Hiệp định Thương mại Tự do ViệtNam – Chile (VCFTA)

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 63 - 65)

5. Nội dung đề tài

2.2.9.Hiệp định Thương mại Tự do ViệtNam – Chile (VCFTA)

FTA Việt Nam – Chile được bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2008 và kết thúc vào tháng 11/2011. Tuy nhiên, do thủ tục phê chuẩn nội bộ của mỗi nước mất nhiều thời gian nên đến tháng 01/2014 hiệp định mới chính thức có hiệu lực. Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 87,8% số dòng thuế cho Chile trong vòng 15 năm. Chile là nước Mỹ La-tinh đầu tiên Việt Nam ký kết FTA và đây cũng là FTA thứ 8 mà Việt Nam ký kết.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chile giai đoạn 2014-2016 được ban hành kèm theo Thông tư số 162/2013/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính.

Theo Biểu thuế, nhóm 8702 (xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe) chỉ có quy định loại xe được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong sân bay với mức thuế suất 5%, các loại còn lại chưa được đưa vào Biểu thuế. Một số loại thuộc nhóm 8703 hiện chỉ chịu mức thuế suất 10% cho cả giai đoạn 2014 - 2016 (trừ xe ô tô chơi gôn mức thuế suất năm 2014 là 75%). Một số dòng xe thuộc nhóm 8704 (xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa) hiện tại đã về mức thuế suất 0%.

Mức cắt giảm thuế theo các cam kết tự do hóa thương mại khu vực (AFTA, ACFTA, AKFTA...) nhiều hơn cắt giảm theo cam kết WTO. Vì vậy, tác động của các cam kết WTO đối với cạnh tranh trong ngành ô tô Việt Nam sẽ không lớn như tác động của các cam kết khu vực (đang được thực hiện một phần theo lộ trình tại Việt Nam).

36

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 56 SVTH: Trần Khánh Linh

Tóm lại, đối với một quốc gia đang phát triển và có ngành công nghiệp ô tô còn quá non trẻ như Việt Nam, thuế đối với ô tô nhập khẩu luôn đóng một vai trò tích cực nhất định. Thuế đối với ô tô nhập khẩu là một công cụ của Nhà nước dùng để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Có rất nhiều lý do mà cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta chưa đủ để ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến. Nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông, vượt ngưỡng có thể kiểm soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành một bài toán hóc búa, đau đầu. Ngoài ra thì nguồn thu từ thuế luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước. Là một mặt hàng có giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường cao so với mức thu nhập, do vậy phần thuế thu được từ hoạt động quản lý nhập khẩu ô tô sẽ đóng một vai trò quan trọng, phục vụ cho các mục tiêu khác của Chính phủ. Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi còn non trẻ của chúng ta. Việc đánh thuế vào ô tô nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước có ưu thế về giá hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện và thời gian để học hỏi, tiếp thu công nghệ cũng như trình độ quản lý tiên tiến để ngày càng lớn mạnh hơn và có thể tự đứng vững trong quá trình hội nhập.

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 57 SVTH: Trần Khánh Linh

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 63 - 65)