Trong thương mại, tự vệ có nghĩa là một nước có thể hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến do việc giảm thuế quan và đe doạ hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Vấn đề tự vệ được nêu tại điều XIX của GATT 1994 và chi tiết hoá trong hiệp định tự vệ.
Khi nhận thấy lượng hàng nhập khẩu tăng lên thì biện pháp tự vệ không áp dụng ngay mà chỉ có thể áp dụng sau khi đã tiến hành các bước sau:
- Có khiếu nại về việc tăng nhập khẩu gây ra tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
- Trên cơ sở khiếu nại, một cơ quan do chính phủ chỉ định sẽ tiến hành điều tra.
- Kết quả điều tra phải cho thấy mối liên hệ nhân quả giữa tăng nhập khẩu với sự tổn hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất tương ứng.
Nếu ngành sản xuất trong nước bị tổn hại không gắn với việc tăng nhập khẩu ví dụ như do sức mua giảm hoặc nếu việc tăng nhập khẩu không phải vì lý do giảm thuế quan mà do hàng nhập khẩu áp dụng công nghệ sản xuất mới nên giá thành giảm đi thì không được áp dụng các biện pháp tự vệ . Bởi vì những trường hợp trên không gắn với việc thực hiện những nghĩa vụ của GATT nên không được áp dụng những điều khoản của hiệp định tự vệ.
Có hai loại biện pháp tự vệ có thể được áp dụng: đó là tăng thuế quan và các biện pháp hạn chế định lượng. Việc tăng thuế quan có thể tăng quá mức thuế suất đã ràng buộc.
Tiêu chí Biện pháp tự vệ tạm thời Biện pháp tự vệ chính thức
Thời điểm áp dụng
Có thể được áp dụng trước khi tiến hành điều tra
Chỉ được áp dụng sau khi đã hoàn tất tiến hành điều tra.
Khả năng áp dụng
chỉ được áp dụng dưới hình thức tăng thuế quan
có thể áp dụng dưới hình thức tăng thuế quan, hạn chế định lượng hoặc cả hai Thời hạn thực hiện chỉ áp dụng không quá 200 ngày có thể áp dụng đến mức tối đa là 4 năm
Biện pháp tự vệ tạm thời áp dụng trước khi điều tra, nếu sau điều tra cho thấy tình hình chưa thực sự nghiêm trọng đến mức phải áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì khoản chênh lệch thuế quan do tăng thuế hoặc mức tăng thuế quan cao quá mức cần thiết thì khoản thuế quan chênh lệch đã thu sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp
Nếu biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng và trước đó có áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì thời hạn của biện pháp tự vệ chính thức được tính từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì có thể đượ gia hạn nhưng phải kèm theo một số điều kiện:
- Phải có yêu cầu của ngành sản xuất trong nước.
- Ngành sản xuất trong nước phải chứng minh đã thực hiện việc điều chỉnh để tăng cường năng lực cạnh tranh nhưng vẫn bị tổn hại do nhập khẩu gia tăng.
- Không áp dụng mức độ tự vệ cao hơn mức độ của biên pháp tự vệ chính thức.
- Thời hạn gia hạn tối đa không quá 4 năm (đối với nước đang phát triển thì thời hạn gia hạn tối đa không quá 6 năm)
Sau khi hết thời hạn gia hạn thì có thể tiến hành điều tra để áp dụng tiếp biện pháp tự vệ hay không?
Việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với cùng một loại hàng hoá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nước xuất khẩu vì vậy hiệp định tự vệ
quy định chỉ có thể tái áp dụng biện pháp tự vệ sau một khoảng thời gian bằng với thời gian biện pháp tự vệ đã được áp dụng trước kia và thời gian sau khichấm dứt biện pháp tự vệ lần trước phải được ít nhất hai năm. Đối với nước đang phát triển chỉ cần sau một khoảng thời gian bằng ½ thời gian đã áp dụng biện pháp tự vệ trước đó là có thể áp dụng lại.
Hiệp định tự vệ chỉ cho phép sử dụng biện pháp tự vệ ở mức độ vừa đủ khắc phục thiệt hại, chuyển đổi cơ cấu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản xuất trong nước. Do vậy nếu sử dụng biện pháp hạn chế định lượng thì biện pháp này không được làm giảm mức nhập khẩu xuống dưới mức trung bình của 3 năm gần nhất trước khi áp dụng biện pháp tự vệ.
Biện pháp tự vệ không áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ một nước đang phát triển nếu tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng đó chiếm không quá 3%; và tổng lượng nhập khẩu mặt hàng đó có xuất xứ từ tất cả các nước đang phát triển không quá 9%.