc rối dù nhu cầu làchính đáng Ngoài ra, thời gian thực hiện giao dịch kéo dài do thủ tục nhiều khicũng không thuận tiện đối với người cần mua USD Chính bởi vậy, người dân có

xu hướng tìm đến thị trường ngoại hối tự do ngoài ngân hàng với sự thuận tiện

và nhanh chóng

-Với dịch vụ tiết kiệm: Ngoài hình thức tiết kiệm của ngân hàng, kháchhàng còn có những lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, cáchình thức bảo hiểm, đầu tư tích trữ vàng, bạc, đá quý hay đầu tư nhà đất

-Với dịch vụ cho vay tiền: sau khi các ngân hàng thương mại siết chặtviệc cho vay, không ít người đã tìm đến các tiệm cầm đồ để vay tiền Hầu hết,các tiệm cầm đồ đều cho vay dưới hình thức thế chấp tài sản, như: xe máy, ôtô,vàng…

III Phân tích chuỗi giá trị của Teckcombank

1 Các hoạt động chính

a) Cung ứng đầu vào

Hoạt động cung ứng đầu vào của Tackcombank là hoạt động huy độngvốn Đây là quá trình ngân hàng dùng các biện pháp để huy động vốn của cánhân, tổ chức có lượng tiền nhàn rỗi Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động củatoàn hệ thống đạt 108.334 tỷ VND, tăng gần 50% so với năm 2009, đạt 93% kếhoạch Trong đó, phần lớn là huy động từ dân cư với gần 62.000 tỷ VND, chiếm57% tổng huy động Năm 2011, Teckcombank dự kiến mở thêm 60 điểm giaodịch, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên 342 điểm nhằm tạo diềukiện giao dịch tốt nhất cho khách hàng trên toàn quốc

Để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức khác,Teckcombank đã có những biện pháp như:

Trang 16

- Phát hàng trái phiếu, cổ phiếu (Ngày 28/12/2012, Teckcombank đãphát hành thành công 30 triệu trái phiếu chuyển đổi, tương đương 3.000 tỷVND)

- Tổ chức các chương trình tiết kiệm với các kỳ hạn như 3 tháng, 6tháng, 12 tháng, 24 tháng…

- Giảm lãi suát cho vay, tăng lãi suất tiết kiệm

Để thực hiện huy động có hiệu quả, Teckcombank đã mở thêm nhiều chinhánh, điểm giao dịch… ở các quận, huyện trên toàn quốc kèm theo nhiềuchương trình khuyến mãi như phát hành phiếu dự thưởng cho khách hàng gửitiền vào ngân hàng…

Ngoài ra, Teckcombank còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mại khác,tạo mọi thuận lợi cho các cá nhân, các thành phần kinh tế được vay vốn ngânhàng để đầu tư, kinh doanh, mua sắm hàng tiêu dùng…

Với thủ tục cho vay rõ ràng, điều kiện vay vốn luôn có tính chất mở,Teckcombank đã tạo cho mình những lợi thế cao hơn so với những ngân hàngkhác Việc thực hiện các hoạt động theo phương thức phù hợp với việc tạo racác dịch vụ có chất lượng cao đã dẫn tới sự khác biệt hóa, chi phí thấp Do đócũng thu hút được nhiều khách hàng đến với Teckcombank

Trang 17

c) Marketing và bán hàng

Thông qua định vị thương hiệu, chức năng marketing có thể tạo ra giá trị

mà khách hàng có thể nhận biết được trong các dịch vụ cho vay tín dụng củaTeckcombank Những hành động này tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp trongtâm trí của khách hàng, và từ đó tạo ra giá trị cho ngân hàng

Hơn thế nữa, trong quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các tiệnnghi cho một cuộc sống hiện đại Teckcombank thấy được rằng với một bộ phậngiới trẻ có thu nhập ổn định, nhu cầu đó có thể là một ngôi nhà, căn hộ với đầy

đủ tiện nghi, thậm chí là một chiếc xe hơi đời mới Tìm hiểu được nhu cầu này

và truyền tải thông tin đó đến bộ phân R&D, Teckcombank đã đưa ra những loạihình cho vay mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Hiện tại, bộ phậnMarketing của Teckcombank hoạt động tương đối hiệu quả, các cán bộ có khảnăng làm việc độc lập, thường xuyên được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ

d) Dịch vụ

Dịch vụ của Teckcombank bao gồm các dịch vụ sau bán hàng Loại dịch

vụ bổ trợ chức năng này có thể tạo ra sự vượt trội trong tâm trí khách hàngthông qua việc giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng, hỗ trợ họ saukhi đã chính thức trở thành đối tác làm ăn của ngân hàng Và thực tếTeckcombank đã làm được điều đó với tác phong xử lý nhanh chóng, phongcách phục vụ, làm việc chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình

2 Các hoạt động bổ trợ

a) Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động liên quan đến việc thiết kế các sảnphẩm và quá trình sản xuất Mặc dù chúng ta vẫn nghĩ rằng hoạt động R&Dđược cấu thành bởi việc thiết kế các sản phẩm vật lý hoặc quá trình sản xuấttrong một doanh nghiệp sản xuất, nhưng trong nhiều doanh nghiệp dịch vụ, cáchoạt động này vẫn được đảm bảo Hoạt động R&D ở Teckcombank được ápdụng trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng khác bằng việc nghiên cứucác dịch vụ tài chính mới tốt hơn, hiệu quả hơn và những cách thức để đưa dịch

vụ đó đến được với khách hàng

Trang 18

b) Quản trị nguồn nhân lực

Tuyển dụng nhân tài – phát triển nguồn lực là 1 trong 5 giá trị cốt lõi củaTechcombank Nhận thức được việc quản lý tốt nguồn nhân lực là một vấn đềmang tính sống còn với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh và sự phát triển bền vững của tổ chức, lãnh đạo ngân hàng đã quyếtđịnh lựa chọn một Giải pháp phần mềm Quản lý nguồn nhân lực phù hợp để ứngdụng tại Techcombank

Với yêu cầu cao và sự đánh giá khắt khe, Techcombank đã tiến hành lựachọn nhà thầu qua rất nhiều bước đánh giá: đánh giá trên hồ sơ dự thầu, đánh giáPOC (Proof of Concept), đánh giá thông qua site visit (đi thăm các đơn vị đãtriển khai thực tế), demo, chạy thử chương trình…và cuối cùng, với sự đồngthuận cao của Hội đồng đánh giá chấm thầu, Giải pháp chuyên nghiệp hướngbản địa phục vụ Quản lý tổng thể nguồn nhân lực HiStaff do Công ty Cổ phần

Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Tinh Vân (Tinhvan Consulting) đã được lựa chọn

để triển khai cho Techcombank

Vào ngày 02/12/2010, bản hợp đồng cung cấp giải pháp công nghệ đãđược chính thức ký kết giữa Techcombank và Tinhvan Consulting Phạm vicung cấp của hợp đồng là toàn bộ các phân hệ của Giải pháp HiStaff gồm: Quản

lý hồ sơ nhân viên iProfile; Quản lý Chấm công iTime; Quản lý Tiền lươngiPay; Quản lý Tuyển dụng iRecuitment; Quản lý Đào tạo iTraining; Quản lýđánh giá iPerformance; Cổng thông tin nhân sự iPortal và Hệ thống báo cáoReport System

Phiên bản HiStaff cung cấp cho Techcombank là phiên bản dành cho cácdoanh nghiệp tài chính ngân hàng với các tính năng đặc thù như: Quản lý đolường năng lực, kết quả công việc; Quản lý con đường công danh của nhân viên;Quản lý thế hệ kế cận; Tính lương theo Phương thức tích lũy (KPI, doanh thubán hàng…); Quy trình phê duyệt động…

Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7300 người, Techcombankluôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng

Ngày đăng: 26/11/2015, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w