Những điểm tương thích của pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 48)

cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Việt Nam cần phải có một hệ thống pháp luật phù hợp, trong đó có chính sách pháp luật thuế nhập khẩu. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 được ban hành đã thể hiện được sự đổi mới, sự thông thoáng hơn trong hệ thống pháp luật để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam nhìn chung là hệ thống pháp luật khả thi và minh bạch. Những điểm tương thích của hệ thống pháp luật này thể hiện qua những quy định về thuế suất, cách xác định trị giá hải quan, các loại thuế nhập khẩu bổ sung, không phân biệt ưu đãi giữa các thành phần kinh tế có vốn đầu tư trong và ngoài nước, về khiếu nại và giải quyết khiếu nại…

Việt Nam cũng xây dựng một lộ trình thuế quan hội nhập thực hiện theo các cam kết song phương và đa phương phù hợp. Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan giai đoạn 1996-2006 theo hiệp định CEPT và trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) chúng ta sẽ hoàn toàn xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm 2015. Việt Nam cũng ký kết Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 và xây dựng chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ sau ba năm và một số hàng hóa khác sau sáu năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Trong khuôn khổ WTO thì trong năm qua, nước ta đã đưa 10.600 dòng thuế vào đàm phán và có tỷ lệ 35% giảm thuế, các mức thuế suất dao động trong khoảng 0 – 60% trong đó có khoảng 52% số dòng thuế có thuế suất khoảng từ 0 – 5%.

Như vậy, hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu nước ta có những điểm tương thích với các cam kết quốc tế mà chúng ta đã ký kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này sẽ giúp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Tại điều 6 Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu quy định : “Trong trường hợp

điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Như vậy trong trường hợp có quy định nào đó của pháp luật thuế nhập khẩu có mâu thuẫn với các điều ước quốc tế liên quan đến thuế nhập khẩu mà chưa kịp sửa đổi, bổ sung thì Việt Nam sẽ áp dụng ngay các quy định trong điều ước quốc tế đó mà chưa cần phải chờ đến việc nội luật hoá quy định trong điều ước quốc tế.

- Quy định về nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phù hợp các quy định của WTO:

Xuất phát từ thực tế quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa của dân biên giới là quan hệ có tính đặc thù, cần quy định áp dụng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của dân cư biên giới phù hợp với từng thời kỳ, góp phần tích cực và thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, thương mại của dân cư biên giới nước ta và cư dân biên giới nước ngoài có chung đường biên giới với

Việt Nam, điều 7 của Luật quy định: Chính phủ quy định việc áp dụng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của dân cư biên giới phù hợp với từng thời kỳ. Quy định này không mâu thuẫn với các nguyên tắc của WTO: Theo GATT 1994: “Hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch không phải chịu các quy định của GATT. Điều này có nghĩa là hai nước có chung biên giới có thể áp dụng những ưu đãi đặc biệt như bỏ thuế quan, giảm bớt thủ tục hải quan cho các hàng hoá buôn bán theo phương thức này mà không sợ vi phạm nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc”.

Các quy định về căn cứ tính thuế: cơ bản đã phù hợp tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Cụ thể:

- Về giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu Luật thuế quy định: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế. Để cụ thể hoá quy định này chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Ngày 16 tháng 03 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định Số: 40/2007/NĐ-CP Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay thế cho nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005.

- Về thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:

- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; Như vậy, hàng nhập của các nước thành viên WTO và các nước không là thành viên WTO nhưng có thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ được áp dụng loại thuế suất này.

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam; Loại thuế suất này hiện đang áp cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước trong khối ASEAN trong khuôn khổ cam kết theo hiệp

định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT để thực hiện khu vực mậu dịc h tự do ASEAN (AFTA). Đây là trường hợp một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc (Điều XXIV của GATT). WTO công nhận các nước thuộc một thoả thuận khu vực có thể dành cho nhau những ưu đãi lớn hơn so với ưu đãi dành cho các nước thành viên WTO nằm ngoài sự thoả thuận khu vực đó. Như vậy các nước ASEAN có thể dành cho nhau không chỉ thuế suất ưu đãi thấp hơn mà còn có thể là tiêu chuẩn ký thuật ít ngặc nghèo hơn.

- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có quy định chung về các

biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt

đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Đây là công cụ thuế cần thiết để tự vệ được WTO quy định trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại và được cụ thể trong các hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) hiệp định bán phá giá và chống bán phá giá, hiệp định tự vệ…, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với nền sản xuất hàng hóa trong nước. Luật thuế Nhập khẩu quy định rõ: Ngoài nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu theo quy định chung thì loại hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp sau còn áp dụng một trong những biện pháp về thuế:

Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.

Thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.

Luật thuế nhập khẩu quy định rõ ràng thẩm quyền quy định về thuế suất thuế nhập khẩu cho các cơ quan nhà nước cụ thể:

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng; quy định biện pháp về thuế để tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử. Thủ tướng chính phủ quyết định mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối và mức thuế tuyệt đối trong trường hợp cần thiết.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng theo thủ tục do Chính phủ quy định, bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với danh mục nhóm hàng chịu thuế và trong phạm vi khung thuế suất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành; Góp phần bảo đảm

nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường; Bảo hộ sản xuất trong

nước có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quy định trên tạo ra sự linh hoạt cần thiết để Việt Nam cùng một lúc phải thực hiện nhiều cam kết về thuế nhập khẩu trong nhiều hiệp định khác nhau với những tiến trình thực hiện từng năm khác nhau.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 48)