thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bên cạnh những điểm tương thích của pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam với những cam kết quốc tế của Việt Nam thì bộ phận pháp luật này còn những điểm chưa tương thích với các cam kết đó. Cụ thể:
Thứ nhất, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện nay chỉ mang tính chất luật khung, quy định những điểm cơ bản và tổng quát nhất về hoạt động thu, nộp thuế nhập khẩu còn những vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất như
thuế suất, giá tính thuế… lại được quy định cụ thể, chi tiết ở những văn bản dưới luật với giá trị pháp lý thấp, tính ổn định không cao. Điều này ảnh hưởng đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và từ đó không đáp ứng được đòi hỏi về tính minh bạch, công khai và dễ dự đoán trước của pháp luật thuế nhập khẩu.
Thứ hai, hàng rào thuế quan còn chưa đầy đủ và chưa thực sự phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế suất còn thay đổi liên tục, hệ thống thuế còn thiếu đồng bộ và quản lý thuế còn kém hiệu quả. Mức thuế suất trung bình của Việt Nam hiện nay là 17,4% cao hơn nhiều so với nhiều nước đang phát triển là thành viên của WTO (có mức thuế suất trung bình từ 10-12%).
Thứ ba, vấn đề xác định trị giá hải quan trong nhập khẩu hàng hóa theo thông lệ quốc tế vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP về trị giá hải quan còn một số quy định chưa phù hợp hiệp định CVA . Cụ thể:
- Để hỗ trợ cán bộ hải quan trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng liên quan đến tính chân thực hoặc tính chính xác của trị giá hải quan được khai báo đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam đang xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về giá trị. Cơ sở dữ liệu này chỉ được sử dụng như một công cụ đánh giá rủi ro và không được sử dụng để xác định trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu với vai trò là trị giá thay thế cho hàng nhập khẩu hay một cơ chế để xác lập giá tính thuế tối thiểu. Vì thế điều 6, Nghị định số 155/2005/NĐ- CP cần sửa để làm rõ cơ sở dữ liệu sẽ không được sử dụng để xác định trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu. Bộ Tài chính cần sớm ban hành hướng dẫn về việc sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan phù hợp với “ Hướng dẫn về xây dựng và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu trị giá cấp quốc gia làm công cụ đánh giá rủi ro” của Uỷ ban kỹ thuật về xác định trị giá hải quan được quy định tại phụ lục D của tài liệu VT0388E3.
- Bổ sung thêm quy định: Không được yêu cầu hoặc ép buộc đối tượng không cư trú ở lãnh thổ Việt Nam phải cho kiểm tra hoặc truy cập tới các tài khoản hoặc hồ sơ khác với mục đích xác định trị giá hải quan theo phương thức trị giá tính toán, để việc thực thi phù hợp điều 6.2 của hiệp định CVA.
- Pháp luật Việt Nam còn thiếu quy định (theo điều I và phụ lục diễn giải điều I:2) về phương thức tính trị giá hải quan dựa trên “các điều kiện bán hàng” nhằm xác định xem mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán có tác động tới giá hay không.
- Điều 16 Nghị định 155/20005/NĐ-CP quy định về hệ thống bảo lãnh để thông quan hàng nhập khẩu trong trường hợp chưa có quyết định cuối cùng về trị giá hải quan. Hải quan sẽ chấp nhận thông quan hàng hóa với điều kiện người khai hải quan cung cấp đủ một khoản bảo đảm dưới hình thức một khoản đặt cọc, bảo lãnh hoặc các công cụ thích hợp khác ở mức đủ để thanh toán số tiền thuế hải quan của hàng nhập khẩu đó như quy định tại điều 13 của hiệp định trị giá hải quan WTO (CVA). Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể về hệ thống bảo đảm này.
Những điểm không tương tương thích kể trên đã được khắc phục thông qua việc Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thay thế cho nghị định 155/2005/NĐ-CP.
Thứ tư, vấn đề chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ, chống phân biệt đối xử mặc dù đã được nội luật hoá trong các pháp lệnh và các nghị định hướng dẫn, tuy nhiên còn có những quy định chưa phù hợp với các hiệp định của WTO về những vấn đề trên nên chưa thể áp dụng trên thực tế. Hơn nữa Việt Nam chưa được các quốc gia thành viên WTO công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thêm vào đó chúng ta còn có thực hiện một số hình thức trợ cấp cho hàng hoá xuất khẩu nhưng thuộc “nhóm trợ cấp vàng” mặc dù mức độ không lớn nhưng cũng không xác định được một cách chính xác tỷ lệ đó. Bởi lý do như vậy dù Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về thuế nhập khẩu bổ sung nhưng
trên thực tế không thể thực hiện được những quy định này3.
Thứ năm, quy trình thủ tục hải quan Việt Nam vẫn là quy trình thủ công, mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin ở một số công đoạn nhưng còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ hải quan hiện 3 Xem phần cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
nay còn nặng nề, nhiều nội dung trùng lặp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cán bộ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan theo quy định hiện hành của của Hải quan Việt Nam nhiều hơn 4 giấy tờ so với Công ước Kyoto, gồm: chứng thư giám định, bản kê khai chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai trị giá.
Thứ sáu, các quy định về miễn, giảm thuế nhập khẩu trước đây còn có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước và được quy định trong nhiều luật khác nhau như khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật thuế xuất nhập khẩu và cả trong một số Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ... dẫn đến chồng chéo, không rõ ràng, phức tạp và khó theo dõi trong tổ chức thực hiện. Năm 2005 Luật thuế xuất nhập khẩu mới ban hành thì những quy định về miễn giảm thuế nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở thống nhất giữa đầu tư trong nước và nước ngoài; tập hợp, hệ thống hóa các quy định hiện hành về miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế nhập khẩu ở các văn bản quy phạm pháp luật khác vào Luật này, để đảm bảo tính công bằng và minh bạch về chính sách, không phân biệt đối xử theo đúng quy định của WTO.
Tại điểm 6, Điểm 15,16 Điều 16, Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết luật thuế xuất khẩu, nhập khu quy định miễn thuế nhập khẩu cho Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư; Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ...được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất; Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất... Tại phụ lục
“Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm:... Sản xuất, chế biến xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên;... Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên;
Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư gồm : ..Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;... Sản xuất, chế biến xuất khẩu, kinh doanh hàng hoá có mức xuất khẩu đạt giá trị trên 30% tổng giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh của dự án trong năm tài chính;... Chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong nước”;
Thực chất những quy định trên là miễn thuế nhập khẩu có gắn với thành tích xuất khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước....Quy định này trái với quy định trong WTO cụ thể đã sử dụng hình thức trợ cấp bị cấm và vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia.
Chính vì quy định như vậy tại điểm d, khoản 2 Điều 88, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư quy định: “ Nghị định này bãi bỏ danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”; Đồng thời nghị định số 108/2006/NĐ-CP đã ban hành danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư mới thống nhất cho tất cả các luật có liên quan khi có quy định về lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.