5. Nội dung đề tài
1.3.3. Hướng dẫn tiêu dùng trong nước
Thuế là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định giá thành của một sản phẩm trên thị trường. Một sản phẩm khi bán ra có thể đã phải chịu nhiều thứ thuế gián thu mà người tiêu dùng đôi khi không tính toán được. Ví dụ điển hình là với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, ngoài thuế nhập khẩu ra còn phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Thuế làm cho giá thành của sản phẩm ngoại nhập tăng lên cao, tuy vậy, với tâm lý “sính ngoại” của người Việt thì một bộ phận thu nhập cao vẫn chấp nhận mua bất kể là giá bán có cao gấp nhiều lần.
Để xem xét tác động của thuế đối với ô tô nhập khẩu đối với giới tiêu dùng nội địa như thế nào, trước hết chúng ta giả thiết rằng, thu nhập của mỗi người tiêu dùng là cố định, và người tiêu dùng đó có thể lựa chọn một trong hai loại ô tô nhập khẩu A hoặc ô tô lắp ráp B. Khi chưa có thuế nhập khẩu, người tiêu dùng có thể sẽ phân vân khi lựa chọn giữa A và B. Và khi nhà nước đánh thuế ô tô nhập khẩu A, khi đó đường giới hạn ngân sách sẽ thu hẹp lại, người tiêu dùng sẽ hạn chế mua A và sẽ có xu hướng chuyển sang mua B. Và như vậy, ta có thể thấy thuế đối với ô tô
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 21 SVTH: Trần Khánh Linh
nhập khẩu trong trường hợp này đã tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, hướng người tiêu dùng đến loại sản phẩm mà nhà nước mong muốn.
Tóm lại, thuế đối với ô tô nhập khẩu đã và đang đóng một vai trò tích cực trong ngành thuế nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Không những đã bảo hộ được ngành công nghiệp ô tô non trẻ, mà nó còn đóng góp khá lớn vào nguồn thu ngân sách và góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Có thể, trong những năm tới, khi mà hàng rào thuế đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc bị dỡ bỏ, nó không còn được xem như là một cánh tay che chở đắc lực cho công nghiệp ô tô Việt nữa, thì những vai trò khác của nó cũng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát huy.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 22 SVTH: Trần Khánh Linh
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU 2.1. Các loại thuế đối với ô tô nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu 03 (ba) sắc thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Cách tính thuế được áp dụng là tính theo nguyên tắc thuế chồng thuế. Đầu tiên, ta phải xác định được trị giá tính thuế nhập khẩu, sau đó mới tính thuế nhập khẩu, tiếp đến là thuế tiêu thụ đặc biệt và cuối cùng là thuế giá trị gia tăng. Cộng ba loại thuế lại ta sẽ có tổng số thuế mà người nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ phải nộp. Cách tính cụ thể các loại thuế sẽ được người viết nêu ở các phần bên dưới kèm theo ví dụ minh họa.
2.1.1. Thuế nhập khẩu
2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô là các loại ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng, ô tô nguyên chiếc đã qua sử dụng, và phụ tùng, linh kiện ô tô nhập khẩu vào Việt Nam. Trong giới hạn của đề tài, người viết chỉ đề cập đến các loại ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng và đã qua sử dụng, còn các loại phụ tùng, linh kiện của ô tô chỉ được đề cập một cách sơ lược.
Ô tô là một mặt hàng thuộc loại nhập khẩu theo quy định riêng. Theo
Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì:
“a) Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
b) Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 (chín) chỗ ngồi trở xuống.”
Nhằm cụ thể hóa quy định tại Mục 6, Phần II, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 04/2014/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định rất rõ các trường hợp cấm nhập khẩu ô tô các loại ở Khoản 2, 3, 4, Điều 6 như sau:
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 23 SVTH: Trần Khánh Linh
“2. Cấm nhập khẩu phương tiện vận tải tay lái bên phải (tay lái nghịch), kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
3. Cấm nhập khẩu ô tô các loại và bộ linh kiện lắp ráp ô tô đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.
4. Cấm tháo rời ô tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu.”
Ngoài những quy định chung nêu trên, còn có một số quy định cụ thể đối với từng loại ô tô nhập khẩu như sau:
Đối với ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng:
Căn cứ theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 04/2014/TT-BCT của Bộ Tài chính thì các loại xe ô tô chưa qua sử dụng nếu không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (Phụ lục I - Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP) và Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng (ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT) thì đều được nhập khẩu vào Việt Nam và là đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô.
Cần phải lưu ý là ô tô nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng (phải xin giấy phép) chỉ bao gồm loại ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD, các loại ô tô khác vẫn được nhập khẩu bình thường.
Ô tô nguyên chiếc đã qua sử dụng là ô tô đã được sử dụng, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km (mười nghìn) tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.
Xe ô tô đã qua sử dụng nếu không thuộc các trường hợp bị cấm nhập khẩu dưới đây, đều được nhập khẩu vào Việt Nam và là đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô:
Cụ thể hóa quy định tại Mục 7, Phần II, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 24 SVTH: Trần Khánh Linh
Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết các loại ô tô đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu:
“1. Ô tô các loại đã qua sử dụng (bao gồm ô tô chở người, ô tô chở hàng hoá, ô tô vừa chở người vừa chở hàng, ô tô chuyên dùng) được nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện sau: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu (ví dụ: năm 2014 chỉ được nhập khẩu ô tô loại sản xuất từ năm 2009 trở lại đây). Các quy định khác có liên quan thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành.
Riêng nhập khẩu loại xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tải-Bộ Tài chính-Bộ Công an về việc hướng dẫn nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng và Thông tư số 19/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC- BCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tải- Bộ Tài chính-Bộ Công an.
5. Cấm nhập khẩu ô tô cứu thương đã qua sử dụng.”
Đối với phụ tùng, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam.
Các loại phụ tùng, linh kiện mới của ô tô dùng cho lắp ráp, sửa chữa, thay thế… được phép nhập khẩu vào Việt Nam và là đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Theo quy định Điểm a, b, Mục 7, Phần II, Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, các loại vật tư, phương tiện đã qua sử dụng sau đây thuộc danh mục vật tư, phương tiện cấm nhập khẩu, gồm:
“a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy.
b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới).”
2.1.1.2. Đối tượng được miễn thuế
Một số trường hợp ô tô nhập khẩu sau đây có thể được miễn thuế nhập khẩu, được quy định tại một số khoản ở Điều 100 Thông tư số 128/2013/TT-BTC
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 25 SVTH: Trần Khánh Linh
ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính:
Khoản 1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh..
Khoản 2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam;
b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.
Đến đây, người viết muốn nhấn mạnh đôi chút về việc nhập khẩu xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam (sau đây gọi là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương). Đây là một chế độ ưu đãi rất dễ bị lợi dụng để trục lợi. Nhằm hưởng được các lợi ích từ việc trốn thuế, các đối tượng thường xuyên móc nối với các Việt kiều (không thật sự hồi hương) để giả mạo các giấy tờ thường trú. Vì vậy, việc ban hành các quy định và chế độ quản lý cũng cần phải rất cẩn trọng. Thời gian qua, các quy định cũng đã càng ngày càng chặt chẽ hơn và sát với yêu cầu quản lý hơn, một mặt vẫn dành chế độ ưu đãi cho Việt kiều, một mặt không để các đối tượng lợi dụng để trốn thuế dẫn tới thất thu ngân sách. Sau đây là một số quy định cụ thể về chế độ ưu đãi này:
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 26 SVTH: Trần Khánh Linh
Áp dụng quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BTC Quy định việc nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định được nhập khẩu 01 chiếc xe ô tô. Được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ;
Đối tượng áp dụng: Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài cấp còn giá trị đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam và có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều kiện nhập khẩu đối với xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển:
Xe ô tô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện:
Đã đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất là 6 (sáu) tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam, và phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Chính sách thuế xe ô tô nhập khẩu, chuyển nhượng:
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương đã hoàn thành thủ tục đăng ký lưu hành xe ô tô để sử dụng theo quy định nếu chuyển nhượng xe ô tô thì thực hiện kê khai thay đổi mục đích đã được miễn thuế và nộp thuế nhập khẩu tại cơ quan hải quan nơi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô theo quy định. Thủ tục kê khai thay đổi mục đích sử dụng thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 27 SVTH: Trần Khánh Linh
Khoản 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Sự ưu đãi, miễn trừ này cũng có nhiều vấn đề để bàn. Số liệu của ngành tài chính cho thấy tính từ năm 1988 đến hết tháng 5-2012, cả nước có 4.366 xe ngoại giao21. Trong đó, 230 xe đã làm thủ tục tái xuất, 1.758 xe đã làm thủ tục chuyển nhượng hoặc tiêu hủy, còn lại 2.378 xe chưa hoàn tất thủ tục và ước tính có khoảng 1.200 chiếc sử dụng sai mục đích. Do vậy, không ít đối tượng đã lợi dụng chính