So sánh SGK cũ và SGK mớ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 64 - 66)

- Chương trình phải thực sự làm ột kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổ ch ứ c

2.5.1.2. So sánh SGK cũ và SGK mớ

Qua hơn hai thập niên được đưa vào sử dụng, bộ sách đã có những đóng góp đáng kể vào việc dạy và học tiếng Anh ở học sinh THCS. Tuy nhiên, trước nhu cầu sử dụng Tiếng Anh ngày càng cao của xã hội Việt Nam hiện đại, trước nhu cầu cần phải tiếp thu nhiều hơn, nhanh hơn những tri thức khoa học và công nghệ mới, tiến tới từng bước hội nhập vào khu vực và quốc tế, bộ sách cũ bộc lộ nhiều nhược điểm: không chú trọng thỏa đáng vào kỹ năng giao tiếp, nhất là giao tiếp khẩu ngữ. Chính vì vậy chủ trương biên soạn lại chương trình và SGK tiếng Anh mới là một chủ trương đúng đán và phù hợp.

Nhìn chung, chương trình SGK cũ không còn phù hợp với giai đoạn mới. Do sự thay đổi của đối tượng giáo dục, học sinh về thể lực, nhận thức, tâm lí, nhu cầu, khả năng tiếp nhận thông tin ngày càng tăng trong thời đại khoa học, kĩ thuật phát triển mạnh. Với kiến thức SGK cũ, sản phẩm của nhà trường chưa thích ứng với yêu cầu xã hội, chưa đáp ứng phân luồng cho học sinh. Thông tin ngày càng nhiều, nhưng tính sáng tạo và thích nghi không hơn trước. Tâm lý khoa cử còn nặng nề, do vậy, mục đích, động cơ học tập chưa nhằm vào tính phát huy sáng tạo. Và kết quả qua thi cử chưa phản ánh chính xác chất lượng thực. Chất lượng GD còn thấp, phân hóa cũng như tích hợp chưa triệt để, chương trình còn thiếu tính liên thông, cấp học, không tạo điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy, hiện tượng quá tải do nặng về lý thuyết hàn lâm, kinh viện, chỉ chú trọng nhiều đến chứng minh chặt chẽ nên có nhiều nội dung khó, ít thực hành thực tiễn, làm giảm hứng thú học tập của học sinh, chương trình khó nên phụ huynh học sinh ngày càng bất lực trước con em họ dẫn đến việc mất lực lượng hỗ trợ. Vã lại, nội dung chưa đi sâu nhiều đến việc rèn cho học sinh phong cách tự học để có thể học suốt đời.

Qua việc khảo sát lấy ý kiến của nhiều GV giảng dạy trực tiếp “Thầy/cô có hài lòng về

nội dung sách giáo khoa mà mình đđang sử dụng?” đa số ý kiến cho rằng: So sánh với thời kỳ

trước, SGK Tiếng Anh mới của THCS đã đạt được một số điểm tiến bộ, những nhược điểm trong SGK cũ đã được khắc phục một bước. SGK mới với hình thức đẹp và hấp dẫn hơn, so sánh với SGK nước ngoài, SGK của nước ta không nặng hơn. Về mặt nội dung, SGK được đánh giá là phù hợp với chương trình, cung cấp những kiến thức cơ bản, cập nhật, có hệ thống. Tuy nhiên, theo nhận xét so với điều kiện của học sinh THCS, SGK Tiếng anh còn bất cập ở một số

điểm: mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của chương trình SGK chưa phù hợp với khả

năng học tập của học sinh, học sinh có khả năng thực hiện các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình nhưng không đủ thời gian để thực hiện những yêu cầu này (do thời lượng phân bố quá ít). Bên cạnh, có sự chênh lệch về kết quả học tập giữa học sinh vùng thành thị và các vùng nông thôn, vùng núi,… mức độ vận dụng luôn có kết quả kém so với mức độ

nhận biết và thông hiểu.

Sau nhiều đợt tổ chức đánh giá chương trình SGK tiếng Anh THCS, đa số GV có nhận xét cụ thể như sau:

- Bộ sách đã làm thỏa mãn mục tiêu giảng dạy tiếng anh theo quan điểm lấy chủđiểm làm cơ sở xây dựng nội dung. Các chủ điểm được lựa chọn phong phú, gần gũi phù hợp với lứa tuổi, sở thích của học sinh Việt Nam.

- Nội dung chương trình cập nhật, đổi mới và hỗ trợ theo đường hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển kĩ năng ngôn ngữ của học sinh, sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành được chú trọng hơn.

- Chương trình quan tâm việc phát triển 4 kĩ năng và có phần language focus hỗ trợ ngữ

pháp nhằm giúp học sinh luyện tập và phát triển kĩ năng ngôn ngữ tốt hơn.

- Ngữ liệu được giới thiệu và luyện tập thông qua các tình huống giao tiếp đã đảm bảo

được tính chính xác, hiện đại, khoa học và đúng phong cách của người bản ngữ. Hệ thống bài tập sinh động, phát huy được vai trò tích cực của học sinh trong quá trình học tập, giúp HS vừa phát triển năng lực giao tiếp đồng thời nắm bắt được hệ thống cấu trúc ngữ pháp, tạo tiền đề

phát triển ngôn ngữ và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Bên cạnh việc thay đổi kênh hình, kênh chữ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn đã gây hứng thú học tập cho HS.

* Tuy nhiên vẫn có những mặt hạn chế như: Nội dung chương trình còn nặng nề so với thời lượng phân phối chương trình của Bộ giáo dục, kiến thức cho từng chủ điểm quá rộng so với thực tế của một số địa phương, nhất là vùng sâu (sử dụng các từ thông dụng hơn, thêm các giải thích, rút ngắn, đổi bài đọc khác phù hợp với trình độ của học sinh, cắt giảm bớt một cách hợp lý theo nhu cầu).

- Ở một số địa phương số học sinh quá đông, CSVC nghèo nàn rất khó cho việc tổ chức học nhóm khó thực hiện việc yêu cầu thực hành của SGK. Ngoài ra, bộ SGK còn đang dần hoàn thiện nên việc phải chỉnh sửa thường xuyên cho phù hợp về nội dung, hoặc các sộ liệu,…

Qua việc điều tra, khảo sát thực tế và tọa đàm với GV và CBQL của Thành phố Cà Mau về: Trình độ đào tạo của GV, sự nắm vững chương trình SGK Tiếng Anh mới, năng lực sư

phạm,…cho thấy: tuyệt đại đa số GV dạy tiếng Anh THCS đạt trình độđào tạo theo chuẩn. Như

vậy, về mặt lý thuyết, GV dạy tiếng Anh có kiến thức cơ bản có thể dạy được theo chương trình SGK tiếng Anh mới. Kết quả thông qua thanh tra, dự giờ cho thấy có 30% GV tiếng Anh rất tự

tin, không gặp trở ngại hay khó khăn gì,…Bên cạnh cũng có nhiều GV tỏ ra lúng túng khi dạy theo phương pháp mới hay truyền đạt nội dung SGK vừa mới lại vừa khó.

Như vậy, qua khảo sát bảng hỏi cho thấy, chương trình SGK mới được toàn thể GV đánh giá cao và đón nhận như một niềm tin đầy tâm huyết,…và nếu như việc bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên hơn và đầy đủ hơn để nâng cao và bổ sung về trình độ kiến thức và kĩ năng dạy học cho GV có thể sẽ đảm bảo cho họ tiếp nhận chương trình cải cách này một cách tâm đắc và khả thi hơn...Thực trạng việc tập huấn ở một số nơi còn mang tính chiếu lệ, không tới nơi tới chốn, chưa thực hiện tốt yêu cầu hay ý đồ của tác giả đã không làm thỏa mãn những bức xúc của người dạy, vì thế nhiều nơi đã xảy ra việc “chương trình và nội dung đã thay đổi nhưng phương pháp vẫn cũ

Theo bảng khảo sát khi hỏi “Thầy/ Cô có hài lòng với bộ sách giáo khoa mình đang sử dụng” và “Theo Thầy/ Cô học sinh có hài lòng với bộ sách giáo khoa các em đang học không?” kết quả cho thấy ý kiến đánh giá của giáo viên về hai nội dung trên là ngang nhau. Bởi lẽ phần lớn việc giáo viên thỏa mãn với bộ sách giáo khoa mới hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Nói chung, người giáo viên là cầu nối cho các em khám phá, tiếp thu nội dung sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc thay đổi chất lượng sách cũng tác động tích cực đến việc học của các em như về kênh hình, kênh chữ, nội dung phong phú kích thích tư duy sáng tạo, có thể tự học và tự nghiên cứu cho các em.

Giáo viên cũng đã cho biết thêm, kiến thức trong sách giáo khoa cung cấp không quá cao nên đay không là nguyên nhân quá tải, mà sự quá tải được quan niệm hiện nay là đồng nhất với không đủ thời gian để dạy hết nội dung trong sách giáo khoa cho học sinh, và các em không thể

thực hành hết kỹ năng theo yêu cầu.

Tuy nhiên nhiều giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng, yếu tố làm cho các em thích học ngoại ngữ, yêu mến bộ sách đang học là vai trò của người GV, phải hướng cho các em yêu thích môn học, có động cơ học tập mạnh mẽ và đấy là nhu cầu bức thiết trong giao tiếp mà các em phải học ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)