So sánh các yếu tố thay đổi giữa SGK cũ và SGK mớ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 34 - 36)

Chương trình và SGK tiếng Anh THCS là sự thể hiện của mục tiêu giáo dục nhằm đóng góp một cách hiệu quả và quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước, chương trình và SGK đã quan tâm đúng mức đến “dạy chữ”, “dạy người” và “dạy nghề” phù hợp với hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.

Nhìn chung chương trình SGK cũ đã có những tồn tại, không theo kịp đổi mới trong việc giáo dục của sự thay đổi đối tượng giáo dục về thể lực, nhận thức tâm lí, nhu cầu, khả năng tiếp nhận thông tin ngày càng cao trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh. Sản phẩm của nhà trường chưa thích ứng với yêu cầu xã hội, hiệu quả sử dụng chưa cao, thiếu tính sáng tạo và thích nghi. Tâm lí khoa cử còn nặng, do vậy ảnh hưởng việc hình thành mục đích và động cơ

học tập.

Chương trình SGK cũ cũng không tạo điiều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy, nặng về lý thuyết hàn lâm, kinh viện, chú trọng nhiều đến chứng minh chặt chẽ, chưa quan tâm đến việc rèn cho học sinh phong cách tự học.

Nhìn chung, về SGK hiện hành so với bộ sách cũ có nhiều cải tiến tiến bộ. Hình thức đẹp về chất lượng sách và kênh chữ lẫn kênh hình thu hút gây hứng thú người học và có thể tự

học,…Về nội dung, SGK được đánh giá là phù hợp với chương trình, cung cấp những kiến thức cơ bản, cập nhật có hệ thống, lượng kiến thức không quá cao nên bản thân chương trình SGK mới không gây sự quá tải. Nội dung chương trình rất tích cực phù hợp với tiêu chí phổ thông, khoa học, mang tính dân tộc phù hợp với thực tiễn,...Bên cạnh, nội dung chương trình cũng giúp cho người dạy sử dung phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh phải thay đổi cách lĩnh hội và hoạt động tìm kiếm tri thức với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học.

Bộ sách tiếng Anh hiện hành ở THCS là một tiến bộ lớn về quan điểm soạn SGK ngoại ngữ trong việc quan tâm rèn luyện bốn lỹ năng: Nghe, nói, đọc viết; có nghĩa là chú trọng việc rèn luyện giao tiếp cho học sinh, phù hợp với các phương pháp dạy học phối hợp rèn luyện cho học sinh học tập theo hướng nhóm và cặp (Groupwork, Pairwork) và tạo điều kiện cho các em bộc lộ bản thân và tính sáng tạo. Tăng cường hướng dẫn cho học sinh cách học chứ không đơn thuần cung cấp kiến thức.

Bên cạnh những mặt tích cực mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn thực hiện trong quá trình cải cách giáo dục, làm cho nền giáo dục nước nhà chuyển biến rõ nét những năm gần

đây, tuy nhiên cũng còn một số mặt cần rút kinh nghiệm và khắc phục như:

- Số tiết học của bộ môn học này từ 2, 3 tiết/ tuần là quá ít để tổ chức thực hành cho các kỹ năng yêu cầu trong SGK, bên cạnh lớp học luôn đông hơn so với quy định hạn chế cho GV tổ chức thực hành kỹ năng, thảo luận nhóm, chưa có sự tương thích về thời lượng và yêu cầu vận dụng kiến thức nội dung và ngôn ngữ, vì thế một số GV có xu hướng dạy chỉ để đáp ứng nhu cầu thi cử, kiểm tra.

- Việc sử dụng trang thiết bị phù hợp với chương trình SGK mới là một yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thực trạng về CSVC, TBDH ở rất nhiều điểm trường còn nghèo nàn và chưa phù hợp. Để có một tiết dạy thao giảng, dạy mẫu, hay thi GV giỏi không chỉ

GV trực tiếp lên lớp phải chuẩn bị trước đó hàng buổi mà cả tổ chuyên môn, thậm chí cả trường xúm lại hỗ trợ.

- Việc tổ chức các lớp tập huấn về thay đổi chương trình SGK hay sử dụng TBDH phải thường xuyên hơn và là nhu cầu cấp bách, thực tế cho thấy thời lượng và kiến thức mà GV

được tập huấn chủ yếu là trong dịp hè, lẽ ra việc này cần tổ chức quy mô và thường xuyên hơn ngay trong năm học. Vì thế nên GV không nắm được tinh thần cốt lõi của tác giả viết SGK.

Mặc dù nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng gặp khó khăn khi dạy chương trình SGK mới, nhưng kết quả khảo sát cho thấy, chương trình SGK mới được toàn thể GV đánh giá cao và đón nhận nó với đầy tâm huyết và trình độ kiến thức cơ bản và kỹ năng dạy học của phần lớn GV hiện nay có thể đảm bảo cho họ tiếp nhận được chương trình SGK mới nếu như họ được bồi dưỡng, tập huấn một cách cẩn thận, đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 34 - 36)