5. Nội dung đề tài
3.1.2.1. Giai đoạn 1999 – 2005
Thời gian trước đây, không chỉ có thuế nhập khẩu mới thể hiện vai trò bảo hộ, mà thuế tiêu thụ đặc biệt cũng góp phần không ít vào việc bảo hộ nền sản xuất ô tô trong nước. Mức thuế suất đối với loại ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước luôn chênh lệch nhau có thể nói là khá xa.
Kể từ 01/01/1999, Chính phủ áp thuế tiêu thụ đặc biệt riêng biệt đối với ô tô du lịch chở người của nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, có những ưu đãi đặc
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 62 SVTH: Trần Khánh Linh
biệt đối với doanh nghiệp trong nước bằng cách giảm thuế cho họ trong khoảng thời gian 05 năm, thậm chí nhiều hơn nếu tiếp tục thua lỗ. Theo quy định tại Thông tư 168/1998/TT-BTC thì: Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô được giảm 95% mức thuế suất quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong 05 năm từ ngày 01/01/1999 đến hết ngày 31/12/2003. Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô được xác định mức thuế Tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong thời gian được giảm nêu trên đối với từng loại ô tô như sau:
- Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống: mức thuế suất quy định là 100%, được giảm 95%, mức còn phải nộp là 5%.
- Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi: mức thuế suất quy định là 60%, được giảm 95%, mức thuế còn phải nộp là 3%.
- Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi: mức thuế suất quy định là 30%, được giảm 95%, mức thuế còn phải nộp là 1,5%.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi năm 2003, có hiệu lực năm 2004 tiếp tục chính sách bảo hộ cũng bằng cách đánh mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau với ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước. Theo đó, cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô được giảm thuế trên mức thuế suất theo Biểu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Nghị định 149/2003/NĐ-CP:
- Năm 2004 giảm 70%; - Năm 2005 giảm 50%; - Năm 2006 giảm 30%;
- Từ năm 2007 nộp đúng thuế suất quy định.