2. Những giải pháp cụ thể
2.2. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu
quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu
Về vấn đề đơn giản hóa thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan phải kết hợp với Bộ Tài chính cải cách và phổ biến cách thức quản lý mới. Chúng ta cần đơn giản hóa bộ hồ sơ hải quan, cụ thể là bỏ bớt một số giấy tờ như giấy giới thiệu, tờ khai trị giá, bộ hồ sơ coppy, hợp đồng thương mại. Đặc biệt, nhóm hàng gia công yêu cầu nộp bảng khai nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự cung ứng trong nước là không thực tế. Bên cạnh đó, chúng ta cần cải cách mạnh mẽ khung pháp lý quản lý hàng nhập khẩu theo hướng đơn giản, công khai và minh bạch đồng thời tăng cường hiện đại hóa ngành hải quan thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hải quan.
Đi đôi với việc cải cách thủ tục hành chính, chúng ta cần đào tạo, rèn luyện đội ngũ công chức thực hiện chính sách thuế nhập khẩu vì nếu như có một hệ thống pháp luật khoa học, đúng đắn nhưng người thực hiện không làm đúng, làm tốt nhiệm vụ của mình thì cũng không thể mang lại hiệu quả cao được. Theo đó, chúng ta cần lựa chọn công chức có đạo đức, trình độ để bố trí vào những bộ phận cụ thể, có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ hải quan để nâng cao trình độ nghiệp vụ của họ đồng thời xử lý nghiêm minh công chức vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tham gia vào quan hệ thuế nhập khẩu để nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp. Từ đó sẽ đảm bảo cho hoạt động thu, nộp thuế nhập khẩu tiến hành dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu vì công tác thanh tra, kiểm tra có tác dụng bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu đúng đắn hơn, phát hiện những sơ hở, hạn chế của
chính sách để từ đó có thể khắc phục kịp thời, đồng thời tránh tình trạng quan liêu, cửa quyền hay lợi dụng quyền hạn để làm trái pháp luật của một số cán bộ công chức nhà nước.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước tham gia, nó vừa thúc đẩy cạnh tranh vừa tăng cường hợp tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Đối với Việt Nam, tiến trình hội nhập gắn liền với việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế thì trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu cho phù hợp với những nguyên tắc pháp lý quốc tế chung. Từ quá trình nghiên cứu toàn bộ hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận sau:
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 sau khi được ban hành đã tạo ra một môi trường pháp lý cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Luật có những quy định phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Điều này đã đảm bảo cho hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam được tiến hành một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có mối liên hệ chặt chẽ với các luật khác, đặc biệt là luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 như những quy định về cách tính trị giá hải quan, kê khai và thu thuế, các quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế…Mối liên hệ này về cơ bản đã tạo ra sự thống nhất trong việc hành thu thuế nhập khẩu.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 cũng đã thống nhất được những quy định về ưu đãi về thuế trong các văn bản pháp luật khác nhau trước đây và đã có những quy định thống nhất, công bằng trong ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Điều này đã khích lệ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu và nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 còn có những quy định chưa hợp lý, có những quy định chưa thống nhất với Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, Luật còn có những nhược
điểm trong các quy định về biểu thuế, thuế suất, thời hạn nộp thuế, truy thu thuế…khiến cho quá trình thực hiện Luật còn nhiều điều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động thu, nộp thuế nhập khẩu
Với khóa luận này, người viết hy vọng việc nghiên cứu đề tài và những giải pháp được đề xuất trên sẽ góp phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu, tạo ra một môi trường pháp lý thống nhất, minh bạch, thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu cũng như cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết do kiến thức của người viết còn hạn chế, người viết rất mong được sự phê bình, góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện.
- CEPT: Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung. - WTO: Tổ chức thương mại thế giới
- GATT: Hiệp định chung về thương mại và thuế quan - ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- ACV: Hiệp định về trị giá hải quan WTO
- SCM: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng - AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
- ROO: Hiệp định về quy chế xuất xứ hàng hóa - CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí - MFN: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc - NT: Nguyên tắc đối xử quốc gia
1. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia
2. Các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam,Ủy
ban quốc gia về hợp tác kinh tế,Nxb Chính trị quốc gia năm 2006
3. Văn kiện và biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam I,II- Bộ Tài chính,Nxb
Tài chính
4. Bộ Tài chính,Giáo trình thuế nhà nước, Nxb Thống kê năm 2002
5. Đại học Luật Hà Nội,Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Tư pháp,năm 2005
6. Đại học Luật Hà Nội,Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế,Nxb Công an nhân
dân năm 2005
7. Đại học Luật Hà Nội,Giáo trình Thương mại quốc tế,Nxb Tư pháp năm 2006
8. Kiều Dương, “Pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”,Luận văn thạc sỹ luật học,năm 2005
9. Tạp chí nghiên cứu Hải quan,số tháng 3,tháng 6 và tháng 12 năm 2005
10. Tạp chí Tài chính số tháng 4 và tháng 7 năm 2005
11. Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987
12. Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu năm 1991 và Luật sửa đổi,bổ sung năm 1993 và năm 1998
13. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005
14. Luật hải quan năm 2000 và Luật sửa đổi,bổ sung năm 2005
15. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 quy định hướng dẫn thi hành luật thuế xuât khẩu,thuế nhập khẩu năm 2005
16. Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu
17. Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/06/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu
18. Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số diều của Luật hải quan về thủ tục hải quan,kiểm tra,giám sát hải quan
xuất khẩu,thuế nhập khẩu
20. Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 vè các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
21. Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
22. Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về chống trợ cấp hàng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
23. Báo cáo sơ kết thực hiện Luật hải quan sửa đổi,bổ sung năm 2005 và Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu năm 2005 của Bộ Tài chính ngày 01/03/2006
24. Cổng thông tin Chính phủ điện tử http://www.chinhphu.vn
25. Trang web Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn
26. Trang web Bộ Thương mại http://www.mot.gov.vn
27. Trang web Tổng cục thuế http://www.gdt.gov.vn
28. Trang web Tổng cục hải quan http://www.customs.gov.vn