Ban hành, sửa đổi,bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 59)

2. Những giải pháp cụ thể

2.1. Ban hành, sửa đổi,bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Dựa trên sự phân tích về cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện và những định hướng trên, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu để tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và thống nhất cho hoạt động nhâp khẩu nói chung và việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói riêng. Cụ thể:

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về thuế nhập khẩu để tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử để đảm bảo lợi ích của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ kinh nghiệm của một số nước, kinh nghiệm của những sự kiện thương mại gần đây và theo quy định chung của WTO, chúng ta cần ban hành Luật chống bán phá giá, Luật chống trợ cấp, Luật chống phân biệt đối xử và Luật tự vệ trong thương mại quốc tế để thay thế cho Pháp lệnh hiện hành nhằm bảo đảm phù hợp với các các quy định của WTO để các doanh nghiệp Việt Nam không còn chịu thiệt thòi khi tham gia vào thương mại quốc tế.

Về thuế suất thì hiện nay thuế suất nước ta còn có nhiều khung với các mức thuế suất khác nhau. đặc biệt quy định về thuế suất thuế nhập khẩu “thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi” cũng dễ gây hiểu nhầm cho người đọc. Vì vậy, người viết kiến nghị có những quy định mới giảm bớt sự chênh lệch giữa các mức thuế suất, xây dựng lộ trình giảm thuế suất thuế nhập khẩu hợp lý để phù hợp với tiến trình hội nhập. Đặc biệt, cần sửa đổi cách quy định về tỷ lệ thuế suất thông thường so với thuế suất ưu đãi để tránh những hiểu lầm không đáng có trong quá trình thực hiện hoạt động thu và nộp thuế nhập khẩu.

Về thuế suất tuyệt đối trong nhập khẩu hàng hoá nên hạn chế áp dụng và cần quy định rõ trong Luật thuế nhập khẩu danh mục những mặt hàng có thể được đưa vào áp dụng loại thuế suất này. Có như vậy mới bảo đảm tính rõ ràng công khai minh bạch một trong những nguyên tắc của WTO. Khi cần chuyển đổi thuế suất theo tỷ lệ % của một số mặt hàng nào đó sang thuế suất tuyệt đối hoặc thuế suất kết hợp nhằm đối phó với tình trạng gian lận hải quan thì phải chú ý thực hiện cam kết là thuế tuyệt đối hay kết hợp cũng không được vượt quá thuế suất mình đã cam kết ràng buộc.

Về miễn giảm thuế nhập khẩu cần rà soát lại toàn bộ các trường hợp miễn giảm thuế nhập khẩu trong luật thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn và sửa đổi ngay những quy định không phù hợp với các quy định của WTO và cam kết của Việt nam khi gia nhập, cụ thể: Việt Nam cam kết kể từ khi gia nhập VN sẽ áp dụng việc miễn giảm thuế nhập khẩu bảo đảm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với hàng hoá nhập khẩu. Việt Nam sẽ không miễn giảm thuế nhập khẩu dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu, hay các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá .

Đối với các loại phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu cần được rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp với cam kết số phí, lệ phí thực thu không vượt quá chi phí của dịch vụ được cung ứng, không nhằm mục đích thu ngân sách, không có phân biệt đối với hàng nhập khẩu hay hàng xuất khẩu không có ngoại lệ dựa trên xuất xứ của nước xuất hàng hoặc đích đến.. Các khoản phí dựa theo giá trị hoặc khối lượng nhập khẩu hoặc nhằm mục đích thu ngân sách sẽ được bãi bỏ hoặc được sửa đổi cho phù hợp với quy định của điều VIII GATT.

Về thời hạn nộp thuế, cần sửa đổi để có một cách hiểu chính xác và thống nhất về thời hạn nộp thuế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có quy định về thời hạn nộp thuế chưa thống nhất với Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 vì vậy cần có sự điều chỉnh để tạo ra sự đồng bộ trong các quy định. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nên lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt Luật Hải quan để chủ thể nộp thuế nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ pháp luật.

Việc truy thu thuế cũng có những quy định của luật tạo nhiều kẽ hở để các chủ thể nộp thuế trốn tránh hoặc gian lận thuế. Vì vậy pháp luật cần có những

quy định để tạo ra một cơ chế giám sát phù hợp quá trình chuyển nhượng tài sản của đối tượng bị truy thu thuế nhưng đã thực hiện việc chuyển nhượng cho các đối tượng thuộc diện miễn thuế, xét miễn thuế…

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w