Giai đoạn 2008 – 2014

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 71 - 72)

5. Nội dung đề tài

3.1.3.2. Giai đoạn 2008 – 2014

Theo Thông tư 131/2008/TT-BTC, thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh lên mức 10% đối với tất cả các loại ô tô không phân biệt loại ô tô đó có thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không và tất cả các loại linh kiện phụ tùng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho ô tô thuộc tất cả các loại, và một số linh kiện, phụ tùng khác trong năm 2009. Kể từ năm 2010, mức thuế suất đánh vào ô tô và linh kiện ô tô trở lại bình thường.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá bán hàng hoá nên không cần thiết phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu. Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt làm tăng giá vốn đối với ô tô nhập khẩu, có tác dụng phần nào vào việc bảo hộ sản xuất kinh doanh ô tô lắp ráp nội địa.

Cuối cùng, sau khi đã điểm qua các chính sách thuế trên, người viết muốn đề cập thêm đôi chút về nạn buôn lậu ô tô, trốn thuế, lách luật. Đây được coi là một điển hình cho việc thất thu thuế. Lợi dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu cho Việt kiều hồi hương, các đối tượng buôn lậu đã tìm cách để được xác nhận hộ khẩu khống, sau đó nhập ô tô về để trốn thuế, đáng nói hơn là số tiền trốn thuế trong một vụ việc được công bố có trị giá lên đến hơn 1000 tỷ đồng với hơn 200 chiếc ô tô siêu sang38. Một trong số những thủ đoạn trốn thuế được các đơn vị nhập khẩu ô tô tận dụng nhiều nhất là biến những xe mới thành xe đã qua sử dụng để hưởng mức thuế nhập khẩu ít hơn. Trước khi cho xe lên tàu vận chuyển về Việt Nam, xe đã được gẩy số km đã đi quá 10.000 km (theo quy định các xe nhập khẩu đã chạy quá

38

Đường dây buôn lậu 200 siêu xe, trốn thuế 1000 tỷ, trang tin Báo điện tử VietNamNet:

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/187284/duong-day-buon-lau-200-sieu-xe--tron-thue--1-000-ty.html, [truy cập ngày 08/8/2014]

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 64 SVTH: Trần Khánh Linh

10.000 km được xếp vào danh mục xe đã qua sử dụng). Khi về đến Việt Nam, sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan, những chiếc xe này lại được gẩy số km về 0 trước khi bày bán ở các salon ô tô, và đương nhiên nó được bán với giá xe mới. Để cân đối chênh lệch giữa giá nhập đầu vào và giá bán thực tế, các đơn vị kinh doanh này thường ghi giá xuất hóa đơn giá trị gia tăng thấp hơn giá bán thực tế. Và khi được coi như xe cũ nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu những xe này được hưởng lợi từ việc giảm đáng kể chi phí phải nộp cho các loại thuế, phí. Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô còn lách luật bằng cách khai báo giá trị xe thấp hơn giá thực tế để gian lận thuế. Kết quả khảo sát của VAMA cho thấy mẫu xe Daewoo Matiz AT mới 100% sản xuất năm 2009 có giá trên thị trường nước sản xuất từ 6 065 – 7 072 USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được khai báo tại cảng Việt Nam chỉ là 2 700 – 3 000 USD/xe. Tại thị trường Việt Nam, giá bán thực tế cho khách hàng loại xe này từ 11 800 USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là 10 400 USD/xe. Rõ ràng, đây là những thất thoát không nhỏ của ngành thuế nói chung và của thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nói riêng. Ô tô nguyên chiếc là một mặt hàng cồng kềnh, không thuận lợi trong việc vận chuyển nên khó có thể qua mắt được các cơ quan quản lý, nhưng với những thủ đoạn hết sức tinh vi, các đối tượng vẫn có thể dễ dàng buôn lậu, trốn được một số thuế khổng lồ.

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)