Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 39 - 46)

5. Nội dung đề tài

2.1.1.4.Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp tính thuế ô tô nhập khẩu, tùy theo chính sách của Nhà nước đối với từng loại xe cụ thể mà phương pháp đánh thuế nào sẽ được áp dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam chỉ áp dụng hai phương pháp. Căn cứ theo Mục 1, Phần V của Thông tư 128/2013/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 32 SVTH: Trần Khánh Linh

xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

thì có hai phương pháp tính thuế như sau:

Một là, đánh thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hàng hóa hay còn gọi là

thuế theo giá trị, thuế tương đối. Loại thuế này được áp dụng đối với ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng và linh kiện, phụ tùng ô tô. Là một loại thuế đánh một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá hàng nhập khẩu nên việc áp dụng cách tính thuế theo giá làm cho số tiền thuế thu được biến động theo sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu.

Cách tính thuế như sau:

Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai

hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng

Trị giá tính thuế không đồng nghĩa với giá nhập khẩu mà là giá mà cơ quan hải quan chấp nhận để tính thuế cho lô hàng nhập khẩu đó. Theo Hiệp định ACV - Agreement on Customs Value 22 về xác định trị giá hải quan của WTO, giá tính thuế là giá thực tế đã hoặc sẽ phải thanh toán cho nghiệp vụ nhập khẩu lô hàng nhập khẩu đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Thuế suất:

Để biết được thuế suất thuế nhập khẩu của một mặt hàng, trước hết phải xác định được mã HS của mặt hàng đó. Để xác định mã HS chi tiết theo đúng quy định phù hợp với thực tế hàng hóa, phải căn cứ vào Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và tính chất, cấu tạo hàng hóa để áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ “Hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” thì: Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.

Để xác định loại thuế suất được áp dụng cho từng quốc gia, ta có thể tra cứu trong hai phụ lục của Công văn số 0622/BTM-PC v/v cập nhật danh sách các nước

22

Là hiệp định cụ thể hóa các quy định trong điều VII của GATT 1994 cho nên còn gọi là Hiệp định về thực hiện điều VII của GATT 1994

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 33 SVTH: Trần Khánh Linh

và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam:

Phụ lục I – “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam”

 Phụ lục 2 – “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam”

Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;

Do đó, hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thuộc danh sách Phụ lục I của

Công văn số 0622/BTM-PC kể trên được áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định tại Phụ lục II của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế

(Ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính). Thuế suất ưu đãi của ô tô nguyên chiếc và các phụ tùng, linh kiện thuộc

Chương 87 - Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng. Trường hợp nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô, có thể tham khảo các mặt hàng và thuế suất thuộc nhóm 98.21 “Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ô tô để sản xuất, lắp ráp ô tô” tương ứng với một số mặt hàng thuộc nhóm hàng từ 87.02 đến 87.04 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Ta cũng căn cứ vào linh kiện lắp ráp loại ô tô nào để xác định mã HS và thuế suất thuế nhập khẩu cho phù hợp. Trường hợp nhập khẩu phụ tùng ô tô để thay thế, có thể tham khảo các mặt hàng và thuế suất thuộc nhóm 87.08 “Bộ phận và phụ kiện của xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05” tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãitheo danh mục mặt hàng chịu thuế.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác;

 Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:

- Phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 34 SVTH: Trần Khánh Linh

đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam tham gia thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế.

Dưới đây là một số văn bản về thuế ưu đãi đặc biệt mà Việt Nam đã ký kết với một số quốc gia:

Tên văn bản

Ngày ban

hành Nội dung

161/2011/TT-BTC 17/11/2011

V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN giai đoạn 2012- 2014

162/2011/TT-BTC 17/11/2011

V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực

Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2012-2014

163/2011/TT-BTC 17/11/2011

V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2012-2014

21/2012/TT-BTC 15/02/2012 V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2012 – 2015.

20/2012/TT-BTC 15/02/2012 V/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2012 – 2015.

44/2012/TT-BTC 16/03/2012

V/v ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2012-2014.

45/2012/TT-BTC 16/03/2012

V/v ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2012-2014

63/2012/TT-BTC 23/04/2012 V/v Sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 35 SVTH: Trần Khánh Linh

Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Thời điểm tính thuế:

Thời điểm tính thuế nhập khẩu ô tô là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan Hải quan. Thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá được tính tại thời điểm tính thuế.

Ví dụ 1:

Muốn nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc 4 chỗ mới 100% MINI COOPER CLUBMAN với các thông số kỹ thuật như sau:

- Dung tích xilanh: 1598 cc - Năm sản xuất: 2012 - Số chỗ: 4 chỗ

- Số cửa: 2 cửa - Số tự động

- Nước xuất khẩu: Hoa Kỳ

- Giá tính thuế nhập khẩu : 340 triệu đồng

Căn cứ theo Phụ lục I – “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam” của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công văn số 0622/BTM-PC, ô tô từ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (số thứ tự 118) thuộc dạng được hưởng thuế suất ưu đãi.

Căn cứ theo Phụ lục IIBiểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính) thì Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van) (nguyên chiếc), loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện, có dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 1.800 cc thuộc phân nhóm 8703.23.61, có thuế suất thuế nhập khẩu là 70%.

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 36 SVTH: Trần Khánh Linh Vậy, Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai

hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng = 1 x 340 triệu x 70% = 238 triệu đồng.

Hai là, thuế tuyệt đối được áp dụng đối với ô tô đã qua sử dụng:

Mức thuế tuyệt đối phải nộp như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng (đã được sửa đổi bởi Quyết định số 24/2013/QĐ-TTg ngày 03/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ), mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) đã qua sử dụng như sau:

1. Đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh dưới 1.500cc: Mô tả mặt hàng Thuộc nhóm mã số trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Đơn vị tính Mức thuế (USD) - Dưới 1.000cc 8703 Chiếc 5.000,00 - Từ 1.000cc đến dưới 1.500cc 8703 Chiếc 10.000,00 Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan X Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 37 SVTH: Trần Khánh Linh

2. Đối với xe ô tô từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe):

Mô tả mặt hàng Thuộc nhóm mã số trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Đơn vị tính Mức thuế (USD) - Từ 2.000cc trở xuống 8702 Chiếc 9.500,00 - Trên 2.000cc đến 3.000cc 8702 Chiếc 13.000,00 - Trên 3.000cc 8702 Chiếc 17.000,00

3. Mức thuế nhập khẩu đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) thuộc nhóm mã số 8703 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định như sau:

a) Đối với xe ô tô loại có dung tích xi lanh từ 1.500cc đến dưới 2.500cc:

Mức thuế nhập khẩu = X + 5.000 USD

b) Đối với xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên:

Mức thuế nhập khẩu = X + 15.000 USD

c) X nêu tại các điểm a, b khoản này được xác định như sau:

X = Giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng nhân (x) với mức thuế suất của dòng thuế xe ô tô mới cùng loại thuộc Chương 87 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Như vậy, cách tính thuế đối với dòng xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh trên 1500cc là cách tính thuế hỗn hợp gồm thuế tính theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối. Điều này sẽ khiến các loại xe sang, xe siêu sang khi nhập khẩu có thể phải chịu mức thuế rất cao.

Ví dụ 2:

Tương tự như Ví dụ 1, muốn nhập khẩu 01 xe ô tô 4 chỗ đã qua sử dụng:

- Loại xe: MINI COOPER CLUBMAN - Năm sản xuất: 2012

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu 38 SVTH: Trần Khánh Linh - Dung tích xilanh: 1598 cc - Đã chạy 15.000 miles - Số chỗ: 4 chỗ - Số cửa: 2 cửa - Số tự động

- Nước xuất khẩu: Mỹ

- Giá tính thuế nhập khẩu : 340 triệu đồng

Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp (đối với xe mới):

= 1 x 340 triệu đồng x 70% = 238 triệu đồng.

Mức thuế nhập khẩu đối với xe ô tô thuộc nhóm 8703 có dung tích xi lanh từ 1.500cc đến dưới 2.500cc được xác định như sau: Mức thuế nhập khẩu = X + 5.000 USD

5000 USD  106 triệu đồng

Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp (đối với xe đã qua sử dụng): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 238 triệu đồng + 106 triệu đồng = 344 triệu đồng

Ngày nay hầu hết các nước đều sử dụng phương pháp đánh thuế phần trăm (%) thay cho phương pháp đánh thuế tuyệt đối vì các lý do:

- Đảm bảo được sự công bằng, trị giá hàng nhập khẩu càng nhiều thì thuế phải trả càng lớn

- Dễ tính toán. Tổng số hàng hóa nhập khẩu có thể đo bằng nhiều đơn vị khác nhau nhưng đều có thể quy về một đơn vị chung là giá trị, do đó dễ dàng so sánh thuế suất, tiền thuế thu được.

- Dễ thương lượng cắt giảm trong đàm phán thương mại.

Một phần của tài liệu chính sách thuế đối với ô tô nhập khẩu tại việt nam – pháp luật và thực tiễn (Trang 39 - 46)