Kiến của GV về việc sử dụng PPDH tích cực

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 71 - 73)

- Chương trình phải thực sự làm ột kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổ ch ứ c

2.5.3.2. kiến của GV về việc sử dụng PPDH tích cực

Bảng 2.12: Lý do GV thường sử dụng PPDH tích cực

Cán bộ Quản lý Giáo viên Nội dung

% Mean SD % Mean SD

(1) Dễ sử dụng 32.0 1.7 .48 41.7 1.6 .49

(2) Chủ động thời gian 28.0 1.7 .46 18.3 1.8 .39 (3) Không phải đầu tư nhiều cho giảng 76.0 1.2 .44 88.3 1.1 .32

dạy.

(4) Kích thích tính tích cực của học sinh 8.0 1.9 .28 3.3 1.9 .18 (5) Bảo đảm sự vận dụng các kỹ năng

giao tiếp ngôn ngữ 20.0 1.8 .41 16.7 1.8 .38

(6) Truyền đạt được nhiều kiến thức

trong một thời gian ngắn 64.0 1.4 .49 26.7 1.7 .45

Ghi chú: N(CBQL)= 25 N(GV)= 60

Dựa vào bảng thống kê 2.12, xét về thứ hạng của lý do GV thường sử dụng phương pháp dạy học có ĐTB từ cao xuống thấp, và trật tự các thứ hạng của CBQL và GV tương đối giống nhau. Điều này cho thấy cùng quan điểm tích cực là GV sử dụng phương pháp phù hợp sẽ kích thích tính tích cực của HS, ĐTB của CBQL là 1.92 và GV là 1.97 (chiếm tỉ lệ cho là “đúng” khá cao từ 92 đến 96,7%) và số % “không đúng” là không đáng kể. “Bảo đảm sự vận dụng các kĩ năng giao tiếp ngoại ngữ” xếp hạng thứ 2 với CBQL (ĐTB= 1.80) và GV ( ĐTB=1.83), xếp hạng thứ 3 có nội dung “chủ động thời gian” ĐTB từ (1.72 đến 1.82 ), lý do “phương pháp đễ sử dụng” đứng vị trí tiếp theo, CBQL ( ĐTB=1.68 và GV ĐTB=1.58)…Điều này cho thấy % “đúng” của CBQL và GV với lý do GV dễ sử dụng phương pháp dạy học là tương đối cao (từ

58.3 đến 68% đúng). Thực tế là rất khó trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp với kiểu bài, với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường,…Vì thế, kết quả này cho thấy vẫn còn số lượng đông CBQL và GV xem nhẹ việc đào sâu, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy,…

Truyền đạt được nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn” về nội dung này quan điểm của CBQL và GV có sự chênh lệch khá cao, cụ thể CBQL (ĐTB = 1.36 ) và GV (ĐTB = 1.73). Rất nhiều nhà quản lý khiêm tốn cho rằng vấn đề này là không đúng. Thực chất người GV sử

dụng phương pháp để truyền đạt số lượng nhiều kiến thức nội dung bài học là không dễ mà cần có sựđầu tư, nghiên cứu, nhất là với lượng kiến thức theo yêu cầu của chương trình SGK mới là nhiều và quá tải bên cạnh phải đảm bảo kĩ năng giao tiếp ( interacted skills or communicative approach), thường là người GV dùng các phương pháp chỉ để truyền đạt lượng kiến thức trong bài học, và thời lượng 1 tiết học là 45 phút là ít để tải nội dung bài theo yêu cầu của SGK hiện nay. Nhiều GV dạy hết giờ mà nội dung bài học vẫn còn, nhất là các tiết dạy kỹ năng viết và phần luyện tập (post) của mỗi đơn vị bài dạy.

Khi được hỏi về nội dung: GV dạy có sử dụng phương pháp thì “ không phải đầu tư nhiều cho giảng dạy?” Quan điểm của nhà Quản lý (ĐTB = 1.24 ) và GV (ĐTB = 1.12), có

nghĩa vẫn còn 24% CBQL và 11.7 % GV nhận thức vấn đề nghiên cứu, đầu tư cho hoạt động giảng dạy chưa tích cực, xem nhẹ việc đầu tư vào bài giảng…và nhất là trong giai đoạn cải cách giáo dục hiện nay kết hợp với công nghệ hóa trường học, thì mọi nhà giáo phải không ngừng nghiên cứu, cập nhật thông tin thường xuyên, kể cả những giáo viên giỏi, những nhà quản lý tài ba, hay các vị làm công tác nghiên cứu khoa học, các nhà biên soạn SGK,…vẫn không ngừng nghiên cứu trong mọi thời đại. Nói chung hoạt động đầu tư, nghiên cứu cho giảng dạy la nhu cầu cần thiết cho mọi đối tượng hoạt động giáo dục, vì sản phẩm của GD là sự phát triển, là con người,…Về số lượng đồng ý “đúng” trên cho thấy việc không đầu tư, hay xem nhẹ hoạt động day học ở giai đoạn hiện nay là một thực trạng đáng quan tâm, trong đó trách nhiệm của các nhà quản lý là cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 71 - 73)