Tính cấp thiết của đề tài Sau ba năm gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã được nâng lên một vị thế mới. Có được sự thành công như hiện nay không thể không kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà phần lớn là các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa (DNTMNVV) (46%). DNTMNVV đ¬ược đánh giá là năng động hoạt động có hiệu quả, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân khoảng 14%, và sử dụng khoảng 12% lực lượng lao động của cả nước. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ, và đặc biệt hơn cả là vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia quá trình phát triển kinh tế xã hội. DNTMNVV còn là tiền thân của quá trình tích tụ tập trung vốn, trở thành những công ty, tập đoàn kinh tế lớn cho nền kinh tế trong t-ương lai, đây là bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế hội nhập [41]. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập hiện nay, các DNTMNVV đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu mặt bằng kinh doanh, thiếu nguồn hàng, thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại còn yếu kém, thiếu thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh …. Điều đó cho thấy rằng các DNTMNVV có khả năng cạnh tranh rất yếu trong khi các doanh nghiệp thương mại lớn thường tiền thân là các doanh nghiệp Thương mại Nhà nước, có rất nhiều ưu thế trong cạnh tranh như vốn lớn, được sở hữu những vị trí mặt bằng thuận tiện trong kinh doanh thương mại, có nguồn nhân lực dồi dào,...vv Quá trình hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, để thực thi các cam kết WTO, Chính phủ Việt Nam đang dần phải rỡ bỏ các quy định cản trở các doanh nghiệp Thương mại nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa theo lộ trình AFTA tạo điều kiện cho hàng hóa nhập khẩu với mẫu mã đẹp, chất lượng cao tràn vào thị trường Việt Nam. Điều đó đã tạo cho các DNTMNVV - những DN kinh doanh 86% hàng sản xuất trong nước - sức ép rất lớn trong hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế [41], [80]. Hiện nay DNTMNVV đang hoạt động dựa trên các chính sách chung khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chủ yếu hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp sản xuất. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giải pháp hỗ trợ cần thiết và hiệu quả nhất hiện nay là việc ban hành, thực thi các chính sách tác động trực tiếp đến DNTMNVV, tạo điều kiện để DNTMNVV phát triển. Nhìn trên tổng thể, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sự hình thành và phát triển của các DNTMNVV Việt Nam trong thời gian qua còn có nhiều bất cập, phần lớn là do tự thân các DN mò mẫm, tự phát tìm hướng đi cho DN mình. Cả Nhà nước và DN còn thiếu những giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng, hiểu biết về đặc điểm loại hình, mô hình DNTMNVV …vv còn không ít bất cập. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng đó là chúng ta còn thiếu những nghiên cứu, tổng kết mang tính toàn diện, khoa học về DNTMNVV và xu hướng phát triển của khu vực DN này để làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giải pháp hỗ trợ phát triển DNTMNVV ở Việt Nam. Vì vậy việc đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là rất cấp thiết trong thời điểm hiện nay.
Trang 1MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 1.1 DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA 6
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa 6
1.1.2 Đặc điểm của DNTMNVV 15
1.1.3 Sự cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa 18
1.2 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNTMNVV 27
1.2.1 Khái niệm, chức năng của chính sách hỗ trợ DNTMNVV 27
1.2.2 Nội dung chính sách hỗ trợ DNTMNVV 32
1.2.3 Tổ chức xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ DNTMNVV 37
1.2.4 Điều chỉnh chính sách hỗ trợ DNTMNVV 40
Chương 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DNTMNVV VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 2.1 TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DNTMNVV VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNTMNVV Ở VIỆT NAM 41
2.1.1 Tổng quan về sự phát triển của DNTMNVV 41
2.1.2 Tổng quan về chính sách hỗ trợ DNTMNVV 45
2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNTMNVV Ở VIỆT NAM 53
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNTMNVV Ở VIỆT NAM 74
2.3.1 Những ưu điểm của chính sách hỗ trợ phát triển DNTMNVV 74
2.3.2 Hạn chế của chính sách hỗ trợ DNTMNVV 78
Chương 3 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DNTMNVV Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 23.1 CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DNTMNVV 83
3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với DNTMNVV trong quá trình hội nhập quốc tế 83
3.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ DNTMNVV 90
3.2.1 Quan điểm 90
3.2.2 Định hướng 91
3.3 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DNTMNVV VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 91
3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 92
3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô 111
KẾT LUẬN 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CEPT Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan
COTRA Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTMNVV Doanh nghiệp Thương mại nhỏ và vừa
DNTM Doanh nghiệp Thương mại
GDP Tổng thu nhập quốc nội
GTGT Giá trị gia tăng
GTZ Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Công hòa Liên bang Đức
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
NHTM Ngân hàng Thương mại
OECF Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Thái Lan
SBA Cục quản lý kinh doanh nhỏ của Mỹ
SDA Cơ quan phụ trách về kinh doanh nhỏ của Mỹ
SMI Chương trình phát triển thị trường chiến lược
SXKD Sản xuất kinh doanh
TMĐT Thương mại điện tử
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPCC Ủy ban điều phối hỗ trợ thương mại Mỹ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc
VCCI Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Chỉ tiêu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước 7
Bảng 1.2: Chỉ tiêu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 8
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kim cương của M Porter trong phân tích và đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 32
Bảng 1.3 Chính sách của nhà nước hỗ trợ DNTMNVV 37
Bảng 2.1 Số DN đang hoạt động tính đến 31/12 hàng năm phân theo 41
ngành kinh tế 41
Bảng 2.2: Số DNTM tại thời điểm 31/12/2011 phân theo quy mô 42
lao động và vốn 42
Bảng 2.3: Vốn bình quân hàng năm của các DN phân theo ngành kinh tế 43
Bảng 2.4 Giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn của các DN tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế 44
Bảng 2.5: Doanh thu thuần của các DN phân theo ngành kinh tế 44
Bảng 2.6: Thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi Luật DN ra đời 46
Bảng 2.7: Đánh giá của các DN về môi trường pháp lý phát triển DNNVV 75
Bảng 2.8: Đánh giá của các DN về thực hiện thủ tục hành chính 77
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau ba năm gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế ViệtNam đã được nâng lên một vị thế mới Có được sự thành công như hiện nay khôngthể không kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà phần lớn là cácdoanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa (DNTMNVV) (46%) DNTMNVV được đánhgiá là năng động hoạt động có hiệu quả, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dânkhoảng 14%, và sử dụng khoảng 12% lực lượng lao động của cả nước Đây là bộphận có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối, lưu thông hàng hoá, cung ứngdịch vụ, và đặc biệt hơn cả là vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia quá trìnhphát triển kinh tế xã hội DNTMNVV còn là tiền thân của quá trình tích tụ tập trungvốn, trở thành những công ty, tập đoàn kinh tế lớn cho nền kinh tế trong tương lai,đây là bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế hội nhập [41]
Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tếViệt Nam đang trong quá trình hội nhập hiện nay, các DNTMNVV đang phải đốimặt với rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu mặt bằng kinh doanh, thiếu nguồnhàng, thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng phục vụthương mại còn yếu kém, thiếu thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnhtranh … Điều đó cho thấy rằng các DNTMNVV có khả năng cạnh tranh rất yếutrong khi các doanh nghiệp thương mại lớn thường tiền thân là các doanh nghiệpThương mại Nhà nước, có rất nhiều ưu thế trong cạnh tranh như vốn lớn, được sởhữu những vị trí mặt bằng thuận tiện trong kinh doanh thương mại, có nguồn nhânlực dồi dào, vv
Quá trình hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những nămqua, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới WTO, để thực thi các cam kết WTO, Chính phủ Việt Nam đang dần phải rỡ bỏcác quy định cản trở các doanh nghiệp Thương mại nước ngoài tham gia thị trườngViệt Nam Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa theo lộ trình AFTAtạo điều kiện cho hàng hóa nhập khẩu với mẫu mã đẹp, chất lượng cao tràn vào thịtrường Việt Nam Điều đó đã tạo cho các DNTMNVV - những DN kinh doanh 86%
Trang 7hàng sản xuất trong nước - sức ép rất lớn trong hoạt động kinh doanh trên thị trườngtrong nước, khu vực và quốc tế [41], [80].
Hiện nay DNTMNVV đang hoạt động dựa trên các chính sách chung khuyếnkhích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chủ yếu hỗ trợ cho khu vựcdoanh nghiệp sản xuất Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giải pháp hỗ trợcần thiết và hiệu quả nhất hiện nay là việc ban hành, thực thi các chính sách tácđộng trực tiếp đến DNTMNVV, tạo điều kiện để DNTMNVV phát triển
Nhìn trên tổng thể, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sự hìnhthành và phát triển của các DNTMNVV Việt Nam trong thời gian qua còn có nhiềubất cập, phần lớn là do tự thân các DN mò mẫm, tự phát tìm hướng đi cho DNmình Cả Nhà nước và DN còn thiếu những giải pháp đồng bộ, phù hợp với điềukiện thực tế Việt Nam Nhận thức tầm quan trọng, hiểu biết về đặc điểm loại hình,
mô hình DNTMNVV …vv còn không ít bất cập Điều đó xuất phát từ nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng đó là chúng ta còn thiếu nhữngnghiên cứu, tổng kết mang tính toàn diện, khoa học về DNTMNVV và xu hướngphát triển của khu vực DN này để làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giảipháp hỗ trợ phát triển DNTMNVV ở Việt Nam
Vì vậy việc đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là rất cấp thiết trong thời điểm
hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp nóichung, DNNVV nói riêng, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện
về DNTMNVV được công bố Ở một góc độ nhất định, liên quan đến vấn đề này cóthể kể đến các công trình trong nước có liên quan như sau:
GS.TS Nguyễn Đình Hương với cuốn sách “Giải pháp phát triển DNNVV ởViệt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2002, đã đưa ra những vấn đề cơ bản vềphát triển các DNNVV trong nền kinh tế thị trường, phân tích thực trạng và nhữnggiải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam
GS.TS Nguyễn Cúc với cuốn sách “Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ pháttriển DNNVV ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2000, đã phân tích thực
Trang 8trạng các chính sách hỗ trợ DNNVV, từ đó đề xuất một số điều kiện để phát triểnDNNVV ở Việt Nam.
TS Phạm Thúy Hồng với đề tài “Chiến lược cạnh tranh cho các DNNVV ởViệt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia năm 2004, đã phân tích thực trạngchiến lược cạnh tranh của các DNNVV ở Việt Nam, đề ra giải pháp, kiến nghị chocác DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
TS Chu Thị Thủy với luận văn Tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV Việt Nam”, đã đi sâu nghiên cứunhững vấn đề bên trong hoạt động của DN để phát triển các DN bằng cách nâng caohiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu
TS Phạm Văn Hồng với luận văn Tiến sĩ kinh tế “Phát triển DNNVV ở ViệtNam trong quá trình hội nhập quốc tế” đã đi sâu phân tích lý luận về DNNVV, cơhội và thách thức của các DNNVV, đề ra một số giải pháp phát triển DNNVV ViệtNam
TS Lê Xuân Trường với Luận văn Tiến sĩ kinh tế “Chính sách thuế với việcnâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Namtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã đề cập riêng đến tác động, ảnh hưởngcủa chính sách thuế đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp và
đề ra những giải pháp trong phạm vi về chính sách thuế
TS Phạm Hữu Thìn với Luận văn Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển cácloại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam” đã phân tích thực trạng sựhình thành, phát triển các loại hình bán lẻ ở Việt Nam từ đó đã đề xuất các nhómgiải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam
Dự án điều tra thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam hiện nay khiViệt Nam mở cửa thị trường phân phối của Viện Nghiên cứu Thương mại đã đi sâuphân tích thực trạng hoạt động và môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp bán
lẻ Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho cácdoanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện Việt Nam mở cửa thị trường phânphối
Trang 9Ngoài ra còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luậntại hội thảo trong nước và quốc tế đề cập đến sự phát triển DNNVV, doanh nghiệp
tư nhân trong lĩnh vực Thương mại …vv với nhiều nội dung khác nhau
Ở ngoài nước, các DNNVV đã ra đời và phát triển cách đây nhiều thập kỷ.Hiện có một số tài liệu và thông tin liên quan thu thập được qua học tập, nghiên cứu
có liên quan đến DNTMNVV Việt Nam nhưng cũng chưa thấy có công trình nghiêncứu toàn diện nào về DNTMNVV ở Việt Nam
Vì vậy việc nghiên cứu về DNTMNVV và các chính sách hỗ trợDNTMNVV rất cần được nghiên cứu, hệ thống hoá, hoàn thiện các chính sách hỗtrợ một cách chính thức trong điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận vềDNTMNVV, hỗ trợ bằng chính sách cho DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, đánh giá thực trạng các DNTMNVV, các chínhsách hỗ trợ DNTMNVV hiện nay từ đó đề xuất những định hướng và giải phápnhằm hỗ trợ DNTMNVV trong thời gian tới Để đạt được mục đích trên, luận văncần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về DNTMNVV,chính sách hỗ trợ DNTMNVV
- Phân tích và đánh giá thực trạng DNTMNVV, các chính sách hỗ trợDNTMNVV ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân để xáclập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ DNTMNVV ởViệt Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là DNTMNVV và chính sách hỗ trợDNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tiếp cận trên góc độ vĩ mô, nghiêncứu, đánh giá thực trạng hoạt động của DNTMNVV và chính sách hỗ trợDNTMNVV ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 và định hướng đếnnăm 2020
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp khảo sát và phân tích số liệu;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp chuyên gia
6 Những đóng góp của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và ngoàinước, từ đó làm rõ nội dung chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cácDNTMNVV Từ việc ban hành, triển khai, sửa đổi đến ảnh hưởng các chính sách
hỗ trợ của nhà nước đến các DNTMNVV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện hoạt độngkinh doanh của các DNTMNVV trong những năm qua, thực trạng sự hỗ trợ củaNhà nước bằng các chính sách đối với các DNTMNVV; các kết quả đánh giá, phântích đều dựa trên các nguồn số liệu tin cậy, từ đó chỉ ra được những hạn chế, yếukém trong việc thực thi các chính sách về hỗ trợ DNTMNVV trong điều kiện đápứng các yêu cầu hội nhập quốc tế
Kết quả nghiên cứu, đánh giá này là cơ sở quan trọng để luận văn đưa ra hệthống các giải pháp nhằm hỗ trợ các DNTMNVV tồn tại và phát triển bền vữngtrong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay Cụ thể luận văn đã đưa
ra được sáu nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tạo mội trường kinhdoanh thuận lợi cho các DNTMNVV và tám giải pháp cụ thể cho các DNTMNVV
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về DNTMNVV và hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng DNTMNVV và hỗ trợ DNTMNVV
ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hỗ trợ DNTMNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA VÀ
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
1.1 DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa
1.1.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo nghị định 90/2001 NĐ- CP ngày 23/1/ 2001 của Chính Phủ thìDNNVV Việt Nam được hiểu là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, được đăng kýkinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng(700.000 USD), hoặc sử dụng lao động trung bình hàng năm không quá 300 người
Khái niệm doanh nghiệp vẫn còn những điểm khác biệt nhất định giữa cácnước nhưng có thể hiểu doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập hợppháp, có tên riêng, có địa điểm sản xuất kinh doanh ổn định, hoạt động kinh doanhtrên thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận Để thuận tiện cho việc quản lý, hỗ trợ cácdoanh nghiệp phát triển, người ta thường sử dụng tiêu thức quy mô để phân loạidoanh nghiệp Theo tiêu thức này các doanh nghiệp được chia thành ba loại: doanhnghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên, do có nhiều đặcđiểm giống nhau giữa doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ nên để đơn giản hoá,nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) thường gộp chung hai loại hìnhdoanh nghiệp này thành doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa(tại Việt Nam, các văn bản chính thức của Chính phủ và các cơ quan Nhà nướcthống nhất cách gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa)
Các tiêu chí được sử dụng nhiều nhất để xác định DNNVV là vốn (hoặc tàisản), lao động và doanh thu Tuy nhiên, mỗi quốc gia tuỳ theo điều kiện, trình độphát triển cũng như các chính sách đối với DNNVV của mình mà có thể chỉ dùngmột, hai hoặc cả ba chỉ tiêu trên Ngoài ra, tuỳ từng lĩnh vực kinh doanh mà một sốnước còn có những quy định khác nhau cho các tiêu chí
Trang 12Bảng 1.1 Chỉ tiêu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nướcNước
Tiêu chí phân loại
Số lao động (người) bình quân Tổng giá trịtài sản Doanh thu/năm
(654.599 U SD)
Hàn Quốc
< 300 (ngành chế tạo, khai khoáng)
< 200 (ngành xây dựng)
< 20 (ngành dịch vụ)Nguồn: [48]
DNNVV ở Việt Nam là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quyđịnh pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồnvốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên)
Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp pháttriển DNNVV đã nêu định nghĩa DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theoquy mô tổng nguồn vốn (tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cânđối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn làtiêu chí ưu tiên)
Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động từ 10 người trở xuống
Trang 13- Doanh nghiệp nhỏ có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có sốlao động từ trên 10 người đến 200 người Đối với doanh nghiệp hoạt động thươngmại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ 10 tỷ đồng trởxuống, hoặc có số lao động từ trên 10 - 50 người.
- Doanh nghiệp vừa có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng,hoặc có số lao động từ trên 200 người đến 300 người Đối với doanh nghiệp hoạtđộng thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ trên 10
tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100 người
Bảng 1.2: Chỉ tiêu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamQuy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn vốn Số lao động
Tổng nguồn vốn Số lao động
I Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trởxuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến 300người
II Công
nghiệp và xây
dựng
10 người trởxuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến 300ngườiIII Thương
mại và dịch
vụ
10 người trởxuống
10 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
50 người
từ trên 10 tỷđồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50người đến 100ngườiNguồn: [42]
Trong luận văn này, DNNVV được hiểu là các cơ sở sản xuất, kinh doanhđộc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký khôngquá 100 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người
1.1.1.2 Khái niệm DNTMNVV
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình từ sản xuất đến lưu thông hàng hoá,dịch vụ đã hình thành nên các loại hình doanh nghiệp khác nhau Loại hình doanhnghiệp chuyên đảm bảo khâu lưu thông, phân phối hàng hoá được gọi là doanhnghiệp thương mại Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthương mại khác với hoạt động của doanh nghiệp sản xuất là hoạt động này chỉ thuần
Trang 14tuý mua để bán hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận (theo công thức T - H - T/) màkhông tham gia vào sản xuất, hoặc có nhưng rất ít (theo công thức T -H - H/ - T/)
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại không chỉ thuần tuý làviệc tìm mua hàng hoá ở nơi rẻ, thừa thãi để bán cho nơi đắt, thiếu mà hoạt độngnày chủ yếu dựa trên yêu cầu của cả người có hàng lẫn người mua hàng, cần có sựtham gia của người trung gian vào việc trao đổi hàng hoá để thoả mãn tốt hơn nhucầu của cả hai phía Trường hợp này, doanh nghiệp thương mại hoạt động kinhdoanh trên cơ sở mua hàng hoá của người cần bán (người có nhu cầu giúp đỡ tiêuthụ sản phẩm) để bán cho người mua (người có yêu cầu để giúp đỡ để có sản phẩmthoả mãn nhu cầu sử dụng)
Về thực chất, hoạt động của doanh nghiệp thương mại là hoạt động dịch vụ.Thông qua hoạt động mua - bán trên thị trường, doanh nghiệp thương mại vừa làmdịch vụ cho người bán, vừa làm dịch vụ cho người mua và đáp ứng lợi ích của chínhmình là có lợi nhuận (bởi lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại là từ hai nguồnchủ yếu: khoản bớt giá của nhà sản xuất dành cho thương mại và khoản trả chothương mại từ người tiêu thụ) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp thương mại vớingười bán hàng (nhà sản xuất) và người mua hàng (người tiêu dùng) được thể hiệnnhư sau:
Quan hệ trên cho thấy doanh nghiệp thương mại chủ yếu hoạt động trên lĩnhvực lưu thông hàng hoá, đầu tư tiền của, công sức, nguồn lực vào lĩnh vực mua -bán hàng hoá nhằm tìm kiếm lợi nhuận Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưuthông hàng hoá vừa có đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh, nhưng lại cónhững đặc thù riêng của lĩnh vực lưu thông hàng hoá Các doanh nghiệp thương mại
là những trung gian quan trọng nhất nằm trong hệ thống kênh phân phối, tạo thànhcác mức kênh Các doanh nghiệp thương mại trực tiếp tham gia vào vận hành kênhphân phối, song song với nó còn có các hoạt động kinh tế khác tạo nên dòng chảycủa kênh phân phối trên nhiều mức: dòng sở hữu, dòng vật chất (hàng hoá), dòngthông tin, dòng giao tiếp - khuyếch trương và dòng thanh toán Nhưng tổ chức vàquản trị kênh phân phối chủ yếu là các nhà sản xuất và các doanh nghiệp thương
Người tiêu dùngDNTM
Nhà sản xuất
T
/
HT
H/H/
Trang 15mại Như vậy, các doanh nghiệp thương mại có vị trí quyết định đến sự thành côngcủa hệ thống phân phối và vận động hàng hoá, bởi vì cạnh tranh trong nền kinh tếthị trường ngày nay không còn ở phạm vi đơn lẻ với từng doanh nghiệp mà ở cảphạm vi hệ thống, phạm vi kênh phân phối.
Ở khía cạnh doanh nghiệp thương mại làm dịch vụ cho nhà sản xuất có thểthấy: Nhà sản xuất chế tạo ra sản phẩm không nhằm để thoả mãn nhu cầu của nhàthương mại (doanh nghiệp thương mại /thương nhân) Nhà sản xuất chế tạo ra sảnphẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường Nhà sản xuất luôn muốn và có thểtrực tiếp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng vì có thể đạt đượclợi nhuận cao nhất từ hoạt động chế tạo do bán được sản phẩm ở mức giá cuối cùngcao nhất là giá công bố cơ bản (giá người tiêu dùng chấp nhận trả khi mua hàng).Nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, không phải bán trực tiếp cho người tiêu dùng luôn
là có lợi nhất đối với người sản xuất Trong đa số các trường hợp (phổ biến) báncho người tiêu dùng thông qua nhà thương mại mang lại hiệu quả lớn hơn cho nhàsản xuất mặc dù phải chia sẻ lợi nhuận với họ
Khi bán cho nhà thương mại, nhà sản xuất đã sử dụng các dịch vụ mà nhàthương mại cung ứng cho mình Nhà sản xuất đã chuyển phần lớn công việc bánhàng (tiêu thụ sản phẩm) của mình cho nhà thương mại Nhà sản xuất đã giao bánhàng cho nhà thương mại để nhà thương mại tiếp tục thực hiện nốt các công đoạncòn lại của việc bán hàng cho người tiêu dùng Khi mua hàng của nhà sản xuất, nhàthương mại đã đáp ứng các nhu cầu của nhà sản xuất trong kinh doanh và tiêu thụsản phẩm như: Giúp nhà sản xuất giải quyết một số vấn đề liên quan đến vốn kinhdoanh của họ: ứng vốn, làm tăng vòng quay vốn, ; dự trữ hàng hoá cho nhà sảnxuất khi chuyển dự trữ vào lưu thông; Tạo điều kiện cho nhà sản xuất tập trung vàogiải quyết các vấn đề thuộc chức năng chính của họ là chế tạo sản phẩm (tập trungvào chuyên môn hoá sản xuất); Giảm chi phí và làm tăng khả năng tiêu thụ của nhàsản xuất thông qua hiệu quả mang lại bởi sự chuyên môn hoá mua - bán của nhàthương mại; Mở rộng thị trường tiêu thụ, làm tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá chonhà sản xuất; Tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất,
Vì các hoạt động và lợi ích trên của nhà thương mại, nhà sản xuất chấp nhậnchia sẻ một phần lợi nhuận từ hoạt động chế tạo của mình để trả công cho họ
Trang 16Khoản tiền từ nhà sản xuất giành cho nhà thương mại là nguồn gốc của lợi nhuậntrong kinh doanh thương mại Khoản tiền này thường được gọi là “chiết khấu lưuthông” được trả dưới dạng “khoản bớt giá” của nhà sản xuất, khoản bớt giá bao gồm
cả chi phí bán hàng và lợi nhuận của nhà thương mại Chiết khấu lưu thông haykhoản bớt giá thực chất là tiền công dự kiến, nhà thương mại có thể nhận được mànhà sản xuất đã giành cho họ để tiếp tục bán hàng cho người tiêu thụ Đó là khoảntiền có thể có được dự kiến “đủ” để nhà thương mại trang trải chi phí và thu lợinhuận Người ta có thể ước lượng (dự kiến) mức phí lý thuyết mà nhà sản xuất cầngiành cho nhà thương mại khi ký hợp đồng mua bán giữa hai bên Nhưng, trongđiều kiện kinh tế thị trường đây là khoản phí đặc biệt, bởi đó là khoản tiền khôngchắc chắn và chứa đầy rủi ro Mức phí này vừa chứa đựng nhiều cơ hội để có lợinhuận, thậm chí lợi nhuận cao cho nhà thương mại, vừa tiềm ẩn những rủi ro lớn -
có thể đến mức nhà thương mại không những không có lợi nhuận, không có tiềncông mà còn có khả năng dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản Kinh doanh thương mại làmối quan hệ tay ba, luôn cần có sự xuất hiện (tuy không đồng thời) của cả ba thànhphần: nhà sản xuất - nhà thương mại - người tiêu dùng Trong điều kiện này, khoảnbớt giá của nhà sản xuất có thật sự trở thành tiền công của nhà thương mại haykhông còn phụ thuộc vào tính quyết định của người tiêu dùng
Còn ở khía cạnh doanh nghiệp thương mại làm dịch vụ cho người tiêu dùnglại thể hiện ở chỗ: Nhà thương mại không mua hàng của nhà sản xuất để sử dụngvào mục đích thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình Họ mua hàng để bán cho ngườitiêu dùng và thu được khoản bớt giá của nhà sản xuất Khoản bớt giá mà thực chất
là phí dịch vụ của nhà sản xuất giành cho nhà thương mại đặc biệt ở chỗ: nó làkhoản tiền nhà sản xuất giành cho nhà thương mại nhưng nhà sản xuất không trảtrực tiếp Muốn có được khoản tiền này nhà thương mại phải thoả mãn tốt nhu cầucủa người tiêu dùng để nhận được nó từ người tiêu dùng Người tiêu dùng là ngườitrả tiền cho khoản bớt giá của nhà sản xuất Vì lý do đó, nhà thương mại sẽ khôngchịu mạo hiểm làm dịch vụ cho nhà sản xuất nếu không có người tiêu dùng cần muahàng hoá đó Cơ hội và rủi ro của nhà thương mại tuỳ thuộc vào quyết định cuốicùng của người tiêu dùng
Trang 17Như vậy, trên thực tế mặc dù nguồn gốc lợi nhuận của nhà thương mại là từnhà sản xuất, nhưng chính người tiêu dùng với tư cách là người trả tiền mới làngười quyết định sự thành công hay thất bại, có hay không có lợi nhuận trong kinhdoanh của nhà thương mại
Khi người tiêu dùng mua hàng của nhà thương mại về thực chất họ đã chấpnhận dịch vụ của nhà thương mại cung ứng cho họ Người tiêu dùng mua hàng đểthoả mãn nhu cầu sử dụng của chính họ Khi quyết định mua hàng để thoả mãn nhucầu họ cần được đáp ứng một cách đồng bộ các dạng có ích cần thiết: đúng dạng cóích; đúng thời gian có ích; đúng địa điểm có ích; đúng tài sản có ích
Trong nền kinh tế, do nhiều nguyên nhân khách quan, sản xuất và tiêu dùngkhông thể trùng khớp với nhau giữa thời gian, địa điểm sản xuất và tiêu dùng cũngnhư một loạt các yếu tố khác của sản xuất và tiêu dùng Những yếu tố này hạn chếkhả năng mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất của người tiêu dùng Mua hàng trựctiếp từ nhà sản xuất trong nhiều trường hợp không có hiệu quả thoả mãn nhu cầubằng mua hàng gián tiếp qua nhà thương mại Trong trường hợp này, để thoả mãnnhu cầu của mình người tiêu dùng cần đến sự “giúp đỡ” - dịch vụ mà nhà thươngmại cung ứng cho họ Họ chấp nhận hoạt động kinh doanh của nhà thương mại vàchấp nhận trả tiền công cho hoạt động đó - trả khoản bớt giá dự kiến của nhà sảnxuất cho nhà thương mại
Hàng hoá mà người tiêu dùng nhận được (mua) từ nhà thương mại không chỉ
là sản phẩm hiện vật Cái mà người tiêu dùng nhận được luôn bao gồm sản phẩmhiện vật và dịch vụ [61]
Trong kinh doanh thương mại, không nên hiểu sản phẩm của doanh nghiệpthương mại là các sản phẩm vật chất mà họ đang đưa ra bán ở thị trường Đó là sảnphẩm của nhà sản xuất đã chế tạo ra nó Sản phẩm của nhà thương mại mặc dù luôn
Hàng hoá người tiêu
dùng nhận được từ nhà
thương mại
Sản phẩm được chế tạo bởi nhà sản xuất thương mại (dịch vụ)Sản phẩm của nhà
Đòi hỏi thoả mãn nhu cầu
Dịch vụ của nhà thương mại đáp ứng cho người tiêu dùng
+
=
Trang 18gắn chặt với hàng hoá hiện vật mà họ buôn bán nhưng thực chất chỉ gồm các dịch
vụ mà họ đáp ứng cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng
Sản phẩm của doanh nghiệp thương mại là tập hợp các dịch vụ đồng bộ, đadạng mà nhà thương mại đã thực hiện để thoả mãn nhu cầu bán hàng của nhà sảnxuất và mua hàng của người tiêu dùng Nó có thể gồm một hoặc một tập hợp cácdịch vụ trong thương mại Thông thường, các dịch vụ đó được thể hiện qua một loạtcác hoạt động tác nghiệp trong kinh doanh của doanh nghiệp thương mại [61]
+ Tìm kiếm và nghiên cứu các sản phẩm đã được chế tạo bởi các nhà sảnxuất khác nhau để đánh giá, lựa chọn những sản phẩm hiện vật có khả năng đáp ứngtốt nhất nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn phục vụ(giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hiện vật)
+ Thay mặt “khách hàng tiềm năng của mình đặt hàng hoặc mua hàng chuẩn
bị trước cho sự thoả mãn nhu cầu của họ (mua hàng hộ)
+ Tổ chức vận chuyển hàng hoá từ cơ sở của nhà sản xuất đến địa điểm cóích của người tiêu dùng (dịch vụ vận chuyển)
+ Tổ chức dự trữ hàng hoá để đáp ứng đúng thời gian có ích của người tiêudùng (dự trữ hộ)
+ Tổ chức phân loại, đóng gói, bảo quản, đồng bộ hoá, hàng hoá để thoảmãn tốt nhất nhu cầu cá biệt của từng cá nhân hoặc tổ chức tiêu dùng
+ Đáp ứng các nhu cầu tài chính, vốn, cho người tiêu dùng
+ Đáp ứng các thông tin cần thiết phục vụ cho việc mua và sử dụng sảnphẩm thông qua giới thiệu, tư vấn giảm khó khăn và tạo sự tiện lợi khi mua hàng,tiết kiệm thời gian mua hàng, an toàn hoá việc mua hàng,
+ Tự chấp nhận gánh chịu rủi ro có thể xảy ra khi mua và dự trữ hàng hoáchờ đáp ứng nhu cầu đồng bộ của người tiêu dùng Nhà thương mại chỉ có thể dựđoán “người tiêu dùng có thể mua” nhưng điều đó lại không chắc chắn Nhu cầu củangười tiêu dùng cần sự giúp đỡ của nhà thương mại để thỏa mãn một cách tốt nhất,nhà thương mại cần chuẩn bị trước các dịch vụ cho mình để sẵn sàng phục vụ ngườitiêu dùng Nhưng người tiêu dùng có thể và có quyền tuyệt đối khi không chấp nhậnhàng hoá và dịch vụ mà nhà thương mại đã chuẩn bị cho họ Sự không đồng nhấtgiữa sự chuẩn bị của nhà thương mại và quyết định cuối cùng của người tiêu dùng
Trang 19sẽ dẫn đến rủi ro hay may mắn của nhà thương mại theo xu hướng vận động củaquy luật cung - cầu trên thị trường.
Như vậy, hoạt động dịch vụ làm trung gian cho cả nhà sản xuất và người tiêudùng là hoạt động chủ yếu tạo ra cơ hội và khai thác cơ hội trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp thương mại
Hiện nay, trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hầu hết các nướctrên thế giới, đặc biệt là với mục đích tăng trưởng nhanh nền kinh tế dưới sự trợgiúp đắc lực của khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến đã dẫn tới trình
độ chuyên môn hóa ngày càng cao, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc,
đi đôi với quá trình quốc tế hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, thì hình ảnh và quy môkhổng lồ của các công ty xuyên quốc gia không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa.Ngay trong nội bộ của một ngành, một công ty, một hãng, hay nói chung một doanhnghiệp không chỉ diễn ra đơn thuần một loại nhiệm vụ nhất định mà có thể vừa làmnhiệm vụ trực tiếp sản xuất ra hàng hóa dịch vụ, đồng thời vừa làm nhiệm vụ traođổi và lưu thông hàng hóa Nghĩa là không chỉ có loại doanh nghiệp chuyên môntiến hành hoạt động thương mại thuần túy mà xuất hiện ngày càng nhiều các doanhnghiệp đa chức năng
Ngay cả ở nước ta, trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết,khái niệm thương mại bao hàm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, nhữngvấn đề đầu tư có liên quan đến thương mại và sở hữu trí tuệ Sự phát triển về loạihình, cấu trúc tổ chức và phương thức quản trị doanh nghiệp cũng có nhiều sự thayđổi, do đó khái niệm “doanh nghiệp thương mại” cũng chỉ có tính chất tương đối
Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu có thể hiểu: Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích chủ yếu là tiến hành các hoạt động thương mại
Do đó, DNTMNVV là các doanh nghiệp bảo đảm cả hai tiêu chí sau:
(1) Là doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ hoạt động thương mại chiếmtrên 50% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp;
(2) Là doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 50 tỷ đồng và sử dụng dưới 100 laođộng
1.1.2 Đặc điểm của DNTMNVV
Trang 20Như đã trình bày ở trên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mạikhông chỉ thuần tuý là việc tìm mua hàng hoá ở nơi rẻ để bán ở chỗ đắt hoặc muacủa người thừa để bán cho người thiếu (cần) như một số người vẫn quan niệm, màhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại chủ yếu dựa trên yêu cầu của
cả người có hàng lẫn người mua hàng, cần có sự tham gia của người trung gian vàoviệc trao đổi hàng hoá để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của cả hai phía Trường hợpnày, doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh trên cơ sở mua hàng hoá củangười cần bán (người có nhu cầu giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm) để bán cho người mua(người có yêu cầu để giúp đỡ để có sản phẩm thoả mãn nhu cầu sử dụng) Điều nàychứng tỏ, thực chất hoạt động của doanh nghiệp thương mại là hoạt động dịch vụ;
do đó, chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp dịch vụ (mặc
dù, dịch vụ của doanh nghiệp thương mại luôn gắn liền với hàng hóa hiện vật)
So với các loại hình doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp thương mại cócác đặc trưng sau [66]
Thứ nhất, đối tượng lao động của các doanh nghiệp thương mại là các sản
phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, nhiệm vụ của các doanh nghiệp thương mại không phải
là tạo ra các giá trị sử dụng và giá trị mới mà là thực hiện giá trị Đây được coi làđiểm rất khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại so với doanh nghiệp khác
Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp thương mại giống như các doanh
nghiệp khác bao gồm các quá trình kinh tế, tổ chức kỹ thuật, nhưng mặt kinh tế làchủ yếu Trong doanh nghiệp thương mại nhân vật trung tâm là khách hàng Mọihoạt động của doanh nghiệp đều tập trung và hướng tới khách hàng, tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho họ thỏa mãn nhu cầu Trong khi đó, mọi hoạt động của các doanhnghiệp sản xuất đều hướng tới và phục vụ cho người lao động (giảm nhẹ cường độlao động, đảm bảo an toàn lao động…) và sản phẩm (đảm bảo chất lượng, tiết kiệmnguyên vật liệu, sáng tạo ra sản phẩm mới…)
Thứ ba, do khách hàng nhân vật trung tâm trong doanh nghiệp thương mại
-có nhu cầu rất đa dạng và do mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại đềuhướng tới khách hàng, nên việc phân công chuyên môn hóa trong nội bộ từng doanhnghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp thương mại bị hạn chế hơn so với cácdoanh nghiệp sản xuất
Trang 21Thứ tư, doanh nghiệp thương mại có đặc thù liên kết “tất yếu” với nhau hình
thành nên ngành kinh tế kỹ thuật, xét trên góc độ kỹ thuật tương đối lỏng lẻo, nhưnglại rất chặt chẽ trên góc độ kinh tế - xã hội và do đó tồn tại những luật (thành văn vàbất thành văn) được thừa nhận và tôn trọng Đó chính là nói tới tính chất phườnghội kinh doanh rất chặt chẽ của hoạt động thương mại
Từ các đặc trưng này, ta thấy sự khác biệt về bản chất của các doanh nghiệpthương mại so với các doanh nghiệp sản xuất đó là tính đa dạng của các hoạt động,ngoài các hoạt động có đặc tính công nghệ và quản trị hậu cần (phân loại, chỉnh lý,bao gói, tái chế, bảo quản, vận chuyển, ), còn bao hàm một hỗn hợp phức tạp, linhhoạt và nhạy cảm của các hoạt động có đặc trưng tổ chức và quản trị thương mại đểxác định, lựa chọn, xâm nhập, khai thác và phát triển tiềm năng thị trường Đồngthời, vì những khác biệt về chức năng tác nghiệp nên hoạt động của các doanhnghiệp thương mại sẽ liên quan đến các quá trình có đặc trưng tiếp thị, marketingthương mại như: nghiên cứu marketing, tổ chức kênh, mạng phân phối, tổ chức vậnhành hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, tạo lập và định vị mặt hàng kinh doanh, tổchức chào hàng và chiêu khách, xúc tiến thương mại cho đến việc xác định cácphương pháp, công nghệ bán cũng như quản trị bán hàng… Tóm lại, hoạt động củadoanh nghiệp thương mại rất sinh động, đa dạng và toàn diện
Xu hướng đang phát triển là các doanh nghiệp thương mại có quan hệ chặtchẽ, xâm nhập vào các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ dướihình thức đầu tư vốn cho sản xuất, đặt hàng với sản xuất, kết hợp thực hiện các dịch
vụ trong và sau bán hàng Tất cả những công việc đó đều nhằm cho người tiêu dùngđược thoả mãn tối đa nhu cầu của mình, giúp cho họ có ấn tượng tốt đẹp và tiến tới
“phụ thuộc” vào doanh nghiệp thương mại của mình
Đặc trưng cho thấy sự khác biệt về bản chất của các doanh nghiệp thươngmại so với các doanh nghiệp sản xuất, đó là tính đa dạng của các hoạt động, ngoàicác hoạt động có đặc tính công nghệ và quản trị hậu cần (phân loại, chỉnh lý, baogói, tái chế, bảo quản, vận chuyển, ), còn bao hàm một hỗn hợp phức tạp, linh hoạt
và nhạy cảm của các hoạt động có đặc trưng tổ chức và quản trị thương mại để xácđịnh, lựa chọn, xâm nhập, khai thác và phát triển tiềm năng thị trường
Trang 22Ngoài những đặc trưng của doanh nghiệp thương mại nói chung,DNTMNVV có những đặc điểm nhất định trong quá trình hình thành và phát triển.
Có thể nhận thấy DNTMNVV có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tính dễ khởi sự Luật Doanh nghiệp hiện nay áp dụng đối với các
ngành nghề kinh doanh không có điều kiện cũng không qui định mức vốn pháp địnhbắt buộc khi khởi sự doanh nghiệp Luật cũng không qui định số lượng lao động tốithiểu khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp Cùng với môi trường kinh doanhđang được cải thiện thì số lượng các DNTMNVV đăng ký mới gia tăng nhanhchóng Trong một chừng mực nhất định, khi việc thực thi các qui định về phá sản vàgiải thể doanh nghiệp chưa thuận lợi nên một số DNTMNVV thay vì rút lui khỏi thịtrường một cách chính thức thì chọn phương án đơn giản là ngừng hoạt động Cũngchính vì lý do đó nên việc thống kê số lượng các DNTMNVV đang hoạt động trênthị trường gặp nhiều khó khăn và khó đưa ra con số chính xác
Thứ hai là tính linh hoạt cao Đây là đặc điểm gắn liền với các DNTMNVV.
Do qui mô không lớn nên đầu tư của các DNTMNVV vào các dây chuyền và máymóc công nghệ không nhiều, chính vì lẽ đó nên sau một thời gian hoạt động nếunhận thấy một ngành, hay một mặt hàng kinh doanh nào đó không có lời thì lập tứccác DNTMNVV sẽ chuyển hướng sang các mặt hàng và dịch vụ hiệu quả hơn Một
số DNTMNVV sau một thời gian khẳng định được uy tín và thương hiệu đã tiếnhành các biện pháp tích luỹ vốn và mở rộng qui mô để trở thành các doanh nghiệplớn Tuy nhiên nhiều chủ DNTMNVV bằng lòng với qui mô của doanh nghiệpmình và thể hiện tính linh hoạt cao để khẳng định vị trí trên thương trường Nếu nhưcác doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh một số sản phẩm hoặc dịch vụ nhất địnhthì khi gặp suy thoái hoặc các tác động bất lợi từ bên ngoài thì sẽ rất khó xoay xở
Thứ ba là tính linh hoạt trong cạnh tranh Với xuất phát điểm là khả năng dễ
tham gia vào thị trường cũng như rút khỏi thị trường Trong các chuỗi giá trị ngànhhàng thì các DNTMNVV có thể khá dễ dàng tìm cho mình phân khúc phù hợp tronghợp tác với các doanh nghiệp lớn
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể kể đến hàng loạt các điểm yếu của các
DNTMNVV, mà khởi đầu là thiếu các nguồn lực phát triển, đặc biệt là các nguồn
lực về tài chính và con người Đối với một số ngành hàng thì các DNTMNVV
Trang 23không tận dụng được các lợi thế về qui mô Còn một điểm nữa đó là sự hình thành
và phát triển của các DNTMNVV phụ thuộc nhiều vào chủ doanh nghiệp nên khóthu hút trí tuệ tập thể trong các quyết định dài hạn và chiến lược của doanh nghiệp.Điều này thể hiện qua cách thức đưa ra các quyết định quan trọng mang tính chiếnlược của doanh nghiệp Tại các doanh nghiệp lớn các quyết định mang tính chiếnlược được thực hiện theo qui trình và có hệ thống, tuy nhiên tại các DNTMNVV thìcác quyết định này trong nhiều trường hợp mang nặng ý kiến chủ quan của chủdoanh nghiệp
1.1.3 Sự cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa
1.1.3.1 Vai trò của DNTMNVV trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, các DNTMNVV đóngvai trò rất quan trọng trong viêc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và có vai trò quantrọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ.Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam hiện nay vai trò của các DNTMNVV đượcthể hiện ở các khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, góp phần làm
tăng GDP Cũng như DNTMNVV ở tất cả các nước, DNTMNVV ở Việt Nam cungcấp ra thị trường nhiều loại hàng hóa khác nhau đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêudùng trong nước như trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản xuấthàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp cũng như các hàng hóa tiêu dùngkhác Theo số liệu của Tổng cục thống kê trong những năm vừa qua trung bìnhhàng năm DNTMNVV đã đóng góp khoảng 12% tổng sản phẩm quốc dân (GDP)của cả nước Ngoài ra, DNTMNVV việt nam còn tham gia phân phối sản phẩm chonhiều ngành công nghiệp truyền thống thu hút nhiều lao động như giầy dép, chiếucói,…Việc mở rộng và phát triển các DNTMNVV sẽ góp phần không nhỏ trongviệc làm tăng GDP
Thứ hai, thu hút vốn và các nguồn lực sẵn có trong dân cư Vốn đầu tư là
một yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh Vốn là yếu tố cơ bản để khai thác vàphối hợp các yếu tố khác trong kinh doanh như lao động, công nghệ và quản lý …
để tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là trong khi có nhiều DNđang thiếu vốn trầm trọng thì vốn nhàn rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng không huy
Trang 24động được Khi chính sách tài chính tín dụng của Chính phủ và các ngân hàng chưathực sự gây được niềm tin đối với những người có vốn nhàn rỗi trong các tầng lớpdân cư thì nhiều DNTMNVV đã tiếp xúc trực tiếp với người dân và huy động đượcvốn để kinh doanh, hoặc bản thân chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh,thành lập DN Dưới khía cạnh đó, DNTMNVV có vai trò to lớn trong việc huyđộng vốn để phát triển kinh tế.
Thứ ba, giúp nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả hơn Trong quá trình
kinh doanh, nhiều DNTMNVV có thể hỗ trợ cho các DN lớn kinh doanh một cáchhiệu quả hơn như làm đại lý và vệ tinh cho các DN lớn, cung cấp những bán thànhphẩm hay nguyên liệu đầu vào cho DN lớn hoặc thâm nhập vào mọi ngõ ngách thịtrường mà DN lớn khó có thể với tới để phân phối các sản phẩm của DN lớn Bêncạnh đó, khi số DNTMNVV tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng cung cấp
số lượng các sản phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế Nhờ hoạt động với quy mônhỏ và vừa, các DNTMNVV có ưu thế là chuyển hướng kinh doanh nhanh từ nhữngmặt hàng này sang các mặt hàng khác, thỏa mãn nhu cầu linh hoạt của dân cư.Chính sự phát triển đó của các DNTMNVV đã làm tăng tính cạnh tranh, tính linhhoạt và làm giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế
Thứ tư, góp phần tăng cường và phát triển các mối quan hệ kinh tế Các
DNTMNVV hình thành và phát triển kinh doanh trong những ngành nghề khácnhau luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên kết với các DN lớn.Nhiều DN nhỏ khi mới ra đời chỉ nhằm mục đích làm vệ tinh cung cấp các sảnphẩm cho các DN lớn Mối quan hệ giữa DNTMNVV và các DN lớn cũng chính lànguyên nhân thành công của nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua Do đó,khi các DNTMNVV Việt Nam phát triển sẽ góp phần tăng cường các mối quan hệliên kết lẫn nhau giữa các DNTMNVV và giữa các DNTMNVV với các DN lớn.Nhờ đó mà các rủi ro kinh doanh sẽ được chia sẻ và góp phần tăng hiệu quả kinh tế
xã hội chung
Thứ năm, tạo cơ sở để hình thành các DN lớn Kinh nghiệm phát triển kinh tế
ở nhiều nước cho thấy hiện nay phần lớn các công ty và các tập đoàn kinh tế đaquốc gia đều trưởng thành từ các DNTMNVV Với cách xem xét đó DNTMNVVchính là nguồn tích lũy ban đầu và là “lồng ấp” cho các DN lớn Hầu hết các cơ sở
Trang 25dân doanh ỏ Việt Nam khi mới ra đời do thiếu kinh nghiệm và chưa thật hiểu biết
về thị trường nên họ thường lựa chọn quy mô kinh doanh vừa và nhỏ để bắt đầu sựnghiệp kinh doanh Sau một thời gian tích lũy thêm vốn, kinh nghiệm và khẳng địnhđược vị thế của mình trên thị trường, họ mới tiến hành mở rộng kinh doanh và pháttriển với quy mô lớn hơn Ngoài ra, DNTMNVV còn là nơi đào tạo tay nghề và traudồi kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý của các DN lớn vì người lao động thường
có xu hướng chỉ làm trong các DNTMNVV một thời gian, sau khi có đủ kinhnghiệm và khả năng họ sẽ chuyển sang các DN lớn để làm việc, hưởng thu nhập caohơn Nhờ thế, DN lớn tiết kiệm được nhiều chi phí đào tạo khi tuyển được các nhânviên có tay nghề từ các DNTMNVV chuyển sang Như vậy có thể các DNTMNVVcòn là nơi đào tạo lao động cho các DN lớn
Thứ sáu, tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Đặc điểm chung của các DNTMNVV là ít vốn và sử dụng nhiều lao động Do đó,DNTMNVV ở tất cả các nước có thể tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớnngười lao động Ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển, DNTMNVV
là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất Khi các DNTMNVV phát triển sẽ tạo nhiều cơ hộităng việc làm, thu hút lao động và giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đógóp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư kể cảngười thất nghiệp, phụ nữ và người tàn tật Với tính chất kinh doanh nhỏ, chi phí đểtạo ra một chỗ làm việc thấp, các DNTMNVV Việt Nam có vai trò đặc biệt quantrọng trong việc tạo ra và tăng thêm việc làm cho nền kinh tế, góp phần giảm tỉ lệthất nghiệp và ổn định xã hội bằng cách thu hút nhiều lao động với chi phí thấp vàchủ yếu bằng vốn của dân
Thứ bảy, nâng cao thu nhập của dân cư góp phần xóa đói giảm nghèo, thực
hiện công bằng xã hội Việt Nam là một nước nông nghiệp, năng suất của một nềnsản xuất xã hội cũng như thu nhập của dân cư thấp Thu nhập của dân cư nông thônchủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần nông Việc phát triển các DNTMNVV ởthành thị cũng như ở nông thôn là một trong những biện pháp cơ bản góp phần tăngnhanh thu nhập của các tầng lớp dân cư Thông qua việc phát triển cácDNTMNVV, lao động ở nông thôn sẽ được thu hút vào các DN nhờ đó mà thu nhậpcủa dân cư được đa dạng hóa và nâng cao Cuộc sống của người dân nông thôn sẽ
Trang 26ổn định hơn và mức sống của dân cư sẽ được nâng cao góp phần xóa đói giảmnghèo, giảm khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và tăng mức độcông bằng trong nền kinh tế Hơn nữa, do có tính năng động và linh hoạt, khi cácDNTMNVV phát triển sẽ góp phần giúp phát triển các ngành sản xuất truyền thống
ở địa phương
Thứ tám, tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh Ngoài các vai trò
như đã nói ở trên, các DNTMNVV còn có vai trò trong việc phát triển các tài năngkinh doanh Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ kinh doanh đã gắn nhiều với cơchế bao cấp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong nền kinh tế thị trường Sự pháttriển của các DNTMNVV có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanhnhân Sự ra đời của các DNTMNVV làm xuất hiện rất nhiều tài năng kinh doạnh,
đó là các doanh nhân thành đạt biết cách làm giàu cho bản thân mình và xã hội.Bằng sự tôn vinh những doanh nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được nhân
ra và truyền bá tới nhiều cá nhân trong xã hội dưới nhiều kênh thông tin khác nhau,qua đó sẽ tạo ra nhiều tài năng mới cho đất nước Với khía cạnh như vậy,DNTMNVV có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ở ViệtNam cũng như các nước trên thế giới
1.1.3.2 Những khó khăn, thách thức do chính sự hạn chế của DNTMNVV Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các DNTMNVV chiếm số lượng đáng
kể trong tổng số DN của cả nước, thu hút được rất nhiều lao động của xã hội, có rấtnhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển và đa dạng hóa ngành hàng, mặt hàng và thịtrường, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn và hạn chế khi tham gia nềnkinh tế đang trong quá trình hội nhập hiện nay Những khó khăn và hạn chế đó cụthể như sau:
Một là, DNTMNVV hạn chế về vốn và khả năng tiếp cận với các nguồn tín
dụng Khác với các DN lớn, những quy định chặt chẽ về việc tiếp cận các nguồn tàichính cần thiết cho sản xuất kinh doanh thực sự gây khó khăn cho các DNTMNVV.Các pháp lý tài chính, tín dụng, thường xem các DNTMNVV là nhưng con nợ rủi rocao Hơn nữa giữa các DNTMNVV và các tổ chức tài chính ngân hàng thườngkhông có mối quan hệ chặt chẽ, nên các DNTMNVV rất khó tiếp cận các nguồn
Trang 27vốn chính thức Việc huy động vốn từ các nguồn không chính thức thường là lãisuất cao, khiến cho chi phí vốn trở nên đắt đỏ và DN không còn đảm bảo được tínhcạnh tranh Thực tế này được phản ánh trong nhiều báo cáo điều tra mới đây vềDNNVV ở một số nước lựa chọn Kết quả điều tra cho thấy tài chính là vấn đề khókhăn nhất hiện nay đối với các DNNVV nói chung, DNTMNVV nói riêng
Thực tế này cũng đúng đối với các DNTMNVV Việt Nam khi mà khả năng
và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trên thi trường tài chính, tín dụng của họ bị hạnchế và gặp rất nhiều khó khăn như: Không đủ tài sản thế chấp; Không đủ độ tin cậy
và rủi ro cao; Các lô hàng và các món vay thường nhỏ lẻ, vụn vặt, không thườngxuyên, thủ tục ít chặt chẽ nên các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thường khôngmuốn cho vay vì hiệu quả cho vay thấp
Mức lãi suất cho vay còn qua cao so với mức lợi nhuận có thể thu được từkinh doanh: Số lượng vốn được vay ít; Thời hạn được vay quá ngắn không phù hợpvới chu kỳ KD sản phẩm; Hình thức và pháp lý tín dụng nghèo nàn, đơn điệu, hiệuquả pháp lý thấp…
Hai là, DNTMNVV thường khó khăn, lúng túng và chịu chi phí cao trong
tác nghiệp các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể, đặc biệt là trong các khâu bảo quản,
giao nhận, và vận tải hàng hoá Đặc điểm cơ bản của DNTMNVV Việt Nam là đội
ngũ nhân lực yếu, trình độ chuyên môn hóa thấp, thiếu các cán bộ nghiệp vụ giỏi,nhất là cán bộ có nghiệp vụ về thị trường, đồng thời các cơ sở vật chất kỹ thuật củaphần lớn các DN này là nghèo nàn lạc hậu, thiếu các trang thiết bị cần thiết như khotàng, phương tiện vận tải, phương tiện thông tin … nên khi thực hiện một lô hàng,đặc biệt các loại hàng nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ khó bảo quản, rễ bịxuống cấp, gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng trong các khâu đóng gói, in mãhiệu, tập kết hàng hóa, khai báo và làm thủ tục hải quan Thời gian tác nghiệp cáccông đoạn này kéo dài, chi phí cao, gây chậm trễ cho quá trình KD, thậm chí nhiềukhi không bảo đảm được thời gian giao hàng dễ bị người mua từ chối hàng hoặcgiảm giá, gây nhiều thiệt hại cho DN Một hạn chế rất lớn xuất phát xuất phát từ đặcthù phổ biến của các lô hàng mà DNTMNVV Việt Nam KD là nhỏ lẻ và manh múnnên rất khó khăn trong việc thuê phương tiện để vận chuyển và phải chịu giá cướccao Ngoài cước phí cao còn phải chịu rất nhiều loại lệ phí và chi phí khác làm cho
Trang 28giá thành hàng hóa bị đội lên rất nhiều, kết hợp với việc hao hụt, như hư hỏng trênđường vận chuyển dẫn đến giảm đáng kể sức cạnh tranh và hiệu quả KD KD hànghóa ở các vùng miền núi lại càng khó khăn, nhiều sản phẩm có giá trị cao như mậntam hoa, bưởi phúc trạch … nhưng do không vận chuyển, bảo quản được, nên phảiđem bán tháo với giá rẻ mạt Đây là một nguyên nhân cơ bản gây cản trở cho việcthúc đẩy các DNTMNVV phát triển trong thời gian vừa qua.
Ba là, hạn chế về thông tin giá cả, khách hàng và khả năng tiếp cập với thị
trường Trong thời đại công nghệ phát triển cao và xu thế hội nhập ngày càng nhanhchóng hiện nay, thông tin đã trở thành nguồn lực quan trọng của DN Hệ thốngthông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật và chất lượng cao về thị trường, về khoa họccông nghệ về sản phẩm thay thế, về đối thủ cạnh tranh… là vô cùng quan trọngtrong việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh của DN Tuy nhiên cacDNTMNVV khó có thể tiếp cận các nguồn tin như vậy vì: Khả năng tài chính cóhạn; Trình độ kiến thức và năng lực thu thập xử lý thông tin của DN yếu; Thiếu sự
hỗ trợ thiết thực và hiệu quả của Nhà nước và các trung tâm về DV thông tin,
Đối với một DN hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường thì thị trường làyếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của DN Song không phảiDNTMNVV nào cũng có thể tự mình tìm kiếm và tạo dựng được thị trường tiêu thụsản phẩm
Bốn là, hạn chế về xúc tiến bán hàng và marketing Các DN lớn thường tự
chịu trách nhiệm về xúc tiến bán hàng, tự mình đứng ra thiết lập các kênhmarketing, xây dựng hệ thống thông tin thương mại và các văn phòng đại diện củabản thân DN Trong khi đó, các DNTMNVV do thiếu kiến thức về marketing;không tự mình xây dựng được mạng lưới marketing; không thể thâm nhập được vàothị trường mà các kênh marketing đã hoàn chỉnh, không biết tiếp cận việc cung cấpcác DV sử chữa, DV kỹ thuật, không có nguồn lực để thực hiện xúc tiến bán hàng,tiến hành nghiên cứu, điều tra thị trường, đồng thời do mạng lưới xúc tiến bán hàng
và cung cấp DV trong nước còn kém phát triển … nên các DNTMNVV thường rất
bị động trong KD
Năm là, hạn chế về nhân lực và lao động được đào tạo Nguồn nhân lực là
một yếu tố nội lực quan trọng hàng đầu của mọi loại hình DN vì năng suất, chất
Trang 29lượng lao động và hiệu quả của quá trình quản lý sẽ quyết định thành bại của DNtrong quá trình sản xuất kinh doanh Thực tế thì DNTMNVV nơi tạo việc làm chonhững người lần đầu tiên (thường là những người chưa được đào tạo, chưa có nghềgì) tham gia thị trường lao động Họ được DNTMNVV nhận vào làm, được họcnghề để có thể đảm nhận công việc, nhưng khi có nghề rồi họ thường hướng tớinhững nơi có triển vọng tốt hơn DNTMNVV lại thường không có khả năng để tiếpnhận những lao động lành nghề hay các chuyên gia đã được đào tạo Tình trạng laođộng không được đào tạo và tay nghề thấp là phổ biến ở các DNTMNVV Có thểnói rằng sự hạn chế về nhân lực và lao động được đào tạo của DNTMNVV có thểdẫn đến những hậu quả sau: Năng suất và chất lượng lao động kém; Chi phí lớn, giáthành cao; Khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ của thời đạivào sản xuất kinh doanh hạn chế; Quá trình tác nghiệp các nghiệp vụ KD kéo dài,chậm trễ và nhiều sai sót, chi phí rủi ro cao; Quá trình quản lý hiệu quả thấp dẫnđến hàng hóa thiếu sức cạnh tranh; Thiếu khả năng cập nhật các nguồn thông tin vềgiá cả hàng hóa, về khách hàng, bạn hàng và đối tác cạnh tranh trên thị trường; Hạnchế về khả năng ứng xử và đối phó kịp thời với những biến động trên thị trường,với những quy định và rào cản thương mại.
1.1.3.3 Những khó khăn, thách thức do quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết WTO
Đặc trưng thương mại trong khuôn khổ các quy định của WTO là các nướcthành viên phải dỡ bỏ rào cản thương mại không cần thiết, mở cửa thị trường nộiđịa cho hàng hoá nước khác và thực thi thương mại theo một số chuẩn mực chung
Cụ thể là:
- Thuế nhập khẩu phải được ban hành theo hệ thống mã số chung và phảicam kết giảm dần (cam kết thuế trần và lộ trình giảm) Khi là thành viên WTO,trong điều kiện thương mại bình thường, Chính phủ nước thành viên không đượctuỳ tiện nâng mức thuế nhập khẩu vượt quá trần cam kết Thuế nhập khẩu chỉ đượcphép vượt trần cam kết trong trường hợp tự vệ khẩn cấp hoặc hàng nhập khẩu bánphá giá Tuy nhiên, các thủ tục thực thi quyền tự vệ đặc biệt và áp dụng thuế chốngbán phá giá là khá phức tạp, chi phí lớn, thích hợp nhiều hơn cho các nước pháttriển đã có thể chế thị trường hoàn chỉnh, có các tổ chức ngành nghề lớn mạnh và có
Trang 30hệ thống luật pháp đầy đủ Các nước đang và chậm phát triển thường không có đủcác điều kiện cần thiết để thực thi các thủ tục cho phép áp dụng thuế tự vệ khẩn cấphoặc thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu do các thể chế kinh tế thịtrường chưa phát triển, các tổ chức ngành nghề còn non yếu, người sản xuất vàchính quyền không có nguồn lực trang trải cho các hoạt động thu thập bằng cứ…Nói cách khác, thương mại trong môi trường WTO vừa làm cho Chính phủ bị thuhẹp quyền can thiệp hành chính nhằm hỗ trợ DNTMNVV trong nước chống lại cácdoanh nghiệp thương mại nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam khicác doanh nghiệp này nhập khẩu và phân phối hàng tại thị trường Việt Nam, vừabuộc Nhà nước và các DNTMNVV phải chi phí nhiều hơn mới có thể tự bảo vệđược mình Do đó nếu Nhà nước không thay đổi các biện pháp hỗ trợ cácDNTMNVV, thì các DNTMNVV kinh doanh hàng hoá trong nước sẽ gặp rất nhiềukhó khăn khi cạnh tranh với hàng nước ngoài trên thị trường nội địa Trong điềukiện hàng rào thuế quan bị hạ thấp, trong khi DNTMNVV Việt Nam không đủ tiềmlực để nhập khẩu hàng nước ngoài, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi kinh doanhhàng trong nước, đồng thời phải nỗ lực rất nhiều mới có thể hưởng lợi từ đẩy mạnhxuất khẩu Để tăng năng lực cạnh tranh, DNTMNVV cần sự hỗ trợ tăng cường củaNhà nước theo những cách mà WTO không cấm.
- Giảm dần đi tới xoá bỏ các hạn chế số lượng nhập khẩu Các hiệp định củaWTO quy định Chính phủ các nước phải dỡ bỏ dần (theo tốc độ đàm phán) các hạnchế về số lượng nhập khẩu (công khai, thu hẹp danh mục cấm xuất, nhập khẩu; thuếquan hoá hạn ngạch; đơn giản, công khai thủ tục cấp phép xuất, nhập khẩu…) Nóicách khác, Chính phủ các nước thành viên không được dùng quyền lực nhà nước đểngăn cản thương mại quốc tế thông qua việc ban hành và thực thi các thủ tục liênquan đến xuất nhập khẩu Như vậy, kinh doanh hàng hoá sản xuất trong nước vàhàng hoá nhập khẩu chỉ còn khác biệt trong đối xử nhà nước về mức thuế quankhông lớn Do đó, nếu các DNTMNVV kinh doanh hàng hoá sản xuất trong nướckhông có sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu thì sự cứu nguy bằng các biện pháphành chính nhà nước không còn Trong điều kiện đó, DNTMNVV không có lợi thếcạnh tranh sẽ có nguy cơ phá sản hàng loạt Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợDNTMNVV để họ nâng cao năng lực cạnh tranh
Trang 31- Thủ tục cần thiết liên quan đến xuất nhập khẩu được từng bước chuẩn hoátheo tiêu chuẩn quốc tế để các nhà xuất nhập khẩu không phải chịu những chi phíkhông cần thiết, nhất là các thủ tục về hải quan, về công nhận tiêu chuẩn hàng hoá,
về vận chuyển… Rất nhiều thủ tục này đã quen thuộc với DNTMNVV ở các nướcphát triển, nhưng DNTMNVV nước ta còn hết sức bỡ ngỡ Vì thế, để giúpDNTMNVV chủ động trong tham gia thương mại cũng như để giảm chi phí giaodịch cho DNTMNVV, ngoài việc hướng dẫn, tuyên truyền, cần đào tạo kỹ năngthương mại theo chuẩn mực quốc tế cho người DNTMNVV
- Các nước thành viên không những phải mở cửa thị trường trong nước chohàng hoá mà còn mở cửa cho thương gia, vốn và lao động nước ngoài, nhất là tronglĩnh vực thương mại dịch vụ Chính vì thế, DNTMNVV không những phải cạnhtranh về mặt hàng phân phối trên thị trường nội địa mà còn phải cạnh tranh với cácđối thủ là doanh nghiệp và lao động nước ngoài Nếu Nhà nước không hỗ trợ đểDNTMNVV mau chóng trưởng thành, có được kỹ năng lao động cần thiết thìDNTMNVV sẽ mất cơ hội đầu tư và việc làm ngay trên thị trường của mình
- Ngoài ra còn các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, về vệ sinh, kiểm dịch,
về minh bạch hoá, về môi trường, về nhân quyền… mà muốn áp dụng được,DNTMNVV nước ta phải được học, phải được hỗ trợ kinh phí, thông tin và hệthống tổ chức thích hợp
Những quy định trên áp dụng bình đẳng cho mọi thành viên của WTO Vềmặt pháp lý, DNTMNVV các nước được đối xử như nhau trên thị trường WTO Vềmặt kinh tế, DNTMNVV của các nước đang phát triển sẽ được hưởng lợi ít hơn vàchịu áp lực thua thiệt nhiều hơn DNTMNVV ở các nước phát triển, do: thứ nhất, cơ
sở hạ tầng hỗ trợ thương mại ở các nước đang phát triển thấp kém hơn, nhất là vềthông tin dự báo, quản lý chất lượng, năng lực dự báo của Nhà nước…; thứ hai,điều kiện sản xuất cung cấp nguồn hàng đầu vào ở các nước đang phát triển thấpkém, quy mô nhỏ, phân tán nên các DNTMNVV khó có được nguồn hàng đáp ứngtiêu chuẩn quốc tế; thứ ba, hỗ trợ của Nhà nước đang phát triển ít hơ do tiềm lực tàichính hạn chế Chính vì thế, trong điều kiện thương mại bình thường của WTO,DNTMNVV ở các nước đang phát triển vấp phải nhiều khó khăn hơn DNTMNVVcác nước phát triển, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều nhóm DNTMNVV
Trang 32ở các nước đang phát triển sẽ thua thiệt, khó có khả năng cạnh tranh trên thị trườngquốc tế.
- Theo France Ellis "chính sách được xác định như là đường lối hoạt động củaChính phủ lựa chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả mục tiêu mà Chínhphủ tìm kiếm và lựa chọn phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó" [22, Tr.23]
- Thmas R.Dye đưa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn: “chính sách công là cái
mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm”[26,Tr.7]
- Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặcmột nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (JamesAnderson 2003) [26, Tr.11]
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau củamột nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn cácmục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978) [21, Tr.7]
- Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫnnhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước haycác quan chức Nhà nước đề ra (William N Dunn, 1992) [21, TR.7]
- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành(Peter Aucoin 1971) [21, Tr.11];
- Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng mộtcách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B Guy Peter 1990)[21 Tr11]
- Theo Charles O Jones (1984), chính sách công là một tập hợp các yếu tốgồm: i) Dự định (intentions): mong muốn của chính quyền; 2i) Mục tiêu (goals): dựđịnh được tuyên bố và cụ thể hóa; 3i) Đề xuất (proposals): các cách thức để đạt
Trang 33được mục tiêu; 4i) Các quyết định hay các lựa chọn (decisions or choices); 5i) Hiệulực (effects);
- Kraft và Furlong (2004) đưa ra một định nghĩa tổng hợp hơn Theo đó,chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền
để đáp lại một vấn đề công cộng Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêuchính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định vàthông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình [40, Tr.56]
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, “chính sách là chủ trương và các biệnpháp của một Đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội: nhưchính sách đối ngoại của nhà nước, chính sách dân tộc” [12, Tr.213]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì chính sách được hiểu là "nhữngchuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trongmột thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung vàphương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,kinh tế, văn hoá…"[71, Tr.416]
Theo TS Lê Chi Mai "chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnhđạo hay nhà quản lý đề ra giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyềncủa họ" [32]
TS Lê Vinh Danh định nghĩa một cách vắn tắt "chính sách công là những gì
mà chính quyền thi hành đến dân" với sự lý giải rằng chính sách công được hoạchđịnh và thực thi bởi các cơ quan nhà nước và có tác động thực tế đến đời sống, hoạtđộng của dân cư
Giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội” của trường Đại học kinh tế quốcdân, các tác giả đồng nghĩa chính sách công với chính sách kinh tế - xã hội và đưa
ra định nghĩa: "Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, cácgiải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và kháchthể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách thực hiện mục tiêu nhất định theohướng mục tiêu tổng thể của xã hội” [17, Tr.15]
Những quan niệm trên đề cập đến phạm trù chính sách theo những khía cạnhkhác nhau và theo những mục đích khác nhau Tuy nhiên, có thể thấy những từkhóa chính của khái niệm chính sách gồm: vấn đề, chính quyền và sự lựa chọn Cómột vấn đề kinh tế-xã hội nào đó xuất hiện Chính quyền sẽ lựa chọn nội dung, mụctiêu và cách thức giải quyết một vấn đề đó (để cho vấn đề tự phát triển cũng là một
Trang 34cách giải quyết) Sự lựa chọn đưa đến quyết định và toàn bộ quy trình này được đặttrong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt cácràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó từ sự chi phối củanhững điều kiện này, dẫn đến các cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chínhsách (policy actor) và quy trình chính sách (policymaking processing) Một số nướccông khai thể hiện vai trò của các nhóm lợi ích, một số khác là sự chi phối của cácđảng phái chính trị, ở nơi này quy trình chính sách nặng về kỹ thuật, ở nơi khác lại
là sự thỏa hiệp hay áp đặt
Như vậy, khi đề cập đến phạm trù chính sách thì nội hàm của nó phải baogồm các yếu tố cấu thành sau đây:
- Chủ thể đề ra và triển khai thực hiện chính sách là chủ thể quản lý của hệthống quản lý, trong đó chính sách được đề ra và tổ chức thực hiện Tuỳ theo các hệthống quản lý khác nhau có chính sách khác nhau như chính sách của một cơ quan,doanh nghiệp, ngành, quốc gia, quốc tế…, trong đó bộ máy quản lý tương ứng của
cơ quan, doanh nghiệp, ngành, quốc gia, tổ chức quốc tế… là chủ thể của chínhsách Không có khái niệm chính sách mà không gắn với một chủ thể nào đó
- Chính sách luôn gắn với những mục tiêu cụ thể Mục tiêu của chính sách cóthể được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là đạt tới trạng thái mong đợi của hệ thốngquản lý, cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, tức giải quyết một nhu cầu, một vấn
đề mới xuất hiện của hệ thống quản lý Mục tiêu của chính sách có thể xét trên giác
độ tổng thể hệ thống, do đó mang tính toàn diện như mục tiêu tăng trưởng, mục tiêuphát triển…, cũng có thể xét trên một mặt nào đó của hệ thống như mục tiêu thunhập, mục tiêu mở rộng quy mô, mục tiêu cải cách cơ cấu… Mục tiêu khác nhauquy định chính sách khác nhau Nhưng không có khái niệm chính sách mà khônggắn với mục tiêu và nỗ lực đạt được mục tiêu của cơ quan thực hiện chính sách
- Chính sách còn bao hàm trong nó cả cách thức mà chủ thể cần hành động
để đạt tới mục tiêu mong muốn Cách thức hành động ở đây bao hàm nhiều nộidung từ hệ quan điểm chỉ đạo hành động của chủ thể chính sách đến phương hướng,phương án, phương tiện, công cụ và nguồn lực thực thi chính sách trong thực tiễn,
kể cả các tiêu chí đánh giá chính sách Phương thức hành động có thể bao hàm cả sựphân chia trách nhiệm và quyền hạn trong bộ máy quản lý của hệ thống nếu mụctiêu của chính sách đòi hỏi một sự cơ cấu lại
Trang 35Nói tóm lại, chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp
và công cụ mà nhà nước sử dụng tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của đất nước.
Chính sách là một khái niệm phức tạp, bao hàm trong nó cả giác độ nhận thức (hệquan điểm lý thuyết làm cơ sở cho hoạch định chính sách), cả giác độ hành độngthực tế (mục tiêu, phương tiện, phương pháp, thái độ thực thi chính sách); cả giác
độ kinh tế (so sánh lợi ích và chi phí khi hoạch định và thực hiện), cả giác độ khoahọc kỹ thuật (phương tiện, phương án thực thi chính sách phải có căn cứ khoa họcthuyết phục), cả giác độ xã hội (tác động của chính sách tới các nhóm dân cư vàmôi trường)…Do đó, tuỳ theo mục đích xem xét của các nhà nghiên cứu và cáchoạch định chính sách mà khái niệm chính sách được xác định khác nhau
So với luật pháp, chính sách có độ co giãn và mềm dẻo, khi đó chính sách là
sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố chủ quan với các điều kiện khách quan Mặtkhác, trong nhiều trường hợp, các biện pháp chính sách phải mượn con đường luậtpháp để đưa vào cuộc sống
Có nhiều cách phân loại chính sách kinh tế như: Theo các lĩnh vực hoạt độngcủa các nền kinh tế; theo phạm vị ảnh hưởng của chính sách, theo thời gian pháthuy hiệu lực và theo cấp độ của chính sách Mối chính sách có một mục tiêu riêng,tác động vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế, song đều có ảnh hưởng đến lĩnhvực khác, do vậy trong quá trình thực hiện chính sách, một trong những yếu tố đemlại hiện quả cao là sự phối hợp đồng bộ giữa cách chính sách
Từ những phân tích trên cần đặt ra các yêu cầu khi thiết kế các chính sách làphải đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ và tính thực tiễn Đây là ba yêu cầu cơbản, quyết định đến hiệu quả trong thực thi chính sách nhắm “cộng hưởng” các tácđộng đồng hướng và hạn chế các tác động ngược chiều khi thực hiện chính sách.Tất cả những yêu cầu đó chính là sự thể hiện quan điểm khoa học khi xây dựng,hoạch định chính sách, trong đó cần nhấn mạnh đến sự tôn trọng quy luật kháchquan khi xây dựng và triển khai chính sách trong đời sống xã hội
Trên cơ sở quan niệm như vậy, có thể hiểu: chính sách hỗ trợ DNTMNVV là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động đối với khu vực DNTMNVV nhằm thực hiện các mục tiêu
mà Nhà nước mong muốn ở DNTMNVV.
1.2.1.2 Các chức năng cơ bản của chính sách hỗ trợ DNTMNVV
Trang 36Tương tự như các chính sách khác, chính sách hỗ trợ DNTMNVV cũng có
ba chức năng cơ bản đó là chức năng định hướng, chức năng điều tiết, chức năngtạo tiền đề để phát triển và khuyến khích phát triển cho các DNTMNVV trong phạm
vi của vùng lãnh thổ
Chức năng định hướng được thể hiện thông qua việc chính sách hỗ trợ
DNTMNVV xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định của các chủthể doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động phát triển doanh nghiệp Chính sách
hỗ trợ DNTMNVV đề ra những giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở cácchủ thể những quyết định nào có thể (nằm trong khuôn khổ cho phép của chínhsách) và những quyết định nào là không thể (không nằm trong khuôn khổ cho phépcủa chính sách) Bằng cách đó chính sách hướng các hoạt động liên quan tới việcthực hiện việc phát triển DNTMNVV Chức năng định hướng luôn được coi là mộttrong những chức năng quan trọng nhất của chính sách hỗ trợ DNTMNVV Điềunày được khẳng định bởi vai trò định hướng của chính sách hỗ trợ DNTMNVV đốivới các chủ thể kinh tế, chính trị và xã hội nhằm hướng tới việc đạt được nhữngmục tiêu đã đề ra của mỗi quốc gia, vùng địa phương Chính sách hỗ trợDNTMNVV định hướng các doanh nghiệp đầu tư phát triển theo ưu tiên cơ cấungành, các khu vực cần thiết theo quy hoạch để đảm bảo môi trường, phát triển bềnvững vùng địa phương, giải quyết công ăn việc làm, kết hợp với phát triển côngnghệ cao, định hướng phát triển Thương mại với vai trò dẫn dắt các ngành kinh tếkhác trong nền kinh tế quốc dân
Chức năng điều tiết: Ba vai trò qua trọng nhất của nhà nước trong nền kinh
tế thị trường được xác định là huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực và bình ổnkinh tế nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, tạo nên ổn định xãhội và tăng trưởng bền vững Ở góc độ này, chính sách chính sách hỗ trợDNTMNVV được ban hành nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, thực hiệnchức năng điều tiết trong phát triển kinh tế trên địa bàn theo chính sách phát triểnkinh tế của quốc gia và chính sách phát triển vùng địa phương Chính sách hỗ trợDNTMNVV điều tiết khắc phục tình trạng mất cân đối trong việc sử dụng, phát huyhiệu quả nguồn lực của xã hội, điều tiết những hành vi, hoạt động không phù hợptrong phát triển kinh tế, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt độngthương mại hướng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra
Trang 37Chức năng tạo tiền đề và khuyến khích phát triển: Chính sách hỗ trợ
DNTMNVV là công cụ nhằm thực hiện chức năng tạo tiền đề, khuyến khích và dẫndắt các ngành kinh tế xã hội phát triển theo xu hướng đã đề ra Chính sách hỗ trợDNTMNVV hướng tới thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho ngành Thương mại củađịa phương thông qua việc xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, thựchiện các chính sách tăng cường hỗ trợ DNTMNVV: Tạo thuận lợi để các DN cómặt bằng kinh doanh, tín dụng, nguồn nhân lực có chất lượng, xúc tiến thương mại
và đầu tư, tiếp cận thị trường,…
1.2.2 Nội dung chính sách hỗ trợ DNTMNVV [37], [38].
Như trên đã trình bày, chính sách hỗ trợ DNTMNVV bao hàm trong nó chủđịnh của Nhà nước, mục tiêu mà Nhà nước mong muốn đạt tới ở các DNTMNVV.Chính vì thế chính sách hỗ trợ DNTMNVV của các quốc gia khác nhau thì cũngkhác nhau; tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, có thể dựa vào lý thuyết cạnh tranhcủa Micheal Porter để xem xét
Trong lý thuyết và mô hình con thoi về cạnh tranh của Micheal Porter, nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào: các điều kiện về đầu vào; điều kiện
về cầu; điều kiện các ngành liên quan và các ngành hỗ trợ; chiến lược cấu trúc vàđối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; sự thay đổi tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ; vai trò
của Nhà nước Các điều kiện nêu trên thể hiện qua Sơ đồ 1.1 sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kim cương của M Porter trong phân tích và đánh giá
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Điều kiện về các yếu tố đầu vào: Các yếu tố đầu vào thường bao gồmnguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, nguồn tri thức, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng Tỷ lệ
sử dụng cảc yếu tố đầu vào của các ngành khác nhau là khác nhau, vì vậy một quốc
Nhà nước
Yếu tố ngẫu nhiên
Chiến lược,
cơ cấu và mức độ cạnh tranh
Các ngành liên quan và hỗ trợ
Điều kiện về các
yếu tố đầu vào
Điều kiện về cầu (thị trường)
Trang 38gia có thể khai thác lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng chiến lược phát triểncác ngành với tỷ lệ sử dụng yếu tố đầu vào thích hợp nhất
Có thể chia các yếu tố đầu vào cho ngành thương mại thành hai nhóm chính.Nhóm các yếu tố cơ bản bao gồm vị trí, mặt bằng kinh doanh, lao động không kỹnăng và kỹ năng thấp và vốn vay Nhóm yếu tố cao cấp gồm cơ sở hạ tầng thôngtin, cơ sở hạ tầng thương mại, nhân 1ực có trình độ, các trung tâm nghiên cứu vàcác trường đại học Các yếu tố cơ bản thường sẵn có, không yêu cầu đầu tư thờigian và vốn lớn Các yếu tố cơ bản tạo lập khả năng cạnh tranh cơ bản choDNTMNVV Các yếu tố cao cấp có vai trò ngày càng lớn trong quyết định khảnăng cạnh tranh cấp quốc gia Các yếu tố này đòi hỏi đầu tư vật chất và tài chính lâudài và lớn
Cũng có thể phân loại nguồn yếu tố đầu vào thành nguồn tổng hợp và nguồnđặc biệt Nguồn tổng hợp như hệ thống đường giao thông, nguồn vốn vay, nguồnnhân công bậc thấp có thể được sử dụng ở tất cả các ngành trong khi những nguồnđặc biệt về kỹ năng lao động hay kết cấu hạ tầng đặc biệt chỉ có thể phát huy ở một
số ngành nhất định
Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy khả năng cạnh tranh nếu chỉ dựa trên cácyếu tố cơ bản đơn giản là không lâu bền Các ngành khác có thể nhanh chóng tìm racác biện pháp bắt chước hay còn gọi là chiến lược “copy” để vượt lên trên Nguồncao cấp và nguồn đặc biệt ngày càng tạo ra khả năng cạnh tranh đặc biệt cho ngànhthương mại Để bảo đảm và giữ vững khả năng cạnh tranh của ngành thương mạicần có sự kết hợp hữu hiệu giữa các nguồn đầu vào và cần xây dựng chiến lược pháttriển các nguồn này Chiến lược xây dựng phát triển nguồn yếu tố đầu vào quantrọng hơn nguồn hiện có
Để góp phần bảo đảm các yếu tố đầu vào này vai trò vĩ mô của Nhà nước cóvai trò quan trọng Đó là việc tạo điều kiện để thị trường các yếu tố hình thành vàphát triển, chẳng hạn thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường sức lao động,thị trường thông tin, thị trường hàng hóa đầu vào…
- Điều kiện về cầu: Điều kiện về cầu thị trường bao gồm các yếu tố là cấuthành cầu thị trường, quy mô và sự tăng trưởng của cầu và phương thức chuyển đưa
ra thị trường nước ngoài Tác động lớn nhất của cầu thị trường tới khả năng cạnh
Trang 39tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện trong đặc trưng của cầu thị trườngnội địạ: Đặc trưng cầu này quyết định phương thức tiếp cận, đánh giá và phản ứngcủa DNTMNVV đối với nhu cầu của người tiêu dùng nội địa Các DNTMNVV cókhả năng cạnh tranh cao khi cầu thị trường nội địa cung cấp một bức tranh toàncảnh và rõ ràng tạo định hướng xác định nhu cầu tiêu dùng, hoặc khi cầu nội địa đòihỏi liên tục đổi mới cải tiến phương thức cung cấp hàng hóa ra thị trường
Quy mô cầu và tốc độ tăng trưởng của cầu thị trường nội địa củng cố lợi thếcạnh tranh cho DNTMNVV Quy mô cầu thị trường lớn cho phép doanh nghiệpkhai thác lợi thế theo quy mô đồng thời khuyến khích kinh doanh đầu tư vào cải tiếncông nghệ kinh doanh và năng suất lao động Đầu tư này sẽ xây dựng nền tảng chodoanh nghiệp khi mở rộng ra thị trường quốc tế Quy mô thị trường nội địa có vaitrò quan trọng trong toàn ngành thương mại đòi hỏi đầu tư lớn về nghiên cứu vàphát triển Tuy nhiên yếu tố quy mô thị trường chỉ tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho
DN khi thị trường thế giới cũng có nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ đó Một yếu tốkhác là số lượng người mua độc lập Số lượng người mua độc 1ập lớn và phong phú
sẽ thúc đẩy cải tiến các phương thức kinh doanh Ngược lại số lượng người muanhỏ sẽ hạn chế sự năng động của các doanh nghiệp và gây khó khăn cho doanhnghiệp khi tham gia thị trường quốc tế
Về tốc độ tăng trưởng cầu, chúng ta thấy tăng trưởng cầu thị trường nhanhthúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư cao hơn vào nghiên cứu và phát triển, nhanhchóng ứng dụng các phát kiến mới vào hoạt động kinh doanh Yếu tố tốc độ tăngtrưởng cầu càng quan trọng trong xu thế phát triển của khoa hợc công nghệ NhậtBản là một ví dụ điển hình về tác động của tốc độ tăng trưởng cầu tới tăng cườngđầu tư vào thương mại
- Các ngành liên quan và hỗ trợ: Các ngành trong cùng một nước có mốiquan hệ với nhau, hỗ trợ 1ẫn nhau nhằm nâng cạo khả năng cạnh tranh của cả quốcgia Sự hiện diện của các ngành có liên quan thường dẫn đến sự hình thành cácngành cạnh tranh Những ngành có liên quan là các ngành mà các doanh nghiệp cóthể liên kết hợp tác trong các hoạt động cung cấp hàng hóa ra thị trường Các hoạtđộng hợp tác này có thể diễn ra trong các lĩnh vực phát triển công nghệ, phân phối,marketing hoặc dịch vụ sau bán hàng Sự tồn tại của các ngành có liên quan của
Trang 40nước ngoài trên thị trường nội địa tạo điều kiện trao đổi thông tin, trao đổi côngnghệ Tuy nhiên sự tồn tại của các ngành có liên quan từ nước ngoài này lại có thể
đe doạ các ngành liên quan sẵn có trong nước thông qua việc tạo lập những cơ hộixâm nhập mới Ngoài ra sự phát triển của ngành này còn tuỳ thuộc vào sự phát triểncủa ngành giao thông vận tải, hải quan, bảo hiểm, y tế
- Yếu tố sự thay đổi (còn gọi là yếu tố ngẫu nhiên): Trong nhiều trường hợpthực tế, thành công của một quốc gia hay của một ngành của quốc gia nào đó lạidựa trên các yếu tố ngẫu nhiên Những yếu tố ngẫu nhiên thụộc loại bất khả kháng
có thể kể đến như những phát kiến mới trong công nghệ, cú sốc dầu lửa, các cuộckhủng hoảng tài chính hay tiền tệ, các quyết định chính trị của các Nhà nước: chiếntranh, nội chiến Các yếu tố ngẫu nhiên tác động đến các nước khác nhau là khácnhau vì vậy mỗi quốc gia có thể hạn chế tác động hay tận dụng yếu tố ngẫu nhiên đểbảo vệ hoặc tăng cường lợi thế cạnh tranh cho mình Như vậy yếu tố ngẫu nhiênhiểu theo nghĩa là sự thay đổi nêu trên vừa có thể tạo cơ hội và cũng có thể tạo nguy
cơ đe doạ cho các quốc gia, các ngành và cả các doanh nghiệp Do đó khả năng dựbáo và phán đoán cũng như phản ứng lại của các chính phủ, ngành công nghiệp vàdoanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng khi xem xét và phân tích điều kiện này
- Điều kiện thuộc về vai trò của Nhà nước: Nhà nước có thể tác động tíchcực hoặc tiêu cực đến cả 4 điều kiện phát triển tạo lợi thế cạnh tranh Có nhiều ýkiến rất khác nhau về vai trò của Nhà nước (Chính phủ) cần phải duy trì trong thịtrường và môi trường kinh doanh Có hai quan điểm trái ngược nhau đối với vai tròcủa Nhà nước đó là: i) Nhỏ giọt (không can thiệp): Nhà nước chỉ có vai trò tối thiểu,đặt ra các điều kiện và quy định cho các doanh nghiệp kinh doanh, nhưng can thiệpvào thị trường càng ít càng tốt; 2i) Can thiệp: Nhà nước đóng vai trò can thiệp trựctiếp vào thị trường để đạt được một số mục tiêu cụ thể
Trên thực tế, phần lớn các Chính phủ đều nhất trí một cách tiếp cận ở khoảnggiữa hai cực nói trên Ví dụ, một Chính phủ có thể muốn khuyến khích xuất khẩu,
họ có những biện pháp khuyến khích hoặc dịch vụ hỗ trợ để giúp các doanh nghiệptham gia vào thị trường nước ngoài mà không trợ cấp trực tiếp cho những doanhnghiệp này Cách làm này phù hợp với nhiều hiệp định trong khuôn khổ Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) yêu cầu các Chính phủ phải dỡ bỏ trợ cấp trực tiếp cho