1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

66 781 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 357 KB

Nội dung

Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu hướng phát triển chung của thế giới. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này mà phải nắm bắt cơ hội để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới một cách chủ động, tích cực, đạt hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua Việt Nam đã tích cự tham gia vào quá trình này, hiện Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã ký kết hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và trong năm 2006 Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO kể từ ngày 11/01/2007. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức cho các quốc gia đang phát triển. Bởi vì, Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tới đích là tự do hóa thưong mại, điều này cũng đồng nghĩa với việc phải dỡ bỏ những rào cản do các nước lập nên nhằm hàng hoá di chuyển giữa các nước được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Lợi ích lớn nhất của tự do hoá thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán trao đổi hàng hoá từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tranh thủ được vốn, khoa học-công nghệ, nguyên liệu, thị trường…, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn. Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà các nước lại dựng lên những hàng rào làm ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hoá. Lý do để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá bên ngoài. Điều này có ý nghĩa lớn vì sản xuất trong nước mà bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm, ảnh hưởng đến ổn định xã hội; ảnh hưởng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nguy cơ bệnh tật gia tăng do hàng hoá nhập khẩu…Tự do hoá thương mại những mức độ khác nhau sẽ làm yếu đi hoặc mất dần các hàng rào nói trên và như thế sẽ làm ảnh hưởng đến mục đích đặt ra khi thiết lập hàng rào. Trong các rào cản được các nước sử dụng gồm thuế quan và biện pháp phi thuế quan. Trong đó thuế quan chiếm vị trí quan trọng trong đàm phán thương 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 mại. Bởi vì mục tiêu của đàm phán thương mại là nhằm gỡ bỏ rào cản đối với lưu thông hàng hoá giữa các nước mà thuế quan là rào cản quan trọng nhất. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam có thêm cơ hội giao lưu kinh tế với nhiều nền kinh tế, có thêm nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó có thể tận dụng được những nguồn lực từ bên ngoài để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu kém cùng với hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới là rất thấp.Vì vậy, trong quá trình hội nhập, nhà nước phải áp dụng các chính sách bảo hộ đối với nền kinh tế để giúp các ngành kinh tế có thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của xu hướng toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra đây là bảo hộ với những ngành kinh tế nào, bảo hộ mức độ nào mới là hợp lý? Pháp luật thuế nhập khẩu phản ánh rõ nhất mức độ hội nhập và sự bảo hộ của nhà nước đối nới nền kinh tế. Vì vậy cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu như thế nào để vừa có thể bảo hộ đúng mức, hợp lý dựa trên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và các cam kết của mình với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế. Hay nói cách khác pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam cần phải được xây dựng và hoàn thiện như thế nào để đảm bảo cho việc hội nhập kinh tế quốc tế nước ta trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả cao nhất. Từ những trăn trở trên đây, em đã quyết định chọn đề tài: “Pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình với mục đích được tham gia làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật thuế nhập khẩu nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam với những cam kết quốc tế của Việt Nam; bước đầu đưa ra những đánh giá những sự tương thích và chưa tương thích của nó với luật pháp quốc tế và với những cam kết của Việt Nam trong 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, từ đó đề xuất một số những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nhập nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện yêu cầu của đề tài đặt ra, kết cấu khoá luận được trình bày bao gồm ba chương (ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo) cụ thể như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế nhập khẩupháp luật về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương II: Thực trạng pháp luật thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam hiện nay Chương III: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ NHẬP KHẨUPHÁP LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIÊN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế nhập khẩu Sản xuất hàng hoá phát triển, xuất hiện các quan hệ trao đổi hàng hoá được thực hiện giữa các tổ chức, cá nhân các quốc gia khác nhau. Các quốc gia đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá mang qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thứ thuế này gọi là thuế quan. Có nước thuế quan chỉ là thuế nhập khẩu không bao gồm thuế xuất khẩu. Tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nước mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. những nước kinh tế phát triển hàng hoá có sức cạnh tranh lớn, thị trường ổn định, thuế quan với ý nghĩa là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước, điều chỉnh hoạt động ngoại thương ít được coi trọng, thậm chí nhiều nước muốn xoá bỏ. Còn những nước đang phát triển trong đó có nước ta, thuế quan là loại thuế rất quan trọng không chỉ trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hàng năm mà quan trọng hơn, nó còn là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại của Chính phủ trong từng thời kỳ . Điều này xuất phát từ hai lý do: - Nền sản xuất trong nuớc còn yếu, chưa đủ khả năng cạnh tranh; - Nguồn tài chính eo hẹp, thu nhập dân cư thấp thì thuế quan là nguồn thu chính và dễ hành thu. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế nhâp khẩu tùy thuộc vào góc độ tiếp cận. Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của pháp luật, khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ qua biên giới một nước.Với cách tiếp cận này, thuế nhập khẩu được quan niệm như là một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là Nhà nước.Mặt khác, thuế nhập khẩu còn có thể được hiểu như là đòn bẩy kinh tế hay biện pháp kinh tế để Nhà nước điều tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi mỗi quốc gia và chi phối một cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Xét trên phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu là quan hệ pháp luật phát sinh giữa Nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), về việc tạo lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong quá trình hành thu thuế nhập khẩu.Quan hệ pháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lý là đạo luật thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành mà hậu quả pháp lý chủ yếu của việc áp dụng đạo luật đó trong thực tiễn là làm phát sinh quyền thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế cho các tổ chức,cá nhân là người nộp thuế. nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với nước ngoài được điều tiết và kiểm soát bởi hai công cụ chủ yếu là “hàng rào thuế quan” và “hàng rào phi thuế quan”.Hàng rào thuế quan những nước này được hiểu thực chất là thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập khẩu, chứ không bao gồm cả thuế xuất khẩu đánh vào hàng hóa xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc. Do có quan niệm khác nhau như trên giữa các nước về nội hàm khái niệm “thuế quan” nên chính sách thuế quan của các nước cũng có sự khác nhau. Nhưng khái niệm thuế quan được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa đồng nhất với thuế nhập khẩu :“Thuế hải quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu gọi là thuế quan.Thuế quan tạo ra lợi thế về giá cả cho hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa tương tự được nhập khẩu và đem lại nguồn thu cho các chính phủ 1 .” Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một định nghĩa thống nhất, hoàn chỉnh mang tính pháp lý về thuế nhập khẩu. Dựa trên Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập 1 Giáo trình Luật thuế Việt Nam- Đại học Luật Hà Nội 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khẩu năm 2005 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì thuế nhập khẩu có thể được định nghĩa là loại thuế đánh vào hàng hóa được nhập khẩu vào “những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật hải quan được áp dụng”.Từ định nghĩa này, có thể thấy thuế nhập khẩu có đặc điểm sau: Thứ nhất, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm “hàng hóa” là đối tượng chịu thuế nhập khẩu có thể hiểu theo nghĩa “là các động sản bao gồm hàng hóa nhập khẩu, vật dụng trên phương tiện vận tải nhập cảnh, hành lý, tiền, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm và các loại tài sản khác…Chúng có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật, được nhập khẩu vào địa bàn hoạt động hải quan Việt Nam” (khoản 1, khoản 2, điều 4 Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005). Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các loại hình dịch vụ. Thứ hai, thuế nhập khẩu về bản chất là thuế gián thu, tuy nhiên tính gián thu chỉ có ý tương đối. Điều này thể hiện chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu vì chính người nhập khẩu vừa là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu và khi đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính chất là thuế gián thu, vì người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một. Có điều này là vì theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì không có sự phân biệt tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có mục đích kinh doanh hay không kinh doanh. Thứ ba, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại mà thuế nhập khẩu là công cụ góp 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước. Việc tác động bằng thuế nhập khẩu vào hàng hóa nhập khẩu không chỉ để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn thể hiện cả những chủ trương, chính sách đối ngoại của nhà nước đó. Thứ tư, thuế nhập khẩu được quản lý thu bởi cơ quan chuyên trách là cơ quan Hải quan. Thứ năm, thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia. 1.2. Vai trò của thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng và cần thiết của mỗi nhà nước để thực hiện các mục tiêu sau: Thứ nhất, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Cũng giống như bất kỳ loại thuế nào, thuế nhập khẩu có chức năng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Ở nước ta, trong những năm đầu của thập kỷ 90, do Nhà nước có chính sách mở rộng hoạt động ngoại thương nên đã thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa phát triển.Theo đó, số thu về thuế xuất, nhập khẩu cũng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng đáng kể (từ 25% đến 30%) trong tổng số thu về thuế và trở thành khoản thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Những năm gần đây, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế nhưng thuế nhập khẩu vẫn là nguồn động viên một phần quan trọng cho ngân sách Nhà nước.Theo số liệu công khai ngân sách nhà nước của Bộ tài chính từ năm 2000 đến năm 2005 thu hải quan luôn chiếm từ 20% đến 25% tổng thu ngân sách nhà nước. Cụ thể: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ trọng thu hải quan trong tổng thu ngân sách nhà nước 20,9 22,1 25,5 23,8 21,3 20,6 (Nguồn: Bộ tài chính) 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ hai, là công cụ điều tiết hoạt động ngoại thương, hướng dẫn tiêu dùng xã hội Thuế nhập khẩuthuế gián thu, việc đánh thuế nhập khẩu cao hay thấp nó ảnh hưởng đến giá cả, từ giá cả ảnh hưởng sức mua, qua đó nhà nước điều tiết hoạt động ngoại thương và hướng dẫn tiêu dùng xã hội . Chẳng hạn, Nhà nước muốn giảm bớt nhập khẩu các hàng hoá mà nhà nước không khuyến khích vì ảnh hưởng tới đời sống, môi trường, đạo đức xã hội (ví dụ như rượu bia, thuốc lá, ô tô…) Nhà nước sẽ đánh thuế nhập khẩu cao vào hàng hoá này dẫn đến giá bán của hàng hoá đó cao, người tiêu dùng không dễ dàng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình nên hạn chế tiêu dùng, sức mua của hàng hoá đó giảm xuống như vậy buộc nhà nhập khẩu hàng hoá đó hạn chế nhập khẩunhập nhiều sẽ không tiêu thụ được. Thứ ba, là công cụ hỗ trợ và bảo hộ nền sản xuất trong nước Thông qua thuế nhập khẩu, nhà nước gián tiếp tác động vào việc điều tiết sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu đánh thuế mức khác nhau đối với từng loại hàng hoá nhập khẩu, từ đó điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường và từ đó tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực trong các ngành sản xuất. Điều đó thể hiện như sau: khi một ngành sản xuất được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển thì chính sách thuế nhập khẩu dành cho nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài sẽ thấp trong khi thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa tiêu dùng lại cao hơn. So với các loại thuế nội địa khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất…thì thuế nhập khẩu có vai trò khá đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoại nhập. Điều này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thuế nhập khẩu là đánh vào các hàng hóa nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa đó.Vai trò này của thuế nhập khẩu được thê hiện như sau: Đối với hàng hóa nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hóa này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước do không phải chịu thuế nhập khẩu nên giá thành sản phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng ngoại nhập. Điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi Chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía các hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước. Đối với nước ta có một số ngành công nghiệp non trẻ cần được đầu tư, về lâu dài nó có khả năng sinh lợi và phát triển cần được sự bảo hộ trong khoảng thời gian nhất định. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nó phát triển đồng thời có chính sách thuế quan có tính bảo hộ hợp lý ngành sản xuất trong nước đó theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc – có điều kiện và có thời hạn, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn là cơ sở cho việc đàm phán trong thương mại quốc tế. Đối với những nước kinh tế phát triển thuế nhập khẩu còn mục tiêu chính trị: áp dụng chính sách thuế quan ưu đãi với một số quốc gia thân thiện hoặc sử dụng nó như biện pháp trả đũa trong chính sách đối ngoại hoặc gây sức ép chính trị với quốc gia khác ; 2. Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu 2.1. Khái niệm pháp luật thuế nhập khẩu Pháp luật về thuế nhập khẩu là danh từ pháp lý dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm, tranh chấp về thuế nhập khẩu, phát sinh giữa Nhà nước với người nộp thuế. Xét về phương diện hình thức, pháp luật về thuế nhập khẩu bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị định và nghị quyết của Chính phủ, quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quyết định, thông tư và chỉ thị của các bộ…Còn xét trên phương diện nội dung, pháp luật về thuế nhập khẩu lại bao hàm các vấn đề chủ yếu như phạm vi áp dụng (được thể hiện qua các quy định về chủ thể nộp thuế và đối tượng chịu 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thuế, đối tượng không chịu thuế nhập khẩu), căn cứ tính thuế nhập khẩu, chế độ miễn giảm thuế nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về thuế nhập khẩu… Ngày nay, trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu hướng toàn cầu thì việc hình thành, thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến thuế nhập khẩuđiều tất yếu. Do đó, nội hàm của khái niệm thuế nhập khẩu không chỉ quy định trong pháp luật quốc gia mà còn bao hàm cả quy định trong pháp luật quốc tế có liên quan trực tiếp đến thuế nhập khẩu như Hiệp định CEPT(Common Effective Preferential Tarriff – Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định WTO…Nguồn của pháp luật thuế nhập khẩu còn là các điều ước song phương hoặc đa phương khác mà quốc gia tham gia hoặc ký kết. Những Hiệp định này sau khi có hiệu lực sẽ được áp dụng trực tiếp ngay cho các quan hệ về thuế nhập khẩu giữa Nhà nước và người nộp thuế hoặc được “nội luật hóa” tại các nước thành viên hiệp định để áp dụng một cách hiệu quả. Như vậy, nội hàm của khái niệm “pháp luật về thuế nhập khẩu” phải hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ các quy định trong pháp luật quốc gia mà còn bao gồm cả các quy định trong pháp luật quốc tế về thuế nhập khẩu 2 . 2.2. Những yếu tố chi phối pháp luật thuế nhập khẩu trong điều kiện hiện nay Việt Nam Trong điều kiện Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng chung của thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là bị chi phối của các quan hệ kinh tế. Trong rất nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật thuế nhập khẩu thì có một số yếu tố cơ bản sau : Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước: Chính sách kinh tế của một quốc gia là sự điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế của một quốc gia. Chính sách kinh tế thực chất thể hiện thái độ, quan điểm của nhà nước đối với các quan hệ kinh tế và được thể hiện thông qua hệ 2 Giáo trình Luật thuế Việt Nam-Đại học Luật Hà Nội 10 [...]... Nhưng trong điều kiện hộ nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trên thê giới thì pháp luật thuế nhập khẩu cũng phải theo xu hướng giảm dần mức thuế suất Như vậy, pháp luật thuế nhập khẩu luôn bị ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập Thứ hai, những yêu cầu và cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế. .. sách thuế theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2 Những cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng như các quốc gia khác khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế đều phải ràng buộc mình với các cam kết thương mại quốc tế Nội dung của các cam kết đó thường là dỡ bỏ các rào cản thương mại trong đó có các rào cản về thuế nhập khẩu. .. 0918.775.368 thống pháp luật Pháp luật thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống các chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế của quốc gia nên khi hệ thống này có sự thay đổi thì bản thân pháp luật thuế nhập khẩu cũng có sự thay đổi để phù hợp với toàn bộ hệ thống Điều này thể hiện rõ nhất khi có sự thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại Pháp luật thuế nhập khẩu thể hiện chính sách thương mại quốc tế của quốc gia Chính... sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 1998 có quy định: thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu gồm có: - Thuế suất phổ thông áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam - Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất... cho hoạt động thương mại quốc tế nước ta lúc bấy giờ Qua 4 năm thực thi, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch đã bộc lộ những nhược điểm và tỏ ra không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới Ngày 26/12/1991 Quốc hội đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hạng mậu dịch năm 1987 Luật này đã được sửa đổi,... và quốc gia đó phải tuân thủ những điều ước đó một cách nghiêm túc ngay khi điều ước đó có hiệu lực.Để làm được điều này thì quốc gia thành viên phải xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với quy chế của điều ước quốc tế đã ký kết Luật thuế nhập khẩu là một trong hệ thống pháp luật quốc gia, nó là loại thuế phản ánh rõ nhất tiến trình hội nhập của quốc gia đó nên khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế. .. cam kết quốc tế về ưu đãi thuế nhập khẩu gồm ưu đãi tối huệ quốc trong các hiệp định thương mại giữa Việt nam với các nước, ưu đãi đặc biệt với các nước ASEAN và yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đúng cam kết quốc tế và cũng để thể hiện rõ chính thuế nhập khẩu được phân biệt theo mức độ quan hệ giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm... cách hệ thống pháp luật (như Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 2005 là một ví dụ) để tương thích với các quy chế của WTO Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật thời kỳ hậu WTO.Như vậy, những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và viêc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế đã ảnh hưởng rất lớn... chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam Ngày 14/06/2005 Quốc hội đã thông qua hai LuậtLuật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và Luật số 42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH10... vậy, các quốc gia không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hóa mà phải nắm bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện qua việc một quốc gia tham gia vào các tổ chức hay liên minh kinh tế quốc tế giữa hai nước, trong khu vực hay trên thế giới Sự tham gia đó được chứng nhận thông qua việc quốc gia tiến hành ký kết các điều ước quốc tế song . về thuế nhập khẩu và pháp luật về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương II: Thực trạng pháp luật thuế nhập khẩu trong điều kiện. trong pháp luật quốc tế về thuế nhập khẩu 2 . 2.2. Những yếu tố chi phối pháp luật thuế nhập khẩu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Trong điều kiện Việt

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. Cổng thông tin Chính phủ điện tử http://www.chinhphu.vn 25. Trang web Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn Link
28. Trang web Tổng cục hải quan http://www.customs.gov.vn Link
20. Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 vè các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam Khác
21. Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam Khác
22. Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về chống trợ cấp hàng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam Khác
23. Báo cáo sơ kết thực hiện Luật hải quan sửa đổi,bổ sung năm 2005 và Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu năm 2005 của Bộ Tài chính ngày 01/03/2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

chỉ được áp dụng dưới hình thức tăng thuế quan - Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ch ỉ được áp dụng dưới hình thức tăng thuế quan (Trang 27)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w