Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 26 - 27)

Theo PGS. Đặng Quốc Bảo: "Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố Thầy - Trò. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở"[2, tr.63].

Nhà trường là một thể chế xã hội – nhà nước, là một đơn vị tổ chức hoàn chỉnh, một cơ

quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục – đào tạo của nhà nước và của cộng

đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống. Do vậy, quản lý trường học nói chung và quản lý trường THCS nói riêng thực chất là: "Quản lý hoạt động dạy - học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục".

[26, tr.35].

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường (QLNT) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS.” [28, tr.34]

Theo Trần Kiểm: “Quản lý trường học là quản lý vi mô, là hệ thống con của quản lý vĩ mô: QLGD. Quản lý trường học có thể hiểu là chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến.” [22, tr.16]

Như vậy, QLNT chính là việc chủ thể quản lý tổ chức những hoạt động có mục đích, hợp quy luật để đưa tập thể nhà trường tiến đến mục tiêu đã định mà trọng tâm là hoàn thành các mục tiêu dạy và học. Nói cách khác, trọng tâm của hoạt động quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)