1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn chuyên ngành bảo hiểm Hoàn thiện và phát triển hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng – Bắc Ninh

83 714 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 184,93 KB

Nội dung

Bên cạnh việc nắm bắt nhu cầu để thiết kế ra những sản phẩm đápứng và thỏa mãn nhu cầu ngày một đa dạng và phong phú của khách hàng, doanhnghiệp kinh doanh bảo hiểm phải lựa chọn hệ thốn

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HỌ TÊN SV : NGUYỄN THỊ THỦY

LỚP : KINH TẾ BẢO HIỂM 50B

GVHD : TH.S NGUYỄN THỊ CHÍNH

ĐỂ TÀI: Hoàn thiện và phát triển hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới

tại công ty bảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng – Bắc Ninh

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BH XCG : Bảo hiểm xe cơ giới

BH TNDS : Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

BH VCXCG : Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

STBH : Số tiền bảo hiểm

STBT : Số tiền bồi thường

GTBH : Giá trị bảo hiểm

DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm

XCG : Xe cơ giới

KDKV : Kinh doanh khu vực

XCG-CN : Xe cơ giới-con người

QLĐL : Quản lý đại lý

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Biểu phí bảo hiểm vật chất xe

Bảng 1.2 : Bảng tỷ lệ giảm phí theo số năm không tổn thất

Bảng 1.3 : Tỷ lệ giảm phi theo số lượng xe tham gia bảo hiểm

Bảng 1.4 : Tỷ lệ giảm phí theo mức miễn thường

Bảng 1.5 : Tỷ lệ tăng phí theo tỷ lệ bồi thường

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của PVI Bắc Sông Hồng

Bảng 2.1 : Doanh thu của PVI Bắc Sông Hồng giai đoạn 2008 – 2011

Bảng 2.2 : Tình hình thực hiện kế hoạch của PVI Bắc Sông Hồng

Biểu đồ 2.1 : Tình hình thực hiện kế hoạch của PVI Bắc Sông Hồng

Bảng 2.3 : Tình hình bồi thường tại PVI Bắc Sông Hồng giai đoạn 2008-2011Biểu đồ 2.2 : Số tiền bồi thường và doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2008-2011Bảng 2.4 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh của PVI Bắc Sông Hồng giai đoạn

2008 – 2009

Sơ đồ 2.2 : Kênh bán lẻ của PVI Bắc Sông Hồng

Sơ đồ 2.3 : Báo cáo phát sinh

Bảng 2.5 : Tình hình phát triển hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới giai đoạn

2008 – 2011Bảng 2.6 : Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại PVI Bắc Sông Hồng giai

đoạn 2008 – 2011Bảng 2.7 : Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại PVI Bắc

Sông Hồng giai đoạn 2008 – 2011Biểu đồ 2.3 : Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại PVI Bắc

Sông Hồng

Trang 4

Bảng 2.8 : Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới trong tổng doanh thu phí

của toàn công tyBiều đồ 2.4 : Tỷ trọng doanh thu phí BH XCG

Bảng 2.9 : Tình hình bồi thường BH XCG tại PVI Bắc Sông Hồng giai đoạn

2008 – 2009Biểu đồ 2.5 : Số tiền bồi thường và doanh thu phí BH XCG tại PVI Bắc Sông Hồng

Bảng 2.10 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh BH XCG tại PVI Bắc Sông Hồng giai

đoạn 2008 – 2011

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thànhviên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọilĩnh vực trong đó không thể không nói tới bảo hiểm - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ởViệt Nam Chúng ta đang thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệpđứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũngkhông nhỏ Chính vì lẽ đó, các công ty bảo hiểm đang phải nỗ lực hết mình để tạodựng được niềm tin đối với khách hàng và không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, pháttriển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng Trong bảo hiểm không thể không nói tới bảo hiểm xe cơ giới - loại hình bảo hiểmphổ biến tại hầu hết các DNBH phi nhân thọ Bảo hiểm xe cơ giới đóng góp một phầnquan trọng trong doanh thu của các công ty bảo hiểm Số lượng các loại xe cơ giớingày một tăng theo sự tăng lên về mức sống của người dân, kéo theo nhu cầu về bảohiểm xe cơ giới ngày càng lớn Cũng vì thị trường đầy tiềm năng này mà các công tybảo hiểm luôn giành giật để chiếm thị phần lớn, tạo chỗ đứng cho mình trên thị trườngbảo hiểm Và các doanh nghiệp đã làm gì để chiếm lĩnh thị trường của mình một cáchhiệu quả nhất

Một phần không thể thiếu, vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại trongkinh doanh bảo hiểm là kênh phân phối Các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp chokhách hàng là những sản phẩm vô hình Chính vì vậy, việc lựa chọn kênh phân phốiphù hợp là một yêu cầu quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh tronglĩnh vực bảo hiểm Bên cạnh việc nắm bắt nhu cầu để thiết kế ra những sản phẩm đápứng và thỏa mãn nhu cầu ngày một đa dạng và phong phú của khách hàng, doanhnghiệp kinh doanh bảo hiểm phải lựa chọn hệ thống kênh phân phối phù hợp với từngnhóm khách hàng và từng thị trường mục tiêu Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế,doanh thu của các công ty bảo hiểm từ khu vực khách hàng doanh nghiệp và tổ chức bị

Trang 6

giảm mạnh Để bù đắp cho những khoảng trống này, nhiều DNBH đã chọn giải pháptập trung vào thị trường bán lẻ, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng cá nhân.Thấy được tầm quan trọng của hệ thống bán lẻ trong kinh doanh bảo hiểm nóichung và trong bảo hiểm xe cơ giới nói riêng, sau một thời gian thực tập tại công tybảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng- Bắc Ninh, em chọn đề tài “Hoàn thiện và phát triển hệthống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng- BắcNinh”.

Nội dung đề tài gồm 3 phần:

Chương I: Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới và hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơgiới

Chương II: Thực trạng hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểmPVI Bắc Sông Hồng – Bắc Ninh

Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe

cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng – Bắc Ning trong thời gian tới

Bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hóa chở trên xe

- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe

- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của em, em chỉ chú trọng vào hai nghiệp vụ: Bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và bảo hiểm vật chất

xe cơ giới Vì đây cũng là hai nghiệp vụ chính trong bảo hiểm xe cơ giới tại công tybảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng

Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Nguyễn Thị Chính đã giúp đỡ và hướng dẫn

em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Em

Trang 7

cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty Bảo hiểm dầu khí PVI Bắc SôngHồng đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho em nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn này.

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu do thời gian và kiến thức còn hạn chế nênbài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý của thầy

cô để bài viết được hoàn thiện hơn

Trang 8

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ HỆ

THỐNG BÁN LẺ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI1.1 Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới

1.1.1 Đặc điểm hoạt động của xe cơ giới và sự cần thiết phải bảo hiểm xe cơ

Sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cơ giới một mặt đem lại cho conngười hình thức vận chuyển thuận tiện, kịp thời với chi phí rẻ, đặc biệt phù hợp vớinhu cầu của đại đa số dân cư Việt Nam Nhưng chính do tính cơ động cao nên nguy

cơ gây ra rủi ro tai nạn giao thông ngày càng lớn và hậu quả ngày càng nghiêm trọng.Hiện nay cả nước có khoảng hơn 1,85 triệu ô tô và 33,6 triệu xe máy lưu hành, đây làcon số này tương đối lớn

Cùng với sự phát triển bất hợp lý, không đồng đều giữa số lượng phương tiệnXCG với sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là sự gia tăng các vụ tainạn giao thông Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tại Việt Nam,

Trang 9

trung bình hàng ngày có khoảng 30-35 người chết vì tai nạn giao thông, chủ yếu là tainạn giao thông đường bộ với trên 90%.

Năm 2007 xảy ra hơn 14.500 vụ tai nạn giao thông làm gần 13.000 người chết,hơn 10.600 người bị thương Năm 2008, số vụ tai nạn giảm còn gần 13.000 vụ, làmgần 11.600 người chết, 8.000 người bị thương Năm 2009, giảm được 390 vụ tai nạn vàhơn 200 người thương vong Tuy nhiên, năm 2010, số tai nạn giao thông tăng gần1.800 vụ và thêm hơn 2.500 người bị thương Riêng 10 tháng đầu năm 2011, cả nướcxảy ra hơn 11.000 vụ tai nạn giao thông làm hơn 9.200 người chết, gần 8.400 người bịthương Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm cả nước có gần 12.000 người chết

và 9.300 người bị thương do tai nạn giao thông

Đây là những con số đáng báo động đối với tình hình tai nạn giao thông ở nước

ta vốn đã trở thành một vấn nạn xã hội nghiêm trọng

Số vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra chiếm trên 75%, ôtô chiếm 17%, xeđạp 4%, các tai nạn nghiêm trọng chiếm khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông Tỷ lệcác vụ tai nạn nghiêm trọng đang có xu hướng gia tăng

Điều đáng quan tâm là đa số những người bị tử vong do tai nạn giao thông đường

bộ nằm trong lứa tuổi 15 - 45, độ tuổi làm ra nhiều của cải nhất cho xã hội, là trụ cột vềkinh tế của các gia đình và trong số người bị chết có gần 2.000 là trẻ em

Hệ lụy của tai nạn giao thông là một gánh nặng của xã hội Phần lớn tổn thất vềngười (tính mạng và sức khỏe) của loại tai nạn này nhằm vào những người có sứckhỏe, năng động và là lao động chính trong gia đình Khi tai nạn giao thông xảy ra,hậu quả để lại thường không chỉ có thiệt hại về tài sản mà còn thiệt hại về con ngườidẫn đễn những thiệt hại về mặt tinh thần Tuy nhiên trên thực tế nhiều chủ phươngtiện lại trốn tránh trách nhiệm, có khi gây tại nạn rồi bỏ trốn Bởi thế việc giải quyếtbồi thường trở nên khó khăn, lợi ích của người bị nạn không được đảm bảo gây ảnhhưởng tiêu cực trong dư luận xã hội Làm thế nào để có sẵn nguồn tài chính cho việcgiải quyết bồi thường hậu quả các vụ tai nạn, bảo vệ quyền lợi của người bị hại? Đây

Trang 10

là mối quan tâm không chỉ của Nhà nước mà còn là của các chủ xe và bản thân người

bị thiệt hại Nhiều giải pháp được áp dụng khi có tai nạn xảy ra như chủ phương tiệnlập quỹ dự phòng hay đi vay…nhưng các giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, thụđộng Do đó đòi hỏi các chủ phương tiện phải tìm kiếm biện pháp hiệu quả hơn trongviệc xử lý rủi ro khi tai tai nạn giao thông xảy ra Chính vì vậy bảo hiểm xe cơ giới rađời là cần thiết và khách quan, đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội cũng là điềumong muốn của người tham gia giao thông

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm xe cơ giới có vai trò hết sức quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội:

 Góp phần ổn định tài chính, ổn định hoạt động kinh doanh của chủ xe

Tai nạn, rủi ro là điều không một cá nhân hay tổ chức nào mong muốn vì khi nó xảy ra

sẽ gây nên những hậu quả khôn lường: Thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập,đời sống, sản xuất kinh doanh của các nhân, của tổ chức, và còn có thể gây thiệt hại vềngười Tổn thất đó nếu thuộc phạm vi bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có trách nhiệmbồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm Nhờ vậy, việc kinh doanh sẽ ít bị giánđoạn, tài sản, hàng hóa cũng được bù đắp, phần nào hạn chế được tổn thất cho chủ xe,giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả, khó khăn về mặt tài chính, ổn định cuộc sống

và sản xuất

 Tích cực ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông đường bộ

Khi đã tham gia BH XCG người dân sẽ nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thôngcủa mình hơn bởi vì cùng việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này các công ty bảo hiểmcòn thực hiện các công tác tuyên truyền, quảng cáo giúp người dân thấy được vai tròcủa BH XCG và những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra đối với bản thân, từ đó nâng cao ýthức chấp hành luật lệ an toàn giao thông Bên cạnh đó, việc triển khai BH XCG cũng

đi liền với việc giúp các cá nhân, tổ chức tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổnthất, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể Các công ty bảo hiểm đóng gópmột phần tài chính của mình để xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng các biển báo,

Trang 11

tín hiệu…trên các tuyến đường hay xảy ra tai nạn nhằm góp phần giảm thiểu tai nạngiao thông Còn đối với các chủ xe, lái xe là người trực tiếp điều khiển các phương tiệngiao thông, việc tham gia BH XCG có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của họđối với người khác cũng như đối với bản thân mình, thúc đẩy họ thực hiện các biệnpháp an toàn khi tham gia giao thông.

 Góp phần xoa dịu bớt căng thẳng thường gặp giữa chủ xe, lái xe với nạn nhântrong các vụ tai nạn, từ đó đảm bảo sự ổn định cho xã hội

Khi tai nạn giao thông xảy ra không chỉ có người điều khiển phương tiện bị thiệt hại

mà còn gây thiệt hại cho bên thứ ba Nhiều trường hợp người gây tai nạn không đủ khảnăng tài chính để bù đắp cho bên thứ ba cũng như những thiệt hại của chính mình.Điều đó gây ra khó khăn với cả người gây tai nạn và người bị hại, có thể dẫn tới tranhchấp, khiếu nại…Và khi tham gia BH XCG, DNBH sẽ đứng ra đóng vai trò là ngườiđại diện cho bên tham gia bảo hiểm để thu xếp tranh chấp, quyền lợi giữa chủ xe vàbạn nhân một cách khách quan, minh bạch và thỏa đáng, từ đó giảm bớt căng thẳnggiữa các bên

 Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước để từ đó Nhà nước có điều kiện đầu

tư trở lại để nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo antoàn cho nhân dân, từ đó có điều kiện phát triển kinh tế hơn

Các DNBH trong quá trình kinh doanh có nghĩa vụ phải đóng góp vào Ngân sáchNhà nước thông qua các loại thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanhnghiệp…tức là tăng thu cho ngân sách

Bên cạnh đó, nhờ có tham gia bảo hiểm mà Ngân sách Nhà nước không phải chi ra

để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro Những thiệt hại thuộcphạm vi bảo hiểm sẽ được DNBH chi trả, từ đó giảm bớt gánh nặng cho Ngân sáchNhà nước và giúp người tham gia nhanh chóng ổn định đời sống, ổn định hoạt độngsản xuất kinh doanh

Trang 12

 BH XCG còn góp phần làm tăng doanh thu cho các công ty bảo hiểm, tạo thêmcông ăn việc làm cho người lao động.

Có thể nói BH XCG là loại hình bảo hiểm truyền thống của các DNBH ở ViệtNam Khi số lượng người tham gia bảo hiểm tăng làm doanh thu của DNBH tăng, kéotheo lợi nhuận tăng, cuộc sống của cán bộ bảo hiểm được đảm bảo hơn Và khi mởrộng thị trường, nhu cầu tuyển dụng cũng tăng lên, từ đó tạo thêm công ăn việc làmcho người lao động

1.1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm xe cơ giới

1.1.3.1 Đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hìnhbảo hiểm trách nhiệm, vì vậy đối tượng bảo hiểm ở đây là phần trách nhiệm pháp lýphát sinh phải bồi thường trách nhiệm dân sự do xe của chủ xe khi lưu hành gây thiệthại cho bên thứ ba và phải bồi thường theo luật định

Trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụbồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi lưu hành gây tainạn

Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước Chỉ khi nào việc lưu hành

xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba thìđối tượng này mới được xác định cụ thể

Trách nhiệm của chủ xe chỉ phát sinh khi có đủ 3 điều kiện:

 Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ ba

 Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật Có thể do vô tình hay cố ý

mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy địnhkhác của Nhà nước…

 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (láixe) với những thiệt hại của người thứ ba

Trang 13

Ngoài ra còn có thêm điều kiện thứ tư: Chủ xe (lái xe) phải có lỗi Điều kiện này

có thể có hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ mà khônghoàn toàn do lỗi của chủ xe (lái xe)

Ví dụ: Xe đang chạy bị nổ lốp, lái xe mất khả năng điều khiển nên đã gây tai nạn.Trong trường hợp này trách nhiệm dân sự vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiệnđầu tiên

Bên thứ ba trong BH TNDS của chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệthại do hậu quả của vụ tai nạn, nhưng loại trừ:

+ Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe;

+ Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…

+ Hành khách, những người có mặt trên xe;

+ Tài sản, tư trang, hành lý của những người nên trên

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới:

Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xecòn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia

Xe cơ giới chỉ được coi là đối tượng bảo hiểm khi đáp ứng đầy đủ những điềukiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho sự lưu hành như: Chủ xe phải được cơ quan cóthẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an toàn

kỹ thuật và môi trường…

Đối với xe mô tô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chấtthân xe

Đối với xe ô tô, các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc cũng có thểtham gia bảo hiểm từng tổng thành của xe Xe ô tô được chia thành 7 tổng thành:

 Tổng thành thân vỏ

 Tổng thành động cơ

 Tổng thành hộp số

 Tổng thành cầu trước

Trang 14

 Tổng thành trục sau

 Tổng thành hệ thống lái

 Tổng thành săm lốpĐây là loại hình bảo hiểm tài sản nên nó được thực hiện dưới hình thức tựnguyện, tuy nhiên trong thực tế các công ty bảo hiểm thường triển khai kết hợp với BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và ngườingồi trên xe, BH TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe…

1.1.3.2 Phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:

Công ty bảo hiểm nhận đảm bảo cho các rủi ro bất ngờ không lường trước đượcgây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe Cụ thể, các thiệt hạinằm trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm:

- Thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của bên thứ ba;

- Thiệt hại về tài sản, hàng hóa … của bên thứ ba;

- Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập;

- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chếthiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cảbiện pháp không mang lại hiệu quả);

- Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người tham gia cứu chữa,ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân

Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạnmặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:

- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại;

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theoquy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ;

- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộnhư:

Trang 15

o Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹthuật và môi trường.

o Lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu, bằng không hợp lệ

o Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép

o Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửachữa

o Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải

o Xe không có hệ thống lái bên phải

- Thiệt hại do chiến tranh, bạo động;

- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuấtkinh doanh;

- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn;

- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thỏa thuận khác

Ngoài ra công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệtnhư vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới:

Rủi ro, tai nạn gắn với sự lưu hành XCG rất đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiểuyếu tố Trong hợp đồng BH VCXCG, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm:

 Rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của xe: Đâm va, lật đổ

 Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác: Cháy nổ, hỏa hoạn,…

 Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên: Bão, lũ, lụt, sụt lở, sétđánh, động đất, mưa đá…

 Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội: Mất cắp, đập phá…

Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểmtrong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho cho chủ xetham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:

Trang 16

 Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất xảy ra thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi rođược bảo hiểm;

 Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;

 Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm sẽ không chịu bồi thường những thiệt hại vật chất của xegây ra bởi:

 Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hưhỏng thêm do sửa chữa

 Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, săm lốp bị hư hỏng màkhông do tai nạn gây ra

 Mất cắp bộ phận xe

Để tránh trục lợi bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, hay một số rủi rođặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy ra trong những trường hợp sau cũng khôngđược bồi thường:

 Hành động cố ý của chủ xe, lái xe;

 Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quyđịnh của Luật an toàn giao thông đường bộ;

 Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộnhư:

o Xe không có giấy phép lưu hành

o Lái xe không có bằng lái, hoặc có nhưng không hợp lệ

o Lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thíchtương tự khác trong khi điều khiển xe

o Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép

o Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định

o Xe đi vào đường cấm

Trang 17

o Xe đi đêm không đèn

o Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa

 Thiệt hại gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, đình trệ sản xuất kinhdoanh

 Thiệt hại do chiến tranh

Ngoài ra công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồithường trong các trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:

Một là, cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban đầu về đốitượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm

Hai là, khi xảy ra rai nạn không thông báo ngay cho DNBH, không áp dụng cácbiện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự ý sửa chữa, tháo dỡ xe mà không

có sự đồng ý của DNBH

Ba là, không làm thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong việc gây rathiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm

1.1.3.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.

1.1.3.3.1 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.

Với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thìSTBH là hạn mức trách nhiệm tối đa mà các DNBH phải trả cho những thiệt hại vềngười và tài sản trong những vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự

Chẳng hạn, theo Quyết định của bộ tài chính thì hạn mức trách nhiệm đối với xe

mô tô là: 50 triệu đồng/người/vụ và 30 triệu đồng/tài sản/vụ Với xe ô tô là 50 triệuđồng/người/vụ và 50 triệu đồng/tài sản/vụ

Ngoài ra chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm cao hơn tùythuộc vào sự lựa chọn của chủ xe

Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới, việc xác định đúng giá trị thực tế của chiếc

xe là công việc rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bêntrong hợp đồng bảo hiểm

Trang 18

GTBH của XCG là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm tham giabảo hiểm Xác định giá trị thực tế của xe thực chất là xác định giá bán của nó trên thịtrường vào thời điểm người tham gia mua bảo hiểm Tuy nhiên, giá xe trên thị trườngluôn có những biến động và có thêm nhiều chủng loại xe tham gia giao thông nên đãgây khó khăn cho việc xác định giá trị xe Vì vậy, để có thể đánh giá chính xác GTBH,các DNBH phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tếcủa chiếc xe tham gia bảo hiểm Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa vàocác nhân tố sau để xác định giá trị xe:

o Giấy tờ, hóa đơn mua bán xe giữa các bên;

o Hóa đơn thu thuế trước bạ;

o Giá mua xe lúc ban đầu;

o Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất lượngtương đương;

o Hóa đơn sửa chữa, nâng cấp, đại tu xe lần gần nhất;

o Thời gian sử dụng để tính khấu hao

Trên thực tế, trong thời gian sử dụng xe có lần chủ xe đem xe đi sửa chữa lớn, đại

tu làm tăng giá trị của xe thì giá trị thực tế của xe được xác đinh theo công thức:

Giá trị thực tế xe = Giá trị ban đầu – Khấu hao sử dụng + Chi phí sửa chữa

Trên cơ sở GTBH, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiền nhỏ hơn, hoặcbằng, hoặc lớn hơn giá trị thực tế của chiếc xe Việc quyết định tham gia bảo hiểm với

số tiền bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra

Trang 19

 Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với STBH nhỏ hơn giá trị thực tế của xe thìđược gọi là bảo hiểm dưới giá trị.

 Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với STBH bằng giá trị thực tế của xe thìđược gọi là bảo hiểm ngang giá trị

 Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với STBH lớn hơn giá trị thực tế của xe thìđược gọi là bảo hiểm trên giá trị

Trên phương diện kỹ thuật, người ta chia XCG thành các tổng thành Các chủ xe

có thể tham gia bảo hiểm một hoặc một số tổng thành cho chiếc xe của mình Trong sốcác tổng thành của xe thì thổng thành thân vỏ thường chiếm tỷ trọng lớn về mặt giá trị

và cũng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn, vì thế nếu chọnmột tổng thành để tham gia bảo hiểm thì các chủ xe thường lựa chọn tổng thành này.Đối với trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, STBH được xác định căn cứvào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá trị toàn bộ xe

1.1.3.3.2 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe tham gia bảo hiểm có trách nhiệm phảithanh toán cho bên bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham giabảo hiểm đóng phí hoặc chấp nhận đóng phí theo quy định

Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe được tính theo công thức:

Ci

Trang 20

Trong đó:

Si – Số vụ tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trongnăm i

Ti – Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn có phát sinh TNDS trong năm i

Ci – Số đầu phương tiện tham gia BH TNDS trong năm i

n – Số năm thống kê, thường từ 3-5 năm, i= (1,n)

Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới một năm), thời gian tham giabảo hiểm được tính trong tháng và phí bảo hiểm được xác đinh như sau:

Phí ngắn hạn = Phí năm∗Số thánghoạt động 12 tháng

Hoặc: Phí ngắn hạn = Phí năm * Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng

Trường hợp đã đóng phí cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó phương tiệnkhông hoạt động nữa hoặc chuyển sở hữu mà không chuyển quyền bảo hiểm thì chủphương tiện sẽ được hoàn phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm(làm tròn tháng) nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồithường

Số phí hoàn lại được xác định như sau:

Phí hoàn lại = Phí năm∗Số thángkhông hoạt động 12tháng

Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm cảu chủ phương tiện Tùy theo số lượng phươngtiện, công ty bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí tương ứng có xétgiảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm(tối đa thường giảm 20%) Nếu không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt

Với bảo hiểm vật chất xe:

Mức phí của hợp đồng BH VCXCG được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhânvới số tiền bảo hiểm

P = Sb * R

Trong đó: Sb – Số tiền bảo hiểm

Trang 21

R – Tỷ lệ phí bảo hiểm

Bảng 1.1: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe

STT Loại xe và mục đích sử

dụng

Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu (%)

Bảo hiểm toàn bộ Bảo hiểm bộ phậnTrước

VAT

Sau VAT Trước

VAT

Sau VAT

1 Ô tô không kinh doanh 1.35 % 1.5% 2.3% 2.53%

2 Ô tô kinh doanh 1.5% 1.65% 2.5% 2.75%

(Nguồn: PVI Bắc Sông Hồng)Phí thuần được xác định theo công thức:

Si – Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i

Ti – thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i

Ci – Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i

Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể, các công

ty bảo hiểm thường căn cứ vào các nhân tố sau:

 Loại xe

Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khácnhau nên phí bảo hiểm vật chất được tính riêng cho từng loại xe Thông thường cáccông ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí phù hợp cho hầu hết các xe thông dụng quaviệc phân loại xe thành các nhóm Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của

xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụtùng Đối với các xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe trở hàng

Trang 22

nặng…do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệnhất định dựa trên mức phí cơ bản.

 Tuổi tác, kinh nghiệm của người yêu cầu bảo hiểm và những người thườngxuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm

Số liệu thống kê cho thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với cáclái xe lớn tuổi Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểmcho các lái xe trên 50 hoặc 55 tuổi do kinh nghiệm cho tháy số người này ít gặp tai nạnhơn so với các lái xe trẻ tuổi Tuy nhiên, với những lái xe quá lớn tuổi (thường từ 65tuổi trở lên) thường phải xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp để có thể lái xethì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm

Ngoài ra, để khuyến khích hạn chế tai nạn, các công ty thường yêu cầu ngườiđược bảo hiểm tự chịu một phần tổn thất xảy ra với xe của mình (hay còn gọi là mứcmiễn thường) Đối với những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn vớinhững lái xe có tuổi lớn hơn

 Giảm phí bảo hiểm

Để khuyến khích các chủ xe tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảohiểm thường áp dụng mức giảm phí bảo hiểm theo một trong các phương thức sau khi

Trang 23

khách hàng tham gia các loai hình bảo hiểm tự nguyện và việc giảm phí được xác địnhtheo tỷ lệ giảm phí so với tổng số phí bảo hiểm phải nộp.

Phương thức 1: Giảm phí theo tỷ lệ tổn thất

Nếu chiếc xe đó không có bất cứ tổn thất nào trong thời gian tham gia bảo hiểmthì công ty bảo hiểm có thể giảm phí với tỷ lệ giảm phí như sau:

Bảng 1.2: Bảng tỷ lệ giảm phí theo số năm không tổn thất

Thời hạn Tỷ lệ giảm phí tối đa (%)

Bảng 1.3: Tỷ lệ giảm phi theo số lượng xe tham gia bảo hiểm

Số lượng xe Tỷ lệ giảm phí tối đa (%)

(Nguồn: PVI Bắc Sông Hồng)

Phương thức 3: Giảm phí theo mức miễn bồi thường

Bảng 1.4: Tỷ lệ giảm phí theo mức miễn thường

Mức khấu trừ (VND) Tỷ lệ giảm phí (%)

Ô tô không kinh doanh Ô tô kinh doanh

Trang 24

Phí bảo hiểm =mức phí cả năm∗Số tháng xehoạt động trong năm

12

 Tăng phí bảo hiểm

Với những xe có tỷ lệ bồi thường qua các năm lớn, công ty bảo hiểm thường tăngphí bảo hiểm với một tỷ lệ nhất định

Bảng 1.5: Tỷ lệ tăng phí theo tỷ lệ bồi thường

Tỷ lệ bồi thường (%) Tỷ lệ tăng phí tối thiểu (%)

(Nguồn: PVI Bắc Sông Hồng)

 Hoàn phí bảo hiểm

Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm xekhông hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó như ngừng hoạt động để tu sửa xe.Trong trường hợp này, thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm củanhững tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe

Số phí hoàn lại được tính như sau:

Phí hoàn lại = Phí cả năm * S ố th á ng xe kh ô ng ho ạ t độ ng12 * Tỷ lệ hoàn lại phí

Tùy theo công ty bảo hiểm khác nhau mà tỷ lệ hoàn phí khác nhau Thông thường

tỷ lệ này là 80%

Trong trường hợp chủ xe muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết hạn bảohiểm thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí cho thời gian còn lại đó theo

Trang 25

công thức trên nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểmchi trả bồi thường.

1.1.3.4 Giám định và bồi thường tổn thất

Với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:

Khi tai nạn xảy ra, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho công tybảo hiểm, hồ sơ phải bao gồm các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm;

- Biên bản khám nghiệm hiện trường;

- Tờ khai tai nạn của nạn nhân;

- Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có);

- Biên bản hòa giải (nếu có trong trường hợp có hòa giải);

- Quyết định của tòa án nếu có;

- Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba, các chứng từ phảihợp lệ

Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ tiến hànhgiám định để xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và bồi thường tổn thất

Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:

 Thiệt hại về tài sản gồm: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại; thiệt hạiliên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế

và khắc phục thiệt hại

Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá trị thực tế (giá thị trường) tạithời điểm tổn thất, còn đối với tài sản cố định khi xác định thiệt hại phải tính đến khấuhao Cụ thể:

Giá trị thiệt hại = Giá trị mua mới (nguyên giá) – Mức khấu hao

 Thiệt hại về con người bao gồm thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tính mạngcủa bên thứ ba

Thiệt hại về sức khỏe bao gồm:

Trang 26

o Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe vàchức năng bị mật hoặc giảm sút như: Chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất

và các chi phí y tế khác (thuốc men, dịch truyền,…)

o Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân(nếu có theo yêu cầu của bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch) vàkhoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng

o Khoản thu nhập bị giảm sút của người đó

o Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần

Thiệt hại về tính mạng của người thứ ba bao gồm:

o Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết

o Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí hủ tục sẽkhông được thanh toán)

o Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng (vợ,chồng, con cái… đặc biệt khi mà người thứ ba là lao động chính trong giađình) Khoản tiền trợ cấp này được xác định tùy theo quy định mỗi quốcgia

Như vậy, toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba:

Thiệt hại thực tế của bên thứ ba = thiệt hại về tài sản + thiệt hại về người.

Việc xác định số tiền bồi thường dựa trên hai yếu tố là:

- Thiệt hại thực tế của bên thứ ba;

- Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn

Số tiền bồi thường = Lỗi của chủ xe * Thiệt hại của bên thứ ba

Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hai cho bên thứ ba thì:

Số tiền bồi thường = (lỗi của chủ xe + lỗi khác) * Thiệt hại của bên thứ ba.

Sau khi bồi thường, công ty bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại

do họ gây ra theo mức độ lỗi của họ Công ty bảo hiểm theo thiệt hại thực tế nhưngSTBT tối đa không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm

Trang 27

Với bảo hiểm vật chất xe cơ giới:

Khi tai nạn xảy ra, người bảo hiểm yêu cầu chủ xe (hoặc lái xe) một mặt phải tìmmọi cách cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng thông báo cho công ty bảohiểm biết Chủ xe không được tự ý di chuyển, thay đổi hiện trường khi chưa có ý kiếncủa công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.Sau khi nhận được thông báo tai nạn của người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm

sẽ cử cán bộ đại diện của mình xuống hiện trường, phối hợp với chủ xe để giải quyếthậu quả của vụ tai nạn

 Giám định tổn thất: Thông thường đối với BH VCXCG, việc giám định tổn thấtđược công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe, lái xe hoặc người đạidiện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại Trong trườnghợp hai bên không đạt được sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám địnhviên chuyên môn làm trung gian

Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải cungcấp những tài liệu, chứng từ sau:

- Tờ khai tai nạn của chủ xe;

- Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứngnhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường , giấy phép lái xe;

- Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: Biên bảnkhám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn,biên bản giải quyết tai nạn;

- Bản án hoặc quyết định của Tòa án trong trường hợp có tranh chấp tại tòa án;

- Các biên bản, tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba;

- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn: Chứng từ xác định chi phí sửa chữa

xe, thuê cẩu xe…

 Bồi thường tổn thất:

- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị:

Trang 28

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế * GTBH STBH

- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị:

Theo nguyên tắc để tránh việc trục lợi bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhậnSTBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia vớiSTBH lớn hơn GTBH nhằm trục lợi thì hợp đồng bảo hiểm sẽ không có hiệu lực Tuynhiên, nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiễm vẫn bồi thườngnhưng STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế củaxe

Trong thực tế có những trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giátrị thực tế, ví dụ như theo “giá trị thay thế mới” Để được công ty bảo hiểm chấp nhậnbảo hiểm theo “giá trị thay thế mới”, chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao và cácđiều kiện bảo hiểm rất nghiêm ngặt

- Trường hợp tổn thất bộ phận:

Trong trường hợp này chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở nguyên tắcbảo hiểm dưới, bằng, hoặc trên giá trị Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giớihạn mức bồi thường với tổn thất bộ phận bằng tỷ lệ giá trị tổng thành xe

- Trường hợp tổn thất toàn bộ:

Xe được coi là tổn thất toàn bộ nếu bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặngđến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phụchồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe Trong trường hợp này, STBT lớn nhấtbằng STBH và phải trừ khấu hao cho thời gian đã sử dụng xe hoặc chỉ tính giá trịtương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất

Ngoài ra khi tính STBT còn phải tuân theo những nguyên tắc sau:

 Những bộ phận thay thế mới (tức là khi tổn thất toàn bộ một bộ phận hay mộttổng thành), khi bồi thường phải trừ khấu hao đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trịtương đương với giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn

Trang 29

Công ty bảo hiểm sẽ thu hồi những bộ phận được thay thế hoặc đã bồi thườngtoàn bộ giá trị.

 Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận hoặc tổng thành xe,STBT được xác định dựa trên thiệt hại của bộ phận hay tổng thành đó VàSTBT cũng thường được giới hạn bởi bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộphận hay tổng thành tham gia bảo hiểm

 Trường hợp thiệt hại xảy ra liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, công tybảo hiểm bồi thường cho chủ xe và yêu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại vàchuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ,chứng từ liên quan

 Bảo hiểm trùng: Có những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xetheo một hay nhiều đơn bảo hiểm khác nhau, theo nguyên tắc hoạt động của bảohiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các đơn bảo hiểm chỉ đúngbằng thiệt hại thực tế của xe Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn tráchnhiệm bồi thường của mình theo tỷ lệ giữa STBH ghi trong giấy chứng nhậnbảo hiểm của công ty mình so với tổng STBH ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm

1.2 Hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới

1.2.1 Sự cần thiết của hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới

Trong lĩnh vực bảo hiểm, DNBH muốn tồn tại và thành công cần phải thỏa mãnnhu cầu khách hàng một cách tốt nhất Để làm được điều này ngoài việc công ty phảitriển khai một sản phẩm tốt phù hợp với thị hiếu của khách hàng, định giá sản phẩmhợp lý, thông tin truyền bá rộng rãi về sản phẩm, điều quan trọng hơn là làm thế nào đểdoanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh nhất, làmkhách hàng hài lòng nhất Đối với xe cơ giới, nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng, cơ hộiphát triển đối với các công ty bảo hiểm ngày càng lớn Nhưng bên cạnh đó thì sự cạnhtranh, giành giật giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng khốc liệt Vì vây làm thế nào

để có thể chiếm lĩnh thị trường này một cách hiệu quả nhất? Do BH XCG là sản phẩm

Trang 30

bán lẻ, người bán hàng thường phải tiếp cận trực tiếp tới từng cá nhân, tổ chức, việcnày đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển mạng lưới bán lẻ của mình để đem lạihiệu quả cao trong kinh doanh.

Với bảo hiểm xe cơ giới, đối tượng khách hàng là rất phong phú Những kháchhàng này có thể ở những vùng, miền khác nhau, có thể ở ngay tại nơi trụ sở của công tybảo hiểm, cũng có thể ở những nơi rất xa công ty, thậm chí còn ở những vùng sâu vùng

xa, trung du, miền núi,…Chính vì vậy mà bản thân cán bộ doanh nghiệp không thể trựctiếp khai thác được hết các đối tượng này, nhờ có hệ thống bán lẻ (đặc biệt là đại lý)

mà công ty khai thác được đến tận các đối tượng khách hàng này

Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, thời gian đối với con người là vô cùngquý giá Nhiều khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm nhưng không có thời gian gặp

gỡ với người bán bảo hiểm để trao đổi, tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm mà mình đangcần Nhờ có hệ thống bán lẻ như kênh ngân hàng (bancassurance), trực tuyến…mà họ

có thể nhanh chóng tìm mua được sản phẩm bảo hiểm mình cần

Trong thời gian vừa qua, dưới sự ảnh hưởng sâu rộng của suy thoái kinh tế toàncầu, cộng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH, doanh thu phí bảo hiểm từ khuvực khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức bị sụt giảm mạnh Vì vậy, các công tybảo hiểm đã và đang hướng sự quan tâm nhiều hơn sang khu vực khách hàng cá nhân,

và sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trongchiến lược và cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm Nhưng để tạo ra doanh thulớn với loại hình bảo hiểm này không phải là doanh nghiệp nào cũng làm được Vì vậyphát triển hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới là hướng đi cần thiết của nhiều doanhnghiệp hiện nay

1.2.2 Khái niệm và vai trò của hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới

Hệ thống bán lẻ BH XCG là hệ thống phân phối BH XCG tới khách hàng, trong

đó người bán hàng phải tiếp cận trực tiếp tới từng cá nhân, tổ chức để cung cấp bảohiểm cho họ

Trang 31

Vai trò của hệ thống bán lẻ BH XCG:

Kênh bán lẻ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung

và trong kinh doanh BH XCG nói riêng Trong khi các chiến lược cắt giảm phí khôngchỉ nhanh chóng và dễ dàng bị coppy bởi đối thủ cạnh tranh mà còn dẫn đến sự giảmsút hoặc mất khả năng về lợi nhuận, hay các chiến lược quảng cáo xúc tiến chỉ thườngchỉ có kết quả trong ngắn hạn và cũng dễ mất tác dụng trong dài hạn thì kênh bán lẻ tạo

ra lợi thế cạnh tranh cho các DNBH so với đối thủ cạnh tranh Khi DNBH cung cấpsản phẩm BH XCG thông qua kênh bán lẻ không chỉ tạo cho khách hàng cảm giácđược cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất mà đồng thời còn tạo cho họ cảm giác mìnhđược phục vụ sẵn sàng theo mong muốn về thời gian, địa điểm, phương thức bán sảnphẩm Ngành bảo hiểm là một ngành dịch vụ nên sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vôhình, người tham gia bảo hiểm không thể cảm nhận được nó bằng các giác quan nênviệc chào bán sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn Nhờ có hệ thống bán lẻ mà đặcbiệt là hệ thống đại lý mà việc phân phối sản phẩm BH XCG trở nên dễ dàng hơn Hệthống bán lẻ BH XCG có các vai trò sau:

 Hệ thống bán lẻ BH XCG giúp cho công tác nghiên cứu thị trường của cácDNBH đạt hiệu quả và mang tính thực tiễn hơn Vì các thành viên trong hệthống bán lẻ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì vậy các ý kiếncủa thành viên trong hệ thống bán lẻ về nhu cầu của thị trường phản ánh đúngnhững yêu cầu của khách hàng về sản phẩm BH XCG cũng như dịch vụ màcông ty cung cấp, điều này có ý nghĩa rất lơn đối với DNBH trong việc thu thập,tổng hợp, nghiên cứu số liệu liên quan đến khách hàng để quản lý và chăm sóckhách hàng tốt hơn

 Giúp các DNBH xúc tiến khuyếch trương cho sản phẩm của họ Mục tiêu củacác thành viên trong hệ thống bán lẻ này là bán được bảo hiểm Để đạt đượcmục tiêu trên thì bản thân các thành viên cũng phải giới thiệu cho khách hàng

Trang 32

hiểu rõ về BH XCG Đó cũng là một cách khuyếch trương, quảng bá sản phẩmcho doanh nghiệp rất hiệu quả.

 Hệ thống bán lẻ BH XCG có vai trò thiết lập các mối quan hệ giữa các thànhviên trong hệ thống và mối quan hệ giữa DNBH với khách hàng Từ đó giúpcho DNBH quản lý hệ thống một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn,đồng thời giúpcho các thành viên trong hệ thống duy trì, tạo lập được mối liên hệ với kháchhàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng

 Giúp DNBH hoàn thiện sản phẩm BH XCG

Những ý kiến góp ý của các thành viên trong hệ thống về sản phẩm giúp DNBHhoàn thiện hơn nữa sản phẩm BH XCG của mình để phục vụ khách hàng tốthơn

 Hệ thống bán lẻ BH XCG giúp các DNBH san sẻ rủi ro trong quá trình phânphối sản phẩm

Khi càng có nhiều trung gian tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm trong hệthống bán lẻ BH XCG thì xác xuất rủi ro trong việc cung cấp sản phẩm càng nhỏ Hơnnữa, rủi ro khách hàng cá nhân không quá cao nên công ty dễ dàng khống chế khả năngtài chính của mình

Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của hệ thống bán lẻ BH XCG đối với khôngchỉ DNBH mà còn cả với khách hàng Vì vậy có thể nói một công ty bảo hiểm có hệthống bán lẻ BH XCG sâu rộng và chuyên nghiệp chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao trongkinh doanh BH XCG cũng như nâng cao uy tín với khách hàng

1.2.3 Phân loại hệ thống bán lẻ bảo hiểm xe cơ giới

Hệ thống bán lẻ BH XCG bao gồm rất nhiều hình thức như:

• Cán bộ doanh nghiệp trực tiếp khai thác khách hàng: Khi này nhân viên công ty

là người tự tìm kiếm khách hàng, tự giới thiệu và bán bảo hiểm cho khách hàng

mà không qua bất kì trung gian nào

Trang 33

• Bán hàng qua đại lý: Khi này cán bộ doanh nghiệp không phải trực tiếp đi khaithác, tìm kiếm khách hàng mà qua trung gian là đại lý bảo hiểm Đại lý là ngườihay tổ chức đã qua đào tạo, được cấp chứng chỉ của Bộ tài chính hay của công

ty, có ký kết hợp đồng với công ty Đại lý sẽ là người tìm kiếm nguồn kháchhàng cho DNBH, cung cấp BH XCG trực tiếp cho khách hàng

• Bancassurance: Bán sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng, là kênh phân phối phổbiến ở nhiều quốc gia hiện nay Khi này DNBH không phải trực tiếp khai tháckhách hàng, mà chủ yếu là khách hàng của ngân hàng Hợp tác với ngân hàng sẽgiúp cho công ty bảo hiểm có được cơ sở khách hàng sẵn có, quảng bá thươnghiệu và xây dựng uy tín đối với khách hàng trong trung và dài hạn Tuy nhiên,bán bảo hiểm qua kênh này có một bất lợi cho nhà bảo hiểm là không có khảnăng kiểm soát những người bán hàng, từ đó làm ảnh hưởng tới những vấn đềnghiêm trọng như kết quả bán hàng, chiến lược và hỗn hợp sản phẩm và khảnăng khích lệ nhân viên Ngân hàng phân phối rất nhiều sản phẩm, vì vậy sảnphẩm bảo hiểm có thể đánh mất vị trí ưu tiên

• Ngoài ra kênh bán lẻ còn có thể có một số hình thức khác như: bán hàng quađiện thoại, bán tại các cửa hàng tạp hóa, các gara sửa chữa, showroom ô tô…

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống bán lẻ

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành bảo hiểm cũng chịu ảnhhưởng không nhỏ Trong hoàn cảnh đó thì rất nhiều DNBH lựa chọn phương thức bán

lẻ các sản phẩm bảo hiểm của mình để đem lại hiệu quả cao hơn, trong đó xây dựngkênh bán lẻ cho sản phẩm BH XCG đang được hầu hết các DNBH phi nhân thọ chútrọng Hệ thống bán lẻ BH XCG cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố môitrường cả vi mô lẫn vĩ mô Sự thay đổi liên tục của các lực lượng môi trường tác độngqua lại với hệ thống bán lẻ BH XCG, có thể ảnh hưởng quyết định đến hệ thống trong

cả ngắn hạn và dài hạn

 Môi trường vi mô

Trang 34

Mục tiêu chủ yếu của kênh bán lẻ BH XCG là có thể khai thác được những kháchhàng tiềm năng nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp Do tính vô hình, chất lượngsản phẩm chỉ được kiểm nghiệm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra do chất lượng của dịch vụgiải quyết bồi thường, chất lượng dịch vụ sau bán hàng Chính vì vậy có những bộphận trong DNBH ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và hiệu quả của hệ thống bán lẻ

BH XCG

Vấn đề thiết kế sản sản phẩm của DNBH

Đảm bảo sự chấp nhận của các thành viên trong kênh: Thành viên kênh bán lẻ là

những người đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Người tiêu dùng quantâm đến những lợi ích mà họ có được khi tiêu dùng sản phẩm, nhưng các thành viênkênh quan tâm nhiều hơn tới việc bán sản phẩm như thế nào, và nó đem lại cho họ thunhập bao nhiêu Chính vì vậy, tạo được niềm tin cho các thành viên trong kênh tạo cho

họ tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp không những đem lại lợi ích cho chính họ màcòn cho khách hàng của họ sự an tâm khi sử dụng sản phẩm bảo hiểm

Thông tin cho các thành viên kênh: Nhiệm vụ của các thành viên kênh là đem đến

cho khách hàng sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ Chính vì vậy đòi hỏi cácthành viên trong kênh phải hiểu rõ sản phẩm, nắm bắt tốt nhu cầu của từng khách hàng

mà có phản ứng phù hợp để làm được điều này các DNBH cần có các chương trìnhđào tạo phù hợp cho các thành viên trong kênh Như vậy các thành viên kênh sẽ có chủđộng trong công việc và có kế hoạch làm việc tốt, gia tăng hiệu quả tìm kiếm kháchhàng

Xây dựng các chiến lược sản phẩm: Sản phẩm BH XCG trên thị trường là khá

đồng nhất, xây dựng một chiến lược riêng cho sản phẩm như ưu đãi về phí, có nhữngchương trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng…Sự khác biệt này sẽ gây được sựchú ý của khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động của hệ thống bán lẻ BH XCG dễdàng hơn khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

Trang 35

Hoạt động giám định bồi thường: Đây là yếu tố phản ánh chất lượng sản phẩm

của DNBH, hoạt động này yêu cầu phải nhanh chóng và thuận lợi cho khách hàng,điều này sẽ tạo ấn tượng tốt về uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, đồngthời cũng tạo thuận lợi cho kênh bán lẻ BH XCG trong khâu khai thác và tái tục hợpđồng bảo hiểm

Vấn đề định giá sản phẩm ảnh hưởng đến hệ thống bán lẻ BH XCG

Mức chiết khấu hợp lý trong hệ thống bán lẻ BH XCG: Bộ phận định giá cho sảnphẩm trong doanh nghiệp ngoài việc cân đối chi phí quản lý, chi phí giải quyết bồithường, cần có tính đến chi phí chiết khấu hoa hồng cho các thành viên kênh Tùythuộc vào từng kênh bán lẻ khác nhau mà DNBH cần có mức chiết khấu phù hợp, cótính cạnh tranh so với các công ty khác, tạo sự hài lòng trong hoạt động của các thànhviên kênh

Hoạt động xúc tiến bán hàng của DNBH

Đầu tư các chương trình đào tạo nâng cao sự hiểu biết về sản phẩm, công ty vàcác kỹ năng bán hàng, kỹ năng tư vấn khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới

Đặt ra các chỉ tiêu doanh thu, các chương trình thi đua khen thưởng để thúc đẩyhoạt động khai thác của các kênh bán lẻ BH XCG

Hỗ trợ các thành viên kênh về chi phí tổ chức bán hàng như xây dựng mạng lướinhư cộng tác viên, tổ chức các điểm bán bảo hiểm…

Những hoạt động này của bộ phận Marketing trong DNBH sẽ khuyến khích lớncho các kênh bán lẻ BH XCG dễ dàng hơn trong khâu khai thác

 Môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế

Lạm phát: Là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến ngành bảo hiểm nói chung và hoạtđộng của hệ thống bán lẻ BH XCG nói riêng Lạm phát tác động đến sức mua của bênmua bảo hiểm tâm lý định giá cao các khoản phí bỏ ra hiện tại và định giá thấp các

Trang 36

khoản thu nhập trong tương lai tạo ra một lực cản trong quyết định mua bảo hiểm, điềunày tác động trực tiếp đến hệ thống bán lẻ BH XCG.

Sự biến động của lãi suất tiền gửi, sự ổn định hay bất ổn của thị trường chứngkhoán… cũng có thể làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng – tiết kiệm – đầu tư, danh mục đầu

tư làm thây đổi lượng cầu bảo hiểm điều này cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng hệthống bán lẻ của các DNBH

- Môi trường văn hóa – xã hội

Sự thay đổi dân số giữa các vùng sẽ làm thay đổi mật độ thị trường ở các khuvực khác nhau và vì vậy cũng làm cấu trúc các kênh thay đổi

Trình độ giáo dục và nhận thức: Khi khách hàng nhận thức tốt hơn tầm quantrọng của BH XCG, có ý thức phòng tránh rủi ro trước thì họ sẽ chủ động hơn trongviệc mua bảo hiểm, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các kênh bán lẻ trong việc khai thác

- Môi trường công nghệ - kỹ thuật

Công nghệ thông tin phát triển thì việc thiết lập hệ thống thông tin trên toàn hệthống của kênh sẽ giúp hoạt động giữa các thành viên kênh có sự liên kết linh hoạt,nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh và triển khai công việc dễ dàng hơn, hỗ trợ tốthơn cho các thành viên kênh

- Môi trường pháp luật

Khi mở cửa thị trường, chính phủ tham gia vào các tổ chức lớn của thế giới,tham gia các cam kể mở cửa thị trường thì việc các doanh nghiệp nước ngoài tham giavào thị trường trong nước càng đông Điều này tạo sự cạnh tranh ngày càng lớn chocác doanh nghiệp trong nước, bản thân kênh bán lẻ BH XCG cũng khó khăn hơn trongviệc khai thác, nhưng cũng có cái lợi khi học hỏi được phong cách làm việc chuyênnghiệp, gia tăng khả năng làm việc

Việc Nhà nước quy định bắt buộc đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối vớingười thứ ba cũng tạo điều kiện cho các thành viên trong kênh tiếp cận khách hàng và

Trang 37

bán sản phẩm một cách dễ dàng hơn Điều này cũng tác động tới việc quyết định xâydựng kênh bán lẻ ra sao của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁN LẺ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BẮC SÔNG HỒNG – BẮC NINH.2.1 Vài nét về công ty bảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng – Bắc Ninh

2.1.1 Sự ra đời và phát triển

Tên công ty: Công ty bảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng

Tên viết tắt: PVI Bắc Sông Hồng

Địa chỉ: 306 Trần Hưng Đạo – Đại Phúc - Thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh

Trang 38

số 972/QĐ-PVI, ngày 22/10/2007 với tên gọi: Công ty bảo hiểm Dầu khí khu vực BắcSông Hồng với nhiệm vụ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trườngkhu vực gồm 6 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và BắcKạn.

Trụ sở chính đặt tại : Số2 Nguyễn Thị Lưu - Thành phố Bắc Giang

Tháng 10/ 2009 : Trụ sở chính của công ty được chuyển về 306 Trần Hưng Đạo - ĐạiPhúc - Thành phố Bắc Ninh

Công ty đổi tên thành: Công ty bảo hiểm PVI Bắc Sông Hồng

Các sản phẩm bảo hiểm chính của công ty bao gồm:

a) Bảo hiểm vật chất và trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớib) Bảo hiểm kết hợp con người

c) Bảo hiểm cháy nổ bắt buộcd) Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệte) Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng - lắp đặt,…

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 39

Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức của PVI Bắc Sông Hồng

PVI Bắc Sông Hồng

Giám đốc

Phó giám đốc

Trang 40

(Nguồn: PVI Bắc Sông Hồng)

PVI Bắc Sông Hồng gồm có một ban giám đốc và 9 phòng ban Các phòng ban

đều có chức năng nhiệm vụ tương đương với các phòng ban tại Tổng công ty

 Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc

- Giám đốc: Là đại diện của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc

Tổng công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty

- Phó giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc, điều hành một số lĩnh vực công

việc theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trướcGiám đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền

Khối cácphòngkhu vực

thường

PhòngXCG -

CN &

QLĐL

Phòngtài sảnkỹthuật

Phòngkỹthuậthànghải

PhòngKDkhuvực TháiNguyên

Phòng

KD khuvựcLạngSơn

PhòngKDkhuvựcBắcKạn

PhòngKDkhuvựcBắcGiang

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w