Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 89 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
89
Dung lượng
2,32 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
.......................
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011 – 2015)
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP
KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ
THỰC TIỄN
Sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Lê Thị Nguyệt Châu
Trần Khánh Linh
MSSV: 5115724
Lớp: Luật Thƣơng mại 1
Cần Thơ, tháng 12 năm 2014
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
LỜI CẢM ƠN
Trải qua gần bốn năm học tập tại Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ,
em đã có được những kiến thức vô cùng quý báu mà các thầy, các cô đã truyền đạt
lại cho em. Luận văn đại học là bước cuối cùng để đánh dấu sự trưởng thành của
em ở giảng đường đại học. Để làm tốt bước ngoặc này, em đã được sự giúp đỡ, hỗ
trợ, hướng dẫn và động viên rất lớn từ gia đình, quý thầy cô và bạn bè. Nay cho
phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Đầu tiên, là lời cảm ơn đến các thầy, các cô Khoa Luật đã tận tình chỉ dạy
em qua từng môn học mà nhờ đó, em mới có được những chuỗi kiến thức làm hành
trang cho quá trình nghiên cứu tương lai sau này. Những kiến thức ấy sẽ là nền
tảng cho em bước vào đời và vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Nguyệt Châu, cô đã dành
nhiều tâm huyết và tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp đại học
này. Trong quá trình làm luận văn, cô đã giúp em giải quyết các vấn đề và định
hướng, giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn cha, mẹ đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn, cho em
thực hiện được ước mơ bước đi trên con đường học tập của mình.
Em xin cảm ơn các anh, các chị, các bạn cùng khóa học đã chia sẻ những
kiến thức và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn đã
dành thời gian để có những đóng góp quý báu để bài viết của em thêm hoàn thiện.
Do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài có giới hạn nên luận văn của
người viết không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng với sự cố gắng và tinh thần nỗ
lực phấn đấu, người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy, cô,
và các bạn để người viết hoàn thiện đề tài nghiên cứu hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 12 năm 2014
Người viết
Trần Khánh Linh
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
-- -...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Giảng viên hướng dẫn
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
-- -...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Giảng viên phản biện
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. 1
1.
Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2.
Tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 2
3.
Mục đích, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................. 2
4.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5.
Nội dung đề tài.................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ
NHẬP KHẨU ................................................................................. 4
1.1. Tình hình nhập khẩu ô tô ................................................................................. 4
1.2. Khái quát về thuế đối với ô tô nhập khẩu ...................................................... 11
1.2.1.
Khái niệm ............................................................................................... 11
1.2.2.
Đặc điểm của thuế đối với ô tô nhập khẩu............................................. 11
1.2.2.1. Là thuế gián thu .................................................................................. 11
1.2.2.2. Gắn liền với hoạt động ngoại thương .................................................. 12
1.2.2.3. Là một loại thuế ít ổn định ................................................................... 14
1.3. Vai trò của thuế đối với ô tô nhập khẩu......................................................... 15
1.3.1.
Bảo hộ và phát triển sản xuất nội địa. ................................................... 16
1.3.2.
Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước .............................................. 18
1.3.3.
Hướng dẫn tiêu dùng trong nước .......................................................... 20
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP
KHẨU ........................................................................................... 22
2.1. Các loại thuế đối với ô tô nhập khẩu. ............................................................. 22
2.1.1.
Thuế nhập khẩu ..................................................................................... 22
2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế ............................................................................. 22
2.1.1.2. Đối tượng được miễn thuế ................................................................... 24
2.1.1.3. Người nộp thuế .................................................................................... 31
2.1.1.4. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế ......................................... 31
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
2.1.2.
Thuế tiêu thụ đặc biệt............................................................................. 38
2.1.2.1. Đối tượng chịu thuế ............................................................................. 38
2.1.2.2. Người nộp thuế .................................................................................... 39
2.1.2.3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế ......................................... 40
2.1.3.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) .................................................................... 43
2.1.3.1. Đối tượng chịu thuế ............................................................................. 43
2.1.3.2. Người nộp thuế .................................................................................... 43
2.1.3.3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế ......................................... 43
2.2. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô ................................................................ 45
2.2.1.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong khuôn khổ WTO .... 46
2.2.2.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
(AFTA) ……………………………………………………………………………………..48
2.2.3.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN-Ấn Độ (AIFTA) ....................................................................................... 50
2.2.4.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA) .................................................... 51
2.2.5.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) ................................................................................ 52
2.2.6.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) .................................................................................. 52
2.2.7.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA) ........................................................................................... 53
2.2.8.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện
Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ............................................................................. 54
2.2.9.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) ................... 55
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU ......... 57
3.1. Thực trạng pháp luật về thuế đối với ô tô nhập khẩu ở Việt Nam ............... 57
3.1.1.
Thuế Nhập khẩu .................................................................................... 57
3.1.1.1. Giai đoạn 2000 – 2010 ........................................................................ 57
3.1.1.2. Giai đoạn 2010 – 2014 ........................................................................ 59
3.1.2.
Thuế Tiêu thụ đặc biệt ........................................................................... 61
3.1.2.1. Giai đoạn 1999 – 2005 ........................................................................ 61
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
3.1.2.2. Giai đoạn 2006 – 2014 ........................................................................ 62
3.1.3.
Thuế Giá trị gia tăng .............................................................................. 63
3.1.3.1. Giai đoạn 2001 – 2008 ........................................................................ 63
3.1.3.2. Giai đoạn 2008 – 2014 ........................................................................ 63
3.2. Những hạn chế của pháp luật về thuế đối với ô tô nhập khẩu ở Việt Nam .. 64
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế đối với ô tô nhập khẩu ở Việt
Nam…………………………………………………………………………………...70
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
MỤC LỤC BIỂU BẢNG
TÊN BIỂU BẢNG
TRANG
Hình 1.1 Biểu đồ GDP của Việt Nam từ năm 1998 - 2015
4
Hình 1.2 Biểu đồ số lượng xe ô tô bán ra của Việt Nam trong năm
tháng đầu năm 2014
6
Hình 1.3 Biểu đồ số lượng, trị giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ
7
năm 2010 – 6T/2014
Hình 1.4 Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc 6 tháng đầu năm
2014
8
Hình 1.5 Biểu đồ số lượng xe nhập khẩu từ các thị trường nước
ngoài về Việt Nam từ năm 2010 đến hết 6/2014
9
Hình 1.6 Biểu đồ chín thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất về Việt
Nam tháng 04/2014
10
Hình 1.7 Biểu đồ các nguồn thu của Việt Nam (%GDP) từ năm 2003
- 2012
19
Hình 1.8 Biểu đồ cơ cấu thuế của Việt Nam từ năm 2003 – 2010
20
Bảng 2.1 Một số văn bản về thuế ưu đãi đặc biệt mà Việt Nam đã ký
kết
34
Bảng 2.2 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô
42
Bảng 2.3 Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng
47
ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô nhập khẩu
Bảng 3.1 Diễn biến thuế nhập khẩu CBU đánh vào xe chở khách từ
năm 2000 – 2010
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
58
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có nhiều nỗ
lực trong việc cải cách chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế nhập khẩu ô tô.
Bởi lẽ, chính sách này liên quan đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, và ô tô là một mặt
hàng nhạy cảm, vì vậy mà Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều cố gắng xây
dựng một chính sách thuế ô tô sao cho phù hợp nhất với tình hình kinh tế - xã hội
của quốc gia mình. Không những vậy, đó còn là một yêu cầu cấp thiết để Việt Nam
có thể hòa nhập vào nền kinh tế “toàn cầu hóa” của thế giới mà bước đệm đầu tiên
là gia nhập WTO và các Hiệp định Thương mại tự do.
Việc xây dựng và áp dụng chính sách thuế nhập khẩu ô tô vừa phải đáp ứng
nhu cầu hài hòa chi tiêu của ngân sách, vừa phải bảo đảm được mục đích của nhà
nước nhưng không được tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến đời sống xã hội. Đó
là một bài toán nan giải. Trong một thời gian dài, công cụ thuế thật sự là một bệ
phóng vững chắc cho việc điều tiết kinh tế vĩ mô và bảo hộ nền sản xuất non trẻ
trong nước. Thời gian qua, việc bảo hộ đối với mặt hàng ô tô đã gây nhiều trở ngại
đối với người tiêu dùng, đồng thời chưa khuyến khích được sản xuất trong nước
phát triển. Sự ỷ lại vào việc được bảo hộ đã khiến cho sản xuất ô tô trong nước hầu
như không có tiến triển và cho đến hiện tại, Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được
ô tô mà chỉ dừng lại ở mức độ lắp ráp. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt
Nam ngày càng được hoàn thiện, thu nhập tăng cao, nhu cầu của người dân cũng
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó chính là một trong những yếu tố kích thích sự
phát triển của thị trường ô tô. Trong bối cảnh hiện tại, các Hiệp định Thương mại
Tự do mà Việt Nam ký kết với các nước đã và đang bước vào lộ trình cắt giảm.
Việc này làm cho ô tô nhập khẩu nguyên chiếc và ô tô lắp ráp trong nước có giá
gần như xấp xỉ nhau. Cộng với chất lượng được đánh giá có phần nhỉnh hơn và
tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng, ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu
đang sắp phải cạnh tranh gay gắt với nhau để giành lấy thị phần. Chính vì vậy, việc
nắm được những quy định cơ bản về chính sách thuế nhập khẩu ô tô là một yêu cầu
bức thiết của nhà nhập khẩu, nhà lắp ráp ô tô trong nước và người tiêu dùng để từ
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
1
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
đó có định hướng đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng thích hợp. Song song đó, việc
nghiên cứu các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu ô tô cũng đóng một vai
trò hết sức quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ nhìn thấy được những vấn
đề còn hạn chế cũng như những vấn đề phát sinh để có hướng khắc phục, điều
chỉnh làm cho chính sách thuế ngày càng hoàn thiện hơn. Với lý do đó, trong luận
văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình, người viết xin gửi đến quý thầy cô, cùng các
bạn sinh viên cái nhìn tổng quát về thuế nhập khẩu ô tô ở nước ta hiện nay, thông
qua đề tài được mang tên: “Thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam – pháp luật và
thực tiễn”.
2. Tình hình nghiên cứu
Do chính sách về thuế nhập khẩu ô tô trong suốt thời gian qua không được
ổn định, đối tượng nghiện cứu lại khá hẹp nên hiện tại, các bài viết và các tác phẩm
nghiên cứu dành cho loại thuế này là không nhiều. Vì vậy mà người viết đã gặp
phải một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vấn đề cơ bản mà người viết mong muốn giải quyết trong đề tài này là tìm
hiểu và phân tích chính sách thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam hiện nay. Thông qua
việc nghiên cứu, người viết cũng đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính
sách thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam, sao cho phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam và phù hợp với những Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Tuy các giải pháp người viết đưa ra còn mang màu sắc chủ quan nhưng cũng hi
vọng góp một phần nhỏ để hoàn thiện và nâng cao vai trò của thuế nhập khẩu ô tô.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là chính sách thuế nhập khẩu ô tô của
Việt Nam hiện nay. Trong đó, người viết sẽ trình bày về tình hình nhập khẩu ô tô
trong thời gian gần đây, đặc điểm cũng như vai trò của thuế nhập khẩu ô tô. Các
quy định của pháp luật về ba loại thuế đánh vào ô tô nhập khẩu là thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Trong các quy định này, người viết tập
trung nghiên cứu, phân tích về đối tượng chịu thuế, đối tượng được miễn thuế, căn
cứ tính thuế và phương pháp tính thuế. Song song đó, người viết cũng tìm hiểu về
lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam thông qua các Hiệp định Thương
mại Tự do.
4. Phương pháp nghiên cứu
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
2
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Trong quá trình viết luận văn, người viết đã dựa trên nền tảng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề liên
quan. Các vấn đề pháp lý được xem xét dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích
luật viết, suy luận, chứng minh, bình luận… Các thông tin sử dụng trong bài viết
được thu thập thông qua việc áp dụng phương pháp thu thập, thống kê, so sánh,
chắt lọc những dữ liệu có liên quan.
Các nghiên cứu về chính sách thuế nhập khẩu ô tô trong luận văn này sẽ
được xem xét trước hết trên cơ sở lý thuyết, sau đó được đối chiếu, kiểm nghiệm
thực tế trước khi khái quát thành các nhận định làm cơ sở cho việc đưa ra các kết
luận và các giải pháp thực hiện cụ thể.
5. Nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được thể hiện ở 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về thuế nhập khẩu ô tô
Ở chương này, người viết nêu một cách khái quát nhất về tình hình nhập
khẩu ô tô, với những ví dụ chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ô tô
trong thời gian gần đây. Các cách phân loại ô tô ở Việt Nam cũng như nguồn gốc
của chúng. Các khái niệm liên quan đến thuế nhập khẩu ô tô và tóm tắt quy trình
thu thuế. Ngoài ra, người viết còn phân tích một số đặc điểm của thuế nhập khẩu ô
tô và các vai trò tích cực của nó.
Chương 2: Pháp luật về thuế đối với ô tô nhập khẩu
Chương 2 người viết tập trung vào các quy định của pháp luật hiện hành bao
gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, một
phần quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến số tiền thuế phải nộp là các Hiệp định
Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết cũng được người viết phân tích và so
sánh với nhau.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế đối với ô tô
nhập khẩu.
Phần thực trạng người viết có trình bày thêm một số quy định trong quá
trình thay đổi và phát triển của chính sách thuế để làm rõ hơn những ảnh hưởng
của chúng đến tình hình nhập khẩu và tiêu thụ ô tô. Từ đó mà người viết mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp mong góp phần hoàn thiện chính sách thuế hiện tại.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
3
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP
KHẨU
1.1. Tình hình nhập khẩu ô tô
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng nằm trong “khu vực
kinh tế phát triển năng động nhất thế giới”1 – APEC2. Sau hơn hai thập niên
chuyển đổi nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng, đã
nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp trên thế giới từ năm 2010, đã cải
thiện đáng kể mức sống dân cư, nâng cao phúc lợi xã hội, đạt thành tựu vượt bậc
về giảm nghèo, và hoàn thành sớm nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ3.
Hình 1.1 Biểu đồ GDP của Việt Nam từ năm 1998 - 2015
Và đặc biệt, với cơ cấu dân số trẻ và năng động đang tăng lên trên 100 triệu
1
PGS, TS. Phạm Thị Thanh Bình: Châu Á – Thái Bình Dương trước thềm thế kỷ XXI, trang tin Báo điện tử Đảng
Cộng Sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10004&cn_id=447393,
[truy cập ngày 29/7/2014].
2
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation Forum)
là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á –Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan
hệ về kinh tế và chính trị.
3
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tr. 35.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
4
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
người sẽ là một môi trường lý tưởng để phát triển thị trường ô tô. Vì vậy, thị
trường ô tô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, đang ở
trong thời kỳ phát triển, chuẩn bị đến thời kỳ bùng nổ (hay còn gọi là thời kỳ ô tô
hóa). Mặc dù chưa phải là quốc gia giàu có nhưng tính tới tháng 7 năm 2014,
lượng ô tô được đăng ký lưu thông trên toàn quốc cũng đã lên tới 1.700.000 chiếc4
trên tổng số hơn 90 triệu dân. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam có tỉ lệ sở
hữu xe vào khoảng 19 xe trên 1000 người, và với sự phát triển ngày một mạnh mẽ
của ngành công nghiệp ô tô cùng nhu cầu sử dụng theo sự phát triển kinh tế, con số
này chắc chắn sẽ chưa dừng lại.
Ô tô đang lưu thông ở thị trường Việt Nam bao gồm hai loại: ô tô lắp ráp
trong nước (CKD5) và ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU6). Đầu tiên, nói về loại ô
tô lắp ráp trong nước, hiện nay Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ lắp ráp, tức là
chỉ tiến hành ba công đoạn chính: hàn, lắp ráp, tẩy rửa sơn. Nguyên nhân là do
chưa có ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện, thiết bị, máy móc động
cơ… phát triển tương xứng để hỗ trợ doanh nghiệp có thể làm ra những chiếc xe
"Made in Vietnam" thực sự. Có thể nói ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam còn
khá non trẻ, nếu không phải nói là đến lúc này Việt Nam vẫn chưa có được một
ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa dù đã được quan tâm phát triển hơn 20 năm
nay với những ưu đãi về thuế, về đầu tư. Tuy vậy, thị phần của loại ô tô lắp ráp
trong nước vẫn chiếm tỷ lệ cao so với ô tô nhập khẩu do giá thành rẻ hơn rất nhiều
lần. Theo báo cáo công bố ngày 13/6/2014 của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô
Việt Nam (VAMA), lượng xe bán ra trong tháng 5/2014 đạt 12 134 xe, trong đó
sản lượng xe lắp ráp trong nước đạt 8 952 chiếc, còn số lượng xe nhập khẩu
nguyên chiếc là 3 182 chiếc. Tính chung năm tháng đầu năm 2014, tổng số xe ô tô
bán ra tại thị trường Việt Nam đạt 53 505 chiếc, trong đó lượng xe lắp ráp trong
nước là 39 537 chiếc, trong khi xe nhập khẩu nguyên chiếc là 13 968 chiếc7.
4
Thông tin do tác giả xin từ trang Đăng kiểm Việt Nam:
http://www.dangkiemoto.com/?vnTRUST=mod:faqs|fid:13419.
5
CKD: Completely Knocked Down. Là một bộ linh kiện mới 100% nhập khẩu theo dạng rời, bao gồm hầu hết hoặc
tất cả các bộ phận cần thiết để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
6
CBU : Completely Built Up. Là một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh, nhập khẩu nguyên chiếc, có thể sử dụng ngay
mà không cần lắp ráp, gia công gì thêm.
7
Việt Hùng: Thị trường ô tô tháng Năm: Xe nhập khẩu tăng, lắp ráp giảm, trang tin Báo điện tử VietnamPlus:
http://www.vietnamplus.vn/thi-truong-oto-thang-nam-xe-nhap-khau-tang-lap-rap-giam/265115.vnp, [truy cập ngày
30/7/2014].
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
5
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
13 968
Xe lắp ráp trong nước
39 537
Xe nhập khẩu nguyên chiếc
Đơn vị tính: Chiếc
(Nguồn: VAMA)
Hình 1.2 Biểu đồ số lượng xe ô tô bán ra của Việt Nam trong năm tháng đầu
năm 2014
Mặc dù vậy, nhưng tính chung trong những năm gần đây, sức mua xe nhập
khẩu nguyên chiếc không ngừng có những chuyển biến đáng kể. Cũng theo thống
kê của VAMA, trong tháng 5/2014, sản lượng xe lắp ráp trong nước giảm 2% so
với tháng trước; còn số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng 42%. Tính chung
năm tháng đầu năm 2014, tổng số xe ô tô bán ra tại thị trường Việt Nam tăng 33%
so với cùng kỳ năm 2013, lượng xe lắp ráp trong nước bán ra tăng 23%, trong khi
xe nhập khẩu tăng đến 75%8. Không chỉ dừng lại ở những loại ô tô thuộc phân
khúc bình dân giá rẻ, người tiêu dùng Việt Nam cũng rất chịu chi khi liên tiếp nhập
khẩu những loại ô tô hạng sang đắt tiền. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc
xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe sang nổi tiếng thế giới
như: Audi, BMW, Lexus, Ranger Rover… hay thậm chí là những siêu xe như:
Rolls-Royce, Bentley, Ferrari, Lamborghini, Bugatti… Việt Nam có hầu hết các
mẫu xe đắt tiền nhất của các thương hiệu này. Ví dụ điển hình là siêu xe RollsRoyce Phantom phiên bản Rồng được sản xuất năm 2012 có giá sau thuế khoảng
40 tỷ đồng, toàn thế giới chỉ có 33 chiếc, Việt Nam đã sở hữu 4 chiếc9.
Mặc dù là một mặt hàng xa xỉ nhưng trong 5 năm gần đây (tính đến hết
tháng 6 năm 2014), nước ta đã nhập khẩu tổng cộng khoảng 196,7 nghìn chiếc ô tô
8
Việt Hùng: Thị trường ô tô tháng Năm: Xe nhập khẩu tăng, lắp ráp giảm, trang tin Báo điện tử VietnamPlus:
http://www.vietnamplus.vn/thi-truong-oto-thang-nam-xe-nhap-khau-tang-lap-rap-giam/265115.vnp, [truy cập ngày
30/7/2014].
9
Hạnh Nguyên: Số phận những Rolls-Royce đình đám của đại gia Việt, trang tin Báo điện tử VietNamNet:
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/171091/so-phan-nhung-rolls-royce-dinh-dam-cua-dai-gia-viet.html, [truy cập ngày
30/7/2014].
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
6
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
nguyên chiếc với trị giá ước khoảng 3,866 tỷ USD, số lượng nhập khẩu thấp nhất
cũng đạt 27,4 nghìn chiếc (năm 2012). Năm 2011 là năm nhập khẩu với số lượng
cao nhất, với 54,6 nghìn chiếc với trị giá lên đến 1 tỷ USD.
Biểu đồ số lượng, trị giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc qua các năm
Nghìn chiếc
Triệu USD
60
1200
979
1000
50
1000
40
800
727
615
30
600
53.8
54.6
545
Số lượng (nghìn chiếc)
20
400
35.2
27.4
Trị giá (triệu USD)
25.7
10
200
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
0
0
2010
2011
2012
2013
6T/2014
Hình 1.3 Biểu đồ số lượng, trị giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ năm 2010 –
6T/2014
Trong năm 2014, mặc dù chỉ mới bước qua 6 tháng đầu năm, nhưng số
lượng xe nhập khẩu cũng đã gần bằng cả năm 2012 và đang không ngừng tăng lên,
thu hẹp dần khoảng cách với xe lắp ráp trong nước.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
7
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
6 tháng đầu năm 2014
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Lượng (chiếc)
3000
3000
4000
4000
5000
6000
Trị giá (USD)
65 000 000
51 000 000
84 000 000
89 000 000
106 000 000
117 000 000
Hình 1.4 Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc 6 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Lượng ô tô nhập khẩu về nước trong tháng 6/2014 đã tăng lên con số kỷ lục
6 000 chiếc, uớc tính tháng tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu vẫn sẽ duy trì ở mức 6
000 chiếc về lượng trong khi giá trị kim ngạch tăng lên 122 triệu USD. Đây chính
là kỷ lục mới của kim ngạch nhập khẩu ô tô trong vòng 3 năm trở lại đây. Lần gần
nhất kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vượt qua các con số kể trên là vào tháng
6/2011 với 7 000 chiếc và 122 triệu USD giá trị10.
Ngoài vấn đề tăng/giảm kim ngạch so với các năm trước, nguồn gốc, xuất
xứ của các loại xe nhập khẩu vào Việt Nam trong những năm vừa qua cũng chứa
đựng nhiều yếu tố đáng lưu tâm. Từ năm 2008, ô tô Hàn Quốc đã bắt đầu chiếm vị
trí quan trọng trên thị trường ô tô Việt Nam, kể cả nhập khẩu lẫn lắp ráp trong
nước. Năm 2008 cũng là thời điểm cực thịnh của xe Hàn Quốc với sự mở rộng và
phát triển không ngừng của nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng Hyundai Việt
Nam cùng sự bùng nổ của khối xe không chính hãng do các doanh nghiệp thương
mại đưa về. Nối gót Hyundai, KIA cũng bắt đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ
của mình, đặc biệt là từ khi có mặt trên thị trường thông qua nhà sản xuất và phân
phối Trường Hải. Với ưu thế về giá bán, thiết kế dễ gần và nhất là các trang bị
công nghệ khá đầy đủ khi so với xe Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, ô tô Hàn Quốc đã
10
An Nhi: Nhập khẩu ô tô lập đỉnh, trang tin Báo điện tử VnEconomy:
http://vneconomy.vn/20140729110831531P0C23/nhap-khau-oto-lap-dinh.htm, [truy cập ngày 01/8/2014]
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
8
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
không ngừng phát triển trong suốt 5 năm vừa qua. Tính từ năm 2010 đến hết tháng
6 năm 2014, Hàn Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 87,14 nghìn chiếc sang Việt Nam,
luôn luôn đứng đầu và bỏ xa các quốc gia đối thủ còn lại. Đứng thứ hai là Trung
Quốc với 22,59 nghìn chiếc. Mặc dù không có sự ổn định như Hàn Quốc nhưng
Trung Quốc vẫn đạt được một số lượng đáng kể và có vị trí nhất định so với các
quốc gia còn lại. Một xu hướng nữa cũng cần đặc biệt lưu tâm là sự lớn mạnh của
xe nhập khẩu từ khối ASEAN11. Với 22,54 nghìn chiếc, Thái Lan đang theo sát
Trung Quốc, và khi tiến trình cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khối
này ngày càng nhanh và sẽ kết thúc ở mức 0% vào năm 2018 thì rõ ràng, ô tô nhập
khẩu từ ASEAN không thể không phát triển mạnh mẽ.
Đơn vị tính:
nghìn chiếc
Hình 1.5 Biểu đồ số lượng xe nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài về Việt Nam
từ năm 2010 đến hết 6/2014
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
11
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) là một liên minh chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
9
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Ngoài các quốc gia nhập khẩu với số lượng lớn, ổn định như đã nêu thì ô tô
nhập khẩu về Việt Nam cũng không thể không nhắc đến những công ty lớn của
phương Tây như Đức, Mỹ, Anh... Những dòng xe của các quốc gia này không
chiếm số lượng lớn một phần là do họ có đặt nhà máy lắp ráp xe tại Việt Nam, và
chủ yếu thị phần của họ nhắm vào dòng xe lắp ráp hơn là xe nhập khẩu, ví dụ như
Ford (Mỹ), Mercedes-Benz (Đức)…
Hình 1.6 Biểu đồ chín thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất về Việt Nam tháng
04/2014
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Thị trường ô tô trong những năm vừa qua và đặc biệt là năm 2014 đã được
đánh giá có nhiều khởi sắc với nhiều cuộc đua của các thương hiệu nổi tiếng. Các
hãng liên tục cho ra mắt nhiều dòng xe mới, bản nâng cấp, thay đổi kiểu dáng, giá
cả, nhiều chính sách ưu đãi để thu hút sức mua và giành lấy thị phần về mình.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
10
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Cuộc đua không chỉ là cuộc đua của các hãng xe, của các cường quốc ô tô mà còn
là cuộc đua giành thị phần của dòng xe lắp ráp và dòng xe nhập khẩu. Việc này đã
góp phần tạo nên một thị trường ô tô sôi động, đầy sức sống cho Việt Nam.
1.2.
Khái quát về thuế đối với ô tô nhập khẩu
Sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe
lắp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những
mục tiêu dài hạn cũng như để bảo hộ nền sản xuất ô tô còn non trẻ, Nhà nước đã sử
dụng đến công cụ thuế. Hiện nay, chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu đã trở
thành vấn đề được dư luận hết sức quan tâm bởi chính sách ấy có tác động to lớn
đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng
như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và lắp ráp ô tô trong nước.
1.2.1.
Khái niệm
Đầu tiên, nhìn một cách khái quát,“Thuế là một hình thức động viên bắt
buộc của nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một
bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách nhà nước để đáp
ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng” 12.
Hiện tại, thuế đối với ô tô nhập khẩu vào Việt Nam là thuế gián thu đánh
vào mặt hàng ô tô nguyên chiếc được phép nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của
Việt Nam mà chủ hàng nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan, bao gồm ba loại
thuế được thu chồng lên nhau: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị
gia tăng.
Về mặt nguyên tắc, thuế phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập
khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các
chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên về nguyên tắc rất dễ thu, và
chi phí để thu thuế khi nhập khẩu là khá nhỏ.
1.2.2. Đặc điểm của thuế đối với ô tô nhập khẩu
1.2.2.1.
Là thuế gián thu
Thuế gián thu (Indirect tax) là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận
cấu thành của giá cả hàng hoá. Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp thông qua
một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng.
12
Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính năm 2005, tr. 106.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
11
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Tức có nghĩa là người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.13 Người
nộp thuế thường không gánh chịu gánh nặng tài chính về thuế, và người tiêu dùng
dễ chấp nhận hơn do không trực tiếp nộp thuế.
Thuế đối với ô tô nhập khẩu mang tính chất gián thu, áp dụng đối với loại ô
tô nguyên chiếc được phép nhập khẩu vào cửa khẩu, biên giới quốc gia. Khi nhà
nhập khẩu đã nộp xong thuế và bán lại số ô tô đó cho người tiêu dùng thì số tiền
thuế đã nộp có xu hướng chuyển dịch sang cho người mua ô tô gánh chịu, và do
đó, khoản thuế này có tính chất là thuế gián thu. Ngoài ra, theo Tự điển về thuế của
IBFD (International Bureau of Fiscal Documentation) thì không có một sự phân
định rạch ròi nào giữa thuế trực thu và thuế gián thu14. Điều này thể hiện ở chỗ khi
một nhà nhập khẩu ô tô nộp thuế nhập khẩu và tự sử dụng số ô tô đó chứ không
bán ra thị trường thì khi đó khoản thuế nhập khẩu này có tính chất thuế trực thu, vì
chính nhà nhập khẩu vừa là người nộp thuế vừa là người chịu thuế.
1.2.2.2.
Gắn liền với hoạt động ngoại thương
Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một biện pháp tài chính mà
các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Tuỳ theo từng giai đoạn
lịch sử, tuỳ theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi nhà nước sử dụng công
cụ này theo những quan điểm khác nhau. Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, có một
số nước coi thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một cản trở lớn cho quá
trình phát triển kinh tế, trong khi một số nước kinh tế chưa phát triển lại coi thuế
này là một biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đến giai đoạn chủ nghĩa
tư bản độc quyền lại sử dụng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như một
công cụ quan trọng trong chính sách ngoại thương để giành lấy những ưu thế trong
lĩnh vực buôn bán. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu được coi là công cụ quan trọng của nhà nước dùng để điều chỉnh
hoạt động ngoại thương. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc sử dụng công cụ
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã có nhiều thay đổi cơ bản. Sự thay
đổi và lớn mạnh nhanh chóng của nền kinh tế ở các nước phát triển đã đưa đến sự
ổn định và từng bước thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Cũng từ đó, nhiều tổ
chức quốc tế ra đời, có ảnh hưởng sâu rộng đến các chính sách thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới, như Hiệp định chung về
Thuế quan và Thương mại (GATT) và sau này là Tổ chức Thương mại Thế giới
13
14
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
International Bureau of Fiscal Documentation, International Tax Glossary, 3rd Edition, Amsterdam 1996, tr. 93.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
12
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
(WTO), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Cộng đồng Kinh tế
châu Âu (EEC) Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Thị trường chung
Nam Mỹ (MERCOSUR)… Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy hoạt động
ngoại thương đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tăng tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương cũng đem lại những tác hại
nghiêm trọng nếu không được kiểm soát như làm thay đổi đời sống văn hoá, làm
tăng mức độ phụ thuộc cả về kinh tế lẫn chính trị với nước ngoài, làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường… Chính vì vậy, thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vẫn được sử dụng như một công cụ để kiểm
soát các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Nhập khẩu là một khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương, là hoạt động
kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ là hoạt động
buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế
có tổ chức, thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nhau.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, vì vậy nó phức tạp
hơn mua bán trong nước: đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, hàng hoá phải chuyển
qua biên giới, cửa khẩu, hoạt động buôn bán phải tuân theo những tập quán, thông
lệ quốc tế... Chính vì đó là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc
gia, vì vậy nó thường xuyên bị chi phối bởi các chính sách luật pháp của mỗi quốc
gia. Thông thường, các quốc gia quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua công cụ
chính sách thuế, ngoài ra, họ còn quản lý bằng hạn ngạch, phụ thu và các văn bản
pháp luật, các quy định danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu…
Ở nước ta, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do Nhà nước độc
quyền ngoại thương nên chỉ có các tổ chức kinh tế nhà nước mới được phép trao
đổi hàng hóa với nước ngoài thông qua các tổ chức xuất nhập khẩu. Thị trường
buôn bán ngoại thương rất hẹp, chủ yếu chỉ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
Lúc bấy giờ Nhà nước thực hiện chế độ bù trừ chênh lệch ngoại thương, nghĩa là
Nhà nước bảo đảm về mặt tài chính cho các tổ chức xuất nhập khẩu, chưa đặt ra
mục tiêu thu ngân sách nhà nước và quản lý các hoạt động ngoại thương. Việc
chuyển sang cơ chế thị trường cùng với chủ trương mở rộng kinh tế đối ngoại đã
làm cho hoạt động ngoại thương của nước ta có điều kiện phát triển trên nhiều
phương diện: thành phần tham gia, thị trường, mặt hàng… Hoạt động ngoại thương
trở nên đa dạng, phong phú, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Song, trong bối
cảnh có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương đã làm cho bức
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
13
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
tranh ngoại thương trở nên phức tạp. Vì vậy, sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt
động ngoại thương là một điều tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát
triển chung. Khác với sự can thiệp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sự can
thiệp của Nhà nước trong điều kiện hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng các
chính sách, công cụ kinh tế tài chính, một trong những chính sách đó là thuế xuất
nhập khẩu.
Dưới tác động của quá trình khu vực hóa lẫn toàn cầu hoá ngày càng diễn ra
mạnh mẽ, xu thế liên kết kinh tế quốc tế ngày càng được đẩy mạnh cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, hoạt động ngoại thương của nước ta cũng phát triển không
ngừng. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống thuế nước ta nói chung và
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng cũng không ngừng phát triển
và hoàn thiện. Hiện nay, nền kinh tế các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc
nhau hơn và liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Do vậy việc tham gia vào quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải có sự điều chỉnh thích hợp, và hệ
thống thuế của quốc gia càng không tránh khỏi điều đó. Nó không chỉ vừa phải đáp
ứng được yêu cầu kinh tế của quốc gia mà còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Như đã nêu trên, thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một bộ phận
quan trọng trong chính sách ngoại thương gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập
khẩu của một quốc gia. Cũng giống như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt
hàng khác, chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu là một công cụ Nhà nước dùng
để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Nhiệm vụ cơ
bản của nó là góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại, đảm bảo an toàn về
kinh tế và công nghệ của đất nước, giải quyết các mục tiêu về kinh tế. Thông qua
các chế độ miễn giảm, khung thuế suất, nhà nước thực hiện điều chỉnh cơ cấu nhập
khẩu theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của mình trong từng giai đoạn một
cách thích hợp. Ngoài điều tiết hoạt động nhập khẩu ô tô, nhà nước còn sử dụng
hàng rào thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như một công cụ để cân bằng
cán cân thương mại và tăng dự trữ ngoại tệ.
1.2.2.3.
Là một loại thuế ít ổn định
Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế ít ổn định, phụ
thuộc nhiều vào cung cầu hàng hóa trên thị trường, vào giá cả hàng hóa quốc tế,
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
14
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
vào khả năng kiểm soát nạn buôn lậu và nhất là phụ thuộc vào sự giao lưu, liên
minh, liên kết và hội nhập kinh tế thế giới15.
Thật vậy, thị trường ô tô của Việt Nam trong những năm qua vừa qua có
không ít biến động. Sự tăng, giảm liên tục của các loại thuế, phí đã ảnh hưởng
không ít đến sức mua của người dân, và ngược lại, doanh thu của thị trường ô tô
nhập khẩu cũng tác động ngược trở lại đối với thuế, phí, doanh thu cao đồng nghĩa
với việc ngân sách có được một khoản thuế lớn, doanh thu ế ẩm thì lượng thuế
cũng sụt giảm theo. Người tiêu dùng thường có xu hướng chờ đợi động thái của
thuế, phí để quyết định có mua hay không mua ô tô, vì vậy, lượng cầu cũng không
được ổn định. Mặt khác, một khi các hãng xe ô tô trên thế giới hoặc các nhà nhập
khẩu, nhà phân phối tăng hoặc giảm giá bán cũng có một sự tác động không nhỏ
đến số thuế phải nộp, do đó là cơ sở cho giá tính thuế nhập khẩu, và là nấc thang
đầu tiên để bước tiếp đến thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Có thể nói
chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu đang loay hoay theo nhịp lên, xuống của giá
cả ô tô thế giới, của cung, cầu trên thị trường trong nước.
Như đã nêu ở trên, thuế nhập khẩu không những chịu sự quản lý của nhà
nước Việt Nam, mà còn chịu sự điều chỉnh của các Hiệp định thương mại mà Việt
Nam đã ký kết. Kể từ đầu năm 2014, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ
các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ giảm xuống còn 50%. Động thái này được
thực hiện theo nội dung Thông tư 161 do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/11/2011
để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2012 – 2014.
Trước đó, cũng theo quy định này, mức thuế suất trong năm 2013 đã giảm từ 70%
năm 2012 xuống còn 60%. Và trong những năm tới đây, thuế suất sẽ không ngừng
giảm theo lộ trình đã định trước, cho đến năm 2018 sẽ chỉ còn 0%. Như vậy, thuế
suất vốn đã ít ổn định do bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố nay lại còn bị chi phối bởi
lộ trình giảm thuế sẽ càng ít ổn định, tuy nhiên, sự ít ổn định này là có kiểm soát và
hoàn toàn nằm trong kế hoạch.
1.3.
Vai trò của thuế đối với ô tô nhập khẩu
Trong những năm vừa qua chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu luôn được
coi là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu,
bảo vệ thị trường trong nước, góp phần tăng thu ngân sách và còn là công cụ quan
trọng trong công tác đối ngoại của quốc gia. Ngoài việc thực hiện chức năng tài
15
TS. Lê Thị Nguyệt Châu: Giáo trình Luật Tài chính 2 (Thuế), Đại học Cần Thơ, 2009, tr. 92.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
15
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
chính, chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu còn thực hiện một cách có hiệu quả
chức năng bảo hộ của mình.
1.3.1. Bảo hộ và phát triển sản xuất nội địa.
Tại sao cần phải bảo hộ ô tô lắp ráp trong nước?
Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam là ngành sinh sau đẻ muộn, ra đời sau
các nước trong khu vực từ 40 - 50 năm. Tuy nhiên, với mục đích thu hút đầu tư và
theo kịp các nước trong khu vực, hơn 20 năm qua, kể từ khi ra đời vào năm 1992
đến nay, ngành công nghiệp ô tô vẫn được nhà nước coi là ngành trọng điểm và
là ngành luôn luôn được ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp16. Sự ưu ái
rất đặc biệt này thể hiện qua những chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu của
Bộ Tài chính, như các chính sách thuế ưu đãi về tỷ lệ nội địa hóa, thuế nhập khẩu
cho linh kiện lắp ráp, thuế thu nhập doanh nghiệp và đặc biệt là thuế nhập khẩu
đối với ô tô nguyên chiếc.
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội thế giới đã chứng minh rằng: Cho đến nay,
không một nước nào không sử dụng công cụ bảo hộ sản xuất, vấn đề là mức độ rất
khác nhau giữa các nước. Chính phủ các nước thường sử dụng nhiều công cụ bảo
hộ khác nhau như: chính sách tín dụng, chính sách về giá cả, thuế quan… Trong đó
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng như một hàng rào đắc
lực nhất che chắn cho sản xuất trong nước phát triển, chống lại sự cạnh tranh của
hàng nhập khẩu nước ngoài. Ở đây với thuế quan đã thể hiện vai trò của mình trên
các mặt:
- Thuế đối với ô tô nhập khẩu đã làm cho các điều kiện thương mại
chuyển biến bất lợi cho hàng nước ngoài. Thuế bao giờ cũng có xu hướng làm tăng
giá của hàng nước ngoài trên thị trường nội địa, do giá nhập khẩu cộng với thuế sẽ
có giá bán cao hơn giá ở thị trường trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của ô tô
nhập khẩu, và đó chính là cơ hội cho ô tô lắp ráp trong nước. Mặc dù đã giảm
xuống mức thuế 60%17 áp dụng cho dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực
16
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam (phần 1), trang tin Báo điện tử Viện
nghiên cứu phát triển TP.HCM, http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/nang-luong-cong-nghiep-khaikhoang;jsessionid=0BC8A8637A2FEC8225B2771C07716C1E?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&
p_p_state=normal&p_p_col_id=centertop&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticleview%2Fview&_EXT_ARTICL
EVIEW_groupId=13025&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=48815&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT
_ARTICLEVIEW_i=8&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fgue
st%2Fnang-luong-cong-nghiep-khai-khoang, [truy cập ngày 08/8/2014].
17
Năm 2013
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
16
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
ASEAN, một chiếc Lexus có giá nhập là khoảng 2 tỉ đồng thì giá sau khi tính thuế
cũng vào khoảng 3,2 tỉ đồng, nếu tính cả lệ phí trước bạ và một số phí khác, giá
cuối cùng có thể lên tới khoảng 4 tỉ đồng18. Và đó chính là một trong những
nguyên nhân làm cho "Việt Nam là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới nếu
muốn sở hữu một chiếc xe hơi”- ông Andreas Klingler - Tổng giám đốc hãng xe
hơi Porsche Việt Nam.
- Một trong những động cơ mạnh nhất để có thể bảo hộ mậu dịch là mong
muốn tạo ra hoặc giữ vững công ăn việc làm. Một mức thuế hợp lý sẽ làm tăng
GNP19 thực tế và làm giảm mức thất nghiệp, cũng như tăng đầu tư của các nhà máy
lắp ráp ô tô trong nước. Chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu cao có thể làm tăng
công ăn việc làm cụ thể là trong các nhà máy lắp ráp, ít nhất là trong một thời gian
ngắn cho đến khi hàng rào thuế này thật sự bị dỡ bỏ.
- Một trong những luận cứ phổ biến nhất về thuế đối với ô tô nhập khẩu là
thuế này cần thiết cho phép ngành công nghiệp ô tô non trẻ hoạt động được. Ngành
ô tô Việt hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh,
và còn chưa cách làm thế nào để giảm chi phí và trở nên hiệu quả như đối thủ
cạnh tranh của nước ngoài. Như vậy khi phải đương đầu với sức cạnh tranh của
nước ngoài, ngành công nghiệp non trẻ sẽ không chịu đựng được thời kỳ ban đầu
về thực nghiệm và tài chính gay go. Vì vậy thuế đối với ô tô nhập khẩu là cần thiết
để bảo hộ ngành công nghiệp ô tô cho tới khi họ làm chủ được kinh doanh và có
thể cạnh tranh trên quan hệ bình đẳng với những người cung ứng nước ngoài từng
trải hơn. Ở Việt Nam, tỉ lệ sản xuất nội địa của các bộ phận tự động giá trị cao là
rất thấp. Các bộ phận có thể được sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các loại phụ
tùng đơn giản như đai an toàn, ghế ngồi, bộ dây điện... Còn lại các thiết bị quan
trọng có hàm lượng công nghệ cao hầu hết đều phải nhập khẩu. Có sự khác nhau
tùy theo từng hãng xe, nhưng nhìn chung tỉ lệ sản xuất nội địa chỉ vào khoảng 20%
- 30%. Đây được coi là một con số đáng phải suy nghĩ cho hơn 20 năm tồn tại và
phát triển.
Tuy nhiên việc bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua hàng rào thuế lại
không hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực. Những luận cứ bảo vệ cho một chính sách
18
Thuế nhập khẩu 0%: Toyota có rời Việt Nam?, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư, số ra ngày 20/01/2014
GNP (Gross National Product): Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh
giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ
mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể
làm ra ở trong hay ngoài nước.
19
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
17
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
bảo hộ chỉ thích hợp trong ngắn hạn và trên phương diện phi kinh tế, hay chỉ nên
áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể mà thôi. Bởi vì bảo hộ làm giảm và thậm
chí, có thể làm mất hẳn đi những lợi ích do phân công lao động quốc tế mang lại.
Sự bảo hộ này thường dẫn đến nhiều sai lệch nghiêm trọng. Cụ thể là, bảo hộ
thường bóp méo giá cả tiêu dùng trong nước thấp hơn giá cả thị trường quốc tế một
cách giả tạo. Do vậy chúng không phản ánh được đầy đủ các điều kiện cung cầu.
Có thể, giá một chiếc ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chỉ bằng, thậm chí là rẻ hơn ô
tô lắp ráp trong nước, nhưng vì được điều chỉnh bởi ba thứ thuế nên giá nâng lên
rất cao, vô hình trung làm giá của ô tô lắp ráp trở nên dễ chấp nhận hơn. Thêm vào
đó, hàng rào thuế có thể tạo ra tính kém hiệu quả cho sản xuất, làm giảm động cơ
khuyến khích việc giảm chi phí và nhu cầu đổi mới công nghệ. Do đó mà giá xe
lắp ráp trong nước cao gấp hai đến ba lần so với nhiều nước. Bộ Tài chính đã thẳng
thắn tuyên bố trong báo cáo về chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô từ năm
2004: “Nguyên nhân của tình trạng này là do doanh nghiệp lắp ráp ô tô ỷ lại sự
bảo hộ của Nhà nước nên đưa ra giá bán cao để thu lãi cao”20. Mặc dù vậy các
nước trên thế giới và cả Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng thuế để bảo hộ sản xuất
trong nước. Vấn đề là việc bảo hộ được thực hiện ở mức độ nào cho thích hợp, cho
có hiệu quả vì điều đó còn tùy thuộc vào mức độ bảo hộ và điều kiện về thuế của
mỗi quốc gia. Thuế vừa đủ là loại thuế mà mức thuế suất chỉ vừa đủ cao làm cho
giá hàng nhập khẩu không cao hơn giá hàng trong nước, tuy nhiên trong tình hình
kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay, điều đó khó có thể trở thành hiện thực.
Tóm lại, một mức thuế đánh vào ô tô nhập khẩu cạnh tranh với ô tô lắp ráp
trong nước sẽ làm cho giá cả ô tô nhập khẩu ở trong nước tăng lên. Giá cả tăng lên
làm giảm nhu cầu tiêu dùng, tăng sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Do vậy,
có thể nói thuế là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ và phát triển sản xuất trong
nước.
1.3.2. Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
Nguồn thu Ngân sách nhà nước bao gồm các nguồn chính: thuế, phí... Trong
đó thuế đóng góp một tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến quy mô của ngân sách.
20
Mai Huy: “Cái vòng luẩn quẩn” của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”: trang tin báo điện tử Tầm nhìn:
http://tamnhin.net/cai-vong-luan-quan-cua-nganh-cong-nghiep-oto-vn.html, [truy cập ngày 08/8/2014]
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
18
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Hình 1.7 Biểu đồ các nguồn thu của Việt Nam (%GDP) từ năm 2003 - 2012
Trong cơ cấu thuế, thuế xuất nhập khẩu cũng chiếm một phần quan trọng.
Trên mỗi đơn vị nhập khẩu, Nhà nước thu được một số thuế nhất định. Và trong
một nước đang phát triển, thuế nhập khẩu là một loại thuế dễ thực thu, ít gặp phải
sự phản đối, thậm chí là ủng hộ của nhiều người. Nhiều nước châu Á phát triển
nhờ vào thương mại quốc tế, và thuế nhập khẩu đương nhiên chiếm tỷ lệ cao trong
nguồn thu của Chính phủ. Ở Việt Nam, từ khi mở rộng hoạt động ngoại thương,
nguồn thu từ hoạt động nhập khẩu cũng tăng lên qua các năm và góp phần đáng kể
vào nguồn thu ngân sách.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
19
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Hình 1.8 Biểu đồ cơ cấu thuế của Việt Nam từ năm 2003 – 2010
1.3.3. Hướng dẫn tiêu dùng trong nước
Thuế là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định giá thành
của một sản phẩm trên thị trường. Một sản phẩm khi bán ra có thể đã phải chịu
nhiều thứ thuế gián thu mà người tiêu dùng đôi khi không tính toán được. Ví dụ
điển hình là với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, ngoài thuế nhập khẩu ra còn phải
chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Thuế làm cho giá thành của
sản phẩm ngoại nhập tăng lên cao, tuy vậy, với tâm lý “sính ngoại” của người Việt
thì một bộ phận thu nhập cao vẫn chấp nhận mua bất kể là giá bán có cao gấp
nhiều lần.
Để xem xét tác động của thuế đối với ô tô nhập khẩu đối với giới tiêu dùng
nội địa như thế nào, trước hết chúng ta giả thiết rằng, thu nhập của mỗi người tiêu
dùng là cố định, và người tiêu dùng đó có thể lựa chọn một trong hai loại ô tô nhập
khẩu A hoặc ô tô lắp ráp B. Khi chưa có thuế nhập khẩu, người tiêu dùng có thể sẽ
phân vân khi lựa chọn giữa A và B. Và khi nhà nước đánh thuế ô tô nhập khẩu A,
khi đó đường giới hạn ngân sách sẽ thu hẹp lại, người tiêu dùng sẽ hạn chế mua A
và sẽ có xu hướng chuyển sang mua B. Và như vậy, ta có thể thấy thuế đối với ô tô
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
20
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
nhập khẩu trong trường hợp này đã tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng,
hướng người tiêu dùng đến loại sản phẩm mà nhà nước mong muốn.
Tóm lại, thuế đối với ô tô nhập khẩu đã và đang đóng một vai trò tích cực
trong ngành thuế nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Không những
đã bảo hộ được ngành công nghiệp ô tô non trẻ, mà nó còn đóng góp khá lớn vào
nguồn thu ngân sách và góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Có thể, trong
những năm tới, khi mà hàng rào thuế đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc bị dỡ bỏ,
nó không còn được xem như là một cánh tay che chở đắc lực cho công nghiệp ô tô
Việt nữa, thì những vai trò khác của nó cũng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát huy.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
21
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU
2.1. Các loại thuế đối với ô tô nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, ô tô nhập khẩu vào
Việt Nam phải chịu 03 (ba) sắc thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế
giá trị gia tăng. Cách tính thuế được áp dụng là tính theo nguyên tắc thuế chồng
thuế. Đầu tiên, ta phải xác định được trị giá tính thuế nhập khẩu, sau đó mới tính
thuế nhập khẩu, tiếp đến là thuế tiêu thụ đặc biệt và cuối cùng là thuế giá trị gia
tăng. Cộng ba loại thuế lại ta sẽ có tổng số thuế mà người nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc sẽ phải nộp. Cách tính cụ thể các loại thuế sẽ được người viết nêu ở các phần
bên dưới kèm theo ví dụ minh họa.
2.1.1. Thuế nhập khẩu
2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô là các loại ô tô nguyên chiếc chưa qua
sử dụng, ô tô nguyên chiếc đã qua sử dụng, và phụ tùng, linh kiện ô tô nhập khẩu
vào Việt Nam. Trong giới hạn của đề tài, người viết chỉ đề cập đến các loại ô tô
nguyên chiếc chưa qua sử dụng và đã qua sử dụng, còn các loại phụ tùng, linh kiện
của ô tô chỉ được đề cập một cách sơ lược.
Ô tô là một mặt hàng thuộc loại nhập khẩu theo quy định riêng. Theo
Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài thì:
“a) Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều
kiện: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm
nhập khẩu.
b) Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương
quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 (chín) chỗ ngồi trở xuống.”
Nhằm cụ thể hóa quy định tại Mục 6, Phần II, Phụ lục số 01 ban hành kèm
theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 04/2014/TT-BCT
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định rất
rõ các trường hợp cấm nhập khẩu ô tô các loại ở Khoản 2, 3, 4, Điều 6 như sau:
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
22
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
“2. Cấm nhập khẩu phương tiện vận tải tay lái bên phải (tay lái nghịch), kể
cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt
Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong
phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe
chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay
và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf,
công viên.
3. Cấm nhập khẩu ô tô các loại và bộ linh kiện lắp ráp ô tô đã thay đổi kết
cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị đục sửa, đóng lại số
khung, số động cơ trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.
4. Cấm tháo rời ô tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu.”
Ngoài những quy định chung nêu trên, còn có một số quy định cụ thể đối
với từng loại ô tô nhập khẩu như sau:
Đối với ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng:
Căn cứ theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số
04/2014/TT-BCT của Bộ Tài chính thì các loại xe ô tô chưa qua sử dụng nếu không
thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (Phụ lục I - Ban hành kèm theo Nghị
định số 187/2013/NĐ-CP) và Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh, quốc
phòng (ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT) thì đều được nhập khẩu
vào Việt Nam và là đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô.
Cần phải lưu ý là ô tô nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng
đến an ninh, quốc phòng (phải xin giấy phép) chỉ bao gồm loại ô tô có bọc thép
không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD, các loại ô tô khác vẫn được nhập
khẩu bình thường.
Ô tô nguyên chiếc đã qua sử dụng là ô tô đã được sử dụng, được đăng ký
với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là
10.000 km (mười nghìn) tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.
Xe ô tô đã qua sử dụng nếu không thuộc các trường hợp bị cấm nhập khẩu
dưới đây, đều được nhập khẩu vào Việt Nam và là đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô
tô:
Cụ thể hóa quy định tại Mục 7, Phần II, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, Khoản 1, Khoản 5
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
23
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết các loại ô tô đã qua sử dụng bị
cấm nhập khẩu:
“1. Ô tô các loại đã qua sử dụng (bao gồm ô tô chở người, ô tô chở hàng
hoá, ô tô vừa chở người vừa chở hàng, ô tô chuyên dùng) được nhập khẩu phải
bảo đảm điều kiện sau: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm
sản xuất đến năm nhập khẩu (ví dụ: năm 2014 chỉ được nhập khẩu ô tô loại sản
xuất từ năm 2009 trở lại đây). Các quy định khác có liên quan thực hiện theo
hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành.
Riêng nhập khẩu loại xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi thực hiện theo
Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31 tháng 3 năm
2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tải-Bộ Tài chính-Bộ Công an về
việc hướng dẫn nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng và
Thông tư số 19/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTCBCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tảiBộ Tài chính-Bộ Công an.
5. Cấm nhập khẩu ô tô cứu thương đã qua sử dụng.”
Đối với phụ tùng, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam.
Các loại phụ tùng, linh kiện mới của ô tô dùng cho lắp ráp, sửa chữa, thay
thế… được phép nhập khẩu vào Việt Nam và là đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Theo quy định Điểm a, b, Mục 7, Phần II, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, các loại vật tư,
phương tiện đã qua sử dụng sau đây thuộc danh mục vật tư, phương tiện cấm nhập
khẩu, gồm:
“a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn
máy.
b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có
gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ
mới).”
2.1.1.2. Đối tượng được miễn thuế
Một số trường hợp ô tô nhập khẩu sau đây có thể được miễn thuế nhập
khẩu, được quy định tại một số khoản ở Điều 100 Thông tư số 128/2013/TT-BTC
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
24
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính:
Khoản 1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự
hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp
tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội
thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ
thuật, khám chữa bệnh..
Khoản 2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc
nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao
gồm:
a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi
được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt
Nam;
b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép
đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt
Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang
định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài
khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước
ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước
ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.
Đến đây, người viết muốn nhấn mạnh đôi chút về việc nhập khẩu xe ô tô
theo chế độ tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã
được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam (sau đây gọi là công dân Việt
Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương). Đây là một chế độ ưu đãi rất dễ bị lợi
dụng để trục lợi. Nhằm hưởng được các lợi ích từ việc trốn thuế, các đối tượng
thường xuyên móc nối với các Việt kiều (không thật sự hồi hương) để giả mạo các
giấy tờ thường trú. Vì vậy, việc ban hành các quy định và chế độ quản lý cũng cần
phải rất cẩn trọng. Thời gian qua, các quy định cũng đã càng ngày càng chặt chẽ
hơn và sát với yêu cầu quản lý hơn, một mặt vẫn dành chế độ ưu đãi cho Việt kiều,
một mặt không để các đối tượng lợi dụng để trốn thuế dẫn tới thất thu ngân sách.
Sau đây là một số quy định cụ thể về chế độ ưu đãi này:
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
25
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Áp dụng quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BTC Quy định việc nhập khẩu
xe ô tô, xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở
nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương sau khi hoàn tất
thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định được nhập khẩu 01 chiếc xe
ô tô. Được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số
87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ;
Đối tượng áp dụng: Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ
chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài cấp còn giá trị đã được
giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật
Việt Nam. Và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam và
có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp đã được giải quyết đăng ký thường trú tại
Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều kiện nhập khẩu đối với xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển:
Xe ô tô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện:
Đã đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất là 6 (sáu) tháng
và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km đến thời điểm ô tô về đến
cảng Việt Nam, và phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá
cảnh hàng hóa với nước ngoài và quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về kiểm tra chất lượng an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Chính sách thuế xe ô tô nhập khẩu, chuyển nhượng:
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương đã hoàn thành thủ
tục đăng ký lưu hành xe ô tô để sử dụng theo quy định nếu chuyển nhượng xe ô tô
thì thực hiện kê khai thay đổi mục đích đã được miễn thuế và nộp thuế nhập khẩu
tại cơ quan hải quan nơi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô theo quy định. Thủ tục kê
khai thay đổi mục đích sử dụng thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11
Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
26
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Khoản 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài
được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy
định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Sự ưu đãi, miễn trừ này cũng có nhiều vấn đề để bàn. Số liệu của ngành tài
chính cho thấy tính từ năm 1988 đến hết tháng 5-2012, cả nước có 4.366 xe ngoại
giao21. Trong đó, 230 xe đã làm thủ tục tái xuất, 1.758 xe đã làm thủ tục chuyển
nhượng hoặc tiêu hủy, còn lại 2.378 xe chưa hoàn tất thủ tục và ước tính có khoảng
1.200 chiếc sử dụng sai mục đích. Do vậy, không ít đối tượng đã lợi dụng chính
sách thuế dành cho đối tượng ngoại giao để mua bán tiêu chuẩn xe, sử dụng xe
miễn thuế không đúng mục đích, không làm thủ tục nộp thuế, kiếm lợi nhuận
không chính đáng, gây thất thu cho ngân sách nhà nước cũng như khó khăn cho
công tác quản lý của các cơ quan. Sau đây là các quy định cụ thể của pháp luật
hiện hành về việc tạm nhập đối với ô tô của các đối tượng được hưởng quyền ưu
đãi, miễn trừ:
Thực hiện theo Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg Về việc tạm nhập khẩu, tái
xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối
tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ
ngày 13/9/2013.
Chủng loại và định lượng xe ô tô phục vụ nhu cầu công tác, sinh hoạt của
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc
tế có trụ sở tại Việt Nam:
STT Tên hàng
1
Xe ô tô
Cơ quan 5 người trở
xuống
Thêm 3
người
Ghi chú
03 chiếc
01 chiếc
Tay lái thuận
Điều kiện: Sau khi được Bộ Ngoại giao cấp sổ định mức xe ô tô miễn thuế.
21
Trang tin Báo điện tử Tạp chí Tài chính: http://tapchitaichinh.vn/Phan-tich-Binh-luan/Quan-ly-xe-ngoai-giaotheo-dung-muc-dich-su-dung/22119.tctc, [truy cập ngày 15/11/2014].
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
27
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Chủng loại và định lượng xe ô tô phục vụ nhu cầu công tác, sinh hoạt của
viên chức ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ
quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại
Việt Nam:
SốTT Tên hàng Người đứng Người đứng
Viên chức ngoại Ghi chú
đầu cơ quan đầu cơ quan giao, viên chức lãnh
đại diện
lãnh sự và cơ
sự và viên
ngoại giao
1
Xe ô tô
02 chiếc
quan đại diện chức thuộc cơ quan
của tổ chức
đại diện của tổ
quốc tế
chức quốc tế
01 chiếc
01 chiếc
Tay lái
thuận
Điều kiện: Viên chức có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 18 (mười tám) tháng trở lên kể từ ngày
đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời gian công tác tại
Việt Nam tối thiểu từ 12 (mười hai) tháng trở lên (thời gian công tác tại Việt Nam
ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).
Chủng loại và định lượng xe ô tô phục vụ nhu cầu công tác, sinh hoạt của
nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam:
Số TT
Tên hàng
Số lượng
Ghi chú
1
Xe ô tô
01 chiếc
Tay lái thuận
Điều kiện: Nhân viên hành chính kỹ thuật có thời gian công tác tại cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở
tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 12 (mười hai) tháng
trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời
gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 09 (chín) tháng trở lên (thời gian công tác
tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
28
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Tạm nhập khẩu xe ô tô đang sử dụng là tài sản di chuyển theo chủng loại,
định lượng quy định và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giấy xác nhận việc di chuyển tài sản hoặc thuyên chuyển nơi công tác
từ nước khác đến Việt Nam.
b) Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe.
c) Có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe
cơ giới nhập khẩu theo quy định.
d) Tay lái nằm ở bên trái (tay lái thuận).
Khoản 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn
thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
Đối với người nhập cảnh:
Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số
66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức
hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn
thuế.
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phần
vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với
phần vượt dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả phần
vượt.
Khoản 7. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào
lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn thuộc ưu đãi thuế nhập khẩu quy định
tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm
theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy
định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị
hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dự án đầu
tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu,
bao gồm: Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước
chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ
24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy…
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
29
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Khoản 11. Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
Thiết bị, máy móc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này;
phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiện vận
chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện
thuỷ;
Khoản 17. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước
ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện
dự án ODA tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xuất
khẩu khi tái xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước
ngoài phải tái xuất hàng hoá nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển
nhượng tại Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chở người,
vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hình thức tạm
nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử
dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công
trình các nhà thầu nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được
hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Mức hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại
khoản 9 Điều 112 Thông tư này.
Ngoài ra, còn có một trường hợp được miễn thuế nữa là trường hợp Ô tô
của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân, tổ chức Việt
Nam
Tại Điểm b.2 Khoản 4 Điều 104 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ban hành
ngày 10/09/2013 Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
b.2) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá
nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá 01 (một) triệu đồng, hoặc trị
giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới
50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn
thuế nhập khẩu).
c) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn
thuế, miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
30
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Như vậy, ô tô nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng
cho các cá nhân, tổ chức Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu với trị giá không
vượt quá 01 triệu đồng, với phần trị giá vượt quá định mức thì vẫn phải đóng thuế
bình thường.
2.1.1.3. Người nộp thuế
Người nộp thuế nhập khẩu nói chung và người nộp thuế nhập khẩu ô tô nói
riêng theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 bao
gồm:
“Tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu
thuế quy định tại Điều 2 của Luật này là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.”
Cụ thể hơn, ta có thể xem thêm theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 87/2010/NĐCP quy định về Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp
thay thuế:
“1. Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu,
Thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
c) Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi
hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới ViệtNam.
2. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy
quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật
Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp
thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.”
2.1.1.4. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp tính thuế ô tô nhập khẩu,
tùy theo chính sách của Nhà nước đối với từng loại xe cụ thể mà phương pháp
đánh thuế nào sẽ được áp dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu ô tô của
Việt Nam chỉ áp dụng hai phương pháp. Căn cứ theo Mục 1, Phần V của Thông tư
128/2013/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
31
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thì có hai phương pháp tính thuế như sau:
Một là, đánh thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hàng hóa hay còn gọi là
thuế theo giá trị, thuế tương đối. Loại thuế này được áp dụng đối với ô tô nguyên
chiếc chưa qua sử dụng và linh kiện, phụ tùng ô tô. Là một loại thuế đánh một tỷ lệ
phần trăm nhất định trên giá hàng nhập khẩu nên việc áp dụng cách tính thuế theo
giá làm cho số tiền thuế thu được biến động theo sự thay đổi của giá hàng nhập
khẩu.
Cách tính thuế như sau:
Số tiền thuế
nhập khẩu
=
phải nộp
Số lượng đơn vị từng
mặt hàng thực tế nhập
khẩu ghi trong tờ khai
hải quan
Trị giá tính
thuế tính trên
x một đơn vị x
hàng hóa
Thuế suất
của từng
mặt hàng
Trị giá tính thuế không đồng nghĩa với giá nhập khẩu mà là giá mà cơ
quan hải quan chấp nhận để tính thuế cho lô hàng nhập khẩu đó. Theo Hiệp định
ACV - Agreement on Customs Value
22
về xác định trị giá hải quan của WTO, giá
tính thuế là giá thực tế đã hoặc sẽ phải thanh toán cho nghiệp vụ nhập khẩu lô hàng
nhập khẩu đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
Thuế suất:
Để biết được thuế suất thuế nhập khẩu của một mặt hàng, trước hết phải xác
định được mã HS của mặt hàng đó. Để xác định mã HS chi tiết theo đúng quy định
phù hợp với thực tế hàng hóa, phải căn cứ vào Danh mục hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam và tính chất, cấu tạo hàng hóa để áp dụng 06 (sáu) quy tắc
phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày
14/11/2011 của Bộ Tài chính.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày
13/8/2010 của Chính phủ “Hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” thì:
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng,
gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
Để xác định loại thuế suất được áp dụng cho từng quốc gia, ta có thể tra cứu
trong hai phụ lục của Công văn số 0622/BTM-PC v/v cập nhật danh sách các nước
22
Là hiệp định cụ thể hóa các quy định trong điều VII của GATT 1994 cho nên còn gọi là Hiệp định về thực hiện
điều VII của GATT 1994
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
32
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong
quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam:
Phụ lục I – “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối
xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam”
Phụ lục 2 – “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu
đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam”
Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương
mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Do đó, hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thuộc danh sách Phụ lục I của
Công văn số 0622/BTM-PC kể trên được áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định
tại Phụ lục II của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế
(Ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài
chính). Thuế suất ưu đãi của ô tô nguyên chiếc và các phụ tùng, linh kiện thuộc
Chương 87 - Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ
phận và phụ kiện của chúng. Trường hợp nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô, có
thể tham khảo các mặt hàng và thuế suất thuộc nhóm 98.21 “Bộ linh kiện rời đồng
bộ và không đồng bộ của ô tô để sản xuất, lắp ráp ô tô” tương ứng với một số mặt
hàng thuộc nhóm hàng từ 87.02 đến 87.04 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo
danh mục mặt hàng chịu thuế. Ta cũng căn cứ vào linh kiện lắp ráp loại ô tô nào để
xác định mã HS và thuế suất thuế nhập khẩu cho phù hợp. Trường hợp nhập khẩu
phụ tùng ô tô để thay thế, có thể tham khảo các mặt hàng và thuế suất thuộc nhóm
87.08 “Bộ phận và phụ kiện của xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến
87.05” tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan
hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh
thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp
ưu đãi đặc biệt khác;
Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký
giữa Việt Nam với nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
33
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận;
- Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ
mà Việt Nam tham gia thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế.
Dưới đây là một số văn bản về thuế ưu đãi đặc biệt mà Việt Nam đã ký kết
với một số quốc gia:
Tên văn bản
Ngày ban
hành
161/2011/TT-BTC
17/11/2011
162/2011/TT-BTC
17/11/2011
163/2011/TT-BTC
17/11/2011
21/2012/TT-BTC
15/02/2012
20/2012/TT-BTC
15/02/2012
44/2012/TT-BTC
16/03/2012
45/2012/TT-BTC
63/2012/TT-BTC
Nội dung
V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại hàng hoá ASEAN giai đoạn 20122014
V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc giai
đoạn 2012-2014
V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc giai
đoạn 2012-2014
V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2012 –
2015.
V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2012 –
2015.
V/v ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu
vực Thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân
giai đoạn 2012-2014.
V/v ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
16/03/2012 biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Hàng hoá ASEAN-Ấn Độ giai
đoạn 2012-2014
V/v Sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi
23/04/2012 đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong
các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Bảng 2.1 Một số văn bản về thuế ưu đãi đặc biệt mà Việt Nam đã ký kết
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
34
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và
không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông
thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thời điểm tính thuế:
Thời điểm tính thuế nhập khẩu ô tô là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký
tờ khai hải quan với cơ quan Hải quan. Thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá được tính
tại thời điểm tính thuế.
Ví dụ 1:
Muốn nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc 4 chỗ mới 100% MINI COOPER
CLUBMAN với các thông số kỹ thuật như sau:
- Dung tích xilanh: 1598 cc
- Năm sản xuất: 2012
- Số chỗ: 4 chỗ
- Số cửa: 2 cửa
- Số tự động
- Nước xuất khẩu: Hoa Kỳ
- Giá tính thuế nhập khẩu : 340 triệu đồng
Căn cứ theo Phụ lục I – “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa
thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam” của
Công văn số 0622/BTM-PC, ô tô từ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (số thứ tự 118) thuộc
dạng được hưởng thuế suất ưu đãi.
Căn cứ theo Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt
hàng chịu thuế (Ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày
15/11/2013 của Bộ Tài chính) thì Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành
lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van) (nguyên
chiếc), loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện, có dung
tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 1.800 cc thuộc phân nhóm 8703.23.61,
có thuế suất thuế nhập khẩu là 70%.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
35
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Vậy,
Số tiền thuế
nhập khẩu
=
phải nộp
Số lượng đơn vị từng
mặt hàng thực tế nhập
khẩu ghi trong tờ khai
hải quan
Trị giá tính
thuế tính trên
x một đơn vị x
hàng hóa
Thuế suất
của từng
mặt hàng
= 1 x 340 triệu x 70% = 238 triệu đồng.
Hai là, thuế tuyệt đối được áp dụng đối với ô tô đã qua sử dụng:
Số tiền thuế
nhập khẩu
=
phải nộp
Số lượng đơn vị từng
mặt hàng thực tế nhập
X
Mức thuế tuyệt
đối quy định
khẩu ghi trong tờ khai
trên một đơn vị
hải quan
hàng hóa
Mức thuế tuyệt đối phải nộp như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ô tô chở người
từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng (đã được sửa đổi bởi Quyết định
số 24/2013/QĐ-TTg ngày 03/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ), mức thuế nhập
khẩu đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) đã
qua sử dụng như sau:
1. Đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung
tích xi lanh dưới 1.500cc:
Thuộc nhóm mã
số trong Biểu
thuế nhập khẩu
ưu đãi
Đơn vị
tính
Mức thuế
(USD)
- Dưới 1.000cc
8703
Chiếc
5.000,00
- Từ 1.000cc đến dưới 1.500cc
8703
Chiếc
10.000,00
Mô tả mặt hàng
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
36
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
2. Đối với xe ô tô từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe):
Mô tả mặt hàng
Thuộc nhóm mã
số trong Biểu
Đơn vị
tính
Mức thuế
(USD)
thuế nhập khẩu
ưu đãi
- Từ 2.000cc trở xuống
8702
Chiếc
9.500,00
- Trên 2.000cc đến 3.000cc
8702
Chiếc
13.000,00
- Trên 3.000cc
8702
Chiếc
17.000,00
3. Mức thuế nhập khẩu đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống
(kể cả lái xe) thuộc nhóm mã số 8703 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác
định như sau:
a) Đối với xe ô tô loại có dung tích xi lanh từ 1.500cc đến dưới 2.500cc:
Mức thuế nhập khẩu = X + 5.000 USD
b) Đối với xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên:
Mức thuế nhập khẩu = X + 15.000 USD
c) X nêu tại các điểm a, b khoản này được xác định như sau:
X = Giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng nhân (x) với mức thuế suất của
dòng thuế xe ô tô mới cùng loại thuộc Chương 87 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Như vậy, cách tính thuế đối với dòng xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở
xuống có dung tích xi lanh trên 1500cc là cách tính thuế hỗn hợp gồm thuế tính
theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối. Điều này sẽ khiến các loại xe sang, xe siêu
sang khi nhập khẩu có thể phải chịu mức thuế rất cao.
Ví dụ 2:
Tương tự như Ví dụ 1, muốn nhập khẩu 01 xe ô tô 4 chỗ đã qua sử
dụng:
- Loại xe: MINI COOPER CLUBMAN
- Năm sản xuất: 2012
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
37
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
- Dung tích xilanh: 1598 cc
- Đã chạy 15.000 miles
- Số chỗ: 4 chỗ
- Số cửa: 2 cửa
- Số tự động
- Nước xuất khẩu: Mỹ
- Giá tính thuế nhập khẩu : 340 triệu đồng
Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp (đối với xe mới):
= 1 x 340 triệu đồng x 70% = 238 triệu đồng.
Mức thuế nhập khẩu đối với xe ô tô thuộc nhóm 8703 có dung tích xi lanh từ
1.500cc đến dưới 2.500cc được xác định như sau: Mức thuế nhập khẩu = X +
5.000 USD
5000 USD 106 triệu đồng
Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp (đối với xe đã qua sử dụng):
= 238 triệu đồng + 106 triệu đồng = 344 triệu đồng
Ngày nay hầu hết các nước đều sử dụng phương pháp đánh thuế phần trăm
(%) thay cho phương pháp đánh thuế tuyệt đối vì các lý do:
-
Đảm bảo được sự công bằng, trị giá hàng nhập khẩu càng nhiều thì
thuế phải trả càng lớn
-
Dễ tính toán. Tổng số hàng hóa nhập khẩu có thể đo bằng nhiều đơn
vị khác nhau nhưng đều có thể quy về một đơn vị chung là giá trị, do
đó dễ dàng so sánh thuế suất, tiền thuế thu được.
-
Dễ thương lượng cắt giảm trong đàm phán thương mại.
2.1.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.2.1. Đối tượng chịu thuế
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 2 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
2008, xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai
hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang
chở hàng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt sau đây mà ô tô nhập khẩu không
thuộc đối tượng chịu thuế:
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
38
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008,
hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau không là đối tượng chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt:
Điểm a - Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính
phủ;
Điểm d - Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ
ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập
khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
Khoản 4, Điều 3 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế
vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong
khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao
thông;
Khoản 5, Điều 3 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội
địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá
được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24
chỗ.
2.1.2.2. Người nộp thuế
Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 05/2012/TT-BTC Hướng
dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP của
Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP) quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thì:
“1. Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:
1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh
theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh
nghiệp) và Luật Hợp tác xã.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
39
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức
khác.
1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài
tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay
là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối
tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.”
2.1.2.3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. (Điều 5 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt)
Giá tính thuế: (Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 05/2012/TT-BTC)
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá
cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng.
Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập
khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có
doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính
thuế. Việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để
xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu là
thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
40
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Thuế suất: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
số 27/2008/QH12 và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày
8/12/2011 của Chính phủ (sửa đổi Điều 5 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày
16/3/2009):
“Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
1. Đối với xe ô tô loại thiết kế vừa chở người vừa chở hàng quy định tại các
điểm 4d, 4g Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết
kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng theo tiêu chuẩn
quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
2. Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng sinh học hoặc điện quy định
tại điểm 4đ Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của
nhà sản xuất có tỷ lệ xăng pha trộn không quá 70% tổng số nhiêu liệu sử dụng và
loại xe kết hợp động cơ điện với động cơ xăng có tỷ lệ xăng sử dụng theo tiêu
chuẩn nhà sản xuất không quá 70% số năng lượng sử dụng so với loại xe chạy
xăng tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng dung tích xi lanh có mặt trên thị
trường Việt Nam.
3. Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học, năng lượng điện quy định tại các
điểm 4e, 4g Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của
nhà sản xuất chạy hoàn toàn bằng năng lượng sinh học, năng lượng điện.”
Phương pháp tính thuế:
Thuế Tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất
STT
Hàng hoá, dịch vụ
I
Hàng hoá
4
Xe ô tô dưới 24 chỗ
Thuế suất (%)
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống
45
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3
50
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
41
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
STT
Hàng hoá, dịch vụ
Thuế suất (%)
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3
60
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
30
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
15
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
15
Bằng 70% mức
thuế suất áp dụng
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng
cho xe cùng loại
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá
quy định tại điểm
70% số năng lượng sử dụng.
4a, 4b, 4c và 4d
Điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học
Bằng 50% mức
thuế suất áp dụng
cho xe cùng loại
quy định tại điểm
4a, 4b, 4c và 4d
Điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống
25
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ
15
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ
10
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng
10
Bảng 2.2 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô
Ví dụ 3:
Xét lại Ví dụ 1
Xe ô tô (4 chỗ) nhập khẩu nguyên chiếc mới 100% MINI COOPER
CLUBMAN dung tích xilanh 1598 cc, giá tính thuế nhập khẩu: 340 triệu đồng
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
42
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = 238 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ
đặc biệt áp dụng đối với xe có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống là 45%.
Số tiền thuế tiêu thụ
đặc biệt phải nộp
=
(Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu)
x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
=
(340 triệu đồng + 238 triệu đồng) x 45%
=
260,1 triệu đồng
2.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
2.1.3.1.
Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5
của Luật này (Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng).
Theo hướng dẫn tại Khoản 19 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng thì ô tô nhập
khẩu trong các trường hợp sau đây không là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng:
Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không
hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam
theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo
tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý
miễn thuế.
Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để
viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
2.1.3.2.
Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức,
cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập
khẩu). (Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng)
2.1.3.3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. (Điều 6 Luật
thuế giá trị gia tăng)
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
43
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Giá tính thuế:
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được
xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Thuế suất:
Theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 06/2012/TT-BTC
ngày 11/01/2012; Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013
của Bộ Tài chính; Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài
chính; Biểu thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hoá biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi ban hành kèm theo Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ
Tài chính, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các loại ô tô là 10% (trừ xe cứu
thương).
Phương pháp tính thuế:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất.
Trong đó:
Giá tính thuế = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc
biệt
Ví dụ 4:
Xét lại các Ví dụ 1 và 3.
Xe ô tô (4 chỗ) nhập khẩu nguyên chiếc mới 100% MINI COOPER
CLUBMAN dung tích xilanh 1598 cc, giá tính thuế nhập khẩu: 340 triệu đồng
Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = 238 triệu đồng
Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = 260,1 triệu đồng
Giá tính thuế
giá trị gia tăng
=
Giá nhập tại
cửa khẩu
+
Thuế nhập
khẩu
+
Thuế tiêu thụ
đặc biệt
= 340 triệu đồng + 238 triệu đồng + 260,1 triệu đồng
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
44
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
= 838,1 triệu đồng
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất
= 838,1 triệu đồng x 10%
= 83,81 triệu đồng
Vậy, tổng số thuế mà chủ xe ô tô này phải đóng là:
Tổng tiền thuế = Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế giá trị gia tăng
= 238 triệu đồng + 260,1 triệu đồng + 83,81 triệu đồng
= 581,91 triệu đồng
2.2. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), ký kết tổng cộng 08 (tám) Hiệp định Thương mại tự do (FTA23)
song phương và đa phương, đang đàm phán 07 (bảy) Hiệp định và đang xem xét
tham gia đàm phán 01 (một) Hiệp định24. Cùng với việc ký kết các Hiệp định
Thương mại tự do, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi từ các chế độ ưu đãi
thuế suất khi xuất khẩu, cũng như gặp phải không ít những thách thức khi xóa bỏ
hàng rào thuế quan bảo hộ. Các ngành công nghiệp non trẻ đặc biệt là ngành công
nghiệp ô tô sẽ phải đứng trước những khó khăn rất lớn.
Tính đến thời điểm 1/1/2014, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban
hành các biểu thuế ưu đãi thuế nhập khẩu đối với 08 Hiệp định Thương mại tự do
đã ký kết. Những năm tiếp theo là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam
khi phải cắt giảm sâu và gần như sẽ phải hoàn tất lộ trình giảm thuế của mình đối
với một số Hiệp định vào khoảng cuối năm 2020. Sau đây, người viết sẽ trình bày
một số điểm cơ bản về lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam đối với
từng Hiệp định thương mại đã ký kết.
Trước tiên, ta cần phải xác định trình tự tra cứu thuế suất. Khi ô tô nhập
khẩu về Việt Nam, để biết được thuế suất, ta phải xác định Mã HS25 và xác định
quốc gia xuất xứ của loại ô tô đó. Nếu quốc gia xuất xứ có ký kết Hiệp định
Thương mại với Việt Nam thì ta sẽ áp dụng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
23
FTA (Free Trade Agreement): là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ
tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành
lập một khu vực mậu dịch tự do.
24
Trang tin Báo điện tử Trung tâm WTO – VCCI: http://www.trungtamwto.vn/fta , [truy cập ngày 11/11/2014].
25
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng
hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
45
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
(ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại đó).
Nếu mã HS của ô tô nhập khẩu được quy định trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt thì áp dụng thuế suất trong biểu thuế đó. Các mã HS ô tô nhập khẩu không
được quy định trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì từ ngày 01/01/2014
áp dụng mức thuế theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số
164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính.
2.2.1. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong khuôn khổ
WTO
Nhìn chung việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong khuôn khổ
WTO không lớn bằng mức cắt giảm theo các cam kết tự do hóa thương mại khu
vực mà Việt Nam tham gia. Mức cam kết thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc
không giống nhau giữa các nhóm cam kết. Bảng dưới đây sẽ cho ta biết cụ thể:
STT
Mặt hàng
Thuế
suất
MFN26
tại thời
điểm gia
nhập
(%)
1
Thuế suất bình quân chung
17,4
Thuế suất cam kết trong
WTO
Khi
Cuối
Thời
gia
nhập
cùng
(%)
thực
hiện
(kể từ khi
(%)
17,2
hạn
gia nhập)
13,4
Chủ yếu cắt
giảm trong
3-5 năm
26
2
Thiết bị vận tải
3
Một số loại xe cụ thể:
a)
Ô tô con:
35,3
46,9
37,4
Chủ yếu cắt
giảm trong
3-5 năm
MFN: Most Favoured Nation (Đãi ngộ Tối huệ quốc)
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
46
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
STT
Mặt hàng
c)
Thuế suất cam kết trong
suất
MFN26
WTO
Khi
tại thời
gia
điểm gia
nhập
nhập
(%)
(%)
Cuối
Thời
cùng
(%)
thực
hiện
(kể từ khi
gia nhập)
90
90
52
12 năm
Xe từ 2.500 cc trở lên, 90
loại 2 cầu
90
47
10 năm
Xe dưới 2.500 cc và loại 90
khác
90
70
7 năm
50
12 năm
Xe từ 2.500 cc trở lên
b)
Thuế
hạn
Xe tải
Loại không quá 5 tấn
100
80
Loại khác
60; 80
60; 80 50;
70
5 năm và 7
năm
Phụ tùng ô tô
20,9
24,3
3-5 năm
20,5
Bảng 2.3 Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng ô tô nguyên
chiếc và phụ tùng ô tô nhập khẩu
So với các ngành khác thì các cam kết về thuế quan đối với ô tô mà Việt
Nam sẽ phải thực hiện vẫn ở mức cao trong những năm tới đây. Cụ thể, mức thuế
suất trung bình chung của tất cả biểu thuế của Việt Nam sau khi thực hiện các cam
kết WTO sẽ giảm từ mức 17,2% tính từ thời điểm gia nhập xuống 13,4% tính đến
thời điểm thực hiện đầy đủ các cam kết (sau 12 năm); mức thuế suất bình quân sản
phẩm công nghiệp giảm từ 16,2% xuống 12,4%. Trong khi đó, đối với ô tô thì mức
thuế suất theo cam kết WTO sẽ được giảm dần xuống mức 70%, 52% và 47%
trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 năm và nhà nước có thể chủ động điều hành
trong phạm vi cho phép. Đối với thiết bị vận tải từ mức thuế suất trung bình giảm
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
47
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
từ 46,9% tại thời điểm gia nhập xuống còn 37,4% vào thời điểm kết thúc việc thực
hiện các cam kết này.
2.2.2. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA27)
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN là một Hiệp định Thương mại tự do đa
phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm
dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các
nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT28)
CEPT là Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung được ký kết vào
năm 1992. Thông qua CEPT, các quốc gia thành viên nhất trí thực hiện một lộ
trình tự do hóa dần hàng hóa thông qua việc cắt giảm thuế quan và xóa bỏ những
rào cản phi thuế quan. Cụ thể, CEPT đề ra việc cắt giảm dần thuế nội khối đối với
những sản phẩm liệt kê trong Danh mục CEPT xuống 0-5% thông qua một lộ trình
cắt giảm có phân biệt giữa các nước AMS cũ (gọi là ASEAN-6, bao gồm Brunei,
Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore và Thái Lan) và Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam (còn gọi tắt là CLMV). ASEAN-6 phải thực hiện việc giảm
thuế nội khối xuống 20% vào năm 1998 và 0-5% vào năm 2003. Việt Nam phải
thực hiện việc giảm thuế nội khối xuống 0-5% vào năm 2006; Lào và Myanmar
vào năm 2008 và Campuchia vào năm 2010. Thông qua việc ký kết Nghị định thư
sửa đổi Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đối với Khu
vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đối với việc xóa bỏ thuế nhập khẩu, các
nước AMS cam kết xóa bỏ tất cả thuế nhập khẩu vào năm 2010 và 2015, với linh
hoạt đến năm 2018 (đối với các nước CLMV).
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA29)
Số lượng Hiệp định/Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định CEPT/AFTA
đến nay khá nhiều (khoảng 70 Hiệp định/Nghị định thư) gây khó khăn trong việc
tham chiếu thực hiện, do đó đặt ra yêu cầu cần có một văn kiện hoàn chỉnh đảm
bảo tổng hợp nội dung của Hiệp định CEPT cũng như các Hiệp định/Nghị định thư
sửa đổi bổ sung Hiệp định CEPT.
27
AFTA: ASEAN Free Trade Area
CEPT: Common Effective Preferential Tariff
29
ATIGA: ASEAN Trade In Goods Agreement
28
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
48
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Các nước AMS đã ký kết Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (gọi tắt
là: ATIGA) vào ngày 26/2/2009 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và
bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2010. Hiệp định này sẽ tập trung vào các cam
kết và nghĩa vụ về thương mại hàng hoá thành một công cụ duy nhất. Nhằm tiến
tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế
quan, đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore
và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar,
Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số dòng
thuế).
Thực hiện cam kết ATIGA, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm
72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính đến thời điểm 2014.
Dự kiến từ ngày 1/1/2015, sẽ có thêm 1.720 dòng thuế được cắt giảm xuống thuế
suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những
mặt hàng nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào
năm 2018, tập trung vào các nhóm hàng như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô
xe máy, dầu thực vật,… Cụ thể hơn, để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN giai đoạn 2012 – 2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
161/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 đính kèm phụ lục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt của Việt Nam. Thuế nhập khẩu dành cho ô tô các loại được quy định tại
chương 87 của Biểu thuế. Nhìn chung mức thuế duy trì vào khoảng 70% (2012),
60% (2013), 50% (2014).
Từ năm 2015, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam cam kết nói chung và
Hiệp định ATIGA nói riêng sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan
sâu. Tới thời điểm năm 2018, khi 7% số dòng thuế trong ATIGA cắt giảm xuống
0% (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng), những ngành chịu tác động lớn nhất
từ việc xóa bỏ thuế quan cao và sâu rộng bao gồm: ô tô, động cơ phụ tùng ô tô, xe
máy…
Đáng lưu ý là sức ép từ hội nhập khu vực đã gõ cửa ngành ô tô trong nước.
Chính phủ đã duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây dựng
một ngành công nghiệp ô tô trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực. Thuế
nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã được duy trì ở mức rất cao từ 100 - 150% trong
vòng 2 thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực hiện cam
kết ATIGA thuế nhập khẩu ô tô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, cắt giảm xuống
70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và sẽ cắt giảm hoàn toàn xuống 0% vào
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
49
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất ít thời
gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép hiện hữu của các dòng xe nhập
khẩu từ ASEAN khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%. Đây là một
mối lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Ngành công nghiệp Việt Nam
đã hình thành được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thu được thành tựu gì
đáng kể, chính vì vậy nếu ngành ô tô không chuẩn bị kỹ các biện pháp cho giai
đoạn 2014-2018 thì việc xóa bỏ thuế suất theo cam kết ATIGA sẽ khiến ngành
công nghiệp ô tô trong nước khó cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm với
các quốc gia trong khu vực khác.
2.2.3. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại
Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA30)
Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ đã được ký
kết ngày 8/10/2003 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ ở Indonesia để thiết
lập nên Khu vực Mậu dịch Tự do (AIFTA) vào năm 2011 với các nước ASEAN5
(Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan) và Ấn Độ, năm 2016 đối với
Lào, Campuchia, Myanmar, Philipin và Việt Nam. Do những bất đồng trong đàm
phán về qui tắc xuất xứ hàng hóa, quan điểm của hai bên về cách tiếp cận đàm
phán, mãi đến Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào tháng 12/2008 tại
Thái Lan, Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN-Ấn Độ về cơ bản mới kết thúc
đàm phán để hướng tới ký kết. Với nỗ lực liên tục từ cả hai phía, tại Hội nghị Bộ
trưởng Kinh tế ASEAN-Ấn Độ vào tháng 8 năm 2009, hai bên đã ký kết Hiệp định
Thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AITIG)
Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế được chia theo 5 danh mục có tiến
độ và mức độ giảm thuế khác nhau, bao gồm Danh mục giảm thuế thông thường
(NT), Danh mục nhạy cảm (SL), Danh mục nhạy cảm cao (HSL), Danh mục các
sản phẩm đặc biệt và Danh mục loại trừ (EL). Với tư cách là nước thành viên mới
của ASEAN (CLMV), Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 05 năm
so với các nước ASEAN và Ấn Độ. Danh mục loại trừ (EL) của Việt Nam gồm
485 dòng thuế, là những sản phẩm không thuộc đối tượng cắt giảm thuế. Với diện
loại trừ rộng, hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam có nhu cầu bảo hộ, bao gồm cả ô
tô đều được đưa vào Danh mục EL.
30
AIFTA: ASEAN - India Free Trade Area
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
50
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Hàng hoá ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2012-2014 được ban hành kèm
theo Thông tư số 45/2012/TT-BTC ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2012.
Do lộ
trình cắt giảm còn lâu dài, và thuộc danh mục sản phẩm mà Việt Nam có nhu cầu
bảo hộ nên Chương 87 - Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe
điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng, chỉ có các loại máy kéo, xe chuyên
dùng, xe vận chuyển… Các loại ô tô chở người, ô tô tải vẫn chưa được đưa vào
biểu thuế.
2.2.4.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại
Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA31)
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN, Australia và New Zealand năm
2004 đã bắt đầu các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do. Hiệp định
thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)
đã được ký kết bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào ngày
27/2/2009 tại Thái Lan. Đây là thỏa thuận kinh tế riêng lẻ toàn diện nhất ASEAN
tham gia từ trước đến nay, cũng là thỏa thuận liên khu vực đầu tiên của ASEAN và
hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Australia và New Zealand cùng tham gia
đàm phán.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA) giai đoạn 20122014 được ban hành kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BTC ban hành ngày 16
tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, có một số nhóm hàng đã được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư
63/2012/TT-BTC Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với
một số nhóm mặt hàng trong các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành
ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính: “Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của một số mặt hàng thuộc nhóm 8702, 8703, 8704, 8716 quy
định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2012-2014 ban hành
kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính thành
mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mới quy định tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Thông tư này.”
31
AANZFTA: ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Area
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
51
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
2.2.5.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự
do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA32)
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký bởi các lãnh đạo
tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 9 vào ngày 13/12/2005. Hiệp
định khung này nhằm thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc trước
2008 (linh hoạt tới năm 2010) đối với Hàn Quốc, năm 2010 (linh hoạt tới năm
2012) đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thái Lan,
năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với Campuchia, Lào và Myanma.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) giai đoạn 2012-2014 được ban
hành kèm theo Thông tư số 163/2011/TT-BTC ban hành ngày 17/11/2011.
Theo Biểu thuế, một số loại ô tô các nhóm 8702, 8703 đang được hưởng
mức thuế suất 5%, riêng xe cần cẩu, xe cần trục khoan, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông
được hưởng mức thuế suất 0%. Một số dòng ô tô có xuất xứ từ các nước Cam-puchia, In-đô-nê-xi-a, My-an-ma, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin không được áp dụng thuế
suất ưu đãi trên.
2.2.6.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP33)
ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện
(AJCEP) vào tháng 4 năm 2008. Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực,
bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định
AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản và tạo
ra một thị trường lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn trong khu vực. Thỏa
thuận này có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Đến tháng 7 năm 2009, các nước Brunei,
Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản đã thông
qua Hiệp định AJCEP.
Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế, trong
đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế
CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng).
Biểu thuế thực hiện theo Điều 1 Thông tư 63/2012/TT-BTC Sửa đổi mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong các
32
33
AKFTA: ASEAN-Korea Free Trade Area
AJCEP: ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
52
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Bộ
Tài chính:“Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của một số mặt
hàng thuộc nhóm 8702, 8703, 8704, 8708, 8716 quy định tại Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2012-2015 ban hành kèm theo Thông tư số
20/2012/TT-BTC ngày 15/2/2012 của Bộ Tài chính thành mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt mới quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
2.2.7.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN – Trung Quốc (ACFTA34)
Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi Hiệp định
Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc được các nhà lãnh đạo
Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Campuchia (gọi tắt là
Hiệp định Khung), Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc được ký
kết ngày 29/11/2004 tại Lào, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký
ngày 18/7/2005 tại Trung Quốc. Theo đó, việc cắt giảm và tự do hóa thuế quan của
Việt Nam trong ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng hoá: Thu hoạch sớm,
thông thường và nhạy cảm.
Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở cấp độ HS 6
số (Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ) trong đó có mặt hàng ô tô. Những mặt hàng
thuộc Danh mục nhạy cảm không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm
nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện
Theo Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 18/7/2005, một
số mặt hàng cụ thể (thuộc cả danh mục thông thường và danh mục nhạy cảm) có lộ
trình giảm thuế nhanh hơn quy định chung. Ô tô tải cũng thuộc loại phải giảm thuế
nhanh.
Mức thuế cam kết
Mặt hàng
Ô tô tải loại tải trọng lớn
34
%
Năm
30%
2012
ACFTA: ASEAN-China Free Trade Area
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
53
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Mức thuế cam kết
Mặt hàng
Ô tô tải loại tải trọng nhỏ
%
Năm
45%
2014
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2012-2014 được
ban hành kèm theo Thông tư số 162/2011/TT-BTC ban hành ngày 17 tháng 11 năm
2011 của Bộ Tài chính.
Một số loại ô tô thuộc nhóm 8703 có trong Biểu thuế chỉ chịu mức thuế suất
10% - 15%, nhóm 8704 nhìn chung cũng chỉ chịu mức thuế suất dưới 50%. Ngoài
ra, Biểu thuế còn liệt kê một số quốc gia không được hưởng ưu đãi mức thuế trên,
điển hình như Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma.
2.2.8. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA35)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) bắt đầu đàm phán
từ năm 2007. Sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã ký kết Hiệp định
VJEPA vào ngày 25/12/2008. Cũng như Hiệp định AJCEP, đây cũng là một Hiệp
định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh
tế.
Về mức cam kết chung, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định,
Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và
Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối
của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết
tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại. Biểu cam kết của Việt Nam bao
gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng. Số
dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô và các dòng thuế không cam kết cắt giảm.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2012-2015 được ban hành kèm
theo Thông tư số 21/2012/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài
35
VJEPA: Vietnam - Japan economic Partnership Agreement
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
54
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
chính.
Tuy nhiên, có một số nhóm hàng đã được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư
63/2012/TT-BTC Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với
một số nhóm mặt hàng trong các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành
ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính: “Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của một số mặt hàng thuộc nhóm 8702, 8703, 8704, 8708,
8716 quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 2012-2015 ban hành kèm
theo Thông tư số 21/2012/TT-BTC ngày 15/2/2012 của Bộ Tài chính thành mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mới quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư này.”
2.2.9. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chile (VCFTA36)
FTA Việt Nam – Chile được bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2008 và kết thúc
vào tháng 11/2011. Tuy nhiên, do thủ tục phê chuẩn nội bộ của mỗi nước mất
nhiều thời gian nên đến tháng 01/2014 hiệp định mới chính thức có hiệu lực. Theo
đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 87,8% số dòng thuế cho Chile trong vòng 15 năm.
Chile là nước Mỹ La-tinh đầu tiên Việt Nam ký kết FTA và đây cũng là FTA thứ 8
mà Việt Nam ký kết.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam – Chile giai đoạn 2014-2016 được ban hành kèm
theo Thông tư số 162/2013/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Tài chính.
Theo Biểu thuế, nhóm 8702 (xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe) chỉ
có quy định loại xe được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong sân bay với mức thuế
suất 5%, các loại còn lại chưa được đưa vào Biểu thuế. Một số loại thuộc nhóm
8703 hiện chỉ chịu mức thuế suất 10% cho cả giai đoạn 2014 - 2016 (trừ xe ô tô
chơi gôn mức thuế suất năm 2014 là 75%). Một số dòng xe thuộc nhóm 8704 (xe
có động cơ dùng để vận tải hàng hóa) hiện tại đã về mức thuế suất 0%.
Mức cắt giảm thuế theo các cam kết tự do hóa thương mại khu vực (AFTA,
ACFTA, AKFTA...) nhiều hơn cắt giảm theo cam kết WTO. Vì vậy, tác động của
các cam kết WTO đối với cạnh tranh trong ngành ô tô Việt Nam sẽ không lớn như
tác động của các cam kết khu vực (đang được thực hiện một phần theo lộ trình tại
Việt Nam).
36
VCFTA: Viet Nam-Chile Free Trade Area
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
55
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Tóm lại, đối với một quốc gia đang phát triển và có ngành công nghiệp ô tô
còn quá non trẻ như Việt Nam, thuế đối với ô tô nhập khẩu luôn đóng một vai trò
tích cực nhất định. Thuế đối với ô tô nhập khẩu là một công cụ của Nhà nước dùng
để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Có rất nhiều
lý do mà cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta chưa đủ để ô tô trở
thành phương tiện giao thông phổ biến. Nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông,
vượt ngưỡng có thể kiểm soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành một bài toán
hóc búa, đau đầu. Ngoài ra thì nguồn thu từ thuế luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong thu ngân sách nhà nước. Là một mặt hàng có giá thành sản xuất và giá bán
trên thị trường cao so với mức thu nhập, do vậy phần thuế thu được từ hoạt động
quản lý nhập khẩu ô tô sẽ đóng một vai trò quan trọng, phục vụ cho các mục tiêu
khác của Chính phủ. Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp
bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi còn non trẻ của chúng ta. Việc đánh thuế vào ô tô
nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước có ưu thế về giá
hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Hơn nữa, các doanh
nghiệp trong nước sẽ có điều kiện và thời gian để học hỏi, tiếp thu công nghệ cũng
như trình độ quản lý tiên tiến để ngày càng lớn mạnh hơn và có thể tự đứng vững
trong quá trình hội nhập.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
56
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU
3.1.
Thực trạng pháp luật về thuế đối với ô tô nhập khẩu ở Việt Nam
Pháp luật có những tác động theo những chiều hướng khác nhau, có thể giúp
cho thị trường phát triển cũng có thể là một trở ngại lớn. Ô tô là mặt hàng phải chịu
cả ba thứ thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, do
vậy sự phát triển của thị trường ô tô chịu ảnh hưởng nhiều từ quy định của pháp
luật. Không chỉ là thị trường, có thể nói chính sách thuế nhập khẩu ô tô còn có tác
động to lớn và nhiều mặt tới người tiêu dùng, và cả các nhà sản xuất cũng như nhà
nhập khẩu ô tô. Hiện nay thuế suất thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam khá cao, tuy
thời gian gần đây có những thay đổi nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của
nhiều quốc gia.
3.1.1. Thuế Nhập khẩu
3.1.1.1.
Giai đoạn 2000 – 2010
Tại thời điểm từ năm 2000 đến khoảng cuối năm 2005, khi thuế nhập khẩu ô
tô vẫn còn ở mức 100% thì có thể nói thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam không
có nhiều dấu ấn. Với mức thuế 100% thì Việt Nam là một trong những nước có giá
ô tô cao nhất thế giới trong khi thu nhập của người dân Việt Nam vào loại thấp
nhất thế giới. Với mức thuế cao như thế thì lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam
không nhiều, những dòng xe nhập khẩu hầu như không thể cạnh tranh với các hãng
xe lắp ráp trong nước. Vì vậy mà thị trường ô tô Việt Nam bị chiếm lĩnh bởi các
thành viên của VAMA. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô ở
Việt Nam hoạt động cực kì kém hiệu quả nhưng vẫn tăng trưởng doanh thu nhờ giá
bán cao trong khi chất lượng ô tô thấp xa so với tiêu chuẩn ở các nước tiên tiến.
Tháng 01/2006, Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ
100% xuống còn 90% nhằm tăng lượng xe nhập khẩu làm đối trọng với xe lắp ráp
trong nước. Tuy nhiên, mức thuế này dường như vẫn còn quá cao. Vì vậy mà tình
hình cũng không có gì thay đổi nhiều so với trước đây.
Nhằm tạo sức ép khiến các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước giảm giá,
tăng chất lượng xe, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, ngày
01/05/2006, Chính phủ đã chính thức cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng. Xe
cũ có chất lượng không thua kém gì so với xe trong nước, thậm chí còn có tính tiện
nghi và độ an toàn cao hơn do đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn ở các nước tiên
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
57
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
tiến. Thế nhưng, mức thuế tuyệt đối áp dụng cho loại xe này đã khiến cho giá của
xe nhập khẩu cũ gần bằng so với xe mới. Vì vậy mà người tiêu dùng không chú ý
nhiều tới dòng xe cũ nhập khẩu.
Năm 2007, Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu 03 lần, đã làm
cho nhà nhập khẩu và người tiêu dùng phấn khởi. Cụ thể là tháng 02/2007, thuế
nhập khẩu từ 90% giảm xuống còn 80%, tháng 08 tiếp tục giảm xuống còn 70% và
đến tháng 11 thì giảm xuống chỉ còn 60%. Thuế nhập khẩu đã làm gia tăng lượng
xe nhập khẩu vào Việt Nam, đã làm thị trường ô tô trong nước sôi động một cách
tích cực.
Tuy vậy, không được bao lâu, đến năm 2008, Bộ Tài chính lại 02 lần tăng
thuế nhập khẩu vào tháng 03 (70%) và tháng 04 (83%), và giải thích rằng đó là
việc nhằm để giảm ùn tắc giao thông vốn đang gây nhức nhối và để hạn chế tình
trạng nhập siêu ngày càng đáng lo ngại, góp phần làm giảm lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô. Đáng lưu ý là các nhà nhập khẩu trong giai đoạn này lại tìm đủ cách
để đưa càng nhiều xe nhập khẩu về càng tốt, do lo sợ thuế nhập khẩu lại tăng. Số
lượng xe hơi nhập khẩu trong 03 tháng đầu năm đã lên tới kỷ lục 15.000 chiếc
(Nguồn: Tổng cục Thống kê). Tốc độ này lại càng khiến cho Bộ Tài chính lo ngại
về vấn đề nhập siêu. Ô tô về nhiều mà chưa bán được nên các doanh nghiệp lại
phải lo lắng tìm chỗ để gửi. Việc tăng thuế nhập khẩu như thế này đã làm cho thị
trường ô tô trở nên hạ nhiệt, trầm lắng hẳn. Năm 2007 – 2008 được coi là đỉnh cao
của sự bất ổn thuế. Thuế bất ổn theo mệnh lệnh hành chính, theo các chuyên gia thì
đây là một tốc độ thay đổi mà gần như không quốc gia nào có.
Từ lần tăng giá này, mức thuế nhập khẩu vẫn luôn giữ nguyên ở mức 83%
cho đến năm 2010, mặc dù có một số điều chỉnh không đáng kể ở một số dòng xe.
Có thể tóm tắt diễn biến thuế nhập khẩu ô tô trong giai đoạn này bằng bảng
sau:
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
58
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Bảng 3.1 Diễn biến thuế nhập khẩu CBU đánh vào xe chở khách từ năm 2000 – 2010
Sự biến động nhanh chóng này không chỉ dẫn đến một tình hình nhập khẩu
khó dự đoán, khó kiểm soát mà còn làm ảnh hưởng đến lòng tin các nhà đầu tư,
nhà nhập khẩu. Đây được xem là thời điểm áp thuế cao, không chỉ vì mục tiêu bảo
hộ mà còn vì ô tô đang là một mặt hàng nên hạn chế nhập khẩu. Nền kinh tế của
Việt Nam giai đoạn này vẫn còn là một nền kinh tế tồn tại nhiều bất ổn, nhất là đợt
khủng hoảng tài chính 2007 – 2010. Ngành công nghiệp ô tô non trẻ cũng vì chính
sách này mà các doanh nghiệp trong nước đã ỷ lại không chịu đổi mới.
3.1.1.2.
Giai đoạn 2010 – 2014
Trước yêu cầu hội nhập, thời gian qua Nhà nước đã phải giảm dần bảo hộ cho
ngành công nghiệp ô tô trong nước. Với các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
để thực hiện các Hiệp định Thương mại Hàng hoá, thuế nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc bắt đầu được đi vào lộ trình cam kết giảm cụ thể. Giai đoạn này thuế nhập
khẩu được xem là ổn định hơn giai đoạn trước, ít ra vẫn có thể dự đoán được,
không tăng, giảm bất thường. Hết năm 2014, một số biểu thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
59
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
hết thời hạn, và biểu thuế mới sẽ được ban hành. Các bước đi của việc giảm thuế
được vạch ra một cách có hệ thống, theo đúng các cam kết mà Việt Nam đã ký kết.
Một số Hiệp định đã sắp hoàn tất lộ trình giảm thuế, vì vậy mà có sự chênh
lệch về thuế suất theo quy tắc xuất xứ. Hiện tại, từ ngày 01/01/2014, xe nhập khẩu
từ khu vực ASEAN chỉ còn 50%. Tuy các quốc gia Đông Nam Á không phải là
trung tâm sản xuất xe hơi, nhưng có nhiều nhà sản xuất lớn như Toyota và Honda
của Nhật Bản hiện diện tại đây. Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, đã có tổng
cộng 8.826 xe hơi, trị giá gần 150 triệu USD được nhập khẩu vào Việt Nam từ
Thái Lan và Indonesia trong 11 tháng năm 2013, tăng hơn gấp đôi so với cùng kì
năm 201237. Theo đúng lộ trình, chỉ còn 5 năm nữa là mức thuế suất từ các nước
khu vực ASEAN+ (bao gồm cả 3 quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã
ký các hiệp định thương mại với Asean) sẽ giảm về 0-5%. Theo lộ trình gia nhập
Khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA), thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc từ khu vực Asean về Việt Nam sẽ có mức giảm tương ứng năm 2015 còn
35%, năm 2016 còn 20%, năm 2017 còn 10% và năm 2018 còn 0%. Đến năm
2018, sức ép của xe nhập khẩu giá thấp sẽ đè rất nặng lên các loại xe sản xuất, lắp
ráp trong nước. Nếu không có những chính sách thay đổi phù hợp có thể dẫn đến
nguy cơ sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi nhiều hãng xe sẽ chẳng
quan tâm mở rộng phát triển sản xuất, thay vào đó sẽ thu hẹp dần và mở rộng mảng
thị trường xe nhập khẩu. Như vậy, khi mà giai đoạn sắp tới thuế ngày một giảm
mạnh, rất có khả năng thị trường ô tô của Việt Nam sẽ tràn ngập ô tô nguyên chiếc
từ ASEAN.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cắt giảm
khoảng 30% mức thuế nhập khẩu hiện hành và sẽ thực hiện chủ yếu trong vòng
05 năm. Bước sang năm thứ tư kể từ khi gia nhập WTO, mức giảm thuế suất thuế
nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã giảm xấp xỉ 20% so với mức thuế trước khi gia
nhập. Nhưng mức giảm đó cũng chỉ có thể khiến giá xe nhập khẩu giảm 7 – 10%.
Vì vậy mà nó cũng chỉ đủ sức để tác động lên các loại xe giá cao từ 40 000
USD/chiếc trở lên. Và so với mặt bằng chung thì giá xe nhập khẩu nước ta đang ở
mức rất cao. Không chỉ cam kết theo lộ trình để thực hiện mà mục đích của việc
giảm thuế ở nước ta còn nhắm đến giá xe trong nước để bảo đảm quyền lợi cho
người tiêu dùng. Giả thiết được đặt ra là nếu giá của xe nội giảm sẽ thu hút được
37
“Nguyên nhân khiến ô tô rẻ hơn vào 2014”: trang tin báo điện tử Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/kinhte/158039/nguyen-nhan-khien-oto-re-hon-vao-2014.html, [truy cập ngày 20/11/2014]
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
60
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
lượng lớn tiêu dùng của người dân, qua đó sẽ làm giảm các loại xe nhập khẩu từ
nước ngoài và làm giảm bớt gánh nặng nhập siêu. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
giảm thuế không kéo theo sự khác biệt là mấy về giá của xe nhập khẩu đã làm giá
của các xe nội không có xu hướng giảm thậm chí ngược lại giá xe hàng nội lại có
xu hướng nhích lên do giá của các linh kiện được nhập khẩu về tăng, điều này vô
hình lại gây ảnh hưởng đến mục đích nhắm đến của chính sách thuế. Tâm lý của
người dân là luôn luôn chuộng hàng ngoại, vì thế dù giá xe hàng nội có rẻ hơn,
hoặc không có sự chênh lệch lớn thì xu hướng vẫn nghiêng về xe ngoại.
Như vậy chúng ta có thể thấy chính sách thuế của nước ta đã có nhiều thay
đổi, nhất là kể từ sau khi gia nhập WTO và các Hiệp định Thương mại. Sự thay đổi
này chủ yếu là do lộ trình cắt giảm theo cam kết nhưng đồng thời nó cũng bị chi
phối nhiều mặt bởi những mục đích khác. Tuy nhiên những điều chỉnh đó lại
thường đột ngột, thiếu lộ trình và thường không dành đủ thời gian để doanh nghiệp
có thể xoay sở, có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù
hợp với chính sách mới. Đặc thù của ngành công nghiệp ô tô là luôn cần có kế
hoạch sản xuất chi tiết và dài hạn. Do vậy, mỗi lần chính sách thuế (như thuế nhập
khẩu linh kiện chẳng hạn) thay đổi, doanh nghiệp lại rơi vào tình thế khó xử với thị
trường và khách hàng. Hay đối với các nhà nhập khẩu, nếu khoảng thời gian từ khi
mức thuế mới được ban hành đến khi có hiệu lực ngắn, doanh nghiệp sẽ không biết
ứng xử thế nào đối với những lô hàng đã đặt mua mà còn đang lênh đênh trên biển,
chưa kịp cập cảng để thông quan. Trong khi các doanh nghiệp còn phải loay hoay
với việc điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh thì người tiêu dùng lại bị đẩy
vào tâm trạng thấp thỏm. Bởi thông thường, người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt thòi
nhiều hơn nếu chính sách thuế có tác động bất lợi đến giá cả. Do vậy, việc có một
chính sách thuế ổn định là điều rất cần thiết, và Việt Nam đã làm tốt hơn trong
những năm gần đây.
3.1.2.
Thuế Tiêu thụ đặc biệt
3.1.2.1.
Giai đoạn 1999 – 2005
Thời gian trước đây, không chỉ có thuế nhập khẩu mới thể hiện vai trò bảo
hộ, mà thuế tiêu thụ đặc biệt cũng góp phần không ít vào việc bảo hộ nền sản xuất
ô tô trong nước. Mức thuế suất đối với loại ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong
nước luôn chênh lệch nhau có thể nói là khá xa.
Kể từ 01/01/1999, Chính phủ áp thuế tiêu thụ đặc biệt riêng biệt đối với ô tô
du lịch chở người của nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, có những ưu đãi đặc
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
61
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
biệt đối với doanh nghiệp trong nước bằng cách giảm thuế cho họ trong khoảng
thời gian 05 năm, thậm chí nhiều hơn nếu tiếp tục thua lỗ. Theo quy định tại Thông
tư 168/1998/TT-BTC thì: Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô được giảm 95% mức thuế
suất quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong 05 năm từ ngày 01/01/1999 đến
hết ngày 31/12/2003. Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô được xác định mức thuế Tiêu thụ
đặc biệt phải nộp trong thời gian được giảm nêu trên đối với từng loại ô tô như sau:
- Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống: mức thuế suất quy định là 100%, được giảm
95%, mức còn phải nộp là 5%.
- Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi: mức thuế suất quy định là 60%, được giảm
95%, mức thuế còn phải nộp là 3%.
- Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi: mức thuế suất quy định là 30%, được
giảm 95%, mức thuế còn phải nộp là 1,5%.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi năm 2003, có hiệu lực năm 2004 tiếp tục
chính sách bảo hộ cũng bằng cách đánh mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau với ô
tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước. Theo đó, cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô
được giảm thuế trên mức thuế suất theo Biểu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt quy định
tại Nghị định 149/2003/NĐ-CP:
- Năm 2004 giảm 70%;
- Năm 2005 giảm 50%;
- Năm 2006 giảm 30%;
- Từ năm 2007 nộp đúng thuế suất quy định.
3.1.2.2.
Giai đoạn 2006 – 2014
Ngày 1/1/2006, việc phân biệt đối xử giữa thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào xe
nhập khẩu và xe của doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đã bị bãi bỏ, bằng mức
thuế chung theo luật hiện hành, có 3 mức: loại dưới 5 chỗ ngồi thuế suất là 50%,
loại từ 6 đến 15 chỗ ngồi thuế suất là 30% và loại từ 16 đến dưới 24 chỗ thuế suất
là 15%. Tiếp đó, luật thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2008 bổ sung tiêu chí dung tích xi
lanh của máy và điều chỉnh cách phân loại theo chỗ ngồi. Theo đó, ô tô được phân
thành 03 loại chính dưới 10 chỗ ngồi, 10 – 15 chỗ và 16 – 24 chỗ. Trong đó hai
loại cuối lần lượt chịu thuế 30% và 15%, bằng mức áp dụng của năm 2006. Thuế
suất đối với xe từ 09 chỗ ngồi trở xuống tăng mạnh so với trước, và được phân biệt
chi tiết hơn tùy theo dung tích xi lanh. Biểu thuế mới này đã khắc phục được hạn
chế của biểu thuế trước đó, đồng thời có tác dụng khuyến khích người tiêu dùng sử
dụng loại xe năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
62
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
3.1.3. Thuế Giá trị gia tăng
3.1.3.1. Giai đoạn 2001 – 2008
Bên cạnh hai loại thuế đang được sử dụng để bảo hộ ngành công nghiệp ô tô
trong nước, thuế giá trị gia tăng cũng được sử dụng, tuy nhiên mức độ bảo hộ cho
thấy không rõ rệt. Trong suốt giai đoạn 2001-2008, thuế giá trị gia tăng đánh vào
phụ tùng ô tô các loại được giữ ở mức 5%, ô tô nguyên chiếc không chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt là 5% và ô tô nguyên chiếc chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 10%.
3.1.3.2. Giai đoạn 2008 – 2014
Theo Thông tư 131/2008/TT-BTC, thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh lên
mức 10% đối với tất cả các loại ô tô không phân biệt loại ô tô đó có thuộc diện
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không và tất cả các loại linh kiện phụ tùng. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Chính phủ đã quyết định giảm 50%
thuế giá trị gia tăng cho ô tô thuộc tất cả các loại, và một số linh kiện, phụ tùng
khác trong năm 2009. Kể từ năm 2010, mức thuế suất đánh vào ô tô và linh kiện ô
tô trở lại bình thường.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá bán hàng hoá nên không cần
thiết phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí,
làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt làm tăng giá
vốn đối với ô tô nhập khẩu, có tác dụng phần nào vào việc bảo hộ sản xuất kinh
doanh ô tô lắp ráp nội địa.
Cuối cùng, sau khi đã điểm qua các chính sách thuế trên, người viết muốn đề
cập thêm đôi chút về nạn buôn lậu ô tô, trốn thuế, lách luật. Đây được coi là một
điển hình cho việc thất thu thuế. Lợi dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu cho
Việt kiều hồi hương, các đối tượng buôn lậu đã tìm cách để được xác nhận hộ khẩu
khống, sau đó nhập ô tô về để trốn thuế, đáng nói hơn là số tiền trốn thuế trong một
vụ việc được công bố có trị giá lên đến hơn 1000 tỷ đồng với hơn 200 chiếc ô tô
siêu sang38. Một trong số những thủ đoạn trốn thuế được các đơn vị nhập khẩu ô tô
tận dụng nhiều nhất là biến những xe mới thành xe đã qua sử dụng để hưởng mức
thuế nhập khẩu ít hơn. Trước khi cho xe lên tàu vận chuyển về Việt Nam, xe đã
được gẩy số km đã đi quá 10.000 km (theo quy định các xe nhập khẩu đã chạy quá
38
Đường dây buôn lậu 200 siêu xe, trốn thuế 1000 tỷ, trang tin Báo điện tử VietNamNet:
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/187284/duong-day-buon-lau-200-sieu-xe--tron-thue--1-000-ty.html, [truy cập ngày
08/8/2014]
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
63
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
10.000 km được xếp vào danh mục xe đã qua sử dụng). Khi về đến Việt Nam, sau
khi hoàn tất các thủ tục hải quan, những chiếc xe này lại được gẩy số km về 0
trước khi bày bán ở các salon ô tô, và đương nhiên nó được bán với giá xe mới. Để
cân đối chênh lệch giữa giá nhập đầu vào và giá bán thực tế, các đơn vị kinh doanh
này thường ghi giá xuất hóa đơn giá trị gia tăng thấp hơn giá bán thực tế. Và khi
được coi như xe cũ nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu những xe này được hưởng
lợi từ việc giảm đáng kể chi phí phải nộp cho các loại thuế, phí. Các doanh nghiệp
nhập khẩu ô tô còn lách luật bằng cách khai báo giá trị xe thấp hơn giá thực tế để
gian lận thuế. Kết quả khảo sát của VAMA cho thấy mẫu xe Daewoo Matiz AT
mới 100% sản xuất năm 2009 có giá trên thị trường nước sản xuất từ 6 065 – 7 072
USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được khai báo tại cảng Việt Nam chỉ là 2 700 –
3 000 USD/xe. Tại thị trường Việt Nam, giá bán thực tế cho khách hàng loại xe
này từ 11 800 USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là 10 400 USD/xe. Rõ
ràng, đây là những thất thoát không nhỏ của ngành thuế nói chung và của thuế
nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nói riêng. Ô tô nguyên chiếc là một mặt hàng cồng
kềnh, không thuận lợi trong việc vận chuyển nên khó có thể qua mắt được các cơ
quan quản lý, nhưng với những thủ đoạn hết sức tinh vi, các đối tượng vẫn có thể
dễ dàng buôn lậu, trốn được một số thuế khổng lồ.
3.2.
Những hạn chế của pháp luật về thuế đối với ô tô nhập khẩu ở Việt
Nam
Hệ thống thuế đối với ô tô nhập khẩu của Việt Nam còn bộc lộ nhiều điểm
không còn phù hợp với tình hình khi gia nhập WTO và các Hiệp định Thương mại
Tự do. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về thuế đối với ô tô nhập khẩu
còn thiếu tính ổn định, rõ ràng, và doanh nghiệp bị động khi có sự thay đổi về
thuế.
Trong vòng 11 năm qua, tính từ năm 2003 đến nay, chính sách thuế đối với
ô tô nhập khẩu đã thay đổi hàng chục lần, thậm chí trong một năm có tới 3 lần thay
đổi, khiến thị trường bất ổn, ảnh hưởng lớn kế hoạch và niềm tin của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực này. Như đã nêu, năm 2007 – 2008 được coi là đỉnh cao của
sự bất ổn về thuế. Hàng loạt sự thay đổi về chính sách trong lĩnh vực ô tô diễn ra
nhanh chóng và bất ngờ với tất cả mọi người, cũng như mọi doanh nghiệp. Bộ Tài
chính tiến hành ba đợt giảm thuế với hy vọng hạ nhiệt giá bán xe trong nước, để
tạo sức ép buộc các doanh nghiệp ô tô trong nước phải giảm giá xe. Các doanh
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
64
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
nghiệp lại cho rằng, Bộ Tài chính luôn tự do điều chỉnh thuế theo hướng bất lợi
cho họ. Sang năm 2008, thuế nhập khẩu ô tô lại tăng để hạn chế ách tắc giao thông,
theo yêu cầu của Chính phủ. Tiếp đó, thuế lại được nâng lên 83%, kéo theo giá xe
nhập khẩu cũng tăng, một số doanh nghiệp đã lợi dụng tình trạng để nhập về một
số lượng ô tô lớn, găm trữ đợi thuế tăng là bán xe giá cao. Hệ luỵ là giá xe trong
nước cũng bị đẩy lên. Người tiêu dùng thấy thế lại vội vàng mua khiến cho thị
trường ô tô không lúc nào ổn định, cứ lên lên, xuống xuống và chỉ người bán là
hưởng lợi. Từ cuối tháng 8/2008, suy thoái kinh tế toàn cầu cộng với giá tăng cao
khiến sản lượng xe bán ra của các hãng sụt giảm. Hệ quả, nhiều doanh nghiệp phải
tạm ngừng sản xuất, công nhân mất việc. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lại được sửa
đổi, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô được tính theo dung tích, thay vì chỗ ngồi như
trước. Đến đầu tháng 5/2009, do kinh tế khó khăn Chính phủ quyết định giảm
50% thuế VAT cho ô tô đến hết năm. Giá xe ngay lập tức giảm mạnh khiến nhiều
người mua xe trước đó hụt hẫng. Nhiều doanh nghiệp ô tô khi đó lại lo găm hàng
và chờ đợi. Cuối năm 2009, khi chương trình hỗ trợ sắp kết thúc cũng là lúc xe lại
tăng giá để bán cho những người muốn mua xe tránh thuế phí tăng trở lại. Năm
2010, chính sách ô tô không có thay đổi lớn, ngoại trừ một vài điều chỉnh nhỏ về
tăng thuế suất tuyệt đối dành cho xe cũ. Sang năm 2011, chính sách với ô tô lại có
nhiều thay đổi quan trọng. Tháng 5/2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20
ngày 12/5/2011 siết nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo hướng: các doanh nghiệp
muốn nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà
phân phối chính hãng. Quyết định có hiệu lực ngày 26/6 này đã gây không ít khó
khăn cho các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu xe. Nhà cung cấp chỉ còn lại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp được ủy
quyền chính hãng. Nhiều doanh nghiệp thương mại đã ký hợp đồng, chuyển tiền ra
nước ngoài, nhưng xe chưa về thì không kịp xử lý. Một số doanh nghiệp xin làm
phân phối chính hãng cho xe Trung Quốc, trong khi nhiều doanh nghiệp bỏ cuộc
chuyển hướng kinh doanh. Những nhà nhập khẩu xe hơi ở Hà Nội đã tổ chức cuộc
họp bất thường để bàn các biện pháp đối phó với Thông tư 20 do Bộ Công Thương
ban hành. Khách mời của cuộc họp này là những chủ doanh nghiệp chuyên nhập
khẩu xe hơi. Họ đến đây, mang theo con dấu của công ty mình để đồng loạt ký và
đóng dấu vào văn bản kiến nghị Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương và Bộ trưởng
Tư pháp. Những doanh nghiệp nhập khẩu này cho rằng cơ quan chức năng nếu
không tháo gỡ những khó khăn cho họ trong Thông tư 20 do Bộ Công Thương ban
hành thì sau ngày 26/6, một loạt salon ô tô có nguy cơ đóng cửa. Theo quy định tại
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
65
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Thông tư số 20, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc về thị trường
phải có giấy uỷ quyền là nhà nhập khẩu, phân phối của chính hãng sản xuất hoặc
hợp đồng đại lý chính hãng. Giấy ủy quyền này phải do cơ quan ngoại giao của
Việt Nam tại nước ngoài chứng nhận. Các loại giấy tờ này theo các nhà nhập khẩu
xe hơi nhận định là không thể có được. Nếu có thì thủ tục xin cấp cũng cực kỳ khó
khăn và mất nhiều thời gian. Thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam hiện nay tồn tại
dưới 3 hình thức phân phối, gồm nhập khẩu chính thức (do hãng sản xuất ủy
quyền), các liên doanh trong nước tham gia nhập khẩu (chủ yếu là các thành viên
VAMA) và khoảng 2.000 doanh nghiệp nhập dưới dạng giấy phép thương mại.
2.000 doanh nghiệp nhập khẩu không chính hãng này đang chiếm khoảng 50% thị
trường xe hơi và đang gia tăng lợi thế nhờ chính sách linh hoạt về giá cả, mẫu mã
và thời gian giao hàng. Tại đơn kiến nghị của mình, doanh nghiệp cho rằng việc
ban hành thông tư 20 của Bộ Công Thương chính là một hình thức bảo hộ cho các
thành viên VAMA và gián tiếp đóng cánh cửa nhập khẩu đối với các nhà nhập
khẩu không có giấy ủy quyền đại lý và chính hãng. Điều này đồng nghĩa, sẽ có
khoảng 2.000 doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ bị phá sản, đóng cửa hoặc chuyển
đổi hình thức kinh doanh. Theo các doanh nghiệp thông tư 20 của Bộ Công
Thương có mục đích bảo vệ người tiêu dùng song có thể khiến giá xe trong nước bị
đẩy lên cao, một khi các đầu mối nhập khẩu bị thu hẹp. Giám đốc Công ty ô tô
Thiên An Phúc - Nguyễn Tuấn cho biết: Các doanh nghiệp đều ủng hộ chính sách
kiểm soát nhập siêu của Chính phủ. Tuy nhiên, thông tư 20 của Bộ Công Thương
lại chứa đựng rất nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Quy định mới là một hình thức
gần như hạn chế nhập khẩu với xe mới. Và để lách quy định, có thể sẽ chuyển đổi
mô hình sang nhập khẩu xe đã qua sử dụng. Và như vậy, tới đây, thị trường sẽ tràn
ngập xe cũ - điều này lại trái với mục đích của Chính phủ là hạn chế dòng xe đã
qua sử dụng. Thông tư này chẳng khác nào khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu
xe mới chuyển sang kinh doanh xe cũ. Một doanh nghiệp hiện nay đang nhập khẩu
nhiều nhãn hiệu ô tô khác nhau. Và nếu chiếu theo quy định mới mỗi lần nhập
khẩu, doanh nghiệp sẽ phải xin một loạt giấy tờ, thủ tục rất khó khăn và phiền toái.
Doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi đều cho rằng họ đang rơi vào tình cảnh không có
đường lùi, nếu không khiếu nại, họ sẽ phải đóng cửa. Các doanh nghiệp đang đứng
trước ngã ba đường một là phá sản, chuyển ngành nghề kinh doanh hoặc chuyển
sang nhập khẩu xe cũ. Các doanh nghiệp ô tô sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình trước quy định vô lý tại Thông tư 20 của Bộ Công
Thương. Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Thành Biên khẳng định
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
66
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Thông tư 20 là một trong những chính sách điều hành xuất nhập khẩu nhằm bảo vệ
người tiêu dùng và hoàn toàn phù hợp với các cam kết WTO. Ông Biên cũng
khẳng định rằng trước mắt, các doanh nghiệp cần thực hiện theo quy định này.
Trong quá trình triển khai phát sinh vướng mắc, cơ quan chức năng sẽ chủ động
điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Rõ ràng, chính sách thay đổi quá nhiều, quá nhanh trong thời gian ngắn
khiến thị trường ô tô trong 11 năm qua liên tiếp chuyển từ thái cực này sang thái
cực khác, tạo ra thiếu sự ổn định. Sách trắng do Phòng Thương mại châu Âu tại
Việt Nam (EuroCham) phát hành năm 2011 cũng đã cảnh báo về chính sách công
nghiệp ô tô Việt Nam. Theo EuroCham, cần tránh điều chỉnh liên tục các sắc thuế
để ngành công nghiệp ô tô phát triển ổn định. Sự thay đổi thường xuyên, với mức
độ lớn đã và sẽ làm gián đoạn đáng kể các dây chuyền sản xuất, chuỗi cung cấp và
các hoạt động bán lẻ của những bên tham gia vào ngành này do xuất hiện những
mức cầu cao điểm và thấp điểm giả tạo trên thị trường. Khi chính sách thay đổi và
tạo ra những điểm cầu giả tạo đương nhiên sẽ tác động không tốt tới sản xuất. Nhu
cầu xe tăng đột ngột khiến nhà sản xuất và nhà cung cấp linh kiện không thể đáp
ứng kịp, nhu cầu giảm thấp thì sản lượng lại dư thừa. Thiếu và thừa đều làm mất đi
tính ổn định của sản xuất và làm nản lòng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mong
muốn có một chính sách minh bạch ổn định trong thời gian dài, khoảng 20 năm, để
họ hoạch định kế hoạch phát triển sản xuất.
Thứ hai, quy định mức thuế suất vừa theo phân loại hàng hoá, vừa theo
xuất xứ làm cho biểu thuế quá phức tạp và dẫn đến nhiều mức thuế cho cùng một
mặt hàng. Về phân loại hàng hóa, mã hóa hàng hóa để xác định mức thuế phải nộp:
Mặc dù đã có nhiều cải tiến sửa đổi về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi như thu hẹp
mức thuế suất chênh lệch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu, nhưng
thực tế vẫn còn một số mặt hàng có tên gọi hoặc phạm vi sử dụng giống nhau, có
mức thuế suất chênh lệch và không có tiêu chuẩn phân biệt, dẫn đến tranh chấp,
khiếu kiện kéo dài. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng chưa tương thích việc mô tả
tên hàng và áp mã số hàng hóa của thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với
Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, từ đó gây khó khăn cho khâu thực hiện.
Thứ ba, pháp luật về thuế nhập khẩu chưa xác định cụ thể về thời hạn và lộ
trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, phát
huy lợi thế sẵn có của mình.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
67
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Đối với doanh nghiệp, để có một kế hoạch về thuế tốt nhất, trước hết, cần
biết mình đang đứng ở vị trí thuế nào và mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước
những chính sách thuế trong tương lai. Doanh nghiệp có thể xác định được vị trí
thuế hiện tại của mình nhưng không thể xác định được chính sách thuế trong tương
lai, bởi những thay đổi này sẽ do Nhà nước quyết định và thường là khó dự đoán.
Bộ Công Thương cũng nhận thức rõ áp lực hội nhập theo các cam kết WTO,
ASEAN và ASEAN+, đặc biệt là sau năm 2018. Từ đó, Bộ Công Thương cũng đã
đưa ra đề xuất về việc xác định chính sách thuế. Điều kiện đầu tiên và vô cùng
quan trọng đối với các nhà đầu tư trong ngành là sự ổn định, nhất quán và rõ ràng
về chính sách, trước tiên là thuế. Để tạo điều kiện thuận lợi, cần có lộ trình để
doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch của mình, dựa trên tinh thần cam kết hội
nhập của Việt Nam. Bộ cũng ủng hộ việc các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính,
cùng phối hợp xây dựng một lộ trình giảm thuế ổn định và có tính xuyên suốt, dự
báo được lộ trình từ nay đến năm 2018 để các doanh nghiệp có thể xây dựng kế
hoạch tổng thể, dài hơi cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Thực tế cho thấy, thuế suất đang được áp dụng hiện tại phụ thuộc vào các
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo các Thông tư do Bộ Tài
chính ban hành. Các biểu thuế này nhìn chung có thời gian thực hiện khá ngắn,
thông thường là hai (02) năm. Thời gian này là thời điểm cuối năm 2014, rất nhiều
Biểu thuế sẽ hết hiệu lực, tuy nhiên vẫn chưa thấy các văn bản tiếp theo hướng dẫn
mức thuế suất để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn. Các cam kết mà Việt
Nam đã ký kết vẫn chỉ dừng lại ở mức cam kết chung chung, chưa đưa ra được
mức thuế suất và lộ trình một cách rõ ràng, cụ thể. Lộ trình vẫn phụ thuộc vào Bộ
Tài chính, doanh nghiệp thì vẫn phải chờ đợi. Có thể nói, doanh nghiệp vẫn đang
hi vọng về một lộ trình thuế dài hạn để doanh nghiệp đỡ vất vả hơn trong quá trình
xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, pháp luật về thuế vẫn chưa xác định một cơ chế phối hợp cụ thể
giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhập khẩu trong quá trình
tiến hành hoạt động nhập khẩu.
Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhập
khẩu được xem như một cách huy động, khuyến khích doanh nghiệp và các bên
liên quan tham gia cùng với cơ quan hải quan tìm kiếm sáng kiến và giải pháp cho
các vấn đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải
quan.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
68
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Tại Hội nghị Tham vấn Hải quan - Doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan
phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng toàn diện tổ chức, ông
Kim Long Biên, Phó trưởng Ban cải cách hiện đại hóa hải quan, Phó trưởng Nhóm
công tác Hải quan - Doanh nghiệp (Tổng cục Hải quan) cho biết, thời gian qua,
ngành hải quan chưa có đầu mối cụ thể đảm nhiệm công tác tham vấn nên nguồn
lực triển khai còn phân tán, cơ chế thông tin, báo cáo tham vấn giữa các cấp, các
đơn vị chưa thông suốt đã làm hạn chế đến khả năng đề xuất các giải pháp hữu ích
từ phía các doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng không có đầu mối để
liên hệ, phản ánh nên mỗi vấn đề phải quan hệ với các đơn vị hải quan khác nhau,
điều này tạo ra sự không đồng nhất trong cách giải quyết một số vấn đề phát sinh
trong toàn ngành hải quan tạo ra những khó khăn không cần thiết cho doanh
nghiệp.
Sở dĩ công tác tham vấn và sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và doanh
nghiệp nhập khẩu thời gian qua còn nhiều hạn chế là do có thực hiện nhưng còn
khiêm tốn và thiếu bài bản. Hoạt động tham vấn vẫn chủ yếu diễn ra dưới hình
thức lấy ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật. Các bên thường chỉ đặt vấn đề,
không có thời gian đi sâu thảo luận xem xét các khía cạnh khác nhau của vấn đề
cũng như đưa ra được các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Trong khi công tác
tham vấn và xây dựng cơ chế phối hợp đòi hỏi tính chuyên sâu và có thể phải tổ
chức nhiều lần mới có thể tìm ra được giải pháp phù hợp.
Hơn nữa, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu chuyên gia tư vấn do
đó cần phải có cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp về kiến thức sâu, chuyên ngành. Công
tác đào tạo giúp cho các doanh nghiệp đủ tầm và khả năng để giải quyết những
vướng mắc thì vẫn chưa được triển khai thực hiện. Thêm vào đó, trước nay ý kiến
của doanh nghiệp được tiếp thu rất mờ nhạt, cơ quan quản lý không có câu trả lời
thỏa đáng khiến doanh nghiệp mất lòng tin vì không được phản hồi nên doanh
nghiệp lảng tránh cho ý kiến vào văn bản chính sách và không chú trọng đào tạo
nhân lực có kiến thức chuyên sâu.
Thứ năm, quy định thủ tục hành chính vẫn còn khá phức tạp, rườm rà, hiệu
quả hoạt động nhập khẩu chưa cao
Ngày 09/7/2014, tại trụ sở Tổng cục Thuế và Tổng cụ Hải quan, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về quản lý và cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực thuế và lĩnh vực hải quan. Thủ tướng yêu cầu ngành Thuế nghiêm
túc, quyết liệt đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo thuận lợi cho người dân và
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
69
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh
góp phần phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời tăng cường công khai, minh bạch
trong quản lý thuế và xây dựng chính sách thuế. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, kiên quyết phòng,
chống tiêu cực, tham nhũng trong quản lý thuế.
Hiện tại, thời gian thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế vẫn còn ở mức trên
300 giờ/năm và đang kém xa mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (171
giờ/năm). Đối với những thủ tục hành chính thuế quy định tại văn bản do Bộ Tài
chính, Tổng cục Thuế ban hành vẫn còn những thủ tục gây phiền hà, phức tạp,
không cần thiết đối với người nộp thuế. Vì vậy mà quản lý thuế cần phải hiện đại
hóa hơn nữa mới có thể giảm thời gian thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế.
Một yếu tố nữa không thể không nhắc đến là trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra chuyên ngành đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn chưa hiện đại, đưa đáp ứng được yêu cầu đổi
mới.
3.3.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế đối với ô tô nhập khẩu ở
Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật và tăng cường điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
nhập khẩu ô tô ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra các yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa
quan trọng về mặt quản lý nhà nước và đối với sự phát triển của hoạt động nhập
khẩu nói riêng cũng như tổng thể nền kinh tế nói chung.
Những phân tích trên đây cho thấy hệ thống thuế nhập khẩu ô tô của Việt
Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, trong xu
hướng hội nhập ngày càng sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, hệ thống thuế Việt
Nam đang gặp những thách thức lớn. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế
nhập khẩu ô tô của Việt Nam sẽ bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến thuế nhập khẩu
ô tô.
Cụ thể là:
Hệ thống hóa pháp luật theo lĩnh vực thuế; phân tích, so sánh đối chiếu với
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn bản đã hết hiệu
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
70
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
lực, bãi bỏ các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo; xây dựng mới các văn bản quy
phạm pháp luật.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để nội luật hóa
các điều ước quốc tế, thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế suất nhập
khẩu, biểu thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết WTO.
Cần tăng cường thông tin về chính sách cắt giảm thuế quan theo lộ trình
thực hiện cam kết WTO; ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trong các lĩnh
vực xác định giá trị hải quan theo các nguyên tắc của Hiệp định GATT.
Chúng ta sẽ vẫn đi theo cam kết đúng lộ trình khi gia nhập WTO để cắt giảm
mức thuế nhưng vẫn đề đặt ra là giảm làm sao cho hợp lý, đồng bộ với tình hình
phát triển của đất nước và cần phải có lộ trình cụ thể là vấn đề đáng quan tâm nhất.
Việc cắt giảm thuế phải được xem xét kỹ cho từng hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể của
nền kinh tế.
Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh sự phát triển của các ngành sản xuất và giảm
giá các mặt hàng ô tô sản xuất trong nước để tăng sức cạnh tranh khi lộ trình giảm
giá được hoàn thành. Để đạt được mong muốn nước ta có một ngành công nghiệp
sản xuất ô tô phát triển, nhiều năm qua chúng ta đã áp dụng mức thuế rất cao,
nhằm hạn chế xe nhập khẩu, ưu tiên phát triển sản xuất và lắp ráp xe trong nước
với yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá ngày càng cao. Tuy nhiên, đến thời điểm này, có thể
nói rằng, dù thuế suất nhập khẩu cao, dù đã có nhiều bảo hộ nhưng chờ mãi thì
những mục tiêu đặt ra với ngành công nghiệp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được.
Đã đến lúc phải nhìn nhận thực tế yếu kém của chương trình nội địa hoá xe ô tô
sản xuất trong nước cũng như so sánh những quyền lợi của các doanh nghiệp khác
liên quan, ví dụ như doanh nghiệp vận tải. Câu chuyện giảm giá xe đã trở nên rõ
ràng hơn bao giờ hết. Song điều khiến nhiều người băn khoăn chính là cách thức
các hãng ô tô trong nước giảm giá để làm sao việc giảm giá này là có lợi nhất. Có
hai lý do dẫn đến băn khoăn này:
Một là mặc dù hiện nay vấn đề giảm giá xe đang làm cho dư luận dè chừng
các hãng xe nội địa nhưng thị trường ô tô trong nước vẫn đang nóng, nhiều mẫu xe
vẫn đang sốt và số lượng xe các nhà sản xuất nợ khách hàng vẫn chưa giảm là bao.
Khi cán cân cung – cầu đang ở hiện trạng này thì theo quy luật thị trường, chuyện
giảm giá là không nên (đúng hơn là không thể) nhắc đến.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
71
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Hai là thị trường đã bắt đầu bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hằng
năm cùng với việc nhiều mẫu xe mới được tung ra. Trong khoảng thời gian này,
việc các hãng xe thường sử dụng nhất chính là các chương trình khuyến mãi và
chăm sóc khách hàng chứ không phải là giảm giá. Nhưng nhu cầu giảm giá xe là
có thật, đặc biệt là khi Chính phủ đã và sẽ điều chỉnh gần như toàn diện nhằm mục
tiêu trên, thì giảm giá là việc đương nhiên phải làm và các hãng ô tô cũng hiểu rõ
điều này. Có khả năng các hãng xe trong nước cần vừa phải giảm giá nhẹ hoặc nhỏ
giọt và vừa phải thay thế phần nào vào đó bằng các chương trình quà tặng, thậm
chí cắt bớt một số phụ kiện không cần thiết trên một số sản phẩm.
Hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế sẽ làm cho lượng tiêu dùng của người dân
ngày càng tăng chính vì thế mà đi đôi với đó việc quy hoạch các hệ thống đường
bộ tạo sự hiệu quả hợp lý giữa chính sách và sự phát triển của xã hội là vấn đề cần
đẩy mạnh khi chúng ta muốn hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với nhập
khẩu ô tô. Sự giảm thuế nhập khẩu là một điều cần thiết.
Những năm qua, chúng ta đã dùng thuế để bảo hộ xe lắp ráp nội địa trong
một thời gian quá dài. Mức mức thuế suất nhập khẩu quá cao đã khiến giá xe ô tô ở
Việt Nam thường đắt gấp hai đến ba lần các nước trên thế giới và trong khu vực.
Thuế nhập khẩu xe ô tô trong thời gian qua đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp
vận tải trong đầu tư, mua sắm và đổi mới phương tiện đồng thời làm tăng chi phí
vận tải, dẫn đến hạn chế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Vừa qua, nước ta đã ký
hiệp định song phương và đa phương với các nước trong khu vực về vận tải đường
bộ. Nếu không thay đổi chính sách thuế, các doanh nghiệp của ta sẽ “thua ngay
trên sân nhà” vì giá xe quá cao, tác động trực tiếp vào giá thành. Duy trì chính sách
thuế bảo hộ trong thời gian dài vừa qua đã triệt tiêu sự cạnh tranh trong sản xuất
của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã nhiều lần
kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cần có lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô phù
hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải ô tô hoạt động và phục vụ nền
kinh tế đất nước cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân và góp phần bảo đảm an
sinh xã hội. Xét ở góc độ quyền lợi người tiêu dùng và các ngành nghề liên quan,
thậm chí cả với chính sự phát triển của ngành ô tô trong nước (ở một góc độ nào
đó) là thực sự cần thiết.
Thông qua chính sách thuế nhà nước ta đã điều hành được nền kinh tế vĩ mô
theo chiều hướng tích cực. Trong vẫn đề về hoạch định cho các chính sách nhập
khẩu cần phải đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng nằm trong lộ trình cắt giảm
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
72
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
thuế. Qua đó có kế hoạch phù hợp để phát triển nền kinh tế xã hội đồng bộ với các
chính sách thuế đưa ra nhằm tạo ra cũng như thỏa mãn lợi ích của người tiêu dùng
và phía doanh nghệp một cách hợp lý nhất.
Để thành công trong kinh doanh, ngoài nỗ lực và hướng đi đúng đắn của
mình thì các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc rất nhiều vào những chủ trương,
chính sách của Nhà nước. Thông qua các chế độ, chính sách, pháp luật, kế hoạch
của Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh bình đẳng cho nền
kinh tế hoạt động hiệu quả. Các chế độ chính sách được đặt ra một cách khoa học
phù hợp với thực tế sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoạt động tốt và ngược lại nếu không nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các
chủ thể trong nền kinh tế.
Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Ô tô từ 24 chỗ
ngồi trở lên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Quy định này là phù hợp
với chủ trương khuyến khích sử dụng ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh, vận
chuyển hành khách công cộng, hạn chế sử dụng ô tô cá nhân, đây là thông lệ chung
của đại đa số các nước trên thế giới. Tuy nhiên, người viết cũng đề xuất là nên đưa
ô tô từ 16 đến 24 chỗ ngồi vào diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp sản xuất không chỉ các dòng xe có mức thuế suất thấp và
động viên người dân tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo văn minh đô thị, tránh
tình trạng ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, các loại ô tô là đối tượng chịu thuế nên
chia làm 2 loại: dưới 10 chỗ ngồi, từ 10 đến 16 chỗ và tương ứng với nó là các
mức thuế suất khác nhau.
Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác thuế
Cụ thể là:
Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên
môn bằng cách: cập nhật kiến thức pháp luật, hiểu đúng và đầy đủ hệ thống các
văn bản quy phạm có liên quan, nắm vững các thông lệ thương mại quốc tế...đặc
biệt là các cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định Thương mại.
Chú trọng khâu tuyển dụng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
quản lý, điều hành nhằm mục đích thu hút được những cán bộ có trình độ chuyên
môn, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt;
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
73
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Tập trung đầu tư hệ thống trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng được
với nhu cầu giải quyết công việc, đảm bảo việc cập nhật thông tin, kiến thức, tin
học hóa công tác quản lý nhà nước...
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống cơ quan nhà nước tham gia quản lý, điều hành
hoạt động nhập khẩu ô tô
Cụ thể là:
Giảm thiểu những biện pháp quản lý mang tính chất hành chính;
Tổ chức kênh đối thoại về xây dựng thể chế giữa các Bộ quản lý chuyên
ngành, các doanh nghiệp để ban hành các văn bản pháp luật phù hợp nhằm tháo gỡ
vướng mắc cho doanh nghiệp;
Hình thành cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc
nhận diện và áp dụng các biện pháp tự vệ trong hoạt động kinh doanh.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý, điều hành
hoạt động nhập khẩu nhằm mục đích giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc
phát sinh trong thực tiễn.
Thủ tục hành chính là căn bệnh chính của nước ta, muốn có hiệu quả cao
trong kinh doanh Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Nhà nước ta
đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện tủ tục hành chính theo hướng đơn giản,
gọn nhẹ và hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và gây phiền toái cho các
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Trước hết, yêu cầu làm hồ sơ trong quá trình
làm thủ tục hải quan vẫn còn rườm rà, các thủ tục thông quan hiện tại hầu hết được
làm thủ công với công nghệ thông tin đóng vai trò hỗ trợ. Nên các hoạt động của
ngành Hải quan cần được thực hiện tự động hóa nhiều hơn nữa, nên đầu tư chi phí
xây dựng một phần mềm hoàn chỉnh sao cho nó có thể mã hóa được tất cả các loại
hàng hóa, các hồ sơ của các doanh nghiệp để có thể tiến hành xử lý, phân loại hồ
sơ một cách tự động, nhằm giảm bớt sự chờ đợi, giải phóng nhanh lượng hàng tồn
đọng, giảm bớt sự đi lại của chủ hàng, giúp cho hàng hóa có thể được nhập khẩu
đưa vào tiêu thụ một cách nhanh chóng. Hơn nữa việc cải tiến thủ tục hải quan
nhằm góp phần xóa bỏ tệ cửa quyền, quan liêu, gây phiền hà, hạch sách, xây dựng
lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
nhập khẩu. Bộ Công Thương cần có các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại
của công tác cấp giấy phép nhập khẩu tự động, cần làm tốt công tác dự đoán tình
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
74
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
hình thị trường trong và ngoài nước, có định hướng kinh doanh nhập khẩu cho các
doanh nghiệp.
Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
ô tô.
Cụ thể là:
(i)
(ii)
Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, đặc
biệt là lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế của Việt
Nam.
Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động nhập
khẩu đi kèm với các biện pháp xử lý nghiêm khắc và kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật.
Có thể kết luận rằng, để thị trường ô tô Việt Nam phát triển bền vững thì cần
có những quan điểm rõ ràng trong việc xây dựng các giải pháp về thuế và cơ chế
chính sách phát triển ngành. Một khi hàng rào bảo hộ thuế nhập khẩu không còn,
Chính phủ nên xem xét có các ưu đãi khác cho nhà sản xuất đối với những dự án
lớn mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Quan trọng nhất là cần có chính sách
thuế nội địa nhất quán và lộ trình rõ ràng để doanh nghiệp có cơ sở đầu tư phát
triển.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
75
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
PHẦN KẾT LUẬN
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó
tiên liệu của thị trường ô tô, việc đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế của Nhà
nước trong các lĩnh vực nói chung và đối với thuế nhập khẩu ô tô nói riêng như là
một nhu cầu tất yếu, một giải pháp để thích nghi và phát triển. Thuế đối với ô tô
nhập khẩu được xem là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà
nước, là một công cụ mạnh mẽ để quản lý, điều tiết lượng ô tô nhập khẩu và để bảo
hộ nền sản xuất trong nước. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống thuế đối với ô
tô nhập khẩu không chỉ góp phần ổn định ngân sách Nhà nước mà còn góp phần
điều tiết kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, chính
sách thuế đối với ô tô nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, Liên Bộ vẫn còn nhiều
khúc mắc trong cơ chế điều hành, quản lý. Từ đó cho thấy chính sách thuế hiện
nay vẫn chưa phù hợp, chưa giải quyết hài hòa được ba lợi ích của ba chủ thể: Nhà
nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Trong nội dung đề tài này, người viết đã
đề cập đến những vấn đề còn vướng mắc, thực trạng cũng như giải pháp để nâng
cao hiệu quả của chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu. Trong tiến trình hoàn
thiện chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu, cần phải tăng cường hơn nữa tính
hiệu quả của hệ thống thuế trên cơ sở hình thành một cơ cấu thuế vừa hiện đại, vừa
phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách thuế
đối với ô tô nhập khẩu trong tương lai cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
các nhà lắp ráp ô tô trong nước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp ô tô của Việt Nam phải tiến hành đổi mới công nghệ, và đặc biệt là phải
tiến hành các hoạt động sản xuất linh kiện, phụ tùng để có thể sản xuất được ô tô
trong nước. Đó là cũng một mục tiêu quan trọng trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
76
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
2.
Luật thuế giá trị gia tăng 2008
3.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
4.
Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ
Quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu,
tặng nhập khẩu được miễn thuế.
5.
Nghị định 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
6.
Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp.
7.
Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2009 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
8.
Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ
Quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với đơn vị hành chính mới thành lập do chính phủ điều chỉnh địa giới hành
chính.
9.
Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
10. Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ
Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP
ngày 16 tháng 03 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
11. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
12. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31
tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tải-Bộ Tài
chính-Bộ Công an về việc hướng dẫn nhập khẩu ô tô chở người dưới 16
chỗ ngồi đã qua sử dụng.
13. Thông tư số 131/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá
của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
14. Thông tư số 19/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLTBTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương
mại-Bộ Giao thông Vận tải-Bộ Tài chính-Bộ Công an.
15. Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ban hành ngày 15/4/2011 của Bộ Giao
thông vận tải Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
16. Thông tư số 156/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/11/2011 của Bộ Tài
chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt
Nam.
17. Thông tư số 161/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính về việc
ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện
Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN
18. Thông tư số 162/2011/TT-BTC ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2011 của
Bộ Tài chính Về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của
Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc
giai đoạn 2012-2014.
19. Thông tư số 05/2012/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số
26/2009/NĐ-CP và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP) quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
20. Thông tư số 06/2012/TT-BTC ban hành ngày 11/01/2012 Hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị
định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị địnhsố 121/2011/NĐCP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
21. Thông tư số 20/2012/TT-BTC ban hành ngày 15/02/2012 của Bộ Tài chính
Về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để
thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai đoạn
2012-2015.
22. Thông tư số 21/2012/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2012 của
Bộ Tài chính Về việc Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của
Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai
đoạn 2012 - 2015.
23. Thông tư số 44/2012/TT-BTC ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ
Tài chính Về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt
Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu
Di-lân giai đoạn 2012-2014.
24. Thông tư số 45/2012/TT-BTC ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ
Tài chính Về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt
Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Ấn Độ giai
đoạn 2012-2014.
25. Thông tư 63/2012/TT-BTC Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong các biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi đặc biệt ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính
26. Thông tư số 65/2013/TT-BTC ban hành ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính
Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia
tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008
và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ.
27. Thông tư số 128/2013/TT-BTC ban hành ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
28. Thông tư số 164/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2013 của Bộ Tài
chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục
mặt hàng chịu thuế.
29. Thông tư 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương hướng
dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá
cảnh hàng hóa với nước ngoài.
30. Thông tư 20/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2014 Quy định việc
nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại
Việt Nam.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1.
International Bureau of Fiscal Documentation, International Tax Glossary,
3rd Edition, Amsterdam 1996, tr. 93.
2.
Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính năm
2005, tr. 106.
3.
TS. Lê Thị Nguyệt Châu: Giáo trình Luật Tài chính 2 (Thuế), Đại học Cần
Thơ, 2009, tr. 92.
4.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội, tr. 35.
5.
Thuế nhập khẩu 0%: Toyota có rời Việt Nam?, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư, số
ra ngày 20/01/2014
Danh mục các trang thông tin điện tử
1.
PGS, TS. Phạm Thị Thanh Bình: Châu Á – Thái Bình Dương trước thềm
thế kỷ XXI, trang tin Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam:
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10004
&cn_id=447393, [truy cập ngày 29/7/2014].
2.
Trang Đăng kiểm Việt Nam:
http://www.dangkiemoto.com/?vnTRUST=mod:faqs|fid:13419.
3.
Việt Hùng: Thị trường ô tô tháng Năm: Xe nhập khẩu tăng, lắp ráp giảm,
trang tin Báo điện tử VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/thi-truongoto-thang-nam-xe-nhap-khau-tang-lap-rap-giam/265115.vnp, [truy cập
ngày 30/7/2014].
Hạnh Nguyên: Số phận những Rolls-Royce đình đám của đại gia Việt,
trang tin Báo điện tử VietNamNet: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-
4.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
te/171091/so-phan-nhung-rolls-royce-dinh-dam-cua-dai-gia-viet.html, [truy
cập ngày 30/7/2014].
5.
An Nhi: Nhập khẩu ô tô lập đỉnh, trang tin Báo điện tử VnEconomy:
http://vneconomy.vn/20140729110831531P0C23/nhap-khau-oto-lapdinh.htm, [truy cập ngày 01/8/2014]
6.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh
7.
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
(phần 1), trang tin Báo điện tử Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM,
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/nang-luong-cong-nghiepkhaikhoang;jsessionid=0BC8A8637A2FEC8225B2771C07716C1E?p_p_id=E
XT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=c
entertop&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2
Farticleview%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=13025&_EXT_
ARTICLEVIEW_articleId=48815&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&
_EXT_ARTICLEVIEW_i=8&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EX
T_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fnang-luong-congnghiep-khai-khoang, [truy cập ngày 08/8/2014].
8.
Mai Huy: “Cái vòng luẩn quẩn” của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”:
trang tin báo điện tử Tầm nhìn: http://tamnhin.net/cai-vong-luan-quan-cuanganh-cong-nghiep-oto-vn.html, [truy cập ngày 08/8/2014]
9.
Trang tin Báo điện tử Tạp chí Tài chính: http://tapchitaichinh.vn/Phan-tichBinh-luan/Quan-ly-xe-ngoai-giao-theo-dung-muc-dich-su-dung/22119.tctc,
[truy cập ngày 15/11/2014].
10. “Nguyên nhân khiến ô tô rẻ hơn vào 2014”: trang tin báo điện tử
Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/158039/nguyen-nhan-khienoto-re-hon-vao-2014.html, [truy cập ngày 20/11/2014]
11. Đường dây buôn lậu 200 siêu xe, trốn thuế 1000 tỷ, trang tin Báo điện tử
VietNamNet: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/187284/duong-day-buon-lau200-sieu-xe--tron-thue--1-000-ty.html, [truy cập ngày 08/8/2014]
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu
SVTH: Trần Khánh Linh
[...]... THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU 2.1 Các loại thuế đối với ô tô nhập khẩu Theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu 03 (ba) sắc thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng Cách tính thuế được áp dụng là tính theo nguyên tắc thuế chồng thuế Đầu tiên,... Linh CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Tức có nghĩa là người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.13 Người nộp thuế thường không gánh chịu gánh nặng tài chính về thuế, và người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn do không trực tiếp nộp thuế Thuế đối với ô tô nhập khẩu mang tính chất gián thu, áp dụng đối với loại ô tô nguyên chiếc được phép nhập khẩu vào cửa khẩu, ... 20/11/2013 của Chính phủ, Khoản 1, Khoản 5 GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 23 SVTH: Trần Khánh Linh CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết các loại ô tô đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu: “1 Ô tô các loại đã qua sử dụng (bao gồm ô tô chở người, ô tô chở hàng hoá, ô tô vừa chở người vừa chở hàng, ô tô chuyên dùng) được nhập khẩu phải... GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 15 SVTH: Trần Khánh Linh CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN chính, chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu còn thực hiện một cách có hiệu quả chức năng bảo hộ của mình 1.3.1 Bảo hộ và phát triển sản xuất nội địa Tại sao cần phải bảo hộ ô tô lắp ráp trong nước? Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam là ngành sinh sau đẻ muộn, ra đời sau các... số giải pháp mong góp phần hoàn thiện chính sách thuế hiện tại GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 3 SVTH: Trần Khánh Linh CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU 1.1 Tình hình nhập khẩu ô tô Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng nằm trong “khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới”1 – APEC2 Sau... hợp với thông lệ quốc tế Như đã nêu trên, thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong chính sách ngoại thương gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của một quốc gia Cũng giống như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng khác, chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu là một công cụ Nhà nước dùng để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. .. Asian Nations) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 9 SVTH: Trần Khánh Linh CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Ngoài các quốc gia nhập khẩu với số lượng lớn, ổn định như đã nêu thì ô tô nhập khẩu về Việt Nam cũng không thể không nhắc đến những công ty lớn của phương Tây như Đức,... Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Áp dụng quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BTC Quy định việc nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định được nhập khẩu. .. Khánh Linh CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Hình 1.7 Biểu đồ các nguồn thu của Việt Nam (%GDP) từ năm 2003 - 2012 Trong cơ cấu thuế, thuế xuất nhập khẩu cũng chiếm một phần quan trọng Trên mỗi đơn vị nhập khẩu, Nhà nước thu được một số thuế nhất định Và trong một nước đang phát triển, thuế nhập khẩu là một loại thuế dễ thực thu, ít gặp phải sự phản đối, thậm... giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ năm 2010 – 6T/2014 Trong năm 2014, mặc dù chỉ mới bước qua 6 tháng đầu năm, nhưng số lượng xe nhập khẩu cũng đã gần bằng cả năm 2012 và đang không ngừng tăng lên, thu hẹp dần khoảng cách với xe lắp ráp trong nước GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 7 SVTH: Trần Khánh Linh CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên