Đối với gia đình học sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 91 - 92)

Với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - văn hoá - xã hội, trình độ dân trí nâng lên, sự phổ biến nhanh chóng của các nguồn thông tin ... nhiều gia đình đã có đủ điều kiện để quan tâm đến việc đầu tư việc học tập của con em mình từ việc lựa chọn trường lớp, các hình thức học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai. Do vậy, yếu tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục nói chung và nói riêng cho HDDHtiếng Anh ở các nhà trường.

3.2.1.2. Bin pháp ci tiến phương pháp dy hc ca GV thông qua vic thường xuyên m các lp

tp hun

Nhằm giúp cho GV, CBQL quán triệt đúng đắn vềđổi mới trong giáo dục, xem đây là sự cần thiết phải thực hiện, nắm vững những yêu cầu cần đạt của SGK và các chuyên gia biên soạn, từ chương trình, nội dung SGK, phương pháp dạy học tích cực, hay TBDH,…

Nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Quan tâm đến việc bồi dưỡng và bồi dưỡng lại cho giáo viên dạy các lớp đã thay sách.

Hướng dẫn cách thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh...

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ và tài liệu do địa phương biên soạn.

Hiện nay, theo số liệu thống kê Việt Nam có khoảng 800.000 giáo viên từ cấp Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông. Chất lượng đội ngũ giáo viên, trừ một bộ phận khá, giỏi, còn lại số đông còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới khi chương trình sách giáo khoa có sự cải tiến, bổ sung.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kỹ năng, phương pháp dạy học của các trường sư phạm cho giáo sinh còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông. Ngoài ra, nhiều giáo viên còn chưa chủđộng trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học trong khi đó chương trình sách giáo khoa bậc phổ thông thường xuyên có sự cải tiến, thay đổi.

Việc bồi dưỡng giáo viên không chỉ dừng lại và bằng lòng với những lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (hằng năm các Sở giáo dục, phòng giáo dục - đào tạo vẫn tổ chức các khóa bồi dưỡng nhưng vì nhiều lý do hiệu quả không cao) mà chính là dành thêm thời gian cho giáo viên tự học hỏi, nghiên cứu, cung cấp thêm phương tiện, tạo điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên.

Trong quá trình học tập các giáo viên còn được hỗ trợ kinh phí mua tài liệu. Theo chương trình giảng dạy, hàng năm, Ngành giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn thay sách giáo khoa cho cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy... Bằng nhiều biện pháp khăc phục yếu kém trong đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Bên cạnh những kết quả tích cực, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở Cà Mau vẫn còn những hạn chế: Một số cán bộ giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên trình độ yếu, không đáp ứng được so với yêu cầu; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn yếu và chưa kịp thời; công tác luân chuyển giáo viên còn hạn chế...

Để khắc phục những hạn chế này, tỉnh đã có một số giải pháp: Lựa chọn cán bộ đi đào tạo phải đảm bảo chất lượng và sử dụng đội ngũ này có hiệu quả; đẩy mạnh phong trào tự học, tự rèn luyện trong mỗi cán bộ giáo viên; quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhà giáo biết tiếng dân tộc thiểu số, có ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng phục vụ học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giáo viên cốt cán cho hoạt động dạy học môn tiếng Anh hoạt động dạy học môn tiếng Anh

3.2.2.1. Bin pháp nâng cao trình độđội ngũ giáo viên, giáo viên ct cán tiếng Anh

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang có những hạn chế và bất cập. Số

lượng giáo viên còn thiếu, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo còn có mặt chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục, phần nhiều truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ

năng thực hành của người học. Vì vậy, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về việc “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục”.

Căn cứ trên cơ sở lý luận và qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng chúng tôi đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cho hoạt động QLDH tiếng Anh và đã được đánh giá là cần thiết và

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới THCS Tp Cà Mau (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)