THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHẰM ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay khẩu ở Việt Nam hiện nay
Trước thực tế thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu như trên, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc đó phải dựa trên những định hướng sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật thuê nhập khẩu cần phải quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, phải chủ động, tích cực hội nhập để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ cam kết của mình trong tiến trình hội nhập, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu cần quan tâm đến vấn đề bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đây là chức năng quan trọng của thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng. Hàng năm, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đóng góp một tỷ trọng lớn vào tổng thu ngân sách nhà nước ( khoảng 15%).
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng giảm dần thuế nhập khẩu sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước, vì vậy việc hoàn thiện pháp luật nhập khẩu phải đảm bảo xác định số thu ngân sách nhà nước giảm tương đối sát thực tế, và thực hiện theo đúng tiến trình giảm thuế theo cam kết, đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ cấu nguồn thu từ thuế hợp lý.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu phải bảo đảm sự bảo hộ đúng đắn nền sản xuất trong nước.Bảo hộ sản xuất trong nước cũng là một trong những chức năng của thuế nhập khẩu. WTO có những ưu đãi về thuế nhập khẩu và các loại thuế nhập khẩu bổ sung. Việt Nam phải xây dựng lộ trình cắt giảm
thuế nhập khẩu phù hợp để bảo hộ một cách hợp lý nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của xu hướng toàn cầu hóa thương mại.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu phải hướng tới một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, có tính ổn định cao, minh bạch, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế.