Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 56 - 58)

5. Nội dung đề tài

2.2.2.Lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN (AFTA27)

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN là một Hiệp định Thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.

Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT28)

CEPTHiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung được ký kết vào năm 1992. Thông qua CEPT, các quốc gia thành viên nhất trí thực hiện một lộ trình tự do hóa dần hàng hóa thông qua việc cắt giảm thuế quan và xóa bỏ những rào cản phi thuế quan. Cụ thể, CEPT đề ra việc cắt giảm dần thuế nội khối đối với những sản phẩm liệt kê trong Danh mục CEPT xuống 0-5% thông qua một lộ trình cắt giảm có phân biệt giữa các nước AMS cũ (gọi là ASEAN-6, bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore và Thái Lan) và Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (còn gọi tắt là CLMV). ASEAN-6 phải thực hiện việc giảm thuế nội khối xuống 20% vào năm 1998 và 0-5% vào năm 2003. Việt Nam phải thực hiện việc giảm thuế nội khối xuống 0-5% vào năm 2006; Lào và Myanmar vào năm 2008 và Campuchia vào năm 2010. Thông qua việc ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đối với Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đối với việc xóa bỏ thuế nhập khẩu, các nước AMS cam kết xóa bỏ tất cả thuế nhập khẩu vào năm 2010 và 2015, với linh hoạt đến năm 2018 (đối với các nước CLMV).

 Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA29)

Số lượng Hiệp định/Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định CEPT/AFTA đến nay khá nhiều (khoảng 70 Hiệp định/Nghị định thư) gây khó khăn trong việc tham chiếu thực hiện, do đó đặt ra yêu cầu cần có một văn kiện hoàn chỉnh đảm bảo tổng hợp nội dung của Hiệp định CEPT cũng như các Hiệp định/Nghị định thư sửa đổi bổ sung Hiệp định CEPT.

27

AFTA: ASEAN Free Trade Area 28

CEPT: Common Effective Preferential Tariff 29

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 49 SVTH: Trần Khánh Linh

Các nước AMS đã ký kết Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (gọi tắt là: ATIGA) vào ngày 26/2/2009 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2010. Hiệp định này sẽ tập trung vào các cam kết và nghĩa vụ về thương mại hàng hoá thành một công cụ duy nhất. Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế quan, đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế).

Thực hiện cam kết ATIGA, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính đến thời điểm 2014. Dự kiến từ ngày 1/1/2015, sẽ có thêm 1.720 dòng thuế được cắt giảm xuống thuế suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những mặt hàng nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, tập trung vào các nhóm hàng như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật,… Cụ thể hơn, để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2012 – 2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 161/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 đính kèm phụ lục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam. Thuế nhập khẩu dành cho ô tô các loại được quy định tại chương 87 của Biểu thuế. Nhìn chung mức thuế duy trì vào khoảng 70% (2012), 60% (2013), 50% (2014).

Từ năm 2015, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam cam kết nói chung và Hiệp định ATIGA nói riêng sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu. Tới thời điểm năm 2018, khi 7% số dòng thuế trong ATIGA cắt giảm xuống 0% (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng), những ngành chịu tác động lớn nhất từ việc xóa bỏ thuế quan cao và sâu rộng bao gồm: ô tô, động cơ phụ tùng ô tô, xe máy…

Đáng lưu ý là sức ép từ hội nhập khu vực đã gõ cửa ngành ô tô trong nước. Chính phủ đã duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp ô tô trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã được duy trì ở mức rất cao từ 100 - 150% trong vòng 2 thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực hiện cam kết ATIGA thuế nhập khẩu ô tô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, cắt giảm xuống 70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và sẽ cắt giảm hoàn toàn xuống 0% vào

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 50 SVTH: Trần Khánh Linh

năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất ít thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép hiện hữu của các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%. Đây là một mối lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Ngành công nghiệp Việt Nam đã hình thành được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thu được thành tựu gì đáng kể, chính vì vậy nếu ngành ô tô không chuẩn bị kỹ các biện pháp cho giai đoạn 2014-2018 thì việc xóa bỏ thuế suất theo cam kết ATIGA sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô trong nước khó cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm với các quốc gia trong khu vực khác.

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 56 - 58)